Giáo trình văn học phương tây III - 6 pdf

9 725 3
Giáo trình văn học phương tây III - 6 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

135 2. 2 VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC MỸ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II 2.2.1 Khái quát Sau chiến tranh thế giới lần 2, văn học Mỹ có những đổi mới. Cây bút Steinbeck là một thí dụ rõ nét. Sau nhiều tác phẩm khác nhau, tác phẩm nào cũng có nhược điểm và bị người đọc chán ghét, năm 1852, ông viết East of Eden (Phía Đông của thiên đường) - được nhiều nhà phê bình chào đón như một tác phẩm có giá trị. Đạo diễn Elliea Kazan đã quay thành một bộ phim rất thành công. Cố gắng đổi mới huyền thoại về Cain và Abel (hai nhân vật trong kinh thánh đạo Christ - Thiên Chúa giáo) được chuyển sang thời kì lịch sử bang California, Steinbeck đã đề cập đến vấn đề siêu hình của cái ác. Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn năm 1930, rồi chương trình New Deal (Chương trình đối nội của chính phủ Rosevelt nhằm cải cách để giảm bớt căng thẳng kinh tế và gia tăng phạm vi hoạt động của chính phủ liên bang), chương trình này lôi cuốn mọi người vào các vấn đề xã hội, do đó chi phối khuynh hướng văn học của thập kỉ tiếp theo. Văn học thiên về các đề tài thuộc về đời sống và quyền lợi của nhân dân: The People, Yes ( Nhân dân, vâng) của tác giả Sandburg, các vở kịch cách mạng của Clifford Odets và các tiểu thuyết về người vô sản. Cuốn East of Eden (Phía đông của thiên đường) của Steinbeck dù là một tác phẩm lớn hay nhỏ (rất dài, chứa đựng nhiều tình cảm ngây thơ) điều mà nó do một nhà văn nguyên là nhà tiểu thuyết vô sản viết và sự thành công của nó rất có ý nghĩa. Nhân đây giới thiệu sơ qua về Steinbeck trước chiến tranh: John Steinbeck sinh năm 1902 chẳng phải là nhà văn lớn như người ta nghĩ. Nhưng dẫu sao ông cũng là người đã viết những cuốn tiểu thuyết tốt về văn học vô sản. Sự thành công của tác phẩm Steinbeck dóng dả hồi chuông kết thúc khuynh hướng văn học tuyệt vọng, bởi ông là một người lạc quan. Đương nhiên, câu chuyện về một cuộc bãi công bị đàn áp (In Dubions Battle, 1936 - Trận đánh ở Dubions) không phải là một câu chuyện vui. Cuốn The Grapes of Wrath (Chùm nho nổi giận, 1939) là một tiểu thuyết phóng sự dài hơn 600 trang trong đó nhiều trang có giá trị là những chứng cứ khủng khiếp chống lại một xã hội tự cho mình là công bằng bác ái, một bản án đau xót lên án một chế độ tự do hứa hẹn mang lại cho mọi người quyền sống sung sướng. Trong lúc đó, những người nông dân bị đuổi ra khỏi đất của họ mà chẳng được giúp đỡ, chẳng được đền bù mặc dù mảnh đất ấy do tự tay họ khai phá. Sau đó họ còn bị lừa bịp một cách khốn nạn để di chuyển tới California và tiếp tục bị bóc lột như một kẻ nô lệ. Mặc dù hai cuốn tiểu thuyết ấy có giá trị hiện thực miêu tả liên tiếp cảnh sống cơ cực của người dân và kết thúc trong cảnh suy sụp, chúng vẫn giống như mọi tác phẩm của Steinbeck : tràn đầy tình cảm và lòng tin ở con người- con người bình dị trong dân chúng và chỉ họ mới thực sự có tinh thần giúp đỡ và tình cảm anh em thân thiện. Tất nhiên đó là một quan niệm hơi đơn giản về tình giai cấp nhưng là một quan niệm lạc quan tràn đầy hi vọng. Thật đáng tiếc Steinbeck đã có lần sang miền Nam Việt Nam để viết văn ca tụng bọn lính viễn chinh. Of Mice and Men (có thể hiểu là: A Story of Mice and Men: Truyện về chuột và người) là một tác phẩm ngắn. 136 Lớp nhà văn nổi tiếng từ trước 1940 vẫn còn có ảnh hưởng lớn trên văn đàn như Hemingway, Faulkner về mặt tiểu thuyết, Frost và Wallace trên lĩnh vực thơ ca. Những tác phẩm sau thế chiến 2 của họ thiên về suy tư triết học, họ cố đi tìm một ý nghĩa cho cuộc sống hơn là phân tích một nền văn minh (như The old Man anh The Sea của E. Hemingway) Các công trình nghiên cứu xã hội học thiên về hiện tượng tình dục hơn là các vấn đề công nghiệp, giai cấp và đẳng cấp. Trên lĩnh vực sân khấu, Odets bị quên lãng, O’Neill ít được chú ý. Người ta chú ý nhiều đến những câu chuyện tình chứa đầy ẩn ức của Tennesse Williams. Các nhà tiểu thuyết có tiếng là Carson Mc Cullers với tác phẩm The Heart is a Lonely Hunter (Trái tim là người đi săn cô độc) và Member of the Wedding (Thành viên của đám cưới) – văn phong tinh tế, giàu chất thơ, chủ yếu nói về sự cô độc của trái tim và tình trạng không thể cảm thông giữa người với người. Robert Penn Warren tìm hiểu các vấn đề tự nhận thức và tính phức tạp trong mối tương quan giữa cái Ác và cái Thiện, giữa lí tưởng và xác thịt, như All The King’s Men (Lính của các nhà vua), World Enough and Time (Đầy đủ thế giới và thời gian). Đáng chú ý là những nhà văn này đều là người miền Nam như Faulkner, Tennesse Williams, Tate Đó là một nét đặc biệt của thời đại, các bang miền Nam cũng trở thành một trung tâm văn học mạnh mẽ. Cũng cần nói thêm là, đa số các nhà văn, nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà phê bình ngày nay đều là giáo sư đại học. Có thể từ chỗ ngồi ấy, họ viết văn, và cũng có thể, những thành công văn chương đã tạo cho họ một vị trí ở trường đại học. Kiểu nhà văn lang thang đây đó hoặc lao động vất vả không mấy tồn tại. Điều đó giải thích vì sao, nói chung sau chiến tranh, nhà văn không còn ý thức chống lại xã hội nữa, nó có tính chất phi chính trị. Cũng không thể coi nhẹ một điều là sau chiến tranh người cầm bút chỉ quan tâm nhiều đến phương diện triết học và Mỹ học hơn là các vấn đề xã hội, do ảnh hưởng của các nhà phê bình như Pound hoặc Elliest. Từ đầu, họ đã chống lại các nhà văn hiện thực vào lúc họ đang được coi trọng. Nhắc đến Emerson, Whitman và Howells, họ muốn sáng tạo một nền văn minh Mỹ riêng biệt, muốn cắt đứt với quá khứ Âu châu và họ coi thường các vấn đề hình thức nghệ thuật. 2.2.2 Phái phê bình mới Những nhà phê bình mới thuộc dòng của Edgar Poe thì cho rằng các nguyên lí nghệ thuật là vĩnh cửu, ngay cả các khái niệm “nền nghệ thuật riêng biệt” cũng đã là vô nghĩa. Theo họ, không có những nền văn học mà chỉ có nền văn học. Nhiều nhà phê bình coi thường các nhà văn địa phương, Caldwell không còn được ca ngợi. Steinbeck bị xem là một nhà văn nhàm chán, nhất là khi ông ra khỏi mảnh đất California. Người ta lấy làm lạ sao ông lại được giải . Đến cuối chiến tranh thế giới thứ hai, thơ của Pound mới được đặc biệt chú ý. Còn Ellieot đã từng được ca tụng từ thập kỉ thứ hai; Đến 1940 có thể nói thơ Ellieot được tán thưởng và ảnh hưởng tuyệt đối. Thơ ca bác học sau này đòi hỏi người sáng tác phải có trình độ văn hoá cao. Nó chỉ phát triển trong môi trường trí thức. Như trên đã nói, các nhà thơ trở thành giáo sư đại học. Các nhà phê bình cũng vậy. Do đó hình thành một trường phái Phê Bình Mới (The New Critics). Nguyên lí của nó là : tác phẩm nghệ thuật là một vật bảo tàng, người ta phải xem xét nó bằng kính lúp. Nó phải có các từ ngữ chìa khoá? Sự hài hước, tính tượng trưng, tính 137 mù mờ đa nghĩa, điều cấm kị ? Hiện thực và điều bí ẩn, dấu hiệu đặc biệt là gì ? Người ta tôn thờ sự khó khăn, bí ẩn và yêu cầu muốn đọc văn phải có một cuốn từ điển chuyên khoa văn học. Những người theo trường phái Phê bình mới chia thành ba nhóm: Nhóm “hình thức chủ nghĩa” (Rason, Tate) cho rằng chỉ có văn phong và cấu trúc của tác phẩm là có giá trị. Nhóm “ngữ nghĩa” (Blakmar, William Empson, Kenneth Burke) thì xem ngôn ngữ là một khoa học, còn phê bình chỉ cần nghiên cứu khoa học ấy. Nhóm “thực tiễn” (Brooks, Winters, Warren) thì áp dụng các nguyên lí ấy vào giáo dục đại học, thường chỉ phân tích các đoạn văn, không nhìn toàn bộ tác phẩm. Một mặt khác, tiếp thu tư tưởng phê bình hình thức thi pháp của một nhóm giáo sư văn học ở Nga (Liên Xô cũ), các nhà Phê Bình Mới dấy lên ở Mỹ khuynh hướng nghiên cứu nghiên cứu văn học gọi là “thi pháp học hiện đại” về sau gây ảnh hưởng rộng rãi trên toàn thế giới (Ở Việt Nam những năm 80, các nhà nghiên cứu văn học hàng đầu như Phan Ngọc, Trần Đình Sử đã vận dụng thi pháp học hiện đại nghiên cứu thành công bước đầu có kết quả khá thuyết phục). Bên cạnh phái phê bình chính thống (mới) còn có những nhóm khác. Nhóm các nhà nhân bản mới. Đôi khi e ngại sự tiến hoá của nền văn học hiện đại (như Kazin, Aldridge), đôi khi lạc quan (Rhav, O’Connor, W.Kerr) Các nhà phê bình có khuynh hướng triết học như Esslin, Hassan. Cuối cùng là các nhà tiểu luận vốn là các nhà xã hội học (như Riesman, Whyte, Wright Wills, J.K.Gabraith ) Trong một công trình đầy ý nghĩa viết sau chiến tranh, Galbraith nhấn mạnh giai đoạn mới: nước Mỹ đã đi vào “kỉ nguyên giàu có”. Với tư cách là người lao động, người Mỹ trở thành “con người tổ chức” mà W.H.Whyte miêu tả những người mặc áo cổ cồn, ít tham vọng và cần được an ninh. Với tư cách cá nhân, người Mỹ ngày càng cảm thấy cô độc, như Reisman đã nhận xét “con người phải tùy thuộc vào người khác” (những người láng giềng trong nhà cao tầng, được quảng cáo trên tivi ) thế nhưng họ chưa bao giờ cảm thấy xa lạ với người xung quanh như bây giờ, giữa họ chỉ tồn tại những quan hệ bề ngoài. Họ phải sống trong cô độc. Với tư cách là người tiêu thụ, họ cảm thấy quá đầy đủ với mức sống có thể nói là cao nhất thế giới. Nhà văn trẻ có nhiều thuận lợi trong bối cảnh này. Chưa bao giờ nhà văn có đủ tiện nghi vật chất như vậy. Họ lại có trình độ học vấn cao. Những năm 30 nhà văn chỉ có một cây bút chì, một ít giấy và lưng của một chiếc xe đẩy để viết một cuốn tiểu thuyết. Trong những năm 40 thì nhà văn cần phải có bằng tú tài hoặc cử nhân. Và từ những năm 50 thì người viết phải có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ mới có thể trở thành nhà văn. Hình ảnh nhà văn Mỹ ngày nay là hình ảnh của một giáo sư đại học, dù là nhà thơ, nhà tiểu thuyết , nhà viết kịch hay nhà phê bình. Nói chung, theo ý kiến của một số những người Mỹ, uy tín của người viết tiểu luận xã hội, chính trị, kinh tế cao hơn nhà viết kịch, và nhà viết kịch cao hơn nhà thơ. 138 Một số nhà nghiên cứu nhằm phân loại các nhà văn trẻ Mỹ , như sau: *Nhóm 1: nhóm nhà văn có ý thức về sự suy đồi của cá nhân. Không quan tâm nhiều đến chính trị như những đàn anh những năm 30, họ có ý thức về hình thức nghệ thuật hơn. Họ chối bỏ sự độc đoán của xã hội hiện đại. *Nhóm 2: Một số nhà văn khác, đôi khi khá sáng suốt, lại chấp nhận xã hội và môi trường văn học hiện nay. Họ sống đàng hoàng trong các trường đại học hoặc các toà báo sang trọng. * Nhóm 3 : Là những nhà văn thường xuất xứ từ miền Nam. Các nhân vật của họ không chấp nhận sự thiếu hài hoà của thế giới bên ngoài, thích tìm lại cái ngây thơ của tuổi trẻ. Nhưng sự rút lui vào trong kỉ niệm hoặc trong tưởng tượng làm cho họ thiếu tiếp xúc với xã hội, do đó họ là những con người đau khổ. * Nhóm 4 : Số nhà văn này, khi thì bí hiểm, khi thì sáng suốt, thường là vô chính phủ. Rất gần gũi với những cái sôi nổi nhất của tâm hồn Mỹ. Đó là các nhà tiểu thuyết kiêm nhà thơ, chứng tỏ tình yêu cuộc sống đồng thời chống lại tình trạng chính thống trong văn học và tư tưởng tuân thủ các qui tắc của xã hội. Họ tìm mọi cách gia tăng giá trị của cái “tôi” để đạt tới lạc thú. * Nhóm 5: Nhóm cuối cùng, có ý nghĩa nhất là những nhà văn có ý thức đối với thế giới, họ là những nhà văn chống đối tình trạng độc đoán. Họ là những người cầm bút có kĩ xảo văn học như các cây bút phái “chấp nhận” ở các trường đại học- thèm khát tình yêu như các nhà văn thuộc phái ngây thơ, và cũng sôi nổi như những nhà thơ của sự lạc thú. Họ muốn thoát ra khỏi cái “tôi” và khai phá, tìm hiểu thế giới và tìm hiểu bản thân. Đó là nhà văn của phái Có thể (possible) JAMES JONES Tác phẩm If there Would be People (Chừng nào còn có những con người) được coi là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất viết về chiến tranh thế giới II. Câu chuyện xảy ra trong những tháng trước khi Mỹ trực tiếp tham chiến và là một đội quân đang ở trong thời bình. Năm 1940, nước Mỹ không lựa chọn chiến tranh mà bị hút sâu vào chiến cuộc. Ta thử so sánh với tiểu thuyết The End of My life (Kết thúc của đời tôi) của Vance Bourjaly. Với tiểu thuyết The End of My life nhân vật tình nguyện tham gia chiến tranh như những vị anh hùng của cuộc thế chiến thứ nhất. Những người lính của James Jones đều là do Nhà nước gọi đi nhập ngũ. Họ chiến đấu vì sự cần thiết chứ không phải vì lí tưởng, nhưng họ không phản đối. NORMAN MAILER Nhà văn có một nhân cách khó hiểu hơn James Jones. Ông tuyên truyền cho tự do chính trị và tự do tình dục. Ông liên kết hai cái với nhau và cho đó là những thứ cần thiết để tìm ra bản sắc của ông. Theo nguyên tắc ông tuyên bố nghệ sĩ không cần phải nhập vào xã hội: nghệ sĩ miêu tả xã hội đúng sự thật hơn khi ông ta không ở trong đó. Do vậy, ông chống lại tất cả những gì vi phạm đến sự toàn vẹn của cá nhân. Trong tác phẩm The Verses and The Death (Những câu thơ và thần chết, 1948), Mailer bị hấp dẫn lạ lùng bởi sức mạnh của bọn đao phủ. Hearn - nhân vật phát ngôn của 139 tác giả không thể không khen ngợi tên tướng phát xít mà y thù ghét. Mailer miêu tả nhấn mạnh sự ganh tỵ về tình dục của người da trắng đối với người da đen mà sức mạnh thể xác lại tỏ ra ngược chiều với sức mạnh xã hội. Mailer luôn luôn có ý chuyển sự quan tâm từ lĩnh vực xã hội học , xã hội hoặc quân sự sang lĩnh vực chính trị thuần túy. Trong cuốn Barbary Shore (Bờ biển man dã), nhà văn tố cáo các kĩ thuật tẩy não của các tổ chức cực tả và các tổ chức cực hữu, kể cả F.B.I (cơ quan điều tra liên bang Mỹ). Trong cuốn Dean Park (Công viên của cha xứ) ông chống lại các Ủy ban có trách nhiệm điều tra “các hoạt động chống Mỹ” của đồng bào. Cuốn tiểu thuyết gần đây của ông là The American Dream (Giấc mơ Mỹ) nói lên ý chí của nhà văn là chối từ những ảo tưởng do thời đại nêu ra. ARTHUR MILLER . Theo nhà viết kịch này, chế độ độc tài chính trị và độc tài quân sự không vây bủa chặt con người như chế độ độc tài dân sự. Nó có thể thúc đẩy chúng ta mua nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn, làm việc nhiều hơn để rồi cuối cùng mua nhiều hơn nữa ! Đó là một vòng luẩn quẩn. Galbraith đã từng chứng minh rằng trong nền kinh tế Mỹ hiện nay có tình trạng người chủ xí nghiệp cố mở rộng sản xuất hơn nữa để nhiều người có công ăn việc làm hơn , và để có nhiều người mua hàng hơn. Chính hình thức độc tài ấy đang đe dọa tất cả các xã hội giàu có, và đó là đối tượng chống đối của nhà văn viết kịch Arthur Miller. Có lẽ Miller không chỉ trách xã hội mà đả kích thứ đạo đức đã dung dưỡng xã hội ấy. Biff, một nhân vật của Miller thừa nhận rằng “ở nhà, người ta không bao giờ có thể nói sự thật trong mười phút mà luôn luôn phải nói dối”. Còn bố của Biff thì mặc dầu luôn luôn thất bại, ông ta vẫn tin ở các điều mơ ước của mình, cho đến khi đụng đầu vào thực tế đau xót dẫn ông đến giải pháp cuối cùng: phóng xe hết tốc lực và cho đâm xe xuống hố giữa đêm. CARSON Mc CULLERS Tác phẩm của Carson có một mâu thuẫn không tránh khỏi - sự ham thích người khác một cách mãnh liệt, và một quan niệm đặc biệt về tình yêu cô độc. Nhân vật của tác giả không thể nào sống một mình, thế nhưng không bao giờ y chịu chia xẻ tình yêu. The Heart is a lonely Hunter (Trái tim là kẻ đi săn cô độc) có một tựa đề đầy ý nghĩa đầu tiên của Mc Cullers. Người ta có nhu cầu tiếp xúc và giao cảm với mọi người. Cô bé Frankie cố tìm mọi cách để là một thành viên của một nhóm nào đó (Member of the Wedding). Mồ côi mẹ, cô bé mười ba tuổi sẵn sàng làm mọi điều kỳ quái để cuối cùng có thể nói “chúng ta”. Cô kêu lên: “cái khốn khổ của tôi là đã từ lâu, tôi chỉ là “tôi”. Mọi người đều có thể nói “chúng ta” Mọi người đều có quyền có một “chúng ta”, riêng tôi thì không” . . . TRUMAN CAPOTE Tiểu thuyết và truyện vừa của Truman có nhiều phương diện. Cũng như Mc Culler, Capote cực kì có ý thức về nghệ thuật. Thật ra, đôi khi Capote cũng đến gần sự cầu kì. Capote dùng nhiều phong cách khác nhau. Ông ở giữa một thế giới “đóng kín” và một thế giới “mở” Nhân vật của ông có thể đạt đến trình độ tự chiêm ngưỡng mình, cũng bệnh hoạn như nhân vật của các nhà tiểu thuyết thuộc phái “chấp nhận”. Nhưng đồng thời có cũng có thể thoát ra khỏi mình để tiếp cận với thế giới bên ngoài như ở các nhà tiểu thuyết phái “có 140 thể” (Possible ). Nhân vật của ông là kiểu Narcissse - nhưng là một Narcissse có thể đi lại trong thế giới hiện thực. (  ) The Breakfast at Tiffany (Bữa điểm tâm ở nhà Tiffany) là chặng đường cuối cùng của tư cách và phong cách Capote. Nhân vật Miss Holiday xông vào chiếm lĩnh thế giới thực tại, mở đầu truyện vừa, nhân vật sống trong một thế giới đau xót; đến giữa truyện, cô gái cảm thấy khoẻ mạnh trong không khí dễ chịu ở nhà của Tiffany, cuối cùng cô xông thẳng vào thế giới - mọi nơi. TENNESSEE WILLIAMS Trong các nhà văn thuộc phái Ngây thơ, Tennessee Williams có nhiều cảm xúc với thực tế xã hội hơn cả. Là đứa con của miền Nam, ông sống trong không khí thoải mái của một giai cấp bị chèn ép bởi sự năng động và công nghiệp hoá. Williams kể rằng: “Bỗng nhiên chúng tôi phát hiện ra rằng có hai loại người : loại giàu và loại nghèo - và chúng tôi thì thuộc vào loại thứ hai”. Nhân vật của Williams rất ít khi được tự do. Nếu không ai bị vướng víu vào cuộc sống hàng ngày hoặc chìm đắm vào các giấc mơ thì cũng trở thành nạn nhân của các bản năng, và thường là những bản năng trái ngược nhau. Trong các truyện vừa của Williams, người đàn bà đóng vai trò quan trọng : họ khôi phục lại sức mạnh của đàn ông. Bài học do các vở kịch và truyện vừa của Williams gợi ra một bài học về sự nhẫn nhục. WILLIAMS STYRON. Cũng thuộc phái Ngây thơ, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Styron có một nữ nhân vật bất lực trong việc từ chối giấc mơ ngây thơ, từ chối không chịu thích nghi với thế giới hiện thực, đã chọn một giải pháp bề ngoài có vẻ hợp lí nhất - tự sát. Người đàn bà trẻ đã tìm mọi cách để đưa lại cho cuộc sống một ý nghĩa tối thiểu. Nhưng tất cả đều vô nghĩa và chỉ làm sâu sắc thêm nỗi tuyệt vọng của cô. Styron còn đi xa hơn cả Williams và Copate. Một số trường hợp nhân vật của ông là một trong những người được giải phóng. Có quyền lựa chọn và hướng về tương lai. Trong một lần phỏng vấn, Styron tuyên bố rằng điều đáng nói trong một cuốn tiểu thuyết không phải là ảnh hưởng của một sự kiện quốc gia hay quốc tế nào - mặc dầu sự tự sát của nhân vật của ông xảy ra đúng lúc quả bom nguyên tử đầu tiên nổ ở Hiroshima- mà chính là những yếu tố trong cuộc sống : “Tình yêu có được chia sẻ hay không, cái chết, sự sỉ nhục, niềm vui ” Đôi khi Styron có giọng đạo đức. Sự nghiệp của ông đánh dấu bước chuyển tiếp từ nền văn học dũng cảm nhưng “khép kín” đối với nền văn học “cởi mở”. EDWARD ALBEE. Trong vở kịch The American Dream (Giấc mơ Mỹ), Albee đã làm nổ tung huyền thoại về những miền đất nguyên trinh của miền Tây và những khả năng vô tận của cá nhân. Albee là nhà viết kịch trẻ tuổi, có tài năng. Có những vở kịch dài hơn 3 tiếng đồng hồ như Who’s Afraid of Virginia Wolf , 1963 (Ai sợ chó sói ở Virginia ?)  (Narcisse là một nhân vật trong thần thoại Hi Lạp. Người đẹp trai kiêu kì, khinh thị mọi thiếu nữ và Echo - những người hâm mộ chàng. Anh ta bị nữ thần Tình yêu Aphrodite trừng phạt. Thất tình vì tự yêu mình không được, chàng ngã vật ra chết, mọc thành hoa Thuỷ tiên.) 141 SAUL BELLOW. Là một trong những nhà văn tiêu biểu của thế hệ bắt đầu cầm bút từ 1940, cũng là nhà tiểu thuyết tiêu biểu sau chiến tranh. Sinh ra từ một gia đình Nga nhập cư, ông được nuôi dưỡng trong không khí một thành phố lớn Chicago. Ông nghiên cứu về nhân loại học và xã hội học trở thành giáo sư đại học. Gốc Do Thái, ông đến tuổi trưởng thành, lúc mà, theo cách nói của Leslie Fiedler “người Do Thái không còn bị xem như người nước ngoài ở Mỹ, nó đang trở thành biểu hiện cho huyền thoại về người Mỹ hiện đại” Tiểu thuyết đầu tiên của ông in năm 1944 The Dangling Man (Con người đong đưa) nhấn mạnh hiện tượng cá nhân bị chà đạp. Joseph nhân vật bị đè bẹp dưới sức nặng của thứ tự do giả dối. Y kể lại trong tập nhật kí những do dự triền miên trong cuộc sống. Thế giới bên ngoài buộc y phải lẩn trốn vào trong sự ích kỉ có tính chất phá hoại đối với gia đình và bản thân. Đến đoạn cuối của tiểu thuyết, tác giả có ý hài hước khi miêu tả y có hi vọng ở cuộc sống quân đội - nơi mà y có thể tìm thấy trật tự và sự phát triển. Giai đoạn “mở” của tư tưởng Below là câu chuyện của một người Mỹ giàu có muốn ra nước ngoài để phát hiện ra bản sắc của mình. Saul Bellow không đi theo một cách thụ động các khuynh hướng của văn học Mỹ sau chiến tranh, ông thường góp phần tạo ra chúng, hoặc vượt lên trên. Người ta nhận thấy rằng hai điều quan tâm ở trung tâm nền văn học Mỹ bao giờ cũng là: tìm hiểu bản sắc của mình và bản sắc của dân tộc. Ở Below bao giờ cũng có một sự tìm kiếm cái quân bình giữa Tự do và Tất yếu. Ngoài ra còn một số tên tuổi khác mà chúng tôi chưa có điều kiện đề cập. Chẳng hạn , thơ ca nổi loạn của K. Shapiro, P. Viereck- thơ ca bùng nổ của C. Olson, A.Ginsberg, D.Levertov. . . một số nhà văn kháx như Jack Kerouve, Nelson Algren, William Burroughs, W. Morris, R.Ellison, J.Baldwin. . . ERICH SEGAL và “Love Story” Nhà văn Erich Segal (sinh 1937) là một nhà văn, nhà viết kịch bản phim nổi tiếng ở Mỹ. Tiểu thuyết “Câu chuyện tình yêu” (Love Story) xuất bản năm 1970 là tác phẩm đầu tay của ông. Đó là cuốn sách bán chạy nhất, rộng khắp ở Mỹ và thế giới, sau được chuyển thể thành phim, kịch và một bản nhạc nhẹ nổi tiếng cùng tựa đề “Love Story” Chuyện kể về Oliver Barrett-đời thứ tư, một sinh viên công tử đang học lớp dự bị trường Đại học Harvard, là một cây thể thao tầm cỡ. Cha đẻ của anh là ông chủ ngân hàng lớn ở thành phố Boston. Giàu có, lanh lợi, khoẻ mạnh, Oliver là một người bạn tốt với các cô gái. Jennifer Cavilleri là một nữ sinh viên âm nhạc đẹp, thông minh và nàng coi các chàng trai thể thao cao to ở Havard là những kẻ ngốc nghếch. Cha của nàng là một người gốc Ý, bán bánh, nghèo , ở Rhode Island, được gọi một cách giản dị là Phil. Jennifer (gọi thân mật là Jenni hoặc Jen là sinh viên âm nhạc, nhà nghèo, có hai cha con,) đi làm việc ngoài giờ ở thư viện- nơi đó gặp gỡ Oliver. Nàng là một người tự trọng, hóm hỉnh, coi thường các chàng công tử con nhà giàu và không bỏ lỡ dịp có thể châm biếm chế giễu tụi sinh viên quí tộc. Nhưng Oliver Barret là một sinh viên thật sự. Và tình yêu của họ - một thứ tình yêu sinh viên giản dị và chân thành đã nảy sinh nhanh chóng. Tình yêu giúp chàng sinh viên 142 chơi hockey chiến thắng trên sân băng và giúp chàng chịu đựng được sự thất bại trên sân bóng. Mâu thuẫn giữa hai cha con Oliver là mâu thuẫn giữa hai thế hệ người Mỹ, giữa hai lí tưởng và tính cách. Cuộc hôn nhân giữa Oliver và Jennifer không được cha mẹ anh tán thành, còn ông già bán bánh nghèo cha cô thì vui mừng. Không gì có thể cản trở tình yêu của họ. Họ dám hi sinh cho nhau tất cả. Ngày cưới, một đám cưới giản dị dành cho một tình yêu thật sự: chỉ có bốn người. Hai cha con Jen, Oliver và một bạn thân của anh là Ray. Nàng từ chối học bổng đi Paris học ở một trường nhạc nổi tiếng để được sống bên anh. Cha Oliver từ chối không cấp học bổng cho anh nữa. Jennifer tốt nghiệp đại học âm nhạc, đi dạy nhạc ở trường học, Oliver tốt nghiệp đại học dự bị, chuyển lên khoa luật. Xin cấp học bổng, bị từ chối vì anh không thuộc diện nhà nghèo. Họ đi làm thêm vào các ngày nghỉ. Ba năm trôi qua, Oliver tốt nghiệp, đi làm việc. Cuộc sống bắt đầu ổn định. Họ mong có một đứa con. Nhưng Jen mắc bệnh, bệnh hoại tử máu, cái chết sắp tới chỉ trong vài tháng. Anh giấu nàng, rồi nàng cũng biết. Anh đau khổ, nàng bảo “Love means you never have to say you’re sorry” (Tình yêu nghĩa là anh chẳng bao giờ phải nói lời tiếc hận). Anh chạy về gặp cha vay năm ngàn đô la để chữa trị cho Jennifer, cương quyết giấu kín không cho cha mẹ biết gì về Jenny. Nàng vào bệnh viện, anh và cha nàng săn sóc. Ngày tử biệt sinh li đã tới. Nàng dặn cha săn sóc anh và bắt anh phải hứa mạnh mẽ mà sống. Cha Oliver đến nơi, không kịp gặp con dâu nữa. Ông hối hận. Anh nhắc lại lời Jen “Love means you never have to say you’re sorry” Người ta bảo Love Story là câu chuyện tình của Romeo và Juliet thời hiện đại, và chẳng phải riêng của nước Mỹ. Là một câu chuyện tình vừa lãng mạn vừa hiện thực, Love Story được coi là phong cách lãng mạn cổ điển, được ưa thích và làm say lòng bao thế hệ bạn đọc ngày nay. 2.2.4. Thơ ca Mỹ hiện đại Trong khoảng cuối thế kỉ 19 đầu 20, ở Mỹ có một cuộc phục hưng thơ ca. Sự phục hưng bắt đầu ở Chicago, nhờ hoạt động tận tâm của Harriet Monroe, tìm được ở các “vua bột mì”, “vua thịt”, “vua sắt”… những số tiền cần thiết để xuất bản một tờ tạp chí dành cho các nhà thơ trẻ. Đó là tờ POETRY với số đầu ra mắt là A Magazine of Verse (Tạp chí thơ) năm 1912. Trong 4 năm từ 1912 đến 1916, luôn luôn xuất hiện các nhà thơ mới có tài năng : Pound, Hiloda Dolittle, Vachel Lisday, Anny Lowell, William Carlos Williams, John Gould Fletcher, Robert Frost, Carl Sandburg, Edgar Lee Masters, T.S.Ellieot, Mariane Moore. . . Bốn mươi năm sau, Poetry vẫn xuất bản. Và hầu hết trên các tạp chí khác cũng đều có đăng thơ. Nhiều nhà thơ nữa lại xuất hiện. Chưa bao giờ thơ ca ở Mỹ lại phong phú như thế. Sau đây là các nhà thơ đã được đưa vào các tuyển tập và tên tuổi được trọng vọng: Emily Dickinson, Carl Sandburg, Robinson Jeffers, Anny Lowell, Robert Forst, Edwin Arlington Robinson. . . Cũng có một số nhà thơ theo trường phái hiện đại chủ nghĩa có tên tuổi như: T.S.Ellieot, E.E.Cummings, Mariane Moore, Archibald Mc Leish. 143 2.2.5 Chủ nghĩa lãng mạn Mỹ Văn hcọ lãng mạn Mỹ chịu sự chi phối của truyền thống dân tộc về mặt phong tục và biết tự hạn chế đối với sự bùng nổ của những niềm đam mê. Nó chỉ chấp nhận thứ tình yêu nguyên trinh hoặc tình vợ chồng. Hawthorne tự giải phóng và dám mạnh dạn đi vào cái bí mật và chất thơ của hai trái tim đang bốc lửa. Nhưng thơ ca của Poe thì chỉ ca tụng nổi đau của những tình yêu tuyệt vọng. Chủ nghĩa lãng mạn tìm cảm xúc trong các cuộc phiêu lưu lên rừng, xuống biển. Ở một trình độ cao hơn, nó đi vào thế giới bí hiểm của tâm lí, khai phá các bi kịch trong ý thức Có khi cũng có những cảm hứng bí ẩn. Walt Whitman- nhà thơ kết hợp cảm hứng tình dục với cảm hứng về vũ trụ. Tuy nhiên ông coi trọng cuộc sống tập thể, hướng về lý tưởng dân chủ, về một xã hội công bằng và bình đẳng. Các nhà thơ lãng mạn Mỹ đều ca ngợi thiên nhiên. Họ nhìn tương lai với con mắt tin tưởng lạc quan. Nhưng cuộc chiến tranh Nam Bắc đã gây nên cú sốc đầu tiên. Sau đó đến thời đại công nghiệp phát triển mạnh, máy móc ngự trị khắp nơi. Các vấn đề kĩ thuật, chủng tộc, đạo đức, xã hội được đặt ra. Chủ nghĩa hiện thực trong văn học miền Tây nơi bắt đầu hoạt động các tờ rớt dầu hoả, thép, máy nông nghiệp, đường sắt và dịch vụ cho vay nặng lãi. Những nhà hiện thực đầu tiên chỉ đề cập đến cuộc sống của cá nhân: các chủ trại ở nông thôn, giai cấp tư sản ở đô thị. Đó còn là thứ chủ nghĩa hiện thực có mức độ, còn thấm đậm tình cảm và có những cảm hứng lãng mạn. Người ta còn tránh những điều sống sượng. Có những tên tuổi tiêu biểu như Howells, Henry James, Wharton . . . Ý thức xã hội bừng tỉnh, ngay cả ở những nhà tiểu thuyết và những nhà viết truyện vừa như Frank Norris, Stephan Crane, Hamlin Garland . . .  Hướng dẫn học tập Ghi nhớ Văn học Mỹ giai đoạn này rất phong phú, tự do về phương pháp sáng tác. So với phương pháp sáng tác tương tự như ở châu Âu thế kỷ 19, văn học Mỹ mang đậm màu sắc Mỹ và thoải mái, không tự ép mình vào qui phạm sáng tác như châu Âu. Yêu cầu: đọc kĩ phần khái quát các dòng văn học Hoa Kì . họ, không có những nền văn học mà chỉ có nền văn học. Nhiều nhà phê bình coi thường các nhà văn địa phương, Caldwell không còn được ca ngợi. Steinbeck bị xem là một nhà văn nhàm chán, nhất là. . .  Hướng dẫn học tập Ghi nhớ Văn học Mỹ giai đoạn này rất phong phú, tự do về phương pháp sáng tác. So với phương pháp sáng tác tương tự như ở châu Âu thế kỷ 19, văn học Mỹ mang đậm màu. là những nhà văn chống đối tình trạng độc đoán. Họ là những người cầm bút có kĩ xảo văn học như các cây bút phái “chấp nhận” ở các trường đại học- thèm khát tình yêu như các nhà văn thuộc phái

Ngày đăng: 28/07/2014, 01:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan