một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển quy trình thu và theo dõi nợ tiền điện tại tổng công ty điện lực miền nam

41 985 2
một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển quy trình thu và theo dõi nợ tiền điện tại tổng công ty điện lực miền nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SVTH: Tống Quang Hiến GVHD: Ths.Nguyễn Hữu Thọ MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1) LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo tiến trình phát triển của đất nước và xu hướng hội nhập kinh tế của khu vực và quốc tế thì hiện nay Hệ thống kinh tế của Việt Nam đã có sự chuyển hướng rõ rệt trong tất cả các lĩnh vực từ nông nghiệp đến công nghiệp, từ giao thông vận tải đến thương mại dịch vụ. Với định hướng đúng đắn, Nhà nước bắt đầu tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện việc xây dựng các đầu kéo phát triển kinh tế đất nước thông qua việc hình thành các tổng công ty lớn. Trong bối cảnh đó, Tổng công ty Điện lực miền Nam được thành lập. Kể từ khi thành lập, Tổng công ty đã thể hiện được vị trí quan trọng của mình trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tổng công ty đã thực hiện nhiều dự án quan trọng để xây dựng nguồn điện và mạng lưới cung cấp điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt cho người dân. Khi Tổng công ty hạch toán độc lập thì kết quả sản xuất kinh doanh là vấn đề cần phải quan tâm. Nhưng kết quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty lại bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố như: công tác quản lý lãnh đạo, giá bán điện thương phẩm, trình độ kỹ thuật điện, tổn thất điện năng…Tuy trong những năm vừa qua Tổng công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, sản xuất kinh doanh tăng trưởng, nộp ngân sách nhà nước luôn ở mức cao. Nhưng hiệu quả kinh doanh của tổng công ty cũng còn rất nhiều bất cập một trong những số đó là tình hình thu và theo dõi nợ tiền điện. Vì vậy em quyết định chọn đề tài thực tập: ”Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển quy trình thu và theo dõi nợ tiền điện tại tổng công ty điện lực Miền Nam”. 1 SVTH: Tống Quang Hiến GVHD: Ths.Nguyễn Hữu Thọ 2) MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xác định quy trình theo dõi công nợ hoàn chỉnh. Nâng cao công tác thu hồi nợ và hạn chế rủi ro trong công tác nợ. 3) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng cơ sở dữ liệu thứ cấp để tổng hợp, phân tích và so sánh. 4) PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu trên phạm vi hẹp chủ yếu là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp của tông công ty điện lực miền Nam. 5) KẾT CẤU ĐỀ TÀI Bài báo cáo tốt nghiệp gồm 3 phần chính Phần 1: Phần mở đầu Phần 2: Phần nội dung gồm 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Giới thiệu về công ty và phân tích quy trình thu và theo dõi nợ tại tổng công ty điện lực miền Nam. Chương 3: Một số giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện và phát triển quy trình thu và theo dõi nợ tiền điện tại Tổng công ty điện lực miền Nam Phần 3: Kết luận 2 SVTH: Tống Quang Hiến GVHD: Ths.Nguyễn Hữu Thọ CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Quá trình và quy trình Theo định nghĩa trong ISO 9000 thì quá trình - process được định nghĩa là "tập hợp các hoạt động có quan hệ lẫn nhau hoặc tương tác để biến đổi đầu vào thành đầu ra". Cũng trong ISO 9000, quy trình - procedure được định nghĩa là "Cách thức cụ thể để tiến hành một hoạt động hay một quá trình . Quy trình xác định đầu vào, đầu ra của quá trình và cách thức để biến đầu vào thành đầu ra bao gồm việc gì cần phải làm, ai làm, làm lúc nào, ở đâu và như thế nào. Quy trình có thể được lập thành văn bản hoặc không. (nguồn: Hệ thống quản lý chất lượng Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, tổ chức hóa tiêu chuẩn quốc tế-ISO, trang 7,8) Phân tích kỹ hơn, khái niệm "quá trình" thường được dùng để chỉ các "hoạt động" có quan hệ hoặc tương tác. Ví dụ, quá trình "tuyển dụng" ám chỉ một loạt các hoạt động nhằm biến đổi "đầu vào" như nhu cầu tuyển dụng (số lượng, năng lực, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ đãi ngộ ), ngân sách tuyển dụng, các kênh tuyển dụng sẵn có trên thị trường, sức lao động của bộ máy tuyển dụng thành "đầu ra" là ứng viên thỏa mãn các yêu cầu tuyển dụng được tuyển. Nói đến "quá trình" là nói đến các hoạt động liên quan và các đầu vào tham gia, đầu ra được tạo ra. Khái niệm “quy trình” được dùng để chỉ một “cách thức” hay “phương thức” thực hiện một quá trình/công việc. Nói đến “quy trình là nói đến trình tự của các hoạt động, phương pháp, trách nhiệm và quyền hạn, năng lực cần thiết, thời gian, cơ sở hạ tầng/thiết bị cần thiết, tiêu chuẩn hoạt động (ví dụ nhiệt độ, áp suất…), hoạt động kiểm soát và yêu cầu hồ sơ 3 SVTH: Tống Quang Hiến GVHD: Ths.Nguyễn Hữu Thọ 1.2 Quản lý chất lượng dịch vụ 1.2.1 Dịch vụ a) Khái niệm dịch vụ Có nhiều cách hiểu khác nhau về dịch vụ: • Theo cách hiểu truyền thống: dịch vụ là những gì không phải nuôi trồng, không phải sản xuất. • Theo cách hiểu phổ biến: dịch vụ là một hoạt động mà sản phẩm của nó là vô hình. Nó giải quyết các mối quan hệ với khách hàng hoặc với tài sản do khách hàng sở hữu mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu. • Những năm gần đây, khái niệm về dịch vụ trong lĩnh vực quản lý chất lượng được thống nhất theo TCVN ISO 8402:1999: Dịch vụ là kết quả tạo ra để đáp ứng yêu cầu của khách hàng bằng các hoạt động tiếp xúc giữa người cung cấp- khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung cấp. (nguồn: tập thể giảng viên bộ môn quản lý chất lượng,, Quản lý chất lượng, NXB thống kê, năm 2010, trang 95) b) Đặc điểm của dịch vụ Dịch vụ có những đặc điểm cơ bản sau: • Tính đồng thời, không chia cắt • Tính không đồng nhất, không ổn định • Tính vô hình của dịch vụ • Tính mong manh, không lưu giữ c) Phân loại dịch vụ Theo chủ thể thực hiện nhiệm vụ • Chủ thể nhà nước thực hiện các dịch vụ công cộng như: Trường học bệnh viện, cơ quan hành chính, bưu điện. 4 SVTH: Tống Quang Hiến GVHD: Ths.Nguyễn Hữu Thọ • Chủ thể là các tổ chức xã hội cung cấp các dịch vụ của tổ chức xã hội như hoạt động vì cộng đồng, hoạt động từ thiện. • Chủ thể là các đơn vị kinh doanh cung cấp các dịch vụ ngân hàng, nhà hàng, khách sạn, bất động sản. Đối tượng phục vụ của các chủ thể trên gồm 2 nhóm: • Dịch vụ cho người sản xuất • Dịch vụ tài chính: ngân hàng, bảo hiểm, cho thuê. • Vận chuyển và phân phối: đường biển, đường sắt, xe tải, hàng không, kho vận. • Chuyên nghiệp và kỹ thuật: hợp đồng đặc quyền và bán buôn, thiết kế máy, thiết kế kiến trúc, đấu thầu xây dựng toán. Dịch vụ cho khách hàng: • Buôn lẻ • Chăm sóc y tế, du lịch, giải trí • Giáo dục Theo mục đích • Dịch vụ lợi nhuận • Dịch vụ phi lợi nhuận (nguồn: tập thể giảng viên bộ môn quản lý chất lượng,, Quản lý chất lượng, NXB thống kê, năm 2010, trang 96,97,98) 1.2.2 Chất lượng dịch vụ a) Khái niệm Theo TCVN ISO 9000:2000 chất lượng dịch vụ là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của dịch vụ thõa mãn các nhu cầu, mong đợi của khách hàng và các bên có liên quan. b) Các thành phần cấu thành chất lượng dịch vụ 5 SVTH: Tống Quang Hiến GVHD: Ths.Nguyễn Hữu Thọ Năm 19888, ba nhà nghiên cứu Parasuraman, Berry vá Zeithaml đã kiểm định mô hình 10 thành phần và đi điến kết luận chất lượng dịch vụ gồm 5 thành phần cơ bản sau: • Sự tin cậy (Reliability): Thể hiện khả năng thực hiện mộ dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn. • Sự đảm bảo (Assurance): Nhằm xây dựng lòng tin của khách hàng thông qua sự chuyên nghiệp, thái độ lịch sự, tôn trọng khách hàng, khả năng giao tiếp và thái độ quan tâm làm những điều tốt nhất cho khách hàng. • Yếu tố hữu hình (Tangibility): Vẻ ngoài của cơ sở vật chất, thiết bị, trang phục nhân viên, những vật dụng và những tài liệu dùng cho việc thông tin liên lạc. • Sự cảm thông (Empathy): Đề cập đến phong cách phục vụ của nhân viên thông qua việc quan tâm, chú ý đến khách hàng, hết lòng tìm hiểu nhu câu khách hàng và tạo cảm giác yên tâm, an toàn cho khách hàng. • Độ phản hồi (Response): Thể hiện sự sốt sắng giúp đỡ khách hàng và nhanh chóng khắc phục sự cố khi có sai sót hoặc tình huống bất ngờ xảy ra. (nguồn: tập thể giảng viên bộ môn quản lý chất lượng,, Quản lý chất lượng, NXB thống kê, năm 2010, trang 99,100,101) 1.2.3 Quản lý chất lượng dịch vụ a) Khái niệm quản lý chất lượng dịch vụ Quản lý chất lượng dịch vụ là các hoạt động của tổ chức được phối hợp với nhau để định hướng và kiểm soát chất lượng dịch vụ. Như vậy quản lý chất lượng dịch vụ trong tổ chức yêu cầu tổ chức phải thiết lập chính sách chất lượng, mục tiêu quản lý chất lượng dịch vụ hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng dịch vụ. b) Các khía cạnh then chốt của quản lý chất lượng dịch vụ Định hướng vào khách hàng: mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách hàng của mình vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại, tương lai của khách hàng. 6 SVTH: Tống Quang Hiến GVHD: Ths.Nguyễn Hữu Thọ Trách nhiệm của lãnh đạo: Lãnh đạo cao nhất phải tạo môi trường thuận lợi nhằm huy động sự tham gia của mọi người. Lãnh đạo cao nhất có trách nhiệm • Thiết lập chính sách chất lượng dịch vụ • Xác định mục tiêu chất lượng dịch vụ • Đảm bảo cung cấp các nguồn lực cần thiết, các quá trình thích hợp để tạo khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng • Thực hiện việc xem xét nhằm đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống, đồng thời đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời đối với chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và các hoạt động cải tiến chất lượng dịch vụ. Cơ cấu của hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ: Tổ chức dịch vụ cần xây dựng, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng như một biện pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện chính sách và mục tiêu chất lượng dịch vụ. Một hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ gồm 3 quá trình chủ yếu: Quá trình nghiên cứu thị trường: nhằm xác định nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng Quá trình thiết kế dịch vụ: Quá trình này dựa trên kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, chuyển đổi từ bản mô tả yêu cầu thành những quy định kỹ thuật cho dịch vụ, cách thức chuyển giao, kiểm soát dịch vụ, các đặc tính của dịch vụ và phương pháp cung cấp dịch vụ. Quá trình cung ứng và điều hành dịch vụ: Tổ chức phải lập kế hoạch, tiến hành khảo cung cấp dịch vụ trong điều kiện được kiểm soát (nguồn: tập thể giảng viên bộ môn quản lý chất lượng,, Quản lý chất lượng, NXB thống kê, năm 2010, trang 104,105) c) Xây dựng và phát triển tiêu chuẩn dịch vụ Khái niệm tiêu chuẩn dịch vụ: tiêu chuẩn dịch vụ là các chỉ số hoạt động tương ứng, các mục tiêu, mức độ dịch vụ hiện tại mà nhà cung ứng dịch vụ muốn đạt và duy trì cho dịch vụ của mình. 7 SVTH: Tống Quang Hiến GVHD: Ths.Nguyễn Hữu Thọ Thành phần tiêu chuẩn dịch vụ: tiêu chuẩn dịch vụ bao gồm các thành phần cơ bản sau: • Mô tả dịch vụ mà tổ chức dự định cung cấp cho khách hàng, những lợi ích khách hàng được quyền nhận lấy khi sử dụng dịch vụ. • Những nguyên tắc mô tả chất lượng dịch vụ cung cấp đến khách hàng phải tập trung vào các yếu tố như tính chất công khai, sự công bằng, thái độ lịch sự, tác phong chuyên nghiệp… • Những mục tiêu truyền tải rõ rang, cụ thể cho những khía cạnh then chốt của dịch vụ, chẳng hạn thời gian phục vụ, độ chính xác. • Chi phí cung cấp dịch vụ đến khách hàng. d) Những nguyên tắc xây dựng và phát triển tiêu chuẩn dịch vụ Các tiêu chuẩn dịch vụ khi được xây dựng và phát triển cần: • Được hoạch định , xem xét và thông qua • Được thiết kế cẩn thận • Được soạn thảo bằng văn bản • Được hỗ trợ bởi ban lãnh đạo Bên cạnh đó các tiêu chuẩn dịch vụ phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản: • Có ý nghĩa với từng cá nhân sử dụng dịch vụ, chúng phải liên quan đến các khía cạnh của dịch vụ quan trọng đối với những lỳ vọng của khách hàng. • Được xây dựng dựa trên sự tham khảo ý kiến của khách hàng • Rõ ràng, cụ thể khả thi với nguồn lực sẵn có của tổ chức và phù hợp các mục tiêu chung của tổ chức. • Được sử dụng để đánh giá việc thực thi trong tổ chức. Tổ chức cần giám sát việc thực hiện không phù hợp với những tiêu chuẩn dịch vụ cũng như sự thõa mãn của khách hàng và cung cấp thông tin đến khách hàng của tổ chức e) Các bước thiết lập tiêu chuẩn dịch vụ 8 SVTH: Tống Quang Hiến GVHD: Ths.Nguyễn Hữu Thọ Bước 1: lựa chọn các thuộc tính dịch vụ Tổ chức phải xác định khách hàng của mình, loại hình dịch vụ, các đối tác, những hoạt động đang thực hiện và những khía cạnh của dịch vụ mà khách hàng cho rằng quan trọng để từ đó xác định các thuộc tính dịch vụ. Các thuộc tính này thường được phân loại theo các đặc điểm dịch vụ được đánh giá Bước 2: đánh giá mức độ dịch vụ hiện tại Tổ chức tiến hành đánh giá mức độ dịch vụ hiện tại thông qua các thuộc tính dịch vụ. Trước hết tổ chức thiết lập các mức độ dịch vụ. Sau khi đã thiết lập các mức độ này, tổ chức so sánh mức độ dịch vụ hiện tại với các tiêu chuẩn dịch vụ tối thiểu hoặc các tiêu chuẩn dịch vụ có liên quan. Kết quả của hoạt động đánh giá sẽ cho thấy những điểm không phù hợp của dịch vụ đối với yêu cầu của khách hàng. Bước 3: Thiết lập các tiêu chuẩn dịch vụ ban đầu Bước 4: Tham khảo ý kiến khách hàng Tổ chức tiến hành thu nhập ý kiến khách hàng về các tiêu chuẩn dịch vụ được thiết lập. Đồng thời, việc tham khảo ý kiến khách hàng giúp tổ chức nắm bắt đánh giá những mong muốn và yêu cầu của khách hàng. Tổ chức nên tiến hành hoạt động này thường xuyên nhằm đạt được sự đồng thuận của khách hàng. Sự đồng thuận của khách hàng góp phần đem lại hiệu quả cao cho tổ chức trong việc cung ứng dịch vụ. Bước 5: Lập văn bản về tiêu chuẩn dịch vụ được thiết lập Mục đích của việc thiết lập văn bản nhằm thể hiện sự cam kết của tổ chức trong việc: • Thỏa mãn nhu cầu khách hàng • Thông báo cho khách hàng mức độ dịch vụ sẽ được cung ứng • Cung cấp cho khách hàng cơ sở để đánh giá chất lượng dịch vụ • Tự đánh giá chất lượng dịch vụ Bước 6: Đánh giá các tiêu chuẩn dịch vụ 9 SVTH: Tống Quang Hiến GVHD: Ths.Nguyễn Hữu Thọ Tổ chức cấn tiến hành đánh giá định kỳ các tiêu chuẩn dịch vụ được thiết lập. Mục tiêu của việc đánh giá nhằm cải tiến liên tục hoạt động cung cấp dịch vụ và nâng cao sự thõa mãn của khách hàng. Bước 7: Cải tiến tiêu chuẩn dịch vụ Nhằm cải tiến các tiêu chuẩn dịch vụ, tổ chức cần tiến hành: • Đào tạo nhân viên về kỹ năng, kỹ thuật để cải tiến chất lượng dịch vụ hướng về khách hàng • Trao quyền cho những nhân viên chịu trách nhiệm phục vụ khách hàng. Nhân viên cần được đào tạo các kỹ năng phù hợp và được trang bị các phương tiện, công cụ để chuyển giao dịch vụ đến khách hàng. (nguồn: tập thể giảng viên bộ môn quản lý chất lượng,, Quản lý chất lượng, NXB thống kê, năm 2010, trang 113,114,115) 1.2.4 Đo lường sự thõa mãn của khách hàng (CSM) a) Khái niệm Đo lường sự thõa mãn của khách hàng là một hệ thống quản lý thông tin luôn nắm bắt ý kiến của khách hàng thông qua đánh giá hiệu quả của tổ chức dưới góc độ của khách hàng. Chất lượng sản phẩm nói chung hay chất lượng dịch vụ nói riêng là một vấn đề then chốt và là nền tảng, cơ sở để các nhà quản lý đưa ra những quyết định chiến lược kinh doanh bởi lẽ chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu. Chính sự thõa mãn, hài lòng của khách hàng là thước đo để đánh giá chất lượng. Vì vậy, chất lượng sản phẩm và quá trình có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức. Do đó, viêc đo lường sự thõa mãn của khách hàng cần được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục nhằm giúp tổ chức hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng, khắc phục những sai sót đồng thời nhận diện những cơ hội cải tiến, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. 10 [...]... là một số nhược điểm lớn còn tồn tại trong quy trình thu tiền điện tại công ty Giải pháp đề xuất tại chương 3 sẽ giải quy t được phần nào những nhược điểm còn tồn tại 32 SVTH: Tống Quang Hiến GVHD: Ths.Nguyễn Hữu Thọ CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN QUY TRÌNH THU VÀ THEO DÕI CÔNG NỢ TIỀN ĐIỆN TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM 3.1 Một số giải pháp và đề xuất nhằm hoàn. .. hoàn thiện và phát triển quy trình thu và theo dõi công nợ tiền điện tại Tổng công ty điện lực miền Nam Để nâng cao hiệu quả trong công tác thu và theo dõi nợ tại Tổng công ty em đưa ra một vài giải pháp theo ý kiến chủ quan của em thông qua kết quả và số liệu thực tế trong thời gian em đã thực tập tại đó nhằm đóng góp cho sự phát triển của Tổng công ty: Bước 1: Ghi nợ Việc thực hiện ghi điện tại nhà... đoàn Điện lực Việt Nam tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai Bộ máy tổ chức của Tổng Công ty gồm 15 Ban nghiệp vụ, Văn phòng Tổng Công ty, 20 Công ty Điện lực Tỉnh/ Thành phố, Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện Miền Nam, Công ty TNHH MTV Tư vấn Xây dựng điện Miền Nam, Công ty Lưới điện Cao thế Miền Nam, Ban Quản lý dự án Điện lực Miền Nam và Công ty Viễn thông & Công. .. theo dõi công tiền điện tại Tổng công ty điện lực miền Nam )a Quy định chung về quy trình Một số quy định chung trong công tác thu và theo dõi nợ tiền điện bao gồm: • Tiền điện năng tác dụng, tiền công suất phản kháng, tiền thu GTGT; tiền lãi do chậm trả hoặc do thu thừa tiền điện, tiền bồi thường thiệt hại, tiền phạt do vi phạm HĐMBĐ • Quản lý chặt chẽ hoá đơn, bảng kê hóa đơn, tiền mặt, tiền séc và. .. công ty Điện lực Miền Nam trực thu c Tập đoàn Điện lực Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Công ty Điện lực II và tiếp nhận quy n đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Đồng Nai Với hơn 30 năm Tổng công ty điện lực miền Nam liên tục có những bước phát triển, trưởng thành từ cục quản lý nhà nước sang một công ty điện lực. .. bản số 60/TTg – ĐMDN ngày 12-01-2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quy t định số 799/QD9-BCT ngày 05-02-2010 của Bộ Công thương về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực Miền Nam thu c Tập đoàn Điện lực Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Công ty Điện lực 2 và tiếp nhận quy n đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai Tổng công ty Điện lực. .. 3/2010: CÔNG TY ĐIỆN LỰC 2 Ngày 9/5/1981 Công ty Điện lực Miền Nam được đổi tên thành Công ty Điện lực 2 theo Quy t định số 15/ĐL/TCCB.3 của Bộ Trưởng Bộ Điện lực Ngày 7/4/1993, Thủ tướng Chính phủ ra Quy t định số 147-TTg về việc thành lập lại Công ty Điện lực 2 trực thu c Bộ Năng lượng Do một số tỉnh được tách ra, nhiều Sở Điện lực được tách ra và thành lập lại như : Sở Điện lực Vĩnh Long và Sở Điện lực. .. tổng công ty điện lực miền Nam, lĩnh vực kinh doanh của tổng công ty, quá trình hình thành và phát triển cũng như cơ cấu tổ chức Giới thiệu về tầm nhìn sứ mạng, giá trị cốt lõi của tổng công ty Phần thực trạng sẽ giới thiệu về quy trình 6 bước thu và theo dõi nợ tiền điện tại tổng công ty điện lực miền Nam từ đó đưa ra các ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại trong quy trình Một số nhược điểm lớn được... dịch vụ thu tiền điện qua Bưu cục; Thí điểm phối hợp với Bưu điện tỉnh Tiền Giang thu tiền điện theo hình thức Dịch vụ bán lẻ điện năng Về hình thức thu tiền điện: Tổng công ty có 08 hình thức thu tiền điện tại 21 công ty điện lực Tỷ lệ các hình thức thu Tỷ lệ % số hóa đơn (%) Tỷ lệ % số tiền (%) Thu ngân viên lưu động 19.65 12.32 Thu tại bưu điện 71.99 23.69 Thu qua Serverbanking 1.89 3.76 Thu qua... lập theo Văn bản số 60/TTg-ĐMDN ngày 12/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập các Tổng Công ty quản lý và phân phối điện trực thu c Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Quy t định số 799/QĐ-BCT ngày 05/02/2010 của Bộ Công Thương về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng Công ty Điện lực Miền Nam trực thu c Tập đoàn Điện lực Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Công ty Điện lực 2 và tiếp nhận quy n đại diện . về công ty và phân tích quy trình thu và theo dõi nợ tại tổng công ty điện lực miền Nam. Chương 3: Một số giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện và phát triển quy trình thu và theo dõi nợ tiền điện. phát triển quy trình thu và theo dõi nợ tiền điện tại tổng công ty điện lực Miền Nam . 1 SVTH: Tống Quang Hiến GVHD: Ths.Nguyễn Hữu Thọ 2) MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xác định quy trình theo dõi công nợ hoàn. tổng công ty cũng còn rất nhiều bất cập một trong những số đó là tình hình thu và theo dõi nợ tiền điện. Vì vậy em quy t định chọn đề tài thực tập: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển

Ngày đăng: 27/07/2014, 20:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan