phát triển dịch vụ iptv cho tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam cụ thể là dịch vụ mytv

50 363 0
phát triển dịch vụ iptv cho tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam cụ thể là dịch vụ mytv

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài nghiên cứu khoa học Page 1 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN Phát triển dịch vụ nội dung cho dịch vụ IPTV của Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam Mã số: 10 - SV – 2012 – QTKD Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Ngọc Diệp Nhóm sinh viên thực hiện: Lê Thị Cẩm Vân Trần Thị Nguyệt Minh Lớp: D09QT3 Hà Nội, tháng 11 năm 2012 Đề tài nghiên cứu khoa học MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Page 2 Đề tài nghiên cứu khoa học PHẦN MỞ ĐẦU Ngày này, Khi internet băng rộng phát triển mạnh mẽ, đã tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực truyền hình. Hiện nay bên cạnh truyền hình tương tự, truyền hình số, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình internet, chúng ta còn biết đến IPTV. Theo một thống kê mới đây, vẫn còn 2/3 số dân chưa truy cập internet cho thấy cơ hội phát triển kinh doanh của các DN cung cấp dịch vụ IPTV còn rất lớn, khác với thị trường dịch vụ di động được đánh giá là bão hòa. Thời gian gần đây, cả ba nhà cung cấp dịch vụ internet lớn VNPT, Viettel, FPT đã không ngừng đầu tư mạnh cho hạ tầng, thể hiện bằng việc mở đường kết nối đi quốc tế, nâng dung lượng đường truyền… Khó khăn không dừng lại, khách hàng ngày nay ý thức được quyền lực của họ: Có quyền đòi hỏi dịch vụ chất lượng cao, giá cước rẻ, quyền được lựa chọn nhà cung cấp Bài toán, đặt ra cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ IPTV là làm thế nào để doanh nghiệp có thể đứng vững trước áp lực của thị trường? Mặc dù, Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC đang có ưu thế với việc sở hữu 72% thị phần dịch vụ giá trị gia tăng trên thị trường nhưng rất có thể phải chia sẻ thị trường này cho các doanh nghiệp khác. Để VASC có thể tạo lập chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo ưu thế trong cạnh tranh nhất là đối với dịch vụ nội dung về dịch vụ IPTV thì giải pháp quan trọng đó là: Công ty phải liên tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, phát triển dịch vụ và thực hiện các giải pháp tiếp thị đồng bộ. Đây là vấn đề cấp thiết để giúp Công ty có thể chiếm lĩnh thị trường, tăng doanh thu, khẳng định vị thế và sự thành công cho Công ty ở hiện tại và trong thời gian tới. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ nội dung cho dịch vụ IPTV của Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam” Page 3 Đề tài nghiên cứu khoa học CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ 1.1. Dịch vụ và phát triển dịch vụ 1.1.1. Dịch vụ 1.1.1.1. Khái niệm về dịch vụ Có thể nói, dịch vụ là lĩnh vực kinh tế lớn nhất của một xã hội hiện đại. Xã hội càng phát triển, trình độ chuyên môn hóa và phân công lao động càng cao thì lĩnh vực dịch vụ càng mở rộng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội. Mặt khác, trình độ phát triển của dịch vụ cao là biểu hiện của một xã hội phát triển, điều mà các nhà kinh tế học cho rằng: Xã hội hậu công nghiệp là xã hội dịch vụ. Tuy nhiên, vào những thập kỷ gần đây lĩnh vực dịch vụ mới được các nhà kinh tế học quan tâm đến và nghiên cứu nghiêm túc. Lý do là trước đây họ cho rằng dịch vụ không mang lại giá trị cho nền kinh tế mà chỉ có sản xuất mới tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Mãi đến cuối thế kỷ 19 thì Alfred Marshall mới thừa nhận rằng dịch vụ cũng mang lại giá trị nhất định cho người tiếp nhận nó, nhưng lại coi nó như một hàng hóa hữu hình. Ông cũng cho rằng: có một số hàng hóa hữu hình sẽ không được tạo ra nếu không có một số dịch vụ trợ giúp trong quá trình sản xuất và đưa nó đến tay người tiêu dùng. Chẳng hạn, nông sản được sản xuất ở nơi mà cung vượt quá cầu sẽ chẳng có mấy giá trị trừ khi nó được vận chuyển đến nơi cần mua nó. Như vậy dịch vụ vận chuyển trong trường hợp này mang lại giá trị cho nông phẩm. Cũng có thể thấy rằng nhờ có phương tiện quảng bá trên Internet với chi phí thấp mà các nhà sản xuất Việt Nam có thể vươn ra bán hàng cho nhiều khách hàng quốc tế với mức giá cao hơn nhiều so với mức giá bán trên thị trường nội địa. Như vậy, dịch vụ quảng cáo trên Internet đã làm tăng đáng kể giá trị hàng hóa. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, phúc lợi xã hội ngày càng tăng, nhu cầu của con người về vật chất cũng như về tinh thần ngày càng cao, thì dịch vụ ngày càng gia tăng cả về loại hình, chất lượng cũng như số lượng. Tại các nước phát triển, tỷ trọng từ khu vực kinh tế dịch vụ chiếm trên 75% Page 4 Đề tài nghiên cứu khoa học tổng giá trị sản xuất kinh tế quốc dân và tại các nước đang phát triển thì tỷ trọng này cũng đang dần tăng lên 50% - 60%. Tại nhiều nước, ngành dịch vụ đã mang lại khoảng hơn 70% việc làm cho người lao động. Vậy dịch vụ được định nghĩa như thế nào? Theo Kotler và Amstrong: “  !"#"$%&'&()*+, Tuy nhiên, cũng chưa có một định nghĩa nào chính xác và thống nhất về dịch vụ. Vì thực tế, khó có thể phân biệt được dịch vụ và hàng hóa. Khi mua một hàng hóa thường người mua cũng nhận được lợi ích của một yếu tố dịch vụ kèm theo. Tương tự, một dịch vụ thường được kèm theo một hàng hóa hữu hình làm cho hàng hóa tăng thêm giá trị. Như vậy có thể nói, hầu hết các sản phẩm cung cấp cho khách hàng đều là sự kết hợp giữa hàng hóa và dịch vụ theo một tỷ lệ nhất định làm tăng giá trị của cả hai đồng thời làm thỏa mãn nhu cầu hay lợi ích của một khách hàng. Người ta còn phân biệt giữa hàng hóa hỗ trợ và hàng hóa phương tiện trong dịch vụ: - Hàng hóa hỗ trợ là hàng hóa có vai trò hỗ trợ, bổ trợ cho quá trình cung cấp dịch vụ như: sách giáo khoa, bài giảng, tài liệu tham khảo trong giáo dục. - Hàng hóa phương tiện là hàng hóa dùng làm phương tiện cung cấp dịch vụ, ví dụ như: ô tô trong dịch vụ taxi, khách sạn trong dịch vụ du lịch, máy điện thoại trong dịch vụ thoại… Do vậy mà hàng hóa phương tiện không thể thiếu được. Thực ra, khách hàng không mua các hàng hóa phương tiện hay hàng hóa hỗ trợ mà họ mua lợi ích mà hàng hóa đó mang lại. Người ta gọi đó là Service Offer, còn quá trình cung cấp dịch vụ thì được gọi là Servation. Vậy yếu tố nào cấu thành Service Offer nhìn từ quan điểm một khách hàng? Khi khách hàng mua một dịch vụ, họ nhận được các yếu tố sau: - Các yếu tố vật lý: Đó là các phần tử vật chất hữu hình của các hàng hóa hỗ trợ, hàng hóa phương tiện. Ví dụ như: Bữa ăn trong một chuyến bay, ô tô trong dịch vụ vận tải, nơi giao dịch trong dịch vụ bưu chính viễn thông… - Các lợi ích khoái cảm: Đó là các lợi ích cảm nhận được qua các giác quan của khách hàng như mùi thơm của thức ăn, mức độ thoải mái của căn phòng nghỉ tại khách sạn… Page 5 Dịch vụ thứ cấp Dịch vụ cơ bản Đề tài nghiên cứu khoa học - Các lợi ích tâm lý: Đó là sự thoải mái, dễ chịu, mát mẻ, yên tâm, được tôn trọng, được đón tiếp niềm nở… Các lợi ích này khó xác định và khách hàng cảm nhận được một cách chủ quan. Như vậy, dịch vụ nói chung là một tập hợp các hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, tạo ra chuỗi giá trị và mang lại lợi ích tổng thể. Từ đó có thể hình dung, thực thể dịch vụ thường phân ra hai mức: Dịch vụ cơ bản và dịch vụ thứ cấp bao xung quanh. - Cấp 1: Dịch vụ cơ bản. Phần này của dịch vụ đáp ứng lợi ích cơ bản của khách hàng, với dịch vụ cơ bản này nhà cung cấp chỉ đáp ứng lợi ích cơ bản nhất của khách hàng với một chi phí nhất định mà họ đã bỏ ra mua dịch vụ đó. Cấp độ đó cho phép nhà cung cấp thực sự hiểu được khách hàng muốn mua gì? Họ bỏ chi phí để mua lợi ích gì mà dịch vụ mang lại. Tuy nhiên, dịch vụ cơ bản không phải là lí do khách hàng lựa chọn nhà cung cấp này hay nhà cung cấp khác trong số các nhà cung cấp dịch vụ cùng loại mà đó chỉ là cơ sở để khách hàng lựa chọn dịch vụ. -#.+.+/01+ - Cấp 2: Dịch vụ thứ cấp Phần này của dịch vụ bao gồm cả lớp sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm nâng cao. Nó là sự kết hợp giữa yếu tố hữu hình và vô hình của dịch vụ, nhờ các dịch vụ thứ cấp mà các doanh nghiệp giúp cho khách hàng phân biệt được dịch vụ của mình với dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Hay nói cách khác, đó là những dịch vụ phụ, tạo ra những giá trị phụ cho khách hàng, làm cho khách hàng có cảm nhận tốt hơn về dịch vụ cơ bản. Page 6 Đề tài nghiên cứu khoa học Các dịch vụ thứ cấp rất đa dạng và thay đổi theo sự cạnh tranh trên thị trường. Nó giúp cho khách hàng có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ nào, tức là nó giúp các nhà cung cấp dịch vụ tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, trong các dịch vụ thứ cấp có những loại bắt buộc phải có thì mới thực hiện được dịch vụ cơ bản và cả các dịch vụ không bắt buộc phải có. Hầu hết các dịch vụ được mở rộng và phát triển ở cấp độ 2. Chỉ có một số ít các dịch vụ được phát triển ở cấp độ 1 vì đó là dịch vụ cơ bản mang lại lợi ích cơ bản nhất cho khách hàng. 1.1.1.2. Đặc trưng của dịch vụ Dịch vụ có các đặc trưng cơ bản khác với sản phẩm hữu hình, như tính vô hình, tính không tách rời giữa cung cấp và tiêu dùng dịch vụ, tính không đồng đều về chất lượng, tính không dự trữ được, tính không chuyển quyền sở hữu. a. Tính vô hình C.Mác chỉ rõ: “Trong những trường hợp mà tiền được trực tiếp trao đổi lấy một lao động không sản xuất ra tư bản, tức là trao đổi lấy một lao động không sản xuất, thì lao động đó được mua với tư cách là một sự phục vụ. Lao động đó cung cấp những sự phục vụ không phải với tư cách là một đồ vật, mà với tư cách là một sự hoạt động”. Dịch vụ chỉ có thể nhận thức được bằng tư duy hay giác quan chứ ta không thể “sờ mó” sản phẩm dịch vụ được, dịch vụ cũng không thể đo lường được bằng các phương pháp đo lường thông thường về thể tích, trọng lượng. Bệnh nhân không thể biết trước kết quả khám bệnh trước khi đi khám bệnh, khách du lịch không biết trước tác động của những dịch vụ được cung cấp trước khi chúng được cung ứng và tiếp nhận. Một hình thức tồn tại đặc biệt của dịch vụ ngày càng phổ biến đó là thông tin, đặc biệt trong những ngành dịch vụ mang tính hiện đại như tư vấn, pháp lý, dịch vụ nghe nhìn, viễn thông, máy tính Quá trình sản xuất và tiêu thụ gắn với các hoạt động dịch vụ này có thể diễn ra không đồng thời như thường thấy ở những dịch vụ thông thường khác như phân phối, y tế, vận tải hay du lịch mà vốn đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng. b. Tính không tách rời giữa cung cấp và tiêu dùng dịch vụ Sản xuất và tiêu dùng một hàng hoá hữu hình được thực hiện riêng rẽ. Hàng hoá thường được sản xuất tập trung tại một nơi, sau đó vận chuyển đến nơi khách Page 7 Đề tài nghiên cứu khoa học hàng có nhu cầu. Dó đó, nhà sản xuất có thể đạt được tính kinh tế theo quy mô do sản xuất tập trung và quản lý chất lượng sản phẩm tập trung trên cơ sở sản xuất hàng loạt. Nhà sản xuất cũng có thể sản xuất khi nào thuận tiện rồi cất trữ vào kho và đem bán khi có nhu cầu, do vậy họ dễ thực hiện việc cân đối cung cầu. Nhưng đối với dịch vụ tình hình lại khác hẳn. Quá trình cung cấp dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời. Người cung cấp dịch vụ và khách hàng phải tiếp xúc với nhau để cung cấp và tiêu dùng dịch vụ tại các địa điểm và thời gian phù hợp cho hai bên. Đối với một số các dịch vụ (trong đó có BCVT) thì khách hàng phải có mặt trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ. Bác sĩ không thể chữa bệnh nếu bệnh nhân vắng mặt. Khách hàng không thể dùng Internet công cộng nếu không đến bưu cục. Như vậy, quá trình tiếp xúc với khách hàng kéo dài suốt quá trình cung cấp dịch vụ. Tính không tách rời giữa cung cấp và tiêu dùng dịch vụ xuất hiện cả khi máy móc cung cấp dịch vụ. Khách hàng dùng dịch vụ CardPhone vẫn phải có mặt tại máy để đàm thoại. Trong một số trường hợp có thể tách biệt giữa cung cấp và tiêu dùng. Đó là các trường hợp khi không cần đến sự tiếp xúc cá nhân. Khách hàng có thể mang máy điện thoại đến cửa hàng sửa chữa, sau khi chữa xong thì mới mang về sử dụng. Đây là trường hợp đối tượng trực tiếp nhận dịch vụ là tài sản của khách hàng. c. Tính không đồng đều về chất lượng Vì dịch vụ không thể được cung cấp hàng loạt, tập trung như sản xuất hàng hoá, do vậy nhà cung cấp khó kiểm tra chất lượng tập trung theo một tiêu chuẩn thống nhất. Mặt khác, sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ lại chịu tác động mạnh bởi kỹ năng, thái độ của người cung cấp dịch vụ. Do vậy, khó đạt được sự đồng đều về chất lượng dịch vụ. Để khắc phục nhược điểm này, có thể thực hiện cơ giới hoá, tự động hoá trong khâu cung cấp dịch vụ, đồng thời có chính sách quản lý đặc thù đối với các nhân viên cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nhân viên cung cấp dịch vụ lịch sự, niềm nở cũng là một yếu tố hấp dẫn khách hàng. Mặt khác, không phải bất kỳ dịch vụ nào cũng có thể tự động hoá quá trình cung cấp được. d. Tính không dự trữ được Dịch vụ chỉ tồn tại vào thời gian mà nó được cung cấp. Do vậy, dịch vụ không thể sản xuất hàng loạt để cất vào kho dự trữ, khi có nhu cầu thị trường thì đem ra bán. Một máy bay cất cánh đúng giờ với một nửa số ghế bỏ trống sẽ chịu Page 8 Đề tài nghiên cứu khoa học lỗ chứ không thể để các chỗ trống đó lại bán vào các giờ khác khi có đông hành khách có nhu cầu bay tuyến đường bay đó. Một tổng đài điện thoại vẫn phải hoạt động khi không có cuộc gọi nào vào các giờ nhàn rỗi nhưng vẫn phải tính khấu hao. Một số các quầy giao dịch bưu điện vẫn phải mở cửa đến 9-10h đêm mặc dù không có khách, trong khi đó lại bận túi bụi vào các giờ cao điểm. Nếu tăng công suất máy móc (ví dụ dung lượng tổng đài) để đáp ứng vào giờ cao điểm thì lại lãng phí vào các giờ vắng khách. Đặc tính này sẽ ảnh hưởng đến các chính sách của Marketing dịch vụ như chính sách giá cước thay đổi theo thời gian, mùa vụ, chính sách dự báo nhu cầu, kế hoạch bố trí nhân lực… e. Tính không chuyển quyền sở hữu Khi mua một hàng hoá, khách hàng được chuyển quyền sở hữu và trở thành chủ sở hữu hàng hoá mình đã mua. Khi mua dịch vụ thì khách hàng chỉ được quyền sử dụng dịch vụ, được hưởng lợi ích mà dịch vụ mang lại trong một thời gian nhất định mà thôi. Đặc tính này ảnh hưởng đến chính sách phân phối trong Marketing dịch vụ, trong đó người bán buôn, bán lẻ cũng không được chuyển quyền sở hữu. Họ đơn thuần chỉ là người tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ. 1.1.2. Phát triển dịch vụ Phát triển dịch vụ là quá trình làm đa dạng hóa dịch vụ về chủng loại và nâng cao chất lượng dịch vụ, làm tăng mức độ cảm nhận dịch vụ trên cơ sở phát triển những lợi ích cơ bản thuần túy mà dịch vụ mang lại cho người sử dụng. 1.1.2.1. Vai trò của việc phát triển dịch vụ Trong môi trường kinh doanh hiện đại với sự tham gia ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ, việc phát triển dịch vụ là điều mà mỗi doanh nghiệp đều phải ý thức được tầm quan trọng của nó. Khả năng cạnh tranh mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích có thể thấy ngay từ đầu hoặc sau một thời gian nhất định. Như vậy, việc phát triển dịch vụ nắm giữ những vai trò quan trọng, đó là: - Phát triển dịch vụ giúp cho doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt hơn: Nhu cầu của người tiêu dùng là rất lớn, phong phú và có xu hướng ngày càng cao do điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Doanh nghiệp nào sớm thoả Page 9 Đề tài nghiên cứu khoa học mãn với những dịch vụ đang có, không có chính sách đầu tư nghiên cứu tìm hiểu thị trường, nhu cầu của khách hàng hợp lý… để phát triển dịch vụ thì dần dần sẽ bị khách hàng tẩy chay và dẫn đến phá sản. Ngược lại, doanh nghiệp nào quan tâm tới phát triển dịch vụ sẽ đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn, đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của khách hàng. Do vậy, trong hoạt động cung cấp dịch vụ, nghiên cứu phát triển dịch vụ là một phần rất quan trọng. - Phát triển dịch vụ giúp cho doanh nghiệp duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng: Trên cơ sở cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách hàng nhờ phát triển dịch vụ, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng sẽ trở nên ngày càng bền chặt. Ví dụ: doanh nghiệp nào cung cấp dịch vụ trọn gói thường là có những khách hàng trung thành hơn so với những doanh nghiệp chỉ cung cấp một dịch vụ nào đó trong một chuỗi các dịch vụ mà khách hàng cần. Sở dĩ như vậy là vì: khách hàng sẽ cảm thấy được phục vụ tốt hơn (được phục vụ từ đầu đến cuối) khi sử dụng dịch vụ trọn gói, không mất công sức và thời gian để tìm kiếm các nhà cung cấp các dịch vụ khác nhau chỉ để thực hiện một mục đích, hơn nữa lại tránh được sự không đồng bộ giữa các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Không những thế, tâm lý khách hàng lại thường ngại thay đổi một doanh nghiệp đã cung cấp cho mình cả một hệ thống các dịch vụ. - Phát triển dịch vụ tạo ra sự đa dạng hoá các loại hình dịch vụ trong doanh nghiệp nhằm tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường: Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, và doanh nghiệp nào biết cách tự làm mới mình, biết cách làm cho mình trở nên khác biệt với những doanh nghiệp khác sẽ có sức hút rất lớn đối với người tiêu dùng. Phát triển dịch vụ là một trong những cách làm mới mình rất hiệu quả. Nhờ có những dịch vụ khác lạ, đem lại ích lợi lớn cho khách hàng, tên tuổi của doanh nghiệp sẽ đi vào trí nhớ của khách hàng một cách dễ dàng. - Phát triển dịch vụ giúp bắt kịp với kỹ thuật mới, công nghệ mới: Tốc độ phát triển công nghệ như vũ bão khiến cho các doanh nghiệp luôn ở trong tình thế có thể bị tụt hậu bất cứ lúc nào. Đặc biệt là với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao (như viễn thông, tin học chẳng hạn) thì nguy cơ ấy là luôn luôn thường trực. Việc nghiên cứu phát triển dịch vụ đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm tòi, am hiểu những biến chuyển của thị Page 10 [...]... dịch vụ rộng rãi hơn 1.2.5.3 Nguồn lực tài chính Nguồn tài chính có vai trò rất quan trong việc phát triển dịch vụ Mọi hoạt động phát triển dịch vụ từ việc phát triển dịch vụ hiện có cho đến việc nghiên cứu đưa ra dịch vụ mới, nguồn nhân lực phụ trách các dịch vụ đó đều phải có nguồn kinh phí để thực hiện Page 18 Đề tài nghiên cứu khoa học CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG CHO DỊCH VỤ IPTV. .. thụ dịch vụ đó và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, làm tăng sản lượng dịch vụ hiện tại trên thị trường Đó có thể là sự thay đổi về phong cách (bao gồm sự thay đổi về trang trí, logo…) hay phát triển dựa trên việc hoàn thiện dịch vụ (ví dụ như thay đổi phương thức thanh toán sao cho thuận tiện hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng…) - Phát triển dịch vụ mới (phát triển theo chiều rộng): Là. .. cứu phát triển dịch vụ để đáp ứng thị trường ngách đó Và khi những dịch vụ mới đó thành công, mang lại giá trị tuyệt vời cho người tiêu dùng, thì doanh nghiệp vừa mở rộng được thị trường, lại vừa có thế mạnh tiên phong trong một thị trường nhất định 1.1.2.3 Các hướng phát triển dịch vụ Doanh nghiệp có thể phát triển dịch vụ theo 2 hướng sau: - Phát triển dịch vụ hiện tại (phát triển theo chiều sâu): Là. .. nghiên cứu phát triển dịch vụ ấy là những sản phẩm, dịch vụ mới (sản phẩm, dịch vụ mới ở đây có thể gồm các dạng: hoàn toàn mới về nguyên tắc chưa nơi nào có, sản phẩm dịch vụ cải tiến từ sản phẩm dịch vụ cũ, sản phẩm dịch vụ mới ở các nước khác) Và vấn đề thời điểm là quan trọng ở chỗ khi nào thì những sản phẩm, dịch vụ mới ấy được đưa vào triển khai và tung ra thị trường Những thời điểm đó có thể là: -... IPTV CỦA TẬP ĐOÀN BCVTVN 2.1 Dịch vụ IPTV của Tập đoàn BCVTVN Dịch vụ IPTV của VNPT, do VASC trực tiếp xây dựng và triển khai trên phạm vi toàn quốc với tên thương hiệu MyTV, là sản phẩm của sự hội tụ, chỉ với một thiết bị đầu cuối khách hàng có thể sử dụng rất nhiều dịch vụ khác nhau qua chiếc tivi Các dịch vụ được cung cấp trên hệ thống IPTV: - Dịch vụ truyền hình trên Internet: mang đến cho khách... tương tự như My TV như: dịch vụ giáo dục, dịch vụ thông tin mua sắm, dịch vụ âm nhạc theo yêu cầu, dịch vụ đọc báo Đối với những dịch vụ tương tự nay My TV cần phải phát triển nó theo chiều sâu, phát triển thêm các nội dung trong những nội dung đó VD như dịch vụ đọc báo: My TV nên đưa thêm audio về các thông tin trên báo, dịch vụ giáo dục có thể cung cấp bản ghi để người học có thể in ra… Page 35 Đề... dạng hoá các dịch vụ cung cấp cho khách hàng Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của mạng Internet băng thông rộng như hiện nay và nhu cầu thưởng thức các dịch vụ giải trí của khách hàng ngày càng cao là xu hướng tất yếu, MyTV của VNPT chắc chắn sẽ phát triển “bùng nổ” trong thời gian tới 2.2 Thực trạng cung cấp dịch vụ nội dung của dịch vụ MyTV Dịch vụ MyTV của VNPT dựa trên nền công nghệ IPTV tiên tiến... chiều rộng): Là việc phát triển, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng bằng cách mở rộng danh mục dịch vụ (thêm chủng loại dịch vụ mới), áp dụng dịch vụ mới du nhập từ nước ngoài, từ các đối thủ cạnh tranh hoặc triển khai nghiên cứu và phát triển dịch vụ mới căn bản, chưa từng có ở đâu 1.2 Các yếu tố chính ảnh hưởng tới việc phát triển dịch vụ Dễ thấy rằng, bất... qua MyTV Dịch vụ hiện thu hút rất nhiều khách hàng quan tâm và là không gian tốt cho việc quảng bá thương hiệu, hình ảnh cho các doanh nghiệp Dịch vụ Thể thao Người hâm mộ thể thao có cơ hội được thưởng thức những giải thể thao uy tín, chất lượng, những clip thể thao đặc sắc, những thông tin thể thao nóng hổi, hấp dẫn trên chuyên mục thể thao của MyTV Page 25 Đề tài nghiên cứu khoa học Lựa chọn dịch vụ. .. dụng Dịch vụ theo yêu cầu rất phong phú về thể loại: Phim theo yêu cầu, Truyền hình theo yêu cầu, Âm nhạc theo yêu cầu, Karaoke theo yêu cầu, Game theo yêu cầu - Dịch vụ tương tác và giá trị gia tăng với các chức năng tua đi - tua lại, tạm dừng, lưu trữ Dịch vụ gửi và nhận thư qua TV, Dịch vụ tin nhắn qua TV, Dịch vụ điện thoại thấy hình, Dịch vụ hội nghị truyền hình, Dịch vụ đọc báo trên TV, Dịch vụ thông . tài: Phát triển dịch vụ nội dung cho dịch vụ IPTV của Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam Page 3 Đề tài nghiên cứu khoa học CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ 1.1. Dịch vụ. CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN Phát triển dịch vụ nội dung cho dịch vụ IPTV của Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam Mã số:. thụ dịch vụ rộng rãi hơn. 1.2.5.3. Nguồn lực tài chính Nguồn tài chính có vai trò rất quan trong việc phát triển dịch vụ. Mọi hoạt động phát triển dịch vụ từ việc phát triển dịch vụ hiện có cho

Ngày đăng: 27/07/2014, 19:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1

  • TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

    • 1.1. Dịch vụ và phát triển dịch vụ

      • 1.1.1. Dịch vụ

        • 1.1.1.1. Khái niệm về dịch vụ

        • 1.1.1.2. Đặc trưng của dịch vụ

        • 1.1.2. Phát triển dịch vụ

          • 1.1.2.1. Vai trò của việc phát triển dịch vụ

          • 1.1.2.2. Thời điểm cần thiết phát triển dịch vụ đối với doanh nghiệp

          • 1.1.2.3. Các hướng phát triển dịch vụ

          • 1.2. Các yếu tố chính ảnh hưởng tới việc phát triển dịch vụ

            • 1.2.1. Môi trường công nghệ

            • 1.2.2. Yếu tố về nhà cung cấp

            • 1.2.3. Yếu tố về khách hàng

            • 1.2.4. Yếu tố về đối thủ cạnh tranh

              • 1.2.4.1. Đối thủ tiềm ẩn

              • 1.2.4.2. Đối thủ hiện tại

              • 1.2.5. Các nguồn lực của doanh nghiệp

                • 1.2.5.1. Nguồn nhân lực

                • 1.2.5.2. Nguồn lực vật chất

                • CHƯƠNG 2

                • THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG CHO DỊCH VỤ IPTV CỦA TẬP ĐOÀN BCVTVN

                  • 2.1. Dịch vụ IPTV của Tập đoàn BCVTVN

                  • 2.2. Thực trạng cung cấp dịch vụ nội dung của dịch vụ MyTV

                  • 2.3. Phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ nội dung của dịch vụ MyTV

                    • 2.3.1. Khách hàng

                    • 2.3.2. Đối thủ cạnh tranh

                    • 2.3.3. Sản phẩm thay thế

                    • 2.3.4. Các nhà cung cấp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan