Xuất khẩu lao động và việc làm lao động nông thôn tại Quảng Bình

10 416 1
Xuất khẩu lao động và việc làm lao động nông thôn tại Quảng Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyên đề: Xuất khẩu lao động và việc làm lao động nông thôn tại Quảng Bình MỤC LỤC: 1. Đặt vấn đề: Phần lớn dân số Việt Nam hiện nay vẫn tập trung ở khu vực nông thôn (hơn 60 triệu dân). Sau hơn 20 năm đổi mới, tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn của Việt Nam vẫn chiếm hơn 70%. Quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa vẫn đang tiếp tục được thực hiện, tuy vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động tương đối chậm. Lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn hiện vẫn chiếm tỷ lệ lớn, chiếm tới 71,1% lực lượng lao động cả nước. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động chậm, trong khi gia tăng dân số tự nhiên vẫn tiếp tục, cùng với những rủi ro của nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng đã và đang tạo ra những thách thức đối với vấn đề việc làm của khu vực này. Học viên: Bùi Văn Trọng Lớp Cao học PTNT khóa 19 1 Chuyên đề: Xuất khẩu lao động và việc làm lao động nông thôn tại Quảng Bình Lực lượng lao động khu vực nông thôn hiện nay khá trẻ do có tỷ lệ các nhóm tuổi 15-29 chiếm tới 1/3 tổng dân số trong độ tuổi lao động. Trong tương lai không xa, lực lượng này sẽ là động lực chính cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội nếu như chúng ta có những chiến lược tốt trong việc đào tạo, nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm… ngay từ bây giờ. • Những thách thức đối với vấn đề lao động, việc làm khu vực nông thôn Có nhiều thách thức đối với vấn đề lao động, việc làm tại khu vực nông thôn được nhận diện . - Với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện dại hóa nông thôn đòi hỏi việc tích tụ ruộng đất, cùng với việc cơ giới hóa trong nông nghiệp dã làm dôi dư một lực lượng lao động lớn trong nông nghiệp không có việc làm: - Quá trình đô thị hóa nông thôn dẫn đến việc thiếu đất sản xuất nông nghiệp. - Lao động nông thôn có mức thu nhập thấp và khoãng cách ngày càng lớn so với khu vực thành thị. - Tình hình diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh thường xuyên đe dọa đến sản xuất và đời sống của dân cư nông thôn. Trong bối cảnh những khó khăn, thách thức trên, việc tìm kiếm một nơi làm việc mới có thu nhập cao hơn, các điều kiện sống tốt hơn là mục tiêu của đa số lao động nông thôn. Vì vậy, một bộ phận không nhỏ lao động nông thôn đã lựa chọn cho mình biện pháp Xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động đã đáp ứng được nhu cầu cung cầu lao đông trên thị trường lao động quốc tế, đồng thời đã tạo cơ hội có nguồn thu nhập cao cho lao động nông thôn Việt Nam trong những năm vừa qua, góp phần thúc đẩy nhanh sự nghiệp xóa đói giảm nghèo ở trong nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng. 2. Các hình thức xuất khẩu lao động 2.1. Khái niệm về xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động là hoạt động mua_bán hàng hoá sức lao động nội địa cho người sử dụng lao động nước ngoài. + Người sử dụng lao động nước ngoài ở đây là chính phủ nước ngoài hay cơ quan, tổ chức kinh tế nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động trong nước. Học viên: Bùi Văn Trọng Lớp Cao học PTNT khóa 19 2 Chuyên đề: Xuất khẩu lao động và việc làm lao động nông thôn tại Quảng Bình + Hàng hoá sức lao động nội địa: muốn nói tới lực lượng lao động trong nước sẵn sàng cung cấp sức lao động của mình cho người sử dụng lao động nước ngoài. + Hoạt động mua_ bán : thể hiện ở chỗ người lao động trong nước sẽ bán quyền sử dụng sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định cho người sử dụng lao động nước ngoài để nhận về một khoản tiền dưới hình thức tiền lương (tiền công). Còn người sử dụng nước ngoài sẽ dùng tiền của mình mua sức lao động của người lao động, yêu cầu họ phải thực hiện công việc nhất định nào đó (do hai bên thoả thuận) theo ý muốn của mình. Nhưng hoạt động mua, bán này có một điểm đặc biệt đáng lưu ý là: quan hệ mua, bán chưa thể chấm dứt ngay được vì sức lao động không thể tách rời người lao động. Quan hệ này khởi đầu cho một quan hệ mới, quan hệ lao động. Và quan hệ lao động sẽ chỉ thực sự chấm dứt khi hợp đồng lao động ký kết giữa hai bên hết hiệu lực hoặc bị xoá bỏ hiệu lực theo thoả thuận của hai bên. Xuất khẩu lao động gồm hai nội dung: • Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; • Xuất khẩu lao động tại chỗ (XKLĐ nội biên): người lao động trong nước làm việc cho các doanh nghiệp FDI, các tổ chức quốc tế qua Internet. Người lao động ở đây bao gồm: người lao động làm các công việc như lao động phổ thông, sản xuất, giúp việc,…(những công việc ít đòi hỏi về trình độ chuyên môn); chuyên gia; tu nghiệp sinh. Chuyên gia: là những người lao động có trình độ chuyên từ bậc đại học trở lên; Tu nghiệp sinh (TNS): (Mới chỉ có ở Nhật Bản, Hàn Quốc) chỉ những người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn của nước nhập khẩu lao động và nếu muốn vào làm việc ở các nước này họ phải được hợp pháp hoá dưới hình thức TNS nghĩa là vừa làm vừa được đào tạo tiếp tục về trình độ chuyên môn kỹ thuật. 2.2. Các hình thức xuất khẩu lao động Hình thức xuất khẩu lao động: là cách thức thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do nhà nước quy định. ở Việt Nam cho đến nay đã tồn tại một số hình thức sau: Học viên: Bùi Văn Trọng Lớp Cao học PTNT khóa 19 3 Chuyên đề: Xuất khẩu lao động và việc làm lao động nông thôn tại Quảng Bình * Thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung: xuất khẩu lao động chủ yếu thông qua các hiệp định liên chính phủ và nghị định thư; * Bước sang thời kỳ mới, thời kỳ xuất khẩu lao động chịu tác động của thị trường thì nó bao gồm các hình thức sau: - Cung ứng lao động theo các hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết với bên nước ngoài. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ tuyển lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các hợp đồng cung ứng lao động. Đặc điểm của hình thức này: Các doanh nghiệp tự mình đảm nhiệm tất cả các khâu từ tuyển chọn đến đào tạo đến đưa đi và quản lý người lao động ở nước ngoài; Các yêu cầu về tổ chức lao động do phía nước tiếp nhận đặt ra; Quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật của nước tiếp nhận; Quá trình làm việc là ở nước ngoài, người lao động chịu sự quản lý trực tiếp của người sử dụng lao động nước ngoài; Quyền và nghĩa vụ của người lao động do phía nước ngoài bảo đảm. - Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài hoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh liên kết chia sản phẩm hoặc các hình thức đầu tư khác. Hình thức này chưa phổ biến nhưng sẽ phát triển trong tương lai cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Đặc điểm của hình thức này: + Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam sẽ tuyển chọn lao động Việt Nam nhằm thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng liên doanh_ liên kết giữa Việt Nam và nước ngoài; + Các yêu cầu về tổ chức lao động, điều kiện lao động do doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam đặt ra; Học viên: Bùi Văn Trọng Lớp Cao học PTNT khóa 19 4 Chuyên đề: Xuất khẩu lao động và việc làm lao động nông thôn tại Quảng Bình + Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam có thể trực tiếp tuyển dụng lao động hoặc thông qua các tổ chức cung ứng lao động trong nước; + Doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam trực tiếp đưa lao động đi nước ngoài, quản lý lao động ở nước ngoài cũng như đảm bảo các quyền lợi của người lao động ở nước ngoài. Vì vậy quan hệ lao động tương đối ổn định; + Cả người sử dụng lao động Việt Nam và lao động Việt Nam đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, phong tục tập quán của nước ngoài. - Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động nước ngoài. Hình thức này ở Việt Nam còn rất ít vì nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn, ngoại ngữ tốt, giao tiếp rộng, tìm hiểu rõ các thông tin về đối tác. 3. Thực trạng cộng tác xuất khẩu lao động giai quyết việc làm cho lao động nông thôn hiện nay. Theo báo cáo của Bộ LĐTB và xã hội, hiện có khoãng 500.000 lao động Việt Nam xuất khẩu lao động đến hơn 40 nước và vùng lãnh thổ , với khoãng 30 ngành nghề khác nhau. Bình quân mổi năm Việt Nam đưa 80.000 lao động đi làm việc, chiếm hơn 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm mổi năm. Tại Quảng Bình, xuất khẩu lao động có vai trò to lớn trong quá trình triển khai thực hiện chương trình mục tiêu giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững, nhất là đối với khu vực nông thôn. Trong năm 2012, toàn tỉnh đã có 2.090 lao động được tuyển dụng đi làm việc ở nước ngoài, chiếm 8,6% cơ cấu giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh ( theo chỉ tiêu giải quyết việc làm cho lao động trong năm là 24.000 lao động) . Cụ thể: Malaixia: 240 người; Đài Loan: 344 người; Hàn Quốc: 368 người; Nhật Bản: 93 người; Singapo: 10 người; CH Séc: 23 người; Quatar: 32 người; UAE: 20 người; MaCao: 60 người; CHLB Nga: 215 người; CHDCND Lào: 161 người; các nước khác: 506 người. Dẫn đầu trong hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh ta là huyện Bố Trạch với 1.121 người; tiếp đến là huyện Quảng Trạch: 355 người; thành phố Đồng Hới: 342 người Tiêu biểu trong công tác xuất khẩu lao động của huyện Bố Trạch năm 2012 là xã Bắc Trạch 337 người, Thanh Trạch 278 người, Đại Trạch 215 người, Hải Trạch 158 người Về cơ cấu ngành nghề: Lao động chăm sóc người bệnh và giúp việc gia đình chiếm tỷ lệ 41%; công nhân các nhà máy may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia Học viên: Bùi Văn Trọng Lớp Cao học PTNT khóa 19 5 Chuyên đề: Xuất khẩu lao động và việc làm lao động nông thôn tại Quảng Bình công cơ khí chiếm tỷ lệ 57,75%; lao động thuyền viên 0,56%; lao động trong lĩnh vực xây dựng 0,72%. 4. Hiệu quả từ xuất khẩu lao động đối với khu vực nông thôn: * Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Một trong những yếu tố chủ chốt của xuất khẩu lao động ở khu vực nông thôn là giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Theo các kết quả điều tra, phân tích nhận thấy, lực lượng tham gia xuất khẩu lao động có cơ hội việc làm tốt hơn và mức thu nhập cao hơn so với lao đọng trong nước . Cụ thể : Hàn Quốc 1.000 - 1200USD/tháng; Nhật bản từ 350 - 800 USD/tháng; Malaixia: 3,5 - 5 triệu đồng/tháng, UAE 300-900USD/tháng Sau khi trừ chi phí sinh hoạt thu nhập của người lao động tại các thị trường đơn giản như Malaysia là 2 - 3 triệu đồng/tháng, 6-7 triệu đồng/ tháng đối với các thị trường lao động trung bình như UEA, các thị trường như Hàn Quốc, Nhật bản mức thu nhập lên đến 15 - 20 triệu đồng/ tháng. Các khoản thu nhập này sau khi về nước được hầu hết các hộ gia đình sử dụng để chi tiêu hàng ngày đồng thời chi cho y tế, giao dục Như vậy nó gáp phần phân phối lại thu nhập từ nơi có thu nhập cao đến nơi có thu nhập thấp, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước. Các koản thu nhập này cũng là tạo nguồn vốn để các lao động sau khi về nước có nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tại địa phương. * Xây dựng cho lao động nông thôn có trình độ tay nghề và tác phong công nghiệp. Với yêu cầu khắt khe của môi trường làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các lĩnh vực sản xuất công nghệ cao đòi hỏi người lao động phải xây dựng cho mình tác phong làm việc và nâng cao tay nghề. Đây là yếu tố tích cực nhằm tạo điều kiện cho lao động có điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, tiếp thu công nghệ tiên tiến, rèn luyện tác phong công nghiệp, khi về nước có nhiều cơ hội để phát triển và tìm kiếm việc làm, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 5. Những tồn tại, hạn chế đối với công tác xuất khẩu lao động hiện nay: So với nhiều năm trước, năm 2012 cho thấy những khó khăn lớn làm cản trở hoạt động xuất khẩu lao động. Ngoài huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới là những địa phương vượt chỉ tiêu kế hoạch, còn lại 5 huyện khác đều có mức thực hiện rất thấp. Huyện Lệ Thủy chỉ có 55 người được đi lao động ở nước ngoài. Thấp nhất trong toàn tỉnh vẫn là huyện Minh Hóa, cả năm 2012 mới chỉ có vẻn vẹn 5 người đi xuất khẩu lao động. Nguyên nhân bắt đầu từ nhiều phía. Người dân Minh Hóa còn thiếu thông tin và chưa mấy mặn mà với công tác xuất Học viên: Bùi Văn Trọng Lớp Cao học PTNT khóa 19 6 Chuyên đề: Xuất khẩu lao động và việc làm lao động nông thôn tại Quảng Bình khẩu lao động.Việc tuyển chọn lao động trên địa bàn huyện Minh Hóa có những khó khăn lớn như vụ việc Công ty dịch vụ XKLĐ chuyên gia Thanh Hóa - Chi nhánh Hà Tĩnh có dấu hiệu lừa đảo với người lao động Minh Hóa chưa được các ngành quan tâm giải quyết dẫn đến người lao động bị mất niềm tin vào việc tham gia đăng ký xuất khẩu lao động; Một số lao động đã vay tiền nhưng không đi, một số lao động không đủ sức khỏe, ý thức chấp hành lao động kém nên bị kỷ luật trả về nước làm ảnh hưởng niềm tin đối với người lao động. Bên cạnh đó, chất lượng lao động của huyện còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động có thu nhập cao. Hạn chế trong công tác xuất khẩu lao động thể hiện ở sự thiếu thông tin về thị trường lao động thế giới. Đến nay tỉnh ta vẫn chưa có doanh nghiệp đủ điều kiện tiếp nhận nhu cầu thị trường các nước. Một số doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấp giấy phép về tuyển lao động trên địa bàn chưa có đủ thông tin cần thiết, cụ thể về quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, các loại phí môi giới, dịch vụ cũng như điều kiện tuyển chọn, thời gian xuất cảnh. Mặt khác, một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, không tạo được uy tín, gây mất lòng tin với người lao động. - Cũng phải thấy rằng, nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là chất lượng nguồn lao động còn hạn chế. Trình độ ngoại ngữ, tay nghề của người lao động còn thấp, một số chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động ngoài nước, đặc biệt các thị trường đòi hỏi có tay nghề, ngoại ngữ cao.Người lao động trong diện xuất khẩu thường thuộc đối tượng hộ nghèo trong khi một số thị trường có chi phí ban đầu cao, điều này dẫn tới những hệ lụy khó lường khi công việc xuất ngoại không được suôn sẻ. Bởi thực tế có những trường hợp người lao động phải vay nóng với lãi suất cao nhưng chuyện đi xuất khẩu lao động không thành đành phải chịu cảnh đã nghèo càng nghèo thêm. - Chính sách ưu đãi của nhà nước hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quyết định 470/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, quyết định 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chưa được các cấp các ngành, người lao động và doanh nghiệp quan tâm. - Việc giới thiệu, tìm kiếm việc làm cho lao động hồi hương về nước chưa được quan tâm, đa số lao động ở khu vực nông thôn sau khi về nước lại rơi vào tình cảnh không có việc làm. Các nguồn thu nhập lại chủ yếu dầu tư vào việc làm nhà, chi tiêu phục vụ đời sống, giáo dục nên tính bền vững chưa cao. 6. Định hướng Theo kế hoạch, trong những năm tiếp theo, toàn tỉnh đưa 2.300 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mởi năm , cụ thể huyện Bố Trạch 700 lao Học viên: Bùi Văn Trọng Lớp Cao học PTNT khóa 19 7 Chuyên đề: Xuất khẩu lao động và việc làm lao động nông thôn tại Quảng Bình động, Quảng Trạch 600 lao động, Đồng Hới 310 lao động, Lệ Thủy 220 lao động, Quảng Ninh 200 lao động, Tuyên Hóa 120 lao động, Minh Hóa 120 lao động. Theo tình hình thị trường lao động tại các nước hiện nay, thị trường xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc vẫn được đánh giá là ổn định và thuận lợi. Đặc biệt mới đây Chính phủ Hàn Quốc vừa mới ban hành nhiều chính sách có lợi đối với lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc như việc kéo dài thời hạn lao động tại Hàn Quốc đối với những người thực hiện tốt các quy định về hợp đồng lao động; ưu tiên giới thiệu việc làm tại các Công ty của Hàn Quốc sau khi về nước đúng thời hạn; Ưu tiên tái cảnh đối với lao động mà không cần phải thi kiểm tra tiếng Hàn, miễn giáo dục định hướng trước và sau khi nhập cảnh Ngoài ra cần tập trung phát triển thêm các thị trường công nghệ cao như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn độ Vì ở các thị trường này mức thu nhập cao và ổn định hơn so với các thị trường Đài loan, Macau, Malaysia Đây không là vấn đề không đơn giản. Bởi trong bối cảnh khủng hoảng của kinh tế toàn cầu, tại nhiều nước đã xuất hiện tình trạng mất việc làm, lương thấp, nhiệm vụ xuất khẩu lao động của tỉnh đặt ra với nhiều thách thức khó lường. Một số giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy công tác xuất khẩu lao động đạt hiệu quả cao trong thời gian tiếp theo: * Tiếp tục đẩy mạnh là tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đến tận người dân các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về xuất khẩu lao động; Các cấp chính quyền địa phương cần phải tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng nhiều hình thức; thông tin đầy đủ cho người lao động về nhu cầu, điều kiện thị trường, tiêu chuẩn tuyển chọn lao động để người lao động chủ động đầu tư học tập, nâng cao trình độ nghề nghiệp, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thị trường lao động quốc tế. * Phải có thông tin thường xuyên với trung tâm lao động ngoài nước, cục quản lý lao động ngoài nước để nắm bắt thị trường lao động thông qua các đơn hàng đã được thẩm định, cấp giấy phép, hạn chế hoạt động đưa xuất khẩu lao động trái phép. * Cần xem xét lựa chọn những thị trường mang tính ổn định, truyền thống trong hoạt động xuất khẩu lao động nhằm hạn chế rủi ro, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tham gia xuất khẩu lao động. Đẩy mạnh mô hình liên kết xã, phường, thị trấn với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có uy tín. Tổ chức hiệu quả các phiên giao dịch việc làm của tỉnh. Quan tâm tuyển chọn, cung ứng nguồn lao động có chất lượng Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động được giới thiệu tập Học viên: Bùi Văn Trọng Lớp Cao học PTNT khóa 19 8 Chuyên đề: Xuất khẩu lao động và việc làm lao động nông thôn tại Quảng Bình trung làm tốt công tác giáo dục định hướng, dạy nghề, ngoại ngữ và giải quyết kịp thời các vướng mắc, rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng đưa lao động đi làm việc nước ngoài. * Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó cần tập trung các ngành nghề mà thị trường lao động nước ngoài đang chú trọng như: cơ khí, điện tử, may mặc đặc biệt quan tâm đến một số lĩnh vực mới có thu nhập cao như xuất khẩu lao động làm trong lĩnh vực y tế, xây dựng tại thị trường UEA, Nhật bản Tài liệu tham khảo: - Cục lãnh sự, Bộ ngoại giao Việt Nam, Báo cáo tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài, Hà Nội, 12/2011. - Đặng Nguyên Anh, Vấn đề lao động, việc làm và phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn hiện nay www.gopfp.gov.vn/so11-68. - Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2011. - Phan Hòa, Xuất khẩu lao động, giải pháp tháo gỡ khó khăn. Báo Quảng Bình ngày 18/5/2013 - Quyết định số 470/QĐ-BLDTBXH của Bộ Lao động Thương Binh và xã hội ngày 19/4/2011 về việc hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê suyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020. - http://hdr.undp.org. Chương trình phát triển Liên hợp quốc - Trang thông tin điện tử Bộ lao động TB&XH dolab.gov.vn/index.aspx? mid=1177&sid =11&nid=1683 ( Cập nhật ngày 06/5/2013) - Tổng Cục thống kê, Số liệu thống kê dân số và lao động, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=435&idmid=3, [cập nhật ngày 06/5/2013]. - Viện nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, Thị trường lao động khi Việt Nam gia nhập WTO – Cơ hội, thách thức và những việc cần làm, http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=1679&cap=3&id=4168, Học viên: Bùi Văn Trọng Lớp Cao học PTNT khóa 19 9 Chuyên đề: Xuất khẩu lao động và việc làm lao động nông thôn tại Quảng Bình [cập nhật ngày 06/5/2013]. Học viên: Bùi Văn Trọng Lớp Cao học PTNT khóa 19 10 . khẩu lao động và việc làm lao động nông thôn tại Quảng Bình + Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam có thể trực tiếp tuyển dụng lao động hoặc thông qua các tổ chức cung ứng lao động trong. tác xuất khẩu lao động giai quyết việc làm cho lao động nông thôn hiện nay. Theo báo cáo của Bộ LĐTB và xã hội, hiện có khoãng 500.000 lao động Việt Nam xuất khẩu lao động đến hơn 40 nước và. thiếu thông tin và chưa mấy mặn mà với công tác xuất Học viên: Bùi Văn Trọng Lớp Cao học PTNT khóa 19 6 Chuyên đề: Xuất khẩu lao động và việc làm lao động nông thôn tại Quảng Bình khẩu lao động. Việc

Ngày đăng: 27/07/2014, 18:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan