xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại bidv đà nẵng

102 2.3K 77
xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại bidv đà nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các đồ thị, hình vẽ QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC GIAO ĐỀ TÀI PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BIDV : Bank for Investment and Development of Vietnam (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) BIDV Đà Nẵng: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Đà Nẵng BQ : Bình quân DN : Doanh nghiệp VHDN : Văn hóa doanh nghiệp KH : Kế hoạch TH : Thực hiện DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu 5 năm 2006 – 2010 30 Bảng 2.2. Số liệu huy động vốn, tín dụng của 10 ngân hàng lớn trên địa bàn TP Đà Nẵng năm 2008 – 31/12/2010 33 Bảng 2.3. Thị phần của 4 Ngân hàng TMNN trên địa bàn 34 Bảng 2.4. Hiệu quả hoạt động của 4 Ngân hàng TMNN trên địa bàn 35 Bảng 2.5. Các phong trào nghi lễ, nghi thức được tổ chức 39 Bảng 2.6. Mức độ hài lòng về triết lý quản lý và kinh doanh của Ngân hàng.43 Bảng 2.7. Mức độ hài lòng về Động lực của cá nhân và tổ chức 44 Bảng 2.8. Thái độ hài lòng đối với môi trường làm việc 45 Bảng 2.9. Thái độ sẵn sàng gắn bó với Ngân hàng lâu dài 45 Bảng 2.10. Mức độ hài lòng về các qui trình, qui định và chính sách 46 Bảng 2.11. Mức độ hài lòng về các chế độ chính sách dành cho nhân viên 47 Bảng 2.12. Mức độ hài lòng về hệ thống trao đổi thông tin trong Ngân hàng.47 Bảng 2.13. Mức độ hài lòng trong việc sử dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật48 Bảng 2.14. Mức độ hài lòng về các phong trào, nghi lễ, nghi thức được tổ chức49 Bảng 2.15. Đánh giá chung về văn hóa doanh nghiệp tại BIDV Đà Nẵng 51 Bảng 3.1. 10 nguyên tắc giao dịch khách hàng 63 Bảng 3.2. Danh mục trọng số các yếu tố VHDN tại BIDV Đà Nẵng 67 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ Hình 1.1. Tổng tài sản của BIDV từ năm 2006 – 2010 24 Hình 1.2 Vốn chủ sở hữu của BIDV từ năm 2006-2010 24 Hình 1.3. Lợi nhuận trước thuế của BIDV từ năm 2006 – 2010 25 Hình 1.4. Cơ cấu thu nhập thuần từ các hoạt động năm 2010 theo 2 chuẩn mực 25 Hình 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức BIDV Đà Nẵng 29 Hình 2.2: Hiệu quả hoạt động của BIDV qua 5 năm 2006 – 2010 31 Hình 2.3: Thị phần của 4 Ngân hàng TMNN trên địa bàn TP Đà Nẵng 34 Hình 2.4 Mức độ hài lòng về triết lý quản lý và kinh doanh của Ngân hàng 43 Hình 2.5 Mức độ hài lòng về Động lực của cá nhân và tổ chức 44 Hình 2.6 Mức độ hài lòng về các qui trình, qui định và chính sách 46 Hình 2.7 Mức độ hài lòng về hệ thống trao đổi thông tin trong NH 48 Hình 2.9 Mức độ hài lòng về tổ chức phong trào, nghi lễ, nghi thức 49 Hình 2.10 Đánh giá chung về văn hóa doanh nghiệp tại BIDV Đà Nẵng 52 Hình 3.1: Danh mục trọng số các yếu tố VHDN tại BIDV Đà Nẵng 68 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngày nay, cụm từ “văn hóa doanh nghiệp” là một khái niệm không còn trở nên xa lạ đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Nếu gõ từ khóa “văn hóa doanh nghiệp” vào trang tìm kiếm Google, chúng ta sẽ nhận được hơn 10 triệu kết quả, bao gồm những bài viết liên quan, bài lý luận cho đến những ví dụ điển hình. Có thể nhận thấy rằng văn hóa doanh nghiệp đang là đề tài rất được quan tâm, nhất là vào thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay, khi doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt để giữ nhân tài hay huy động nguồn vốn để duy trì, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. E. Heriot từng nói: “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị lãng quên – cái đó là văn hóa”. Điều đó khẳng định rằng, văn hóa doanh nghiệp là một giá trị tinh thần và hơn thế nữa, là một tài sản vô hình của doanh nghiệp. Song song đó, việc xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp cần được bắt đầu từ bên trong, vì bên trong có chiều sâu thì những gì thể hiện ở bên ngoài mới có tính chân thực. Nhân viên được xem như là khách hàng nội bộ và sự hài lòng, ủng hộ của họ đối với doanh nghiệp là tiền đề cho sự ủng hộ từ bên ngoài. Nhà quản trị cần xây dựng những giá trị cốt lõi dựa trên lợi ích chung giữa ông chủ, nhân viên và khách hàng. Những giá trị cốt lõi đó trước tiên cần được quán triệt từ những vị trí cao nhất trong doanh nghiệp và sau đó lan tỏa dần đến các nhân viên. Nếu kiên trì với cách làm này thì giá trị cốt lõi sẽ từng bước được nâng lên thành chuẩn mực mang tính bất khả xâm phạm, tạo ra sự cống hiến hết mình của nhân viên. Qua đó, tiềm năng của doanh nghiệp sẽ được đánh thức bằng chính niềm tự hào trong quá trình làm việc và mỗi nhân viên sẽ trở thành sứ giả cho việc quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, những thương 2 hiệu thành công thường không tuyên bố theo kiểu “bán những sản phẩm hay dịch vụ chất lượng cao” mà họ sẽ bán cái "giá trị văn hoá kết tinh trong sản phẩm đó”. Những công ty tồn tại hàng trăm năm luôn đặt văn hóa doanh nghiệp là "sản phẩm hàng đầu” mà họ theo đuổi, còn sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra là "sản phẩm thứ hai". Hay nói cách khác, nếu xây dựng thương hiệu là mở tài khoản tình cảm thật sự trong tim của khách hàng thì xây dựng văn hoá doanh nghiệp là nền tảng bền vững cho sự phát triển thương hiệu. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Đà Nẵng (BIDV Đà Nẵng) với bề dày lịch sử phát triển gần 30 năm (15/11/1976 – 15/11/2011) đã bước đầu tạo ra một nền tảng văn hóa doanh nghiệp cơ bản với những nét đặc thù riêng. Việc Xây dựng và phát triển nền văn hóa ấy sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh hiện nay là một vấn đề cần lưu ý. Không nằm ngoài mục đích nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại BIDV Đà Nẵng” nhằm nghiên cứu phát triển thêm các khía cạnh khác nhau của văn hóa doanh nghiệp, bổ sung và cải tiến môi trường văn hóa tại BIDV Đà Nẵng, từ đó góp phần nâng cao giá trị thương hiệu cũng như hiệu quả hoạt động của đơn vị trong tương lai. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Đề tài “Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại BIDV Đà Nẵng” nhằm hướng đến mục đích: - Duy trì những bản sắc văn hóa doanh nghiệp đặc thù của BIDV Đà Nẵng, qua đó dựa vào tình hình cụ thể sẽ Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp phù hợp với con người, tập quán kinh doanh của BIDV Đà Nẵng trong điều kiện thực tế hiện nay. - Bên cạnh đó, việc Xây dựng và phát triển tốt văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu của BIDV Đà Nẵng, tạo động lực phát triển trong cả ngắn hạn và dài hạn. 3 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng: Các yếu tố liên quan đến văn hóa doanh nghiệp - Phạm vi nghiên cứu: Tại BIDV Đà Nẵng 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở: - Tổng hợp cả mặt lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa DN. - Tìm hiểu tình hình cụ thể về đặc điểm văn hóa doanh nghiệp tại BIDV Đà Nẵng. - Từ đó sẽ tiến hành phân tích, đánh giá những mặt còn tồn tại và những mặt cần phát huy của văn hóa doanh nghiệp tại BIDV Đà Nẵng (có chứng minh bằng điều tra, khảo sát). - Trên cơ sở đó sẽ tiến hành xây dựng, Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp sao cho phù hợp với hoàn cảnh và mang đậm “dấu ấn” BIDV Đà Nẵng. 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Luận văn với đề tài “Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại BIDV Đà Nẵng” đã: - Khái quát hóa được những nội dung trong văn hóa doanh nghiệp. - Tổng hợp về tình hình thực tế văn hóa doanh nghiệp tại BIDV ĐN. - Đề xuất một số nội dung nhằm duy trì, Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại BIDV Đà Nẵng. 5. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại BIDV Đà Nẵng Chương 3: Xây dựng và phát triển VHDN tại BIDV ĐN. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm về văn hóa Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ẩn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên 1 . Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa 2 Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức ) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng 3 . Ở mức chung nhất, có thể phân biệt hai cách hiểu về văn hóa theo nghĩa rộng và văn hóa theo nghĩa hẹp: - Xét về phạm vi thì văn hóa theo nghĩa hẹp thường được đồng nhất với văn hóa tinh hoa. Văn hóa tinh hoa là một kiểu văn hóa chứa những giá trị đáp ứng các nhu cầu bậc cao của con người. Theo nghĩa này, văn hóa thường được đồng nhất với các loại hình nghệ thuật, văn chương. - Xét về hoạt động thì văn hóa theo nghĩa hẹp thường được đồng nhất với văn hóa ứng xử. Theo hướng này, văn hóa thường được hiểu là cách sống, cách nghĩ và cách đối xử với người xung quanh. 1 Nguyên nghĩa của văn là “xăm thân”, chữ văn là hình vẽ một con người với thân hình được trang trí bằng nhiều hình vẽ, Từ nguyên (Nguồn gốc của chữ Hán), Thượng Hải, 1954. 2 Lương Văn Kế, trang 314 3 Lương Văn Kế, trang 319-320 5 - Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người 4 . Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất. Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm của người thông minh (homo sapiens). Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính con người không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còn của chủng loài mình. Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên. Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới 5 . Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo 4 Macionis, trang 82 5 Lương Văn Kế, trang 313 6 cách gọi của châu Âu) 6 , dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều. Một trong những cách đó phân loại các định nghĩa về văn hóa thành những dạng chủ yếu sau đây 7 : - Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus" mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người". Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588-1679): "Lao động giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần". - Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa bao hàm, chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) đã định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội 8 . - Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định nghĩa đó là của Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ: văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống 9 . - Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị, chẳng hạn William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi 6 Lương Văn Kế, trang 322 7 Phạm Khiêm Ích, tập I, trang 7-17 8 Edward B. Tylor, Văn hóa học 9 Lý thuyết văn hóa những năm 1920 [...]... văn hóa giống tổ chức kia, dù họ có thể giống nhau nhiều điểm Tựu trung lại, văn hóa doanh nghiệp không chỉ giới hạn đơn thuần trong phạm trù văn hóa tổ chức, hay trong cặp quan hệ văn hóa kinh doanh và “kinh doanh có văn hóa Văn hóa doanh nghiệp có thể được xem như là “một tiểu văn hóa (subculture) mang những nét cơ bản như sau: - Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống của các giá trị do doanh nghiệp. .. để xây dựng văn hoá doanh nghiệp Các giá trị cốt lõi phải là các giá trị không phai nhòa theo thời gian và là trái tim và linh hồn của doanh nghiệp 3 Xây dựng tầm nhìn mà doanh nghiệp sẽ vươn tới Tầm nhìn chính là bức tranh lý tưởng về doanh nghiệp trong tương lai Tầm nhìn chính là định hướng để xây dựng văn hoá doanh nghiệp Có thể doanh nghiệp mà ta mong muốn xây dựng hoàn khác biệt so với doanh nghiệp. .. dài hàng thập kỷ Việc xây dựng VHDN không phải là một khẩu hiệu, nó phải được sự vun đắp của từng cá nhân trong tổ chức doanh nghiệp đó, xây dựng văn hóa là chìa khóa để doanh nghiệp được trường tồn Có thể nói nôm na xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp bằng cách thức như sau: XÂY DỰNG VHDN = THIẾT LẬP CHUẨN MỰC + TẠO THÓI QUEN 15 Tuy nhiên trên thực tế, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải trải... nghiệp văn hóa do Hiệp hội UNESCO Hà Nội – Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam trao tặng TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Dưới một góc độ nào đó, văn hóa doanh nghiệp là cấu thành và công cụ quản lý quan trọng của doanh nghiệp Thông qua xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ định hướng và điều chỉnh tư duy, suy nghĩ và hành động của các thành viên trong doanh nghiệp, cũng như định hướng suy nghĩ và. .. của doanh nghiệp Quy mô doanh nghiệp càng gia tăng, vai trò của văn hóa doanh nghiệp càng trở lên quan trọng Khi quy mô kinh doanh gia tăng, doanh nghiệp cần triển khai 28 phân cấp, phân quyền Văn hóa doanh nghiệp trở thành chất kết dính của toàn bộ hệ thống Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh hiện nay thì "văn hóa doanh nghiệp" ngày càng thể hiện tầm quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển. .. thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng Nam – Đà Nẵng Ngày 20/11/1994, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng Nam – Đà Nẵng được đổi tên lại thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Nam – Đà Nẵng, hoạt động như một Ngân hàng thương mại khi việc cấp phát vốn chuyển sang Cục Đầu tư và Phát triển Ngày 01/01/1997, do việc tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng trực thuộc Trung ương,... của doanh nghiệp Vì vậy "văn hóa doanh nghiệp" , một đề tài lớn cần được các nhà quản trị nghiên cứu một cách đầy đủ và là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp nói chung và của ngân hàng nói riêng, trong đó có BIDV 29 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI BIDV ĐÀ NẴNG 2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BIDV ĐÀ NẴNG 2.1.1 Lịch sử quá trình hình thành và. .. và doanh nghiệp nào cũng có văn hoá của riêng mình Chỉ có điều văn hoá được thể hiện như thế nào và doanh nghiệp đó có phát hiện ra những giá trị tốt để phát huy và những giá trị chưa tốt để thay đổi hay không Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ những gì nhỏ nhất, cụ thể, không chung chung Văn hóa doanh nghiệp có vô vàn hình thức biểu hiện, nhưng muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải thực hiện... gia thị trường hiểu và chấp nhận 1.2 VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp Nó giúp doanh nghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời của những người sáng lập Nhiều người cho rằng văn hoá doanh nghiệp là một tài sản của doanh nghiệp Cụ thể hơn, văn hoá doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu xung đột; điều phối và kiểm soát; tạo... giá trị văn hoá mong muốn là điều cần thiết nếu doanh nghiệp muốn văn hóa thực sự phục vụ cho định hướng phát triển chung, góp phần tạo nên sức mạnh cạnh tranh của mình - Văn hóa doanh nghiệp có “tính giá trị”: Không có văn hóa doanh nghiệp “tốt” và “xấu” (cũng như cá tính, không có cá tính tốt và cá tính xấu), chỉ có văn hoá phù hợp hay không phù hợp (so với định hướng phát triển của doanh nghiệp) . phát triển văn hóa doanh nghiệp tại BIDV Đà Nẵng nhằm nghiên cứu phát triển thêm các khía cạnh khác nhau của văn hóa doanh nghiệp, bổ sung và cải tiến môi trường văn hóa tại BIDV Đà Nẵng, . hành xây dựng, Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp sao cho phù hợp với hoàn cảnh và mang đậm “dấu ấn” BIDV Đà Nẵng. 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Luận văn với đề tài Xây dựng và phát triển văn. TÀI Đề tài Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại BIDV Đà Nẵng nhằm hướng đến mục đích: - Duy trì những bản sắc văn hóa doanh nghiệp đặc thù của BIDV Đà Nẵng, qua đó dựa vào tình hình

Ngày đăng: 27/07/2014, 18:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Phong trào, nghi lễ, nghi thức: Đây là lớp cấu thành văn hoá bề nổi, phản ánh đời sống, sinh hoạt của công ty. Tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, nhưng ảnh hưởng của nó đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng rất lớn. Nó tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của công ty, tạo ra sự khác biệt của công ty với bên ngoài, tạo hình ảnh tốt cho công ty trước cộng đồng qua đó góp phần xây dựng thương hiệu ... Do vậy, để thực sự tạo ra “cá tính” của doanh nghiệp, tạo ra sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp, doanh nhân, cán bộ quản lý cấp cao, các nhà lãnh đạo và quản lý các cấp khác phải nhất thiết tham gia vào quá trình xây dựng văn hoá của tổ chức mình.

  • Ngân hàng thương mại (NHTM) là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, có những đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế - tài chính. Cũng giống như các doanh nghiệp phi tài chính, các NHTM luôn phải đối đầu với những thách thức của thị trường cạnh tranh và đầy biến động. Hơn nữa, kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh đặc biệt, có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khác trong nền kinh tế.

  • NHTM có đặc điểm giống như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, cũng sử dụng các yếu tố sản xuất như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động (tiền vốn) làm yếu tố đầu vào, để sản xuất ra những yếu tố đầu ra dưới hình thức dịch vụ tài chính mà khách hàng yêu cầu. Tuy nhiên, khác với các doanh nghiệp khác, NHTM là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, mà trong hoạt động kinh doanh thể hiện qua các đặc điểm sau:

  • - Vốn vừa là phương tiện, vừa là mục đích kinh doanh nhưng cũng là đối tượng kinh doanh của NHTM. Và chính đặc điểm này sẽ bao trùm hơn và rộng hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.

  • - NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác. Vốn tự có của NHTM chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động, nên việc kinh doanh của NHTM luôn gắn liền với nguồn vốn huy động – cho vay.

  • - Hoạt động kinh doanh của NHTM có liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hoạt động và nhiều đối tượng khác nhau. Do đó, hình ảnh và hiệu quả hoạt động của NHTM có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tâm lý của người dân, cũng như của cả nền kinh tế.

  • Như vậy, hoạt động kinh doanh của NHTM có những đặc thù riêng mà các doanh nghiệp trong các ngành khác không có. Đồng thời, hoạt động kinh doanh của NHTM diễn tiến liên tục trong mỗi loại hình nghiệp vụ và các sản phẩm của NHTM có mối liên hệ với nhau rất chặt chẽ.

  • Tuỳ theo mô hình quản lý của từng ngân hàng nhưng nhìn chung bộ phận ngân hàng thường gồm hai thành phần gọi “nôm na” là “Tiền - Hậu” (Front – Back). Khi khách hàng đến giao dịch thì trực tiếp tiếp xúc với bộ phận giao dịch khách hàng (giao dịch viên, cán bộ quan hệ khách hàng… ), là “mặt tiền” của ngân hàng, còn những thành phần khác như kế toán nội bộ, quản trị tín dụng, kiểm soát nội bộ… thì hầu như không tiếp xúc với khách hàng, là phần ‘hậu”, xử lý các công việc nội bộ của ngân hàng. Do đó, trong tâm thức khách hàng, văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng thường gắn liền phong cách làm việc của bộ phận giao dịch, hay nói cách khác, đó chính là “bộ mặt” của ngân hàng.

  • Bên cạnh đó, hoạt động hiện nay của các ngân hàng đang có sự cạnh tranh gay gắt. Do đó, để thu hút khách hàng, bên cạnh việc nâng cao chất lượng tiện ích của sản phẩm dịch vụ, một lời giải quan trọng trong bài toán cạnh tranh chính là việc sử dụng cẩm nang văn hóa kinh doanh, trong đó có phong cách giao dịch của nhân viên ngân hàng. Qua giao tiếp với khách hàng, hình ảnh nhân viên ngân hàng phản ánh hình ảnh của ngân hàng. Một sự không thỏa mãn của khách hàng sẽ ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng và ngược lại hình ảnh đẹp về một ngân hàng sẽ được thừa nhận và truyền bá nếu nhân viên giao dịch làm hài lòng khách hàng.

  • Trong khi đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam lại đang quá chú trọng tới hình thức bên ngoài, trong khi hàng loạt các yếu tố quan trọng như phong cách làm việc hiện đại, đạo đức kinh doanh, sự tôn trọng khách hàng và quan hệ nội bộ trong ngân hàng lại không được các ngân hàng quan tâm.

  • Mặt khác, phong cách làm việc của một ngân hàng hiện đại ở Việt Nam còn rất yếu. Nhưng đó chưa phải là hạn chế duy nhất được chỉ ra. Bất cập của các ngân hàng thương mại Việt Nam so với các ngân hàng trên thế giới còn ở chỗ, chưa xây dựng cho được hàng loạt quan niệm như: Hướng tới thị trường, đặt khách hàng lên trên hết, phục vụ là thứ nhất, doanh lợi là thứ hai...

  • Một ngân hàng nước ngoài khi tham gia vào thị trường Việt Nam đã lấy phương châm "Am hiểu văn hóa địa phương" để thâm nhập và xây dựng hình ảnh của mình, cạnh tranh với các ngân hàng trong nước. Ðiều đó có thể thấy văn hóa là một yếu tố rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách kinh doanh và tầm nhìn chiến lược mà các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng phải quan tâm xây dựng.

  • Khi phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt ngày càng gia tăng từ các đối thủ nước ngoài đã có nhiều năm kinh nghiệm Xây dựng và phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các ngân hàng phải biết tư duy mang tính chiến lược hơn.

  • Mặt khác, văn hóa không phải như quy chế, nội quy lao động mà mỗi CBNV ngân hàng bắt buộc phải thực hiện. Ðể kinh doanh có văn hóa ở mọi nơi, mọi lúc, cần hơn sự tuyên truyền giáo dục, vận động CBNV, trang bị cho họ những kiến thức, giúp họ nâng cao nhận thức và hiểu sâu sắc ý nghĩa, yêu cầu của việc thực hiện văn hóa kinh doanh trong từng hoạt động ngân hàng. Từ nhận thức, chuyển biến thành hành động, dần trở thành phổ biến và đi vào nền nếp. Khi đó văn hóa trở thành một yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của ngân hàng.

  • Hiện nay đã và đang có sự chuyển dịch về nhân sự từ các NHTM trong nước theo hướng từ các NHTM nhà nước sang các NHTM cổ phần và có thể sẽ là các NHTM nước ngoài. Bên cạnh việc nâng cao mức thu nhập, NHTM hay doanh nghiệp nói chung cần xây dựng những hình ảnh, bản sắc riêng mang tính truyền thống, để từ đó có thể thu hút được sự quan tâm, hấp dẫn người mới, người có tài đến đầu quân và những người hiện đang làm việc có thể tin tưởng gắn bó lâu dài. Thực tế đã chứng minh, có những người chấp nhận rời bỏ nơi làm việc có thu nhập cao nhưng không phù hợp để được làm việc ở nơi phù hợp hơn dù thu nhập có ít đi. Ðiều đó cho thấy một khi cuộc sống đã khá lên, thì vấn đề "cơm, áo, gạo, tiền" không còn là áp lực duy nhất để người ta chọn chỗ làm, nhất là đối với những người có thâm niên và trình độ cao. Cái mà họ còn cần chính là một môi trường làm việc, mà ở đó với cơ chế tuyển chọn công minh, mọi người được sắp xếp, giao phó những công việc phù hợp với khả năng ngành nghề đã được học tập nghiên cứu để tài năng của họ có điều kiện phát huy và được nhìn nhận một cách đúng đắn. Do đó, bất kỳ ngân hàng nào muốn tạo dựng được lòng tin trong mắt khách hàng, cũng như muốn giữ cho mình những nhân viên giỏi, quản lý rủi ro thật hiệu quả thì nhất thiết phải tạo lập được một nền văn hóa doanh nghiệp thật tốt.

  • Tóm lại, kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng rất cần đến văn hóa ứng xử để thành công. Và văn hóa doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển bền vững ở từng ngân hàng khi từng cán bộ nhân viên ngân hàng thấu hiểu được bản chất của nó, còn nhà quản trị ngân hàng cụ thể hóa thành các chuẩn mực, đồng thời có các biện pháp giáo dục, đào tạo và khuyến khích mọi người thực hiện một cách nghiêm túc, tự giác. Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự phát triển bền vững của mỗi ngân hàng, liên kết các thành viên trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ thống. Tuy văn hóa doanh nghiệp không thể thay thế các nguồn lực khác của ngân hàng như vốn, công nghệ, kỹ thuật, nhân lực... nhưng nó lại có thể tạo ra môi trường và cách thức để phát huy cao nhất hiệu quả các nguồn lực trên. Thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp, không những hình ảnh ngân hàng trong tiềm thức khách hàng sẽ ngày càng đẹp hơn mà nó chính là cơ hội để mỗi cán bộ, nhân viên, người lao động hoàn thiện mình.

  • Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh hiện nay thì "văn hóa doanh nghiệp" ngày càng thể hiện tầm quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy "văn hóa doanh nghiệp", một đề tài lớn cần được các nhà quản trị nghiên cứu một cách đầy đủ và là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp nói chung và của ngân hàng nói riêng, trong đó có BIDV.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan