Để cụm động từ “dễ tiêu” hơn (P.2) pdf

5 286 1
Để cụm động từ “dễ tiêu” hơn (P.2) pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Để cụm động từ “dễ tiêu” hơn (P.2) Về mặt ngữ pháp, cụm động từ có chút khác biệt so với động từ. Vì vậy, giáo viên cần có cách dạy tương ứng phù hợp để khai thác hết giá trị của chúng. Sau đây là một vài lời khuyên bổ ích khi xử lý cụm động từ. III. Tiểu từ Cụm động từ thường được tạo nên bởi hai thành tố: động từ và tiểu từ. Ý nghĩa của những tiểu từ (như ‘up’/ ‘on’/ ‘in’ .v.v…) là nguyên nhân khiến nhiều học viên nhầm lẫn về nghĩa của cả cụm. Ví dụ: Nguời Anh thường sử dụng giới từ ‘up’ để diễn đạt sự tăng lên như ‘grow up’ (lớn lên); ‘heat up’ (đun nóng lên); ‘hurry up’ (nhanh lên); ‘cheer up’ (phấn chấn lên). Nhưng học viên không thể suy luận nghĩa của cụm ‘split up’ (chia tay/ tan vỡ) theo hướng đó. Có rất nhiều sách bài tập được biên soạn tập trung vào ý nghĩa của tiểu từ cũng như giúp cho học viên nhạy cảm hơn với ý nghĩa chung của một nhóm từ nhất định. Những bài tập dạng này rất hữu ích trong việc nâng cao sự tự tin của học viên khi gặp phải cụm động từ trong thực tế vì họ cảm thấy mình có một công cụ hiệu quả để giải mã ý nghĩa của những từ/ cụm từ vô cùng khó hiểu trước đây. Ngay cả khi giáo viên có lưu ý học viên của mình rằng việc khái quát hoá ý nghĩa của một tiểu từ không phải luôn đúng với mọi cụm động từ mà tiểu từ ấy xuất hiện thì những bài tập dạng trên vẫn rất giá trị. Chúng giúp học viên hiểu ý nghĩa cụm động từ dễ dàng hơn, nhớ lâu hơn và có thể sử dụng tốt hơn khi cần. IV. Dấu trọng âm Nghiên cứu cho thấy đối với học viên những từ phát âm khó thường khó học hơn những từ dễ phát âm. Cách phát âm cụm động từ không quá phức tạp nhưng không ít học viên đặt nhầm trọng âm. Họ thường rất miễn cưỡng đặt trọng âm vào tiểu từ khi nói. Ví dụ: Trong câu “We did the kitchen up” (Chúng tôi đã trang trí lại nhà bếp), trọng âm câu rơi vào “kitchen”. Vì thế khi thay thế danh từ này bằng một đại từ “We did it up”, vị trí trọng âm của câu vẫn không hề thay đổi. Do đó họ thường không nắm được chính xác tân ngữ sẽ đứng đâu so với vị trí của cụm động từ ‘do up’. Một cách giúp học sinh khắc phục điều này là dùng hình ảnh/ biểu đồ. Giáo viên có thể vẽ những ô vuông nho nhỏ trên bảng và dùng chúng để đánh dấu trọng âm từ hay trọng âm câu trong một ngữ cảnh cụ thể để học sinh luyện tập phát âm chuẩn hơn. V. Dạng thức ngữ pháp Khi học cụm động từ, học viên thường băn khoăn xem chúng có thể tách rời hay không, cần có tân ngữ hay không cần tân ngữ, mang sắc thái trang trọng hay thân mật. Để giải quyết vấn đề trên, giáo viên có thể tập trung vào những nguyên tắc ngữ pháp để phân biệt chúng thuộc loại nào. Giáo viên cũng có thể đưa ra nhiều ví dụ trong ngữ cảnh cụ thể nhưng ngắn gọn để học sinh rèn luyện tư duy ngôn ngữ vì đọc được coi là phương tiện quan trọng để củng cố vốn từ vựng. Các nghiên cứu đã khẳng định rằng đọc một văn bản bằng ngôn ngữ bạn đang học là một cách học tiếng tuyệt vời ngay cả khi bạn không hay nói ra những gì bạn nghĩ thành lời. Học và sử dụng đúng cụm động từ không hề dễ dàng nhưng bằng cách chuẩn bị cho học viên cách giải quyết những vấn đề có thể phát sinh, sự sợ hãi và lo lắng của họ khi đụng phải cụm động từ sẽ chỉ là chuyện quá khứ. Source: Diệu Linh ctv_edu021 . Để cụm động từ “dễ tiêu” hơn (P. 2) Về mặt ngữ pháp, cụm động từ có chút khác biệt so với động từ. Vì vậy, giáo viên cần có cách dạy tương ứng phù hợp để khai thác hết giá. một vài lời khuyên bổ ích khi xử lý cụm động từ. III. Tiểu từ Cụm động từ thường được tạo nên bởi hai thành tố: động từ và tiểu từ. Ý nghĩa của những tiểu từ (như ‘up’/ ‘on’/ ‘in’ .v.v…) là. ý nghĩa cụm động từ dễ dàng hơn, nhớ lâu hơn và có thể sử dụng tốt hơn khi cần. IV. Dấu trọng âm Nghiên cứu cho thấy đối với học viên những từ phát âm khó thường khó học hơn những từ dễ phát

Ngày đăng: 27/07/2014, 16:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan