Đề tài: Tìm hiểu hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xã Eawy huyện Ea Hleo tỉnh Đăk Lăk ppsx

43 437 1
Đề tài: Tìm hiểu hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xã Eawy huyện Ea Hleo tỉnh Đăk Lăk ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp Đề tài Tìm hiểu hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xã Eawy huyện Ea Hleo tỉnh Đăk Lăk 1 MỤC LỤC PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 4 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 6 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 6 PHẦN HAI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7 2.1. Cơ sở lý luận 7 2.1.1. Một số khái niệm 7 2.1.2. Vị trí và đặc điểm của đất đai trong nông nghiệp 7 * Vị trí: : Ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được trong quá trình 8 sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nó đóng vai trò cố định cho sự tồn tài và phát triển nông nghiệp, vì: 8 - Ruộng đất là đối tượng lao động khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động vào đất làm thay đổi hình dạng thông qua cày, bừa, lên luống 8 - Ruộng đất là tư liệu lao động, khi con người tác động lên đất thông qua các thuộc tính lý , hóa, sinh học và các thuộc tính khác để tác động lên cây trồng 8 * Đặc điểm- Đất đai được sử dụng trong nông nghiệp có giới hạn về diện tích. 8 - Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều: 8 + Việc sản xuất kinh doanh nông nghiệp phải gắn liền với vị trí của đất đai, phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng và chất lượng đất ngay trên vùng đất đó. 8 + Ruộng đất có chất lượng không đồng đều giữa các khu vực và ngay trên cùng 1 cánh đồng. Vì vậy trong quá trình sử dụng cần cải tạo và bồi dưỡng đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng 8 - Nếu khai thác sử dụng đúng và hiệu quả thì sức sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên, sức sản xuất của đất đai gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ thâm canh và biện pháp khoa học kĩ thuật 8 2.1.3. Các lý thuyết có liên quan 8 2.1.3.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất 8 a. Sử dụng đất là gì? 8 b. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất 9 2 a. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất 10 b. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất 11 c. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất 12 PHẦN BA: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 16 3.2. Phương pháp nghiên cứu 22 PHẦN BỐN: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. Thực trạng sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 25 4.2. Thảo luận 33 4.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 37 PHẦN NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39 5.1. Kết luận 39 5.2. Kiến nghị 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 3 PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là một nước có nền nông nghiệp lâu đời với hơn 70% dân số sống ở nông thôn – nơi sản xuất ra lượng lớn lương thực, thực phẩm cung cấp cho xã hội. Nông nghiệp là một trong hai ngành kinh tế quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội, nó cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ và các ngành khác. Khi nói đến sản xuất nông nghiệp thì không thể không nói đến đất đai, về cơ bản nếu không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp, vì thế trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay đang đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi công tác quản lý, khai thác và sử dụng đất đai tốt hơn, chủ động hơn làm cho đất đai trở thành nguồn lực quan trọng tham gia vào quá trình công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước. Trên quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới trong công tác quản lý đất đai từ Trung ương cho đến cấp cơ sở, bằng cách giao khoán dài hạn cho người sản xuất, nhằm khai thác triệt để khả năng sinh lợi từ đất. Mặt khác, bên cạnh công tác quản lý đất đai Đảng và Nhà nước ta còn thực hiện công tác chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất vì đất là ngồn tài nguyên vô cuùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt , là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống, là địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Hiện nay việc sử dụng đất còn nhiều khó khăn và bất cập. Do đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, bên cạnh đó do sự phân bố đất đai không đều, dẫn đến việc sử dụng đất chưa hợp lý. Chính vì vậy trong quá trình sử dụng phải khai thác hợp lý, tiết kiệm đồng thời không ngừng công tác bồi dưỡng cải tạo đất nhằm nâng cao sức cản xuất của đất, tích cực mở rộng diện tích đất bằng cách khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, từng bước tăng diện tích đất canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp. Đồng thời phải có định hướng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Kế hoạch sử dụng đất đai phải được tiến hành trước một bước để trên cơ sở đó các cấp chính quyền và ban ngành sử dụng đất tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất đai có hiệu quả, nhằm tránh 4 gây lãng phí, tránh sự tranh chiếm hủy hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái môi trường , gây tổn thất hoặc kìm hãm sự phát triển của sản xuất, phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại do: Một là: Tài nguyên đất vô cùng quý giá. Bất kì nước nào đều là tư liệu sản xuất nông – lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân. Hai là: tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Toàn lục đại trừ diện tích đóng băn vĩnh cửu (1.360 triệu héc-ta) chỉ có 13.340 triệu héc-ta. Trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do qua lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dưỡng, hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản xuất hoặc do bom đạn chiến tranh. Ba là: Diện tích đất tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kĩ thuật. Bốn là: Do diều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của chiến tranh nen diện tích đất đáng kể của lục địa đã,đang và sẽ còn bị thoái hóa hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Năm là: Lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm. Vì vậy mỗi khi sử dụng đất đang sản xuất nông nghiệp cho các mục đích khác cần canh nhắc kỷ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt. Huyện Ea H’leo cũng như các huyện khác của tỉnh Đắk Lắk phát triển sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Xã EaWy là một trong những xã nghèo thuộc huyện Ea H’leo, với tổng diện tích tự nhiên là 9054 ha và 9 thôn , với đa số dân sống bằng nghề nông, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trình độ sản xuất, thâm canh cây trồng của nhân dân trong vùng còn rất hạn chế, trình độ dân trí chưa theo kịp với nhu cầu phát triển của sản xuất thị trường, trong khi đó giá vật tư nông nghiệp ngày càng tăng cao, giá sản phẩm nông nghiệp bấp bênh nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy việc định hướng cho người dân trong xã nói chung 5 và người dân ở thôn 3 nói riêng trong khai thác, sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả là một trong những vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân tại địa phương. Xuất phát từ vấn đề trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xã Eawy huyện Ea Hleo tỉnh Đăk Lăk” để từ đó có thể đưa ra các giải pháp giúp người dân sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, áp dụng nuôi trồng các cây con cho hiệu quả kinh tế cao. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sử dụng đất hàng năm ở thôn 3 xã Ea Wy - Đề xuất biện pháp chủ yếu nhằn nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xã Ea Wy 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xa Ea Wy 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu ở thôn 3 xã Eawy huyện Ea Hleo tỉnh Đăk Lăk - Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ ngày: 01/ 4 /2011- 20 / 06 / 2011 Thời gian thu nhập số liệu thứ cấp trong 3 năm; 2008 – 2010. Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2010 6 PHẦN HAI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm * Khái niệm chung về đất Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất; Theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống xã hội của loài người. Luật đất đai 2003 của Việt Nam quy định: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, và là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố cáckhu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng * Đất nông nghiệp: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất; Theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống xã hội của loài người. Luật Đất đai 2003 của Việt Nam quy định: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng * Đất canh tác: là diện tích của thửa đất đó sử dụng vào mục đích trồng cây hàng năm * Diện tích gieo trồng cây hàng năm là diện tích trên đó có trồng trọt, gieo cấy một loại cây trồng nào đó trong 1 vụ nhất định. 2.1.2. Vị trí và đặc điểm của đất đai trong nông nghiệp 7 * Vị trí: : Ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được trong quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nó đóng vai trò cố định cho sự tồn tài và phát triển nông nghiệp, vì: - Ruộng đất là đối tượng lao động khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động vào đất làm thay đổi hình dạng thông qua cày, bừa, lên luống - Ruộng đất là tư liệu lao động, khi con người tác động lên đất thông qua các thuộc tính lý , hóa, sinh học và các thuộc tính khác để tác động lên cây trồng * Đặc điểm- Đất đai được sử dụng trong nông nghiệp có giới hạn về diện tích. - Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều: + Việc sản xuất kinh doanh nông nghiệp phải gắn liền với vị trí của đất đai, phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng và chất lượng đất ngay trên vùng đất đó. + Ruộng đất có chất lượng không đồng đều giữa các khu vực và ngay trên cùng 1 cánh đồng. Vì vậy trong quá trình sử dụng cần cải tạo và bồi dưỡng đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng - Nếu khai thác sử dụng đúng và hiệu quả thì sức sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên, sức sản xuất của đất đai gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ thâm canh và biện pháp khoa học kĩ thuật 2.1.3. Các lý thuyết có liên quan 2.1.3.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất a. Sử dụng đất là gì? Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn đinh và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. “Với vai trò là nhân tố của của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía cạnh sau: 8 - Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. - Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất. - Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. - Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh. (Lương Văn Hinh và cs, 2003). b. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất Phạm vi, cơ cấu và phương thức sử dụng đất…vừa bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, vừa bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, những điều kiện và nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc sử dụng đất là: * Yếu tố điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, thủy văn, không khí….trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác. - Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn nhiều hay ít, nhiệt độ cao hay thấp, sự sai khác về nhiệt đô về thời gian và không gian, biên độ tối cao hay tối thấp giữa ngày và đêm…trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và ẩm độ của đất, cũng như khả năng đảm bảo khả năng cung cấp nước cho các cây, con sinh trưởng, phát triển (Lương Văn Hinh và Cs, 2003). - Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực nước biển, độ dốc hướng dốc…thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, là căn cứ cho việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng, thủy lợi canh tác và cơ giới hóa. Mỗi vùng địa lý khác nhau có sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác. Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy cần tuân theo các quy luật của tự 9 nhiên, tận dụng các lợi thế đó nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường. * Yếu tố về kinh tế – xã hội Bao gồm các yếu tố như: Chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lý, sức sản xuất trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bổ sản xuất, các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng lao động… “Yếu tố kinh tế – xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai” (Lương Văn Hinh và cs, 2003). Thực vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Thực trạng sử dụng đất liên quan đến lợi ích kinh tế của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất. Tuy nhiên nếu có chính sách ưu đãi sẽ tạo điều kiện cải tạo và hạn chế sử dụng đất theo kiểu bóc lột đất đai. Mặt khác, sự quan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa cũng dẫn đến tình trạng đất đai không những bị sử dụng không hợp lý mà còn bị hủy hoại. 2.1.3.2. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất a. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu công việc mang lại. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con người mà ta phải xem xét kết quả tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là một nội dung đánh giá hiệu quả. Như vậy bản chất của hiệu quả được xem là: Việc đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội; việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực để phát triển bền vững. * Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội. Hiệu quả kinh tế phải đạt được ba vấn đề sau: - Một là: Mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo quy luật tiết kiệm thời gian - Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ thống. 10 [...]... hoạch Năm 2010 Diện tích Cơ cấu Tăng(+), giảm(-) Thời kỳ 2000-2010 Diện tích Cơ cấu (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) 20 .38 8.116 100,000 25.627.416 100,000 + 5. 239 .30 0 8.7 93. 7 83 9 .36 3.0 63 43, 13 36,54 + 596.280 1 Đất trồng cây hàng năm 6.167.0 93 6.147.486 -19.607 1.1 Đất trồng lúa 1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 4.467.770 37 .575 3. 996.054 289.271 -471.716 +251696 1 .3 Đất trồng cây hàng năm khác 2 Đất trồng cây. .. Hiệu quả sử dụng đất canh tác hàng năm ở thôn 3 Theo lịch mùa vụ thì ở thôn 3 xã EaWy thì trung bình một năm trồng được 2 vụ là vụ Hè Thu và vụ Thu Đông, vụ Đông Xuân bắt đầu từ tháng 11 năm này và kết thúc vào khoảng tháng 3 – tháng 4 năm sau Một số loại cây trồng 2 vụ như Lúa, Ngô, Đậu các loại, để đánh giá được hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm, ta so sánh lợi nhuận thu về từ các cây trồng qua... tích đất trồng cây hàng năm, cây lúa được trồng chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của gia đình, nếu sản xuất có dư thì mới mang đi bán Do ở đây chưa có hệ thống thủy lợi nên mùa khô không thể trồng lúa, đất thường bỏ trống sau vụ lúa Bảng 3 : Cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm ở thôn 3 xã EaWy 2009 Loại đất Đất nông nghiệp Đất trồng cây hằng năm Lúa Ngô Đậu các loại Mỳ Mía Diện tích (ha) 47.26 39 .21... mấy đồng lợi nhuận PHẦN BỐN: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 4.1 Thực trạng sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 4.1.1 Tình hình bố trí cây trồng Hình1: Lịch mùa vụ của thôn 3 xã EaWy Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cây Đậu xanh Cây Ngô Vụ Hè Thu Cây Mỳ Các loại Đậu khác (Vụ 1) Cây Mía Cây Lúa vụ 1 Tháng Vụ Cây Ngô Thu Đông (Vụ 2) Các loại... cây lâu năm 1.661.748 1.862161 +200.4 13 2.258.844 2.656.8 93 +39 8.049 3 Đất nuôi trồng thủy sản 36 7.846 558.684 -6,59 +190. 838 4 Đất nông nghiệp khác II Đất lâm nghiệp 11.575.429 56.78 16.2 43. 669 +4.668.240 +6,60 1 Đất rừng sản xuất 4. 733 .684 7.701897 +2.968.2 13 2 Đất rừng phòng hộ 5 .39 8.181 6.562.777 +164.596 3 Đất rừng đặc dụng 1.4 43. 162 1.977.847 + 534 .685 4 Đất ươm cây giống 402 402 +746 III Đất làm... nữa Qua bảng 3 ta thấy cơ cấu diện tích các loại cây trồng của thôn 4 năm 2009 ta thấy: đất trồng cây lâu năm rất ít chỉ có 7.8 ha, chiếm 16.5 % diện tích đất nông 26 nghiệp, trong khi đất trồng cây hàng năm ở đây rất lớn 39 .21 ha, chiếm 82.97% diện tích đất nông nghiệp, nguyên nhân là do điều kiện đất đai, khí hậu ở đây không phù hợp với trồng cây lâu năm, một số hộ gia đình đã trồng cây cà phê, điều... Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông – lâm nghiệp, dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường” (FAO, 1994) 2.2 Cơ sở thực tiễn Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 20010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, diện tích đất nông nghiệp tăng từ 8.7 93. 783ha (năm 2000) lên 9 .36 3.0 63. .. tích đất lâm nghiệp có rừng là 1.017.955 ha chiếm 51, 93% , diện tích đất chuyên dùng là 51.985 ha, chiếm 2,65% diện tích đất ở là 13. 6 43 ha, chiếm 0,69 %, diện tích chưa sử dụng và sông suối, đá là 35 1.549 ha chiếm 17, 93 % Trong nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 196,281 ha , chiếm 37 ,39 %, diện tích thủy sản là 1 ,39 4 ha , chiếm 0,26 % Trong 7 nhóm đất chính của tỉnh, nhóm đất bazan với 38 6.000... biết: trồng cây cà phê, điều ở đây năng suất cũng không cao như những địa phương khác Trong diện tích trồng cây hàng năm, cây Mỳ vẫn chiếm diện tích lớn nhất 12.9 ha, chiếm 32 .9% diên tích trồng cây hàng năm, nguyên nhân như đã nói ở trên là do trồng Mỳ chi phí, công chăm sóc ít, thu lợi nhiều nên người dân trong thôn nói riêng và trong xã EaWy nói chung tự phát trồng Mỳ trong một vài năm trở lại... CỨU 3. 1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3. 1.1 Điều kiện tự nhiên 3. 1.1.1 Vị trí địa lý Xã EaWy có ranh giới được xác định như sau: - Phía Bắc: giáp xã Ea H‘leo - Phía Nam: giáp xã Cư a mưng - Phía Đông: giáp xã Cư mốt - Phía Tây: giáp xã Cư a mung 3. 1.1.2 Diện tích tự nhiên: - Xã Eawy có diện tích tự nhiên: 9.054 ha Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 6.6 53, 95ha, đất lâm nghiệp 3. 567,46ha, đất nuôi trồng . trạng sử dụng đất hàng năm ở thôn 3 xã Ea Wy - Đề xuất biện pháp chủ yếu nhằn nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xã Ea Wy 1 .3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1 .3. 1. Luận văn tốt nghiệp Đề tài Tìm hiểu hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xã Eawy huyện Ea Hleo tỉnh Đăk Lăk 1 MỤC LỤC PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 4 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 4 1.2. Mục tiêu. trồng cây hàng năm ở thôn 3 xã Eawy huyện Ea Hleo tỉnh Đăk Lăk để từ đó có thể đưa ra các giải pháp giúp người dân sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, áp dụng nuôi trồng các cây con cho hiệu quả

Ngày đăng: 27/07/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU

  • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu

  • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

  • PHẦN HAI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

  • 2.1. Cơ sở lý luận

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan