Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Chín: Thế kỷ XVII & XVIII potx

42 422 0
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Chín: Thế kỷ XVII & XVIII potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx Phần Chín: Thế kỷ XVII & XVIII Thế kỷ thứ XVII và XVIII, đặc biệt là thế kỷ thứ XVII, là thời gian hình thành của giai cấp tư sản Âu Tây - xuất hiện từ thế kỷ XVI nhưng chưa thành hình hẳn hoi, mới mạnh ở bên Ý còn đại bộ phận Âu Tây thì còn phôi thai. Sau khi những bọn con buôn, cướp biển, tìm ra những đất mới ở Mỹ, Á, Phi, cướp được nhiều của cải của các dân tộc ít phát triển hơn mang về, thì tư sản Âu Tây phát triển mạnh mẽ. Đó là yếu tố quyết định sự tăng cường bóc lột nhân dân Âu Tây. Do đó, cuối thế kỷ thứ XVI, chế độ tư sản phát triển ở toàn bộ phương Tây (Pháp, Hà Lan, Anh). Nước Đức bấy giờ đứng ngoài hệ thống buôn bán, Ý cũng thế, vì đường buôn bán không theo đường cũ Cận Đông - Bắc Ý - Nam Đức - Bắc Đức mà vòng qua Đại Tây Dương, và làm giàu những nước có cửa biển ở Đại Tây Dương: Pháp, Anh, Ý, Hà Lan, Thụy Điển. Y-pha-nho bấy giờ cướp được nhiều của nhất, nhưng không xây dựng tư bản được vì vào thẳng nhà Vua - phân phát cho quý tộc, mua hàng của tư sản láng giềng chứ không phát triển công nghiệp trong nước, nên tư bản phát triển chủ yếu ở Pháp, Hà Lan, Anh. Trong thời gian ấy, giai cấp tư sản thành hình, lấn vào chính quyền, xây dựng chế độ quân chủ độc đoán và chuẩn bị cho cuộc cách mạng tư sản. Tùy tương quan lực lượng giữa tư sản và quý tộc bấy giờ trong mỗi nước mà phong trào tư tưởng chống Giáo hội, xây dựng một hệ thống lý tính khoa học có tính chất quyết liệt hoặc dung hòa với tư tưởng tôn giáo. Ở Anh: quyết liệt, ở Pháp: dung hòa. I - TƯ TƯỞNG TƯ SẢN Ở ANH Ở Anh, giai cấp tư sản phát triển rất mạnh nhờ nghề cướp biển, buôn bán với lục địa Âu Tây, và xây dựng một nền công nghiệp mới trong nước, đặc biệt là công Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx nghệ dệt và than mỏ. Ở đây phong trào chống truyền thống kinh viện chủ nghĩa có tính chất quyết liệt. Phủ định cả tư tưởng Cổ đại (Platon, Aristote) và theo truyền thống duy danh ở Anh đời Trung Cổ (William Occam [01], Roger Bacon [02]). Triết học Anh phát triển theo duy vật kinh nghiệm chủ nghĩa. Đặc biệt là Francis Bacon [03] viết Novum organum (Công cụ mới) để đặt một phong trào khoa học mới, tên này xuất phát từ tên một bộ sách cũ của Aristote là Organon. Nhưng về nội dung và hình thức đều chống lại Aristote, đề cao kinh nghiệm chủ nghĩa, nói rằng lý tính hình thức là cái biến hình và xuyên tạc sự thật, chỉ có kinh nghiệm cho ta biết đúng. Nhưng kinh nghiệm thì linh tinh, làm thế nào để hệ thống hóa thành khoa học? Theo Aristote, dùng phương pháp quy nạp. Đối lập với phương pháp suy luận hình thức của Aristote đi từ những mệnh đề (đại thể xuống mệnh đề biệt thể - xuống mệnh đề cá thể: từ lý tính đến thực tế), quy nạp của F. Bacon đi từ cá thể lên đại thể bằng phương pháp làm những bảng ghi kinh nghiệm (có 3 bảng: bảng có, bảng không có, và bảng biến chuyển: bảng có ghi trường hợp có một hiện tượng; bảng không có ghi những trường hợp không có mặt một hiện tượng nào; bảng biến chuyển ghi trường hợp hiện tượng biến chuyển). So sánh những bảng này, ta quy nạp lên quy luật phổ cập, liên hệ với hiện tượng. Chúng ta thấy hiện tượng luôn luôn đi với nó. Do đó chỉ ghi chép kinh nghiệm thôi, nhưng nếu có phương pháp ta sẽ quy nạp được quy luật. Đây là tư tưởng duy vật dựa vào thực tế khách quan mà xây dựng khoa học, nhưng nó máy móc thô sơ, không đề cao được vai trò cần thiết của lý luận, đặc biệt là Bacon không chú ý đúng mức đến vai trò của toán pháp trong khoa học tự nhiên. Vai trò này có được đề cao với Thomas Hobbes [04]. Ông này đứng hẳn trên lập trường duy vật mà đồng thời nhìn thấy sự cần dùng toán pháp trong khoa học và cả trong triết học nữa. Về phần chính trị học thì đặt một lý thuyết mới biện chính quyền tuyệt đối của nhà Vua, nhưng không dựa vào quyền Thượng đế, phá bỏ lý Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx luận thần bí trước mà chỉ dựa vào lợi ích xã hội - là một biến chuyển lớn (người là một con sói đối với người, sẵn sàng ăn thịt nhau - cần một quyền tuyệt đối để bảo vệ trật tự trong xã hội). Hobbes đại biểu cho nhân sinh quan tư sản thành hình, mới bắt đầu nắm xã hội, chưa đủ sức xây dựng một chế độ cộng hòa mà chỉ xây dựng trên một cơ sở độc tài. Bacon và Hobbes là nguồn gốc của tư tưởng duy vật máy móc cận đại nhưng có tính chất khoa học; trái với Bruno [05] hoặc tư tưởng duy vật Trung Cổ nhiều biện chứng pháp hơn nhưng thiếu khoa học. II - TƯ TƯỞNG TƯ SẢN PHÁP: DESCARTES [06] Là một trong những người quan trọng nhất của tư tưởng tiến bộ Âu Tây, René Descartes làm nguồn cho 2 truyền thống đối lập: - Khoa học toán lý duy vật máy móc, phát triển nhiều vào thế kỷ thứ XVII, XVIII. Đó là một đặc tính của tư tưởng tư sản. - Tư tưởng phân tích tâm lý và duy tâm chủ quan (lấy ý thức cá nhân làm thực thể tuyệt đối, khác duy tâm khách quan lấy ý chí siêu nhiên hay Thượng đế làm tuyệt đối). Hai hướng này phát triển song song trong thế kỷ XVII, XVIII và sau này nữa, bây giờ vẫn còn duy trì - có thể nói Descartes một phần nào đấy làm nguồn gốc cho cả hệ thống tư tưởng tư sản với 2 hướng trên. Ông tiêu biểu cho những ưu và khuyết điểm của tư tưởng tư sản. Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx Ưu điểm: đòi hỏi một khoa học toàn bộ, triệt để lý tính, tuyệt đối chắc chắn, tin tưởng tuyệt đối ở loài người và ở từng cá nhân con người đủ lý trí để xây dựng khoa học, tiêu biểu cho tinh thần khoa học. Nó còn có tác dụng tinh thần nữa là làm cho con người phấn khởi. Khuyết điểm: Lý tính ấy ghi một cách trừu tượng, thực tế thì không hoàn toàn tách rời kinh nghiệm, nhưng đứng về nguyên tắc nó không cần kinh nghiệm. Đứng về chân lý, nó không phụ thuộc kinh nghiệm. Hệ thống khoa học tồn tại trên cơ sở lý tính của nó (về nguyên tắc là tách rời kinh nghiệm); về chủ quan chỉ nhằm lý tính cá nhân của mỗi người, không trông thấy cơ sở lịch sử xã hội của tư tưởng cá nhân. Do 2 khuyết điểm này, nó thành máy móc - không nắm được quy luật biến chuyển mà chỉ nắm được quy luật máy móc (vì nắm được biến chuyển thì về khách quan phải gắn vào kinh nghiệm, và về chủ quan phải đứng trong biến chuyển đó). Mấy ưu và khuyết này (đặc tính của tư tưởng tư sản) đạt một mức rất cao trong tư tưởng Descartes - Descartes là một nguồn của tư tưởng tư sản. Sở dĩ như thế vì Descartes lại là đại biểu tư tưởng của giai cấp tư sản Pháp trong thế kỷ thứ XVII, đấu tranh không phải để nắm chính quyền thực tế, mà để tham gia chính quyền với sự câu kết với phong kiến, hình thức quân chủ tuyệt đối, quân chủ độc đoán, để bảo đảm quyền lợi kinh tế và pháp lý, nhưng chưa nhằm quyền lợi chính trị tuyệt đối. (Đầu thế kỷ thứ XVII, Marie de Médicis [07] nhiếp chính thay Louis XIII [08] đã triệu tập États généraux [09], đặt thuế mới, bọn kia kêu nài, đưa những đề nghị lung tung, đòi giải tán một hội nghị toàn quốc có đại Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx biểu tư sản mà không ai nói gì, vì đòi hỏi chính trị của tư sản hữu hạn). Chế độ quân chủ bấy giờ xây dựng trên sự thăng bằng quyền lợi đôi bên (tư sản và quý tộc), bảo đảm quyền áp bức bóc lột phong kiến (đối với nông nô) và tư sản (đối với công nhân), nhưng không được quyền chính trị, cả hai bên chỉ có quyền tham gia chính quyền dưới hình thức bộ máy quan liêu của nhà Vua (trạng thái thăng bằng này Marx gọi là Bonapartisme). Descartes là đại biểu cho tình trạng thăng bằng này: Bảo đảm quyền làm ăn, thể hiện về tư tưởng là bảo đảm phát triển khoa học (vì khoa học đối với họ là phát triển sản xuất), và trong phạm vi này nó phải đánh đổ tư tưởng Trung Cổ, và trong mức độ này nó đề cao lý tính, nhưng nó lại không tin tưởng nó, nó không quan niệm rằng khoa học đó chỉ dựa trên cơ sở của người ta (quy nạp trên kinh nghiệm) mà còn của một cái gì bảo đảm cao hơn là Thượng đế (phản ánh của Vua trong xã hội). Trong tác phẩm Descartes có 2 phần: + Xây dựng khoa học mới - sau này nhiều kết quả. + Biện chính khoa học mới ấy trên cơ sở siêu hình: sự tồn tại của Thượng đế và sự bất diệt của linh hồn. Hệ thống của Descartes có 5 điểm chính: 1) Hoài nghi theo phương pháp (doute méthodique); Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx 2) Sự tồn tại tuyệt đối của tinh thần, linh hồn, bản ngã; 3) Do sự tồn tại tuyệt đối của linh hồn thì phải có Thượng đế; 4) Vì có Thượng đế nên chúng ta mới tin tưởng được ở lý tính và ở khoa học; 5) Do có Thượng đế ta có thể tin tưởng vào sự tồn tại của vật thể. * 1 - Hoài nghi theo phương pháp (doute méthodique) Muốn đạt một chân lý tuyệt đối, chúng ta phải hoài nghi, thậm chí phủ định tất cả cái gì có thể hoài nghi được mới nắm chắc chắn: + Tất cả nhận thức thuộc cảm tính (thậm chí có thể so sánh với giấc mơ, kinh nghiệm cho biết nhận thức cảm tính nhiều khi sai); + Cái gì thuộc lý tính thậm chí toán pháp mà ta nắm vững nhưng vẫn có thể hoài nghi được, vì ta có thể giả sử có một ông Thần Ác làm ta mỗi lần tính đều sai lầm. Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx 2 - Sự tồn tại tuyệt đối của tinh thần, linh hồn, bản ngã Đến mức ấy thì chỉ có bản ngã là có thực dù có ông Thần Ác «Tôi tư tưởng vậy tôi có». Ta đạt được một chân lý tuyệt đối: tồn tại của tinh thần trong phạm vi tinh thần (không có gì chứng tỏ có vật thể). Tôi tư tưởng trong hiện tại thì hiện tại của tôi không thể phủ định được. Do đó, cái tồn tại chủ quan hiện sống và chỉ trong phạm vi tư tưởng thôi. 3 - Sự tồn tại tuyệt đối của linh hồn thì phải có Thượng đế Từ ý thức chủ quan hiện tại này mà đi tới được hệ thống khoa học. Phân tích nội dung ý thức thì trong ý thức ấy có một ý niệm đặc biệt, ý niệm một thực thể vô hạn: Thượng đế. «Tôi» là một chủ thể hữu hạn lại có thể có ý niệm về một cái vô hạn. Cái đó chứng tỏ có thực thể vô hạn. Thượng đế có thực in trong chúng ta một cái dấu, đó là ý niệm một thực thể vô hạn. 4) Vì có Thượng dế nên chúng ta mới tin tướng được ở lý tính và ở khoa học Do đó, ta có thể tin tưởng ở lý tính được. Thượng đế là thực thể tốt tuyệt đối, vậy không phải ông Thần Ác, do đó, tôi có thể tin tưởng được toán pháp, được hệ thống công thức toán lý. Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx 5) Do có Thượng đế ta có thể tin tưởng vào sự tồn tại của vật thể Thượng đế là tuyệt đối tốt thì chẳng những những cái tôi nắm được trong lý tính là có thật, mà những cái ta nắm được trong bản tính thì từng điểm nhỏ có thể sai nhưng nói chung là có được, nếu nó không có thì Thượng đế hóa ác quá. Tóm lại, phải dựa vào Thượng đế ta mới tin được những chân lý tuyệt đối của lý tính và chân lý tương đối của cảm tính. Hệ thống này đã làm cho tất cả thời đại bấy giờ, làm cho mọi tầng lớp đều say mê (bác học, nghệ sĩ, phòng trà, v. v giáo, lương, ở Pháp, Anh, Hà Lan, v.v ) và không phải nhất thời mà ngày nay Descartes vẫn được nhiều nước xem là một bậc tiên sư cao nhất. Engels nói rằng ngày nay vẫn nhiều nhà bác học tên tuổi trong công việc thực nghiệm thì duy vật, nhưng trong tư tưởng thì duy tâm tuy không hệ thống như Descartes (Pasteur [10], Eddington [11], v. v ). Đó là tình trạng khá phổ biến của những bác học tư sản hiện tại, đặc biệt ở Anh Mỹ. Ý nghĩa hệ thống Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx 1 - Hoài nghi kiến thức kinh nghiệm và kiến thức lý luận (hoài nghi 2 bước) Trong kinh nghiệm chúng ta có sai lầm, nhưng chỉ sai lầm chi tiết thôi; nhưng trên lập trường tư tưởng, tư sản nắm máy móc và lấy máy móc làm tuyệt đối thì kinh nghiệm không vững nữa, chỉ có sự suy luận máy móc là tuyệt đối, chỉ có sự biến chuyển của tiền vốn theo một quy luật máy móc là tuyệt đối. Tư sản nắm được điểm ấy mà phải phủ định điểm kia: vật chất. Vì vật chất là do người lao động và họ nắm vững. Cái có đối với tư bản là sự tính toán lời lãi của hắn chứ không phải sức sáng tạo của công nhân, và sự tính toán ấy là hợp lý và công lý nữa. Nhưng tại sao lại còn giả sử có ông Thần Ác, hoài nghi cả lý tính? Do vị trí đấu tranh của tư sản Pháp không đòi nắm giữ chính trị mà chỉ nhằm đối tượng tương đối: bảo đảm quyền làm ăn, duy trì nhà Vua và sức lực của nó, bấy giờ tư sản cũng đòi hỏi phải có ông Vua và còn có quyền Vua là còn có Thần Ác (không chắc bảo đảm làm ăn). Giai cấp tư sản Pháp bấy giờ chưa có sức bảo đảm quyền lợi của nó và tự nhận thấy chưa có sức, lại còn muốn phong kiến hóa (quân chủ tuyệt dối). 2) Nhưng đứng về cá nhân thì mỗi người tư bản bảo vệ quyền lợi mình đến cùng - quí tộc nhượng bộ để xây dựng một chế độ quan liêu. Đấu tranh kinh tế là đấu tranh giai cấp nhưng trong phạm vi nhằm quyền lợi cá nhân, nó nắm vững sự tồn tại của cá nhân. Nhưng với tồn tại cá nhân nó vẫn chưa bảo đảm được gì. Muốn Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx bảo đảm được quyền lợi chung, trong đó có quyền lợi cá nhân, phải có một quyền tuyệt đối - trong xã hội là nhà Vua và trong tư tưởng là Thượng đế. Mà lý luận Descarts phản ánh rõ rệt và trung thành: «Không thể tôi là một thực thể hữu hạn tại sao có thể có một ý niệm vô hạn». Rõ ràng là giai cấp tư sản tự nhận chưa đủ sức. Nhưng một khi công nhận quyền tuyệt đối này thì hoạt động của tư bản là sự tính toán lời lãi, sắp xếp một cách máy móc trong công trường. Quyền Vua bảo đảm hoạt động kinh tế này và đồng thời nó cũng bảo đảm có một kết quả thực trong thế giới vật chất - vật chất là có thực và có thể lý luận được. Có quyền hoạt động và lao động thực tế cũng có lãi (trước không biết dựa vào đâu, nhưng khi có quyền nhà Vua thì tư bản được bảo đảm) (Trong tác phẩm Descartes thì những tư tưởng này có hệ thống vững chắc, nhưng trong các nhà bác học tư sản bấy giờ thì hướng này có tính chất tự phát). Đó là: - Phần tích cực trong tư tưởng Descartes là với cả một hệ thống huyền học bao gồm khoa học mới, Descartes đã đề cao khoa học toán lý và định nghĩa rõ ràng đối tượng cụ thể của toán lý. Ông đại biểu cho nhược điểm giai cấp tư sản Pháp với phương thức đấu tranh không triệt để của nó trong thế kỷ XVII - liên kết chặt duy tâm - duy vật (lập trường), nhưng về phần nội dung tư tưởng cũng đại biểu cho công trình xây dựng của tư sản Pháp và Âu Tây nói chung trong thời tiến bộ của nó (nội dung đấu tranh triệt để chống giáo hội, phong kiến; đối tượng của toán lý là vật chất có thể tính toán được chứ không phải cái ta nhằm trong cảm tính với cái tính chung chung, triệt để gạt bỏ những tính chung chung liên quan cảm giác và đặt rõ ràng sự tồn tại của vật chất với một nội dung hoàn toàn khoa học). [...]... xuất tư sản A - Hướng huyền học 1 - SPINOZA: Trong lịch sử tư tưởng và lịch sử nói chung, tên của Spinoza tiêu biểu cho đấu tranh tư tưởng trong triết học cũ Spinoza là một người rất yếu, sống Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx bao giờ cũng cô độc, ăn uống rất ít để làm ít, thừa thời giờ thỉ xây dựng triết học Sống nghề mài kính Tên ông tiêu biểu cho một đạo đức trí thức đã tìm được trong đời sống tư tưởng. .. hiểu được các hiện tư ng cao) Khuyết điểm của tư tưởng tư sản mở lối cho tư tưởng duy tâm trở lại Nhưng thực tế có trở lại hay không thì tùy tình hình đấu tranh giai cấp Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx Thế kỷ XVIII có lợi cho tư sản Pháp hơn, nên truyền thống Descartes hướng về duy vật, nhưng sau cách mạng 1789 lại hướng về duy tâm, và lấy danh nghĩa Descartes là công cụ để tái lập tư tưởng duy tâm: một.. .Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx Phần tiến bộ của Descartes là ở phần nội dung tuy hữu hạn (chưa quan niệm vật chất trong biến chuyển) nhưng rất chính xác Bắt đầu từ Descartes, xuất hiện phát triển tư tưởng tiêu biểu cho tư tưởng tư sản trong lúc đang lên Trong Descartes, ta thấy những mặt của tư tưởng tư sản chống phong kiến, dựa vào nhân dân (kinh nghiệm và khoa học, duy vật) - có phần cấu kết... thần và cơ thể, tư tưởng và thực tại (tư tưởng với cây - tư tưởng với vận động trong bộ óc) Spinoza không thấy đến một mức nào đấy mới đặt được vấn đề quan hệ giữa tư tưởng và thực tại, và nó được xây dựng trên một trình độ tổ chức nào đấy của cơ thể (đến mức nào đấy mới có và càng phát triển lên nó càng chặt Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx chẽ) Đó là quan điểm máy móc của Spinoza, nhưng phần căn bản là... truyền thống trong tư tưởng tư sản sau thời kỳ cách mạng của nó Cả cố gắng của tư tưởng tư bản sau cách mạng là một cố gắng chứng minh khoa học đúng, nhưng sở dĩ đúng vì tinh thần xây dựng nó nên, và cái bảo đảm tinh thần xây dựng của tư tưởng tư sản là Thượng đế Nó lấy cả những yếu tố tiến bộ cũ (Descartes) để củng cố hướng ấy Chúng ta học Descartes và tư tưởng thế kỷ XVII để phân tích phần tiến bộ chân... chủ quan thôi - ta sẽ biết cái đúng và cái sai, do đó giải quyết được vấn đề) Đây ta cũng thấy đặc điểm của lịch sử Anh so với Âu châu Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx Giai cấp tư sản Anh từ Phục hưng đã có một cơ sở vững chắc để cấu kết với phong kiến - quá trình tư sản hóa của nông nghiệp Anh (cấu kết trong sự sản xuất len) - phong kiến tư sản hóa trong sản xuất mục súc, cung cấp lông cừu - và nói chung... phong kiến và tư sản căn bản đối lập cho tới cách mạng tư sản - tư tưởng tư sản vẫn khẳng định sự tồn tại của ngoại giới Trong những nước tư sản phát triển nhiều, các tư sản từ thế kỷ XVI đã thành công (Hà Lan) tư tưởng do chuyển lên mạnh - Spinoza là đại biểu Trái lại những nước phong kiến còn mạnh (Pháp và đặc biệt là Đức) phong trào tư tưởng lại hướng về duy tâm: tìm trong tinh thần một cách biện... tư tưởng tư sản đang lên trong thế kỷ XVII, XVIII Nhưng tùy hoàn cảnh mỗi nước, nó có những đặc sắc riêng phản ánh trong những hệ thống tư tưởng khác nhau nhưng thống nhất ở chỗ đều xuất phát từ khởi điểm là sự phân biệt hai yếu tố đó Descartes khẳng định sự thống nhất như một sự hiển nhiên, không cần biện chính do kinh nghiệm thực tế Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx III - NHỮNG HƯỚNG CHÍNH CỦA PHONG TRÀO... ở lục địa Âu châu giai cấp tư sản cũng đến giai đoạn cách mạng, các triết gia của họ thu thập những tài liệu của hai truyền thống này mà xây dựng chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII Nỏ có hai yếu tố càn bản: - Yếu tố xuất phát lừ Descartes: giải quyết triệt để thực tại là vật chất theo định nghĩa cơ lý Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Yếu tố tiếp thu của Anh - nhất là Locke - cho rằng hiểu biết của ta... thần là tư ng trưng cho trật tự trong hệ thống xã hội phong kiến Do đó, nếu để thế giới linh hồn mất thì rất nguy cho chế độ phong kiến Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx Xuất phát từ tình hình xã hội trên, về mặt tư tưởng, vấn đề căn bản để tranh luận là: cái gì là thực tại? Là thế giới định nghĩa theo tính chất căng dãn hay là thế giới linh hồn xuất hiện trong cảm giác Vì có hai thế giới quan như thế song . Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx Phần Chín: Thế kỷ XVII & XVIII Thế kỷ thứ XVII và XVIII, đặc biệt là thế kỷ thứ XVII, là thời gian hình thành của giai cấp tư sản Âu Tây - xuất hiện. tính của tư tưởng tư sản) đạt một mức rất cao trong tư tư ng Descartes - Descartes là một nguồn của tư tưởng tư sản. Sở dĩ như thế vì Descartes lại là đại biểu tư tưởng của giai cấp tư sản. những ưu và khuyết điểm của tư tưởng tư sản. Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx Ưu điểm: đòi hỏi một khoa học toàn bộ, triệt để lý tính, tuyệt đối chắc chắn, tin tư ng tuyệt đối ở loài người

Ngày đăng: 27/07/2014, 14:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan