BỆNH CẢM CÚM (FLU) - Phần VIII ppt

10 200 0
BỆNH CẢM CÚM (FLU) - Phần VIII ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỆNH CẢM CÚM (FLU) - Phần VIII SỬ DỤNG THUỐC Các vắcxin hiện có sẵn để ngăn ngừa bệnh cúm (Xem phần các vắcxin cúm do virút trong bài này) Đối với bệnh cúm nhẹ, việc làm giảm bớt triệu chứng thì tương tự như cảm lạnh. Có 2 loại thuốc kháng virút đã được phát triển để chữa trị bệnh cúm: các loại thuốc ức chế neuraminidaza (neuraminidase inhibitors) và các loại thuốc ức chế M2 (M2 inhibitors). Những loại thuốc này có thể rút ngắn thời gian của các triệu chứng nhưng không cho thấy rằng chúng có thể ngăn ngừa và làm giảm bớt những sự lây nhiễm. Các loại thuốc này không có hiệu quả nếu mới bắt đầu sử dụng sau 36 giờ đầu tiên mắc bệnh. Vì xảy ra tình trạng kháng thuốc, cho nên một số nhà chuyên môn đề nghị rằng các loại thuốc này chỉ được sử dụng cho những bệnh nhân bị bệnh nghiêm trọng hoặc những người có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Các Loại Thuốc Kháng Virut: Thuốc Ức Chế Neuraminidaza Các Nhãn Hiệu và Các Lợi Ích: Zanamivir (Relenza) và oseltamivir (Tamiflu) là những loại thuốc ức chế neuraminidaza. Chúng là những loại thuốc mới mà đã được chế tạo để ngăn chặn một loại men virút quan trọng, gọi là neuraminidaza, mà có liên quan đến sự tái tạo bản sao của virút (viral replication). Mặc dù có hiệu quả, nhưng toàn bộ lợi ích của các loại thuốc này còn rất khiêm tốn. Những điểm quan trọng trong việc sử dụng các loại thuốc này: • Lợi ích chính của các loại thuốc này là có tác dụng làm rút ngắn thời gian khoảng một ngày của các triệu chứng, và chỉ khi nào bắt đầu sử dụng thuốc trong vòng 48 giờ sau khi các triệu chứng trở nên rõ rệt. Các loại thuốc này có thể được dùng để điều trị cho cả bệnh cúm loại A và cúm loại B. • Các loại thuốc này có thể giúp làm giảm bớt sự lan truyền của virút. • Sự đề kháng của virút đối với thuốc oseltamivir (Tamiflu) đang gia tăng. Do đó, Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (The Centers for Disease Control and Prevention – CDC) khuyến khích rằng, khi nào nghi ngờ bị nhiễm bệnh cúm loại A (H1N1), thì việc điều trị sẽ bao gồm thuốc zanamivir hoặc sử dụng kết hợp thuốc oseltamivir và rimantadine, thay vì chỉ dùng riêng oseltamivir. • Cả hai loại thuốc đều cho thấy một số lợi ích trong việc ngăn ngừa bệnh cúm. Tuy nhiên, chỉ có oseltamivir được chấp thuận, và chỉ được dùng cho những bệnh nhân trên 13 tuổi. • Các loại thuốc này có thể có tác dụng giảm bớt các biến chứng của bệnh cúm, mặc dù điều này cần được xác minh. Hiện vẫn chưa biết được rằng các loại thuốc này có bất cứ ảnh hưởng gì lên toàn bộ tỉ lệ sống sót không. • Oseltamivir là loại thuốc duy nhất được nghiên cứu trong các trường hợp cúm chim (cúm gia cầm). Mặc dù loại thuốc này có tác dụng trong phòng thí nghiệm, nhưng chưa thành công về lâm sàn. Tuy nhiên, kinh nghiệm còn rất hạn chế, và hiện vẫn chưa rõ những người bị nhiễm cúm gia cầm mà được dùng thuốc đúng lúc thì có hiệu quả không. Các Hạn Chế và Các Tác Dụng Phụ. Mặc dù chúng có nhiều lợi ích hơn so với các loại thuốc ức chế M2, nhưng các loại thuốc ức chế neuraminidaza này thì tốn kém hơn. Để có được hiệu quả, chúng cần phải được uống trong vòng 2 ngày sau khi các triệu chứng mới bắt đầu. Thuốc ức chế neuraminidaza cũng không có hiệu quả để chống lại chứng bệnh có triệu chứng giống như cúm (một loại bệnh mà không phải do virút cúm gây ra). Cũng có một số khác biệt giữa hai loại thuốc này mà có thể rất quan trọng đối với một số cá nhân: • Zanamivir được sử dụng dưới dạng thuốc xịt mũi hoặc thuốc hít. Những người bị bệnh suyễn hoặc bị các rối loạn khác về phổi có thể gặp phải tình trạng co cứng đường hô hấp và do đó nên sử dụng loại thuốc này với sự lưu ý. Các tác dụng phụ thường không đáng kể đối với đa số bệnh nhân. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng những bệnh nhân cao tuổi có thể sử dụng đúng cách dụng cụ hít thuốc zanamivir. • Oseltamivir được sử dụng dưới dạng viên nang và dạng lỏng. Các tác dụng phụ cũng không đáng kể, nhưng có khoảng 10 – 15% số bệnh nhân bị buồn nôn và nôn mửa. Những bệnh nhân bị suy yếu chức năng thận nên dùng thuốc ở những liều lượng thấp hơn. Cách sử dụng hiện hành của những loại thuốc ức chế neuraminidaza ở các độ tuổi khác nhau và các nhóm bệnh nhân khác nhau như sau: • Những người trưởng thành: Cả hai loại thuốc được chấp thuận cho việc điều trị ở những bệnh nhân tuổi trưởng thành. • Trẻ em: Oseltamivir được chấp thuận sử dụng cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên. Các nghiên cứu cho thấy sự thuyên giảm đáng kể các triệu chứng và tỉ lệ nhiễm trùng tai trong nhóm bệnh nhân này. Học Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (The American Academy of Pediatrics) đề xuất: Trị liệu bằng thuốc này nên được áp dụng cho những trẻ em bị cảm nhiễm cúm và có nhiều nguy cơ bị cảm nhiễm nghiêm trọng, và áp dụng cho những trẻ em bị cảm nhiễm cúm ở mức độ vừa phải và có thể được giảm bớt quá trình xảy ra các triệu chứng. Các biện pháp ngăn ngừa nên được sử dụng (1) cho những trẻ em có nhiều nguy cơ cảm nhiễm mà chưa được chủng ngừa và trong vòng 2 tuần sau khi chủng ngừa, (2) cho những thành viên trong gia đình chưa được chủng ngừa và những nhân viên y tế tiếp xúc gần gũi với những trẻ em chưa được chủng ngừa có nguy cơ cao hoặc những trẻ sơ sinh chưa đầy 6 tháng tuổi, và (3) để kiểm soát những sự bùng nổ của dịch cúm ở những nhân viên chưa được chủng ngừa và những trẻ em trong trường học, hội sở. • Các bệnh nhân có nguy cơ cao: Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các loại thuốc ức chế neuraminidaza an toàn và hiệu quả đối với những bệnh nhân mắc phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc những tình trạng mà có thể tạo ra nguy cơ bị những biến chứng của bệnh cúm. Các Loại Thuốc Kháng Virut: Các Loại Thuốc Ức Chế M2 Các Nhãn Hiệu và Các Lợi Ích. Amantadine (Symmetrel) và rimantadine(Flumadine) là những loại thuốc ức chế M2. Những lợi ích sau đây có thể áp dụng cho thiểu số những kiểu cúm A mà vẫn bị nhạy cảm với những loại thuốc này: • Cả hai loại có tác dụng bảo vệ chống loại cúm loại A và ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng nếu người đó tiếp xúc với sự lây nhiễm. (Để có được hiệu quả, bệnh nhân phải được dùng thuốc trong vòng 2 ngày sau khi căn bệnh khởi phát). • Chúng có thể rút ngắn thời gian và làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm nếu bệnh nhân được dùng thuốc trong vòng 48 tiếng sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Những Hạn Chế. Những mặt hạn chế của các loại thuốc ức chế M2 bao gồm: • Tình trạng kháng lại thuốc của virut (dung nạp thuốc của virut) đối với các loại thuốc này xuất hiện nhanh chóng. • Các loại thuốc ức chế M2 không có hiệu quả chống lại cúm loại B. • Cả 2 loại thuốc này không chứng minh được có tác dụng làm giảm nguy cơ bị các biến chứng của bệnh cúm, bao gồm viêm phổi (pneumonia) và viêm phế quản(bronchitis). Các Tác Dụng Phụ. Cả hai loại thuốc ức chế M2 thỉnh thoảng gây ra buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, mất ngủ, và ảo giác. Amantadine ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và có khoảng 10% số người mắc phải chứng căng thẳng thần kinh, trầm cảm, lo âu, không tập trung, và chóng mặt. Rimantadine thì ít bị tình trạng như vậy. Amantadinehiếm khi gây ra các cơn co giật, thường ở những người cao tuổi đã từng có nguy cơ gặp phải các triệu chứng về tâm thần. Lưu ý: Amantadine là một phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh Parkinson và nên được tiếp tục trị liệu cho chứng bệnh đó. Các Loại Vắc Xin Cho Bệnh Cúm Do Virut “Chích Ngừa Cúm”. Các loại vắc xin này sử dụng các loại virut đã mất hoạt tính (không còn sống). Chúng được thiết kế để kích thích hệ thống miễn dịch tấn công các kháng nguyên có trên bề mặt của loại virut này. (Các kháng nguyên là những phần tử lạ mà hệ thống miễn dịch đặc biệt xem như kẻ xa lạ và là mục tiêu để tấn công). Một cách đáng tiếc, những kháng nguyên trong các virut cúm này thực hiện những biến đổi về gen [gọi là thay đổi nhỏ về kháng nguyên (antigenic drift)] theo thời gian, do đó chúng có khả năng kháng lại loại vắc xin mà có hiệu quả vào năm trước. Các loại vắc xin do đó được thiết kế lại hàng năm để thích ứng với dạng virut hiện hành. • Cúm loại A. Virut cúm loại A được phân loại thêm bằng những phân tử kháng nguyên chính (hemagglutinin và neuraminidaza), mà chúng dùng làm mục tiêu cho các vắc xin. Cúm loại A là một chứng bệnh đặc biệt, vì nó có thể lây nhiễm cho những loài động vật khác, chẳng hạn như heo (lợn) hoặc gà, và thực hiện những sự biến đổi gen quan trọng. • Virut cúm loại B có khuynh hướng ổn định hơn virut cúm loại A, nhưng chúng cũng biến đổi. Mặc dù cúm loại B khá ít phổ biến hơn loại A, nhưng một loại vắc xin dành cho cúm loại B cũng quan trọng vì các chuyên gia lo ngại rằng các trẻ nhỏ không tạo ra được sự miễn dịch đối với loại virut này, và sẽ mắc phải tình trạng cúm nghiêm trọng nếu các trẻ nhỏ tiếp xúc với các virut cúm loại B. Vắc xin dùng trong mũi. Một loại vắc xin nhẹ dùng trong mũi nhưng hoạt tính (FluMist) đang chứng tỏ là có hiệu quả và an toàn cho những người có độ tuổi từ 2 – 49 khỏe mạnh và không mang thai, và đã được chấp thuận bởi FDA. Nó được biết đến như một loại vắc xin cúm dùng trong mũi, có tác dụng làm yếu đi, và hoạt tính (Live Attenuated Intranasal influenza Vaccine – LAIV). Vắc xin này được thiết kế để phát triển chỉ ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ở đường mũi, không phải ở những lá phổi và đường hô hấp bên dưới có nhiệt độ ấm hơn. Nó làm tăng cường các yếu tố miễn dịch nhất định. FluMist được sử dụng dưới dạng thuốc xịt mũi. Thời Điểm và Tính Hiệu Quả của Vắc xin. Một cách lý tưởng, mọi người nên được tiêm chủng mỗi năm vào tháng 10 hoặc tháng 11. Tuy nhiên, phải mất một khoảng thời gian dài để toàn bộ nguồn cung cấp vắc xin đến được một số nơi. Trong những trường hợp như vậy, những nhóm người có nguy cơ cao nên được tiêm chủng trước tiên. Các kháng thể cho virut cúm thường phát triển trong vòng 2 tuần sau khi tiêm chủng, và khả năng miễn dịch đạt đến mức cao nhất trong vòng 4 – 6 tuần, rồi dần dần yếu đi. • Bởi vì các trẻ em dưới 9 tuổi không phát triển được khả năng miễn dịch nếu được tiêm chủng 1 liều vắc xin, do đó Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Chống Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến khích 2 lần tiêm chủng cách nhau 1 tháng vào năm đầu tiên các trẻ được chủng ngừa. Nếu các trẻ em dưới 9 tuổi được tiêm chủng 1 liều vắc xin trong năm chủng ngừa đầu tiên, thì các em nên được tiêm chủng 2 liều vắc xin vào năm kế tiếp. Những trẻ em dưới 9 tuổi được tiêm chủng 1 liều đơn trong 3 năm trở lên thì nên tiếp tục được tiêm chủng những liều đơn. • Nên lưu ý rằng nếu một cá nhân phát triển các triệu chứng cúm và được chẩn đoán chính xác và đúng thời điểm, thì việc chủng ngừa của các thành viên khác trong hộ gia đình này trong vòng 36 – 48 tiếng sẽ có thể bảo vệ hiệu quả các thành viên này. Đối với những người trưởng thành có sức khỏe tốt, việc chủng ngừa thường có tác dụng làm giảm bớt tỉ lệ mắc bệnh vào khoảng 70 – 90%. Các loại vắc xin hiện hành có thể phần nào ít hiệu quả đối với một số bệnh nhân, chẳng hạn như những người cao tuổi và những người mắc một số chứng bệnh mãn tính. Tuy nhiên, ngay cả đối với những người có khả năng miễn dịch kém hơn, loại vắc xin này thường có tác dụng bảo vệ chống lại những biến chứng cúm nghiêm trọng, đặc biệt là viêm phổi. Thật vậy, trong số những người cao tuổi, các nghiên cứu đáng quan tâm hiện nay cho thấy rằng việc chủng ngừa cúm có thể giúp bảo vệ chống lại chứng đột quỵ (tai biến mạch máu não), những tình trạng bệnh tim gây hại, và tử vong từ mọi nguyên nhân. Những Trẻ Mà Nên Được Tiêm Chủng. Những trẻ em sau đây trên 6 tháng tuổi nên được chủng ngừa cúm: • Học Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (The American Academy of Pediatrics - AAP) và Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Chống Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến khích chủng ngừa cúm cho tất cả các trẻ em có sức khỏe tốt từ 6 tháng tuổi đến 18 tuổi. • Ngoài ra, bất kỳ trẻ em nào trên 2 tuổi mắc phải chứng bệnh mà đòi hỏi được chăm sóc thường xuyên hoặc trẻ nào đã từng nằm viện vì một chứng bệnh nghiêm trọng (đặc biệt là bệnh phổi hoặc bệnh thận, bệnh tiểu đường, bệnh tế bào máu hình liềm, hoặc thiếu khả năng miễn dịch). Nếu các bậc phụ huynh lo ngại về các vắc xin mà có chứa chất dùng để bảo quản thimerosal, họ có thể hỏi bác sĩ về loại vắc xin cúm có chứa ít chất thimerosal. • Những trẻ em mà tiếp xúc trực tiếp với người dễ bị các biến chứng từ bệnh cúm cũng nên được tiêm chủng. • Những trẻ em mà tiếp nhận trị liệu bằng thuốc aspirin dài hạn cũng nên được chủng ngừa bệnh cúm bởi vì các em có nhiều nguy cơ bị hội chứng Reye (Hội chứng Reye là tình trạng não bị hủy hoại đột ngột và các vấn đề về chức năng hoạt động của gan mà không biết được nguyên nhân), một chứng bệnh gây tử vong, nếu các em mắc phải bệnh cúm. • Các trẻ em trên 5 tuổi mà có nhiều nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng. . BỆNH CẢM CÚM (FLU) - Phần VIII SỬ DỤNG THUỐC Các vắcxin hiện có sẵn để ngăn ngừa bệnh cúm (Xem phần các vắcxin cúm do virút trong bài này) Đối với bệnh cúm nhẹ, việc làm. mắc phải chứng bệnh mà đòi hỏi được chăm sóc thường xuyên hoặc trẻ nào đã từng nằm viện vì một chứng bệnh nghiêm trọng (đặc biệt là bệnh phổi hoặc bệnh thận, bệnh tiểu đường, bệnh tế bào máu. được hiệu quả, bệnh nhân phải được dùng thuốc trong vòng 2 ngày sau khi căn bệnh khởi phát). • Chúng có thể rút ngắn thời gian và làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm nếu bệnh nhân được

Ngày đăng: 27/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan