Đề tài: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THUẬN DƯ pptx

114 603 0
Đề tài: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THUẬN DƯ pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THUẬN DƯ 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 PHẦN MỞ ĐẦU 3 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 3 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 6 CHƯƠNG 1 6 1.1 KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN 6 1.4 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN 16 1.5 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN [1] 21 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 31 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THUẬN DƯ 32 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ qui trình xay đá 36 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 98 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 99 3.1. NHẬN XÉT 99 3.1.2.3 Hệ thống chứng từ, sổ sách, mẫu báo cáo 101 3.1.3.2 Kết cấu chi phí 103 3.2 KIẾN NGHỊ 103 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 113 KẾT LUẬN 114 2 PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Năm 2010 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm (2006 – 2010) và cũng là năm có nhiều sự kiện quan trọng trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Theo đó, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng cao và phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh những kết quả đạt được, năm 2010 vẫn còn một số hạn chế và cần có những biện pháp khắc phục trong năm 2011. Ngoài những khó khăn như vốn đầu tư cho các dự án giao thông huyết mạch còn thấp so với yêu cầu, 3 việc cung ứng điện không đảm bảo đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư ở nước ngoài dẫn đến cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường với những cạnh tranh vô cùng khốc liệt đó thì các nhà quản trị cần phải có những quyết định đúng đắn và hợp lý. Trong đó, nhu cầu thông tin trở nên rất cần thiết cho quá trình ra quyết định của các nhà quản trị. Nguồn thông tin này phải mang tính linh hoạt, kịp thời, thích hợp với từng loại quyết định. Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là nội dung quan trọng của kế toán quản trị, là một công cụ hữu ích trong quá trình ra quyết định của nhà quản trị. Thông qua việc phân tích này sẽ giúp cho nhà quản trị thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ, chi phí bất biến, chi phí khả biến, kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận của doanh nghiệp ra sao. Từ đó giúp cho nhà quản trị có thể kiểm soát, điều hành tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại và có những quyết định sáng suốt trong tương lai. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, tôi quyết định chọn đề tài “ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THUẬN DƯ”. Qua đề tài này, tôi sẽ có cơ hội nghiên cứu sâu hơn các lý thuyết đã được học để từ đó giúp cho Ban giám đốc công ty đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: - Xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ và càng thể hiện rõ hơn khi Việt Nam gia nhập WTO. Để đứng vững trong xu thế đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thiết lập được các công cụ quản lý hiệu quả và khoa học. Trong đó kế toán quản trị là công cụ được ứng dụng phổ biến trong công tác quản lý và điều hành nội bộ của các doanh nghiệp hiện nay. - Trên thế giới, kế toán quản trị đã xuất hiện khá lâu nhưng ở Việt Nam thì còn khá non trẻ. Thuật ngữ kế toán quản trị mới được áp dụng trong khoảng 4 mười lăm năm trở lại đây nhưng đã thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp. Trong đó nổi bật nhất là những nội dung kế toán quản trị liên quan đến thiết lập thông tin để hoạch định, kiểm soát tài chính và thông tin để sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế trong qui trình tạo ra giá trị. - Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, khai thác đá xây dựng. Trong tình hình kinh tế hiện nay, công ty đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách. Để có thể tồn tại và phát triển, đòi hỏi ban giám đốc công ty phải có những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ hữu ích, giúp nhà quản trị thấy được sự liên quan giữa ba nhân tố quyết định sự thành công cho doanh nghiệp. - Mặc dù đề tài này đã có nhiều tác giả nghiên cứu và phân tích nhưng đặt trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội như hiện nay thì còn rất nhiều điều đáng quan tâm. Đặc biệt là đối với ngành khai thác đá nói riêng và các ngành sản xuất kinh doanh nói chung. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: - Vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong các tình huống ra quyết định vào điều kiện thực tế của công ty, giúp cho nhà quản trị đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý. - Đưa ra những biện pháp nhằm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tận dụng năng lực của máy móc thiết bị để tăng lợi nhuận của công ty. - Khai thác những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm trong bộ máy quản lý của công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Bao gồm 4 phương pháp: - Phương pháp thống kê - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh đối chiếu 5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 5.1 Không gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu được thực hiện tại công ty TNHH Thuận Dư. 5.2 Thời gian nghiên cứu: - Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 01/01/2011 đến ngày 30/04/2011. 1. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (dự kiến thực hiện từ ngày 01/01/2011 đến ngày 01/02/2011) Chương 2: Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty TNHH Thuận Dư (dự kiến thực hiện từ ngày 01/02/2011 đến ngày 15/03/2011) Chương 3: Nhận xét và kiến nghị (dự kiến thực hiện từ ngày 15/03/2011 đến ngày 30/04/2011) CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN 1.1 KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là nghiên cứu sự tác động qua lại giữa các nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng. Đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của sự tác động qua lại của các nhân tố đó đến lợi nhuận doanh nghiệp.[1] 6 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một biện pháp hữu ích nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là công cụ quan trọng trong nhiều quyết định sản xuất kinh doanh của nhà quản trị như: nên sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm nào, lựa chọn dây chuyền sản xuất, chọn giá bán nào, nên sử dụng chiến lược khuyến mãi nào, năng lực sản xuất là bao nhiêu…nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.2 MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một trong những công cụ mạnh nhất giúp cho nhà quản trị trong điều hành hoạt động công ty. Mục đích của việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là phân tích sự biến động về giá bán, cơ cấu chi phí (gồm chi phí bất biến và chi phí khả biến), số lượng sản phẩm tiêu thụ để thấy được tác động của các nhân tố đó lên lợi nhuận. Thông qua đó, nhà quản trị sẽ lựa chọn cơ cấu chi phí phù hợp để đạt lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Vì vậy, khi phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận phải nắm vững các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích như số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí, kết cấu chi phí, đòn bẩy hoạt động, nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí thành chi phí bất biến và chi phí khả biến, v.v… 1.3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN 1.3.1 Số dư đảm phí [1] Số dư đảm phí là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư đảm phí được dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chi phí bất biến chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm hay một đơn vị sản phẩm. 7 Số dư đảm phí khi tính cho một đơn vị sản phẩm chính bằng đơn giá bán một sản phẩm trừ đi chi phí khả biến đơn vị. Số dư đảm phí = Doanh thu – Biến phí Số dư đảm phí đơn vị = Đơn giá bán – Biến phí đơn vị Gọi x là số lượng sản phẩm tiêu thụ. a là biến phí đơn vị. b là định phí. g là giá bán. Ta có báo cáo thu nhập theo hình thức số dư đảm phí như sau: Số thứ tự Chỉ tiêu Tổng số (đ) Đơn vị (đ) Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu gx g 100 2 Chi phí khả biến ax a 3 Số dư đảm phí (g – a)x g – a 4 Chi phí bất biến b 5 Lợi nhuận (g – a)x - b Từ báo cáo trên ta xét các trường hợp:[1] • Tại x = 0 (doanh nghiệp không hoạt động) thì lợi nhuận (P) = -b, nghĩa là doanh nghiệp bị lỗ một khoản bằng với chi phí bất biến. • Tại x = x h (số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn) mà ở đó số dư đảm phí bằng với chi phí bất biến, khi đó lợi nhuận (P) = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn. Ta có: (g – a) x h = b ⇒ x h = Vậy: Sản lượng hòa vốn = 8 • Tại x = x 1 (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x 1 ), x 1 > x h thì lợi nhuận ở mức số lượng sản phẩm tiêu thụ x1 là P 1 = (g – a) x 1 – b. • Tại x = x 2 (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x 2 ), x 2 > x 1 thì lợi nhuận ở mức số lượng sản phẩm tiêu thụ x 2 là P 2 = (g – a) x 2 – b. Như vậy khi số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng một lượng ∆ x = x 2 – x 1 ⇒ Lợi nhuận tăng một lượng ∆ P = P 2 – P 1 ⇒ ∆ P = (g – a) (x 2 – x 1 ) ⇒ ∆ P = (g – a) ∆ P  Kết luận: Thông qua khái niệm số dư đảm phí, ta thấy được mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận. Mối quan hệ đó là: Nếu số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng (hay giảm) một lượng thì số dư đảm phí tăng lên (hay giảm xuống) một lượng bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên (hay giảm xuống) nhân với số dư đảm phí đơn vị.[1] Nếu chi phí bất biến không đổi thì phần số dư đảm phí tăng thêm (hay giảm xuống) đó chính là lợi nhuận tăng thêm (hay giảm bớt).[1] Như vậy, nhờ vào số dư đảm phí ta có thể thấy được mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận, từ đó nhanh chóng xác định được lợi nhuận. [1]  Nhận xét: Mối quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận cung cấp cho các nhà quản trị một công cụ hoạch định mạnh. Các nhà quản trị có thể dự đoán lợi nhuận ở những mức hoạt động khác nhau mà không phải lập báo cáo kết quả kinh doanh. [5] Tuy nhiên việc sử dụng khái niệm số dư đảm phí cũng có một số nhược điểm sau [1]  Nếu trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm thì các nhà quản trị sẽ không có cái nhìn tổng quát về giác độ toàn bộ doanh nghiệp vì số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng loại sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn bộ doanh nghiệp. 9  Làm cho nhà quản trị dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định bởi vì tưởng rằng nếu tăng doanh thu của những sản phẩm có số dư đảm phí đơn vị lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên nhưng điều này đôi khi có thể hoàn toàn ngược lại. Để khắc phục nhược điểm trên, ta sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí. 1.3.2 Tỷ lệ số dư đảm phí 1.3.2.1 Khái niệm [1] Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, cho một loại sản phẩm (một loại sản phẩm cũng chính bằng một đơn vị sản phẩm) 1.3.2.2 Công thức tính [1] Tỷ lệ số dư đảm phí có thể được tính theo hai cách: Tỷ lệ số dư đảm phí = x 100 % Tỷ lệ số dư đảm phí = x 100% Từ những giả thiết nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có: • Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x 1 ⇒ Doanh thu: gx 1 ⇒ Lợi nhuận: P 1 = (g – a)x 1 – b • Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x 2 ⇒ Doanh thu: gx 2 ⇒ Lợi nhuận: P 2 = (g – a)x 2 – b Như vậy khi doanh thu tăng một lượng là: gx 2 – gx 1 ⇒ Lợi nhuận tăng một lượng là: ∆ P = P 2 – P 1 = (g – a) (x 2 – x 1 ) Vậy: ∆ P = (x 2 – x 1 )g  Kết luận: Thông qua khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí, ta thiết lập được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Mối quan hệ đó là: Nếu doanh thu tăng (hay giảm) một lượng thì lợi nhuận sẽ tăng lên (hay giảm xuống) một lượng bằng doanh 10 [...]... cứu mối quan hệ chi phí sản lượng - lợi nhuận sẽ giúp cho nhà quản lý hướng hoạt động của doanh nghiệp theo các mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra [3] 32 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THUẬN DƯ 2.1 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THUẬN DƯ 2.1.1 Tình hình tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh tại công. .. 90.000đ/sp  Kết luận: Với giá bán 75.000đ/sp, công ty đạt mục tiêu lợi nhuận đề ra và thỏa mãn tất cả các điều kiện của khách hàng Vậy hợp đồng được ký kết và thực hiện 1.8 HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN [1] Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận thể hiện ở chỗ là mô hình phân tích này thực hiện được phải đặt trong một số... thụ sản phẩm như: chi n dịch quảng cáo, tiếp thị, ký kết hợp đồng, công việc vận chuyển, thanh toán 31 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng - lợi nhuận là cần thiết cho việc quản lý thành công của một doanh nghiệp Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cho thấy được ảnh hưởng lên lợi nhuận khi doanh nghiệp thay đổi doanh thu, chi phí, kết cấu bán hàng... mức sản lượng đó Ta có đồ thị lợi nhuận sau: y y = (g – a)x - b Điểm hòa vốn -b 0 vùng lãi vùng lỗ x1 xh y = gx x2 x3 x (mức độ hoạt động) 1.5 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN [1] Nếu gọi P là lợi nhuận mong muốn, tại điểm lợi nhuận P > 0 thì: Số dư đảm phí = Định phí + Lợi nhuận Hoặc Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận Gọi xp: Sản lượng tại mức lợi nhuận P 22 gxp: Doanh thu cần đạt được tại mức lợi nhuận. .. 1.4.4 Đồ thị phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận 1.4.4.1 Đồ thị điểm hòa vốn Việc xác định điểm hòa vốn bằng công thức là hữu ích đối với nhà quản trị Tuy nhiên nó không cho thấy lợi nhuận thay đổi như thế nào khi mức độ hoạt động thay đổi Vì thế, ngoài phương pháp số dư đảm phí, điểm hòa vốn còn có thể xác định bằng đồ thị để biểu diễn mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận hay... hai công ty có cùng doanh thu và lợi nhuận nhưng cơ cấu chi phí rất khác nhau Công ty A có cơ cấu chi phí mà trong đó chi phí khả biến chi m tỷ trọng lớn nên tỷ lệ số dư đảm phí thấp (40%) Ngược lại, công ty B có cơ cấu chi phí mà trong đó chi phí bất biến chi m tỷ trọng lớn nên tỷ lệ số dư đảm phí rất cao (80%) Khi doanh số của hai công ty này có sự biến động (tăng hoặc giảm) cùng một mức thì lợi nhuận. .. nhau.[5] Phân tích kết cấu chi phí là nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đó chính là lợi nhuận khi mức độ hoạt động thay đổi.[1] Trong thực tế, các doanh nghiệp thường hoạt động theo hai dạng kết cấu chi phí sau:[1] Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chi m tỷ trọng lớn, chi phí khả... dụng để phân tích đó là đồ thị lợi nhuận Đồ thị này là một trong những đồ thị biểu diễn điểm hòa vốn trong các đồ thị về mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, thể hiện rõ nét mức lãi hoặc lỗ của công ty theo các mức độ hoạt động tương ứng Đồ thị lợi 21 nhuận có ưu điểm là dễ vẽ vì chỉ có một đường duy nhất và phản ánh được mối quan hệ giữa sản lượng với lợi nhuận Đồ thị này cắt trục tung tại điểm... sản lượng/ doanh thu để doanh nghiệp hoà vốn hoặc đạt được mức lợi nhuận mục tiêu là phương pháp số dư đảm phí và phương pháp phương trình Một số nhà quản lý thì thích sử dụng đồ thị chi phí – khối lượng – lợi nhuận hoặc đồ thị lợi nhuận [3] Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí được thiết lập trên cơ sở phân loại chi phí thành chi phí khả biến và chi phí bất biến là rất hữu ích cho nhà quản lý trong phân. .. vốn của công ty năm 2010 (Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH Thuận Dư) [2] 35 c Quy mô nguồn nhân lực:  Tổng số nhân viên trong công ty là 130 người Trong đó: - Bộ phận văn phòng: 20 người chi m 15,38% - Bộ phận sản xuất: 110 người chi m 84,62% Biểu đồ 2.3: Qui mô nguồn nhân lực của công ty năm 2010 (Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH Thuận Dư) [2] d Quy mô diện tích: tổng diện tích công ty là 5.000 . LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN 1.1 KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là. NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN 6 1.4 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN 16 1.5 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN [1] 21 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 31 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG. NGHIỆP ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THUẬN DƯ 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 PHẦN MỞ ĐẦU 3 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 3 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 4 MỤC

Ngày đăng: 27/07/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

  • TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

  • MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

  • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

  • PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

  • CHƯƠNG 1

  • 1.1 KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN

  • 1.4 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN

  • 1.5 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN [1]

  • TÓM TẮT CHƯƠNG 1

  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THUẬN DƯ

    • Sơ đồ 2.1: Sơ đồ qui trình xay đá

    • TÓM TẮT CHƯƠNG 2

    • CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

    • 3.1. NHẬN XÉT

    • 3.1.2.3 Hệ thống chứng từ, sổ sách, mẫu báo cáo

    • 3.1.3.2 Kết cấu chi phí

    • 3.2 KIẾN NGHỊ

    • TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan