BƯỚU THỊT TỬ CUNG (UTERINE MYOMAS pptx

7 377 0
BƯỚU THỊT TỬ CUNG (UTERINE MYOMAS pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BƯỚU THỊT TỬ CUNG (UTERINE MYOMAS) Bướu thịt tử cung (uterine myomas, còn được gọi “fibroids”) là những bướu tử cung xảy ra nhiều nhất. Đến 25% các phụ nữ có bướu thịt trong tử cung (một hoặc nhiều bướu), và không ít phụ nữ ưu phiền vì chúng. Bướu mọc từ thành của tử cung, nhô ra mặt ngoài hay mặt trong tử cung, hoặc chỉ lẩn trong thành tử cung. Thành tử cung cấu tạo bởi những mô thịt (muscle tissue), nên những bướu fibroids mọc ra từ thành tử cung cũng có cấu trúc giống những mô thịt. Thường chúng là bướu lành, rất ít khi biến thành độc. Người ta chưa biết rõ tại sao bướu thịt tử cung lại xảy ra nhiều như vậy, song có lẽ chất estrogen của cơ thể người phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của những bướu loại này. Bằng chứng, sau khi mãn kinh, lượng estrogen giảm thấp nhiều do buồng trứng người phụ nữ không còn làm việc, lúc ấy, tự nhiên các bướu thịt tử cung nhỏ hẳn đi, và thường không còn gây phiền nhiễu gì nữa. Nên có bướu thịt tử cung, và sắp đến tuổi mãn kinh, nếu nó chịu chung sống hòa bình, không làm phiền ta lắm, ta cứ để nó đấy, chờ cho đến khi kinh mãn hẳn, cũng là một cách chữa. Triệu chứng Bướu thịt tử cung khởi mọc từ một tế bào, rồi lớn lên rất chậm theo thời gian. Thường phải mất nhiều năm, bướu mới to đủ để gây triệu chứng. Nên bướu thịt tử cung có thể nhỏ xíu, mới chỉ là những tế bào nhìn thấy dưới kính hiển vi, hoặc đã to bự, chiếm toàn vùng bụng. Nhiều vị không có triệu chứng gì cả, tình cờ khi đi khám bác sĩ, bác sĩ tìm ra có bướu thịt tử cung. Cũng có người nó không thích, nó làm phiền. Nếu nó khó ưa, nhất là khi nó đã lớn (khoảng như một thai 3 tháng rưỡi, tức 14 tuần), nó có thể làm phiền ta bằng nhiều cách, gây: - Kinh ra nhiều máu hoặc kéo dài, có thể đưa đến thiếu máu. - Đau bụng lúc có kinh, đau lúc giao hợp hoặc lúc nào cũng đau. - Nặng, khó chịu vùng bụng dưới, không nằm sấp được, hoặc bụng phình to, khi mặc quần áo, khó cài cúc, vì khối bướu đã to bự. - Mắc đi tiểu hoài do khối bướu đè trên bọng đái ngay dưới nó. - Bón do khối bưới ép vào trực tràng phía sau. Khó có con, hay sảy thai, sinh nở khó. Định bệnh Định bệnh bướu thịt tử cung thường không khó lắm. Dựa vào triệu chứng bạn kể, bác sĩ đã có thể nghi bạn có bướu thịt tử cung. Sau đó, khám vùng chậu (pelvic examination) thường có thể xác định được, đúng rồi, bạn quả có bướu thịt tử cung. Trong những trường hợp nghi ngờ, bác sĩ còn phân vân, không biết bạn bị bướu thịt tử cung, hoặc có thai nên tử cung nó lớn lên (xin lỗi bạn, đời đâu biết được, việc bác sĩ nghi vẫn phải nghi), hoặc khối sờ thấy trong vùng chậu của bạn không rõ mọc từ tử cung, hay là mọc ra từ buồng trứng, từ ống dẫn trứng, , chúng ta làm siêu âm (ultrasound) thêm cho chắc ăn. Những bướu thịt đóng vôi (calcified myomas), chụp phim thường thôi, ta cũng có thể thấy chúng. Những bướu thịt nằm thập thò ngay trong lòng tử cung, có thể khám phá bằng cách nạo lòng tử cung (curettage) rồi đem thịt nạo được đi thử (biopsy), hoặc bằng cách chụp phim lòng tử cung (hysterography), soi lòng tử cung (hysteroscopy). Soi lòng tử cung có cái lợi là giúp bác sĩ soi nhìn thấy tận mắt cái bướu, xem nó đích thực là cái gì, nhỏ hay to cỡ nào, nằm ở vị trí có quan trọng không. Quá lắm, vẫn chưa biết đích xác cái khối trong vùng chậu nó đang làm phiền bạn xuất xứ từ đâu, dòng dõi lành hay độc, thì mới phải dùng đến phương pháp bơm hơi vào vùng chậu rồi chụp phim (pelvic pneumogynegraphy). Chữa trị Với rất nhiều tật bệnh, ta có thể sống chung hòa bình với chúng, trong tinh thần tương nhượng, tôi kính anh, mong anh đừng làm phiền tôi. Cho đến khi chúng trở mặt. Với những bướu thịt tử cung cũng thế, ta có nhiều cách xử trí, tùy vào các triệu chứng (symptoms), biến chứng (complications), tuổi của người có bướu, ý thích của họ (như còn muốn có con hay không), cũng như bướu nhỏ hay to, nằm ở chỗ nào trong tử cung, và mức độ lớn lên của nó chậm hay nhanh. 1. Cứ để nó đấy: Đa số các phụ nữ đang có bướu thịt tử cung không cần chữa gì cả, vì bướu không gây triệu chứng gì hết. Chúng ta chỉ cần để mắt theo dõi nó bằng cách thăm khám vùng chậu lại trong vòng 6 đến 12 tháng. Nó to lên nhanh quá ư, rồi, ta sẽ quyết định số phận của nó, vì nếu nó to lên nhanh quá, biết đâu nó là bướu độc “sarcoma” giả hình, hoặc nếu để nó to quá, lúc mổ cắt nó cũng đâm khó hơn. 2. Những giải pháp quyết liệt: Khi bướu thịt tử cung ngày càng thêm to và bắt đầu làm phiền ta, gây những triệu chứng khó chịu (đau, chảy máu, ), thời kỳ sống chung hòa bình với nó chấm dứt, và ta cần giải quyết vấn đề quyết liệt hơn. Phải làm nó nhỏ lại hoặc cắt bỏ nó, cho nó đi chơi chỗ khác. Mỗi tháng, chích một loại thuốc có tên Lupron, có tác dụng khiến chất estrogen trong cơ thể bạn hạ thấp, sẽ làm cho bướu nhỏ lại 20% khối lượng của nó sau 3 tháng, và nếu tiếp tục dùng, có thể làm bướu nhỏ đi đến 40% khối lượng của nó. Tiếc thay, thuốc chỉ dùng được tối đa 6 tháng. Thuốc làm bớt chảy máu song không thể khiến máu ngưng chảy. Thuốc có thể gây những phản ứng phụ giống như khi mãn kinh: mặt hừng nóng, khô âm đạo, bứt rứt, khó ngủ, Vì chỉ dùng được tối đa 6 tháng, nên thuốc Lupron không giải quyết vấn đề tận gốc, song giúp ta mua thời gian, cho những vị bị bướu nhưng sắp bước vào tuổi mãn kinh (sau khi mãn kinh, thường bướu sẽ tự động nhỏ lại), hoặc làm bướu nhỏ bớt trước khi giải phẫu, để giúp cuộc mổ cắt bướu sẽ dễ dàng và suôn sẻ hơn. Có khi nhờ Lupron, bướu teo lại, khiến thay vì phải rạch vào đường bụng để cắt bướu, bác sĩ có thể cắt bướu qua đường âm đạo. Một cách khác cũng làm bướu nhỏ lại, hoặc ít nhất không lớn thêm lên, là làm nghẽn tắc những động mạch dẫn máu đến nuôi tử cung (arterial embolization), bằng cách bơm một loại thuốc đặc biệt vào những động mạch này. Thiếu máu đến nuôi, tất bướu không lớn thêm được. Nếu những biện pháp nhẹ tay kể trên không làm bướu thịt tử cung chùn bước, vẫn tiếp tục làm phiền ta, cứ mãi gây đau hoặc chảy máu, và ngày mãn kinh còn xa vời quá, ta đành áp dụng những biện pháp mạnh vậy. Với những người còn muốn giữ lại tử cung để có con tiếp, và bướu không quá to, bác sĩ chỉ mổ cắt bỏ chỗ có bướu thôi (myomectomy). Với những vị không muốn có con nữa, với những trường hợp bướu quá lớn, hoặc to lên nhanh, giải pháp hay nhất là ta mổ cắt bỏ hẳn tử cung quách (hysterectomy). Bạn thấy, trên đường đời ta đi, theo thời gian ta có thể sẽ có thêm những người bạn đồng hành bất đắc dĩ, không mời mà đến: chẳng hạn những nốt ruồi đen trên da, sạn trong túi mật, bướu thịt lừng lững xuất hiện trong tử cung, Không nhất thiết ta phải nhất định mời chúng đi chơi chỗ khác, nếu chúng không làm phiền gì ta. Nhưng một khi chúng bắt đầu gây vấn đề, ta sẽ tìm cách giải quyết số phận của chúng. Như những bướu thịt tử cung, một là ta làm chúng nhỏ bớt đi, hai là ta cắt bỏ chúng. . BƯỚU THỊT TỬ CUNG (UTERINE MYOMAS) Bướu thịt tử cung (uterine myomas, còn được gọi “fibroids”) là những bướu tử cung xảy ra nhiều nhất. Đến 25% các phụ nữ có bướu thịt trong. trong tử cung (một hoặc nhiều bướu) , và không ít phụ nữ ưu phiền vì chúng. Bướu mọc từ thành của tử cung, nhô ra mặt ngoài hay mặt trong tử cung, hoặc chỉ lẩn trong thành tử cung. Thành tử cung. định được, đúng rồi, bạn quả có bướu thịt tử cung. Trong những trường hợp nghi ngờ, bác sĩ còn phân vân, không biết bạn bị bướu thịt tử cung, hoặc có thai nên tử cung nó lớn lên (xin lỗi bạn,

Ngày đăng: 27/07/2014, 07:22

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan