Suy giảm miễn dịch ở người và phương pháp nghiên cứu suy giảm miễn dịch thực nghiệm

65 1.2K 3
Suy giảm miễn dịch ở người và phương pháp nghiên cứu suy giảm miễn dịch thực nghiệm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch và chống oxy hóa của cao quả nhàu trên động vật thực nghiệm ĐẶT VẤN ĐỀ Nhờ có sức đề kháng miễn dịch mà con người tồn tại được trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh như vi sinh vật, hóa chất, vật lý….Sức đề kháng miễn dịch hay chính là hoạt động của hệ thống tế bào có thẩm quyền miễn dịch và các chất tiết của chúng (cytokin) khi được hoạt hóa. Sự toàn vẹn của hệ thống này giúp cho quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể diễn ra được bình thường. Bệnh lý suy giảm miễn dịch hay còn gọi là thiếu hụt miễn dịch có thể do các nguyên nhân bẩm sinh (nguyờn phát) hay mắc phải (thứ phát), hậu quả là cơ thể không có hoặc giảm khả năng đáp ứng miễn dịch (dịch thể và tế bào) để chống lại các yếu tố lạ (kháng nguyên) gây nên.[2, 4, 11]. Suy giảm miễn dịch là bệnh lý rất phổ biến, nhất là ở các nước đang phát triển (nơi bệnh nhiễm trùng và tình trạng suy dinh dưỡng còn nhiều). Ở những nước phát triển, tình trạng suy giảm miễn dịch cũng vẫn xảy ra do con người bị đe dọa bởi các loại thuốc, hóa chất, yếu tố vật lý như phóng xạ, bệnh béo phì, bệnh ung thư….[2, 7, 8, 11, 29] Trước đây bệnh lý suy giảm miễn dịch chưa được quan tâm đúng mức, chỉ đến những năm gần đây đại dịch HIV/AIDS của thế kỷ bùng nổ, bệnh ung thư phát triển ngày càng tăng…gõy nên tình trạng suy giảm miễn dịch làm khó khăn cho việc điều trị, người ta mới nghiên cứu một cách hệ thống hơn về suy giảm miễn dịch. Hơn nữa nhờ tiến bộ của khoa học, đặc biệt y sinh học phân tử đó giỳp hiểu rõ hơn về cơ chế phân tử của bệnh lý suy giảm miễn dịch, để từ đó có được biện pháp điều trị miễn dịch thích hợp và hiệu quả [2, 4, 11, 29]. 1 Vì vậy trong chuyên đề này xin được trình bày khái quát về bệnh lý suy giảm miễn dịch, cơ chế bệnh sinh trong một số bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải phổ biến ở người và một số phương pháp nghiên cứu gõy suy giảm miễn dịch trên thực nghiệm, cơ sở để có thể ứng dụng nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch của một số cõy con thuốc ở Việt Nam mà một trong số đó là cao quả nhàu 2 1. Đại cương về bệnh lý suy giảm miễn dịch Bệnh lý suy giảm miễn dịch hay còn gọi là thiếu hụt miễn dịch, biểu hiện là cơ thể không có khả năng hoặc giảm đáp ứng miễn dịch tế bào và đáp ứng miễn dịch dịch thể để chống lại các nguyên nhân (kháng nguyên) gây bệnh [2, 4, 7]. Hình 1: Đáp ứng miễn dịch dịch thể và tế bào Dựa vào cơ chế sinh bệnh các nhà Miễn dịch - Sinh lý bệnh trong và ngoài nước phõn ra làm 2 loại: suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay tiờn phỏt (chủ yếu do di truyền) và suy giảm miễn dịch mắc phải hay thứ phát (thường là hậu quả của quá trình bệnh lý khác). 3 MD tế bào VK nội bào, virus, nấm Tế bào trình diện KN Tiếp nhân và trình diện KN Receptor tế bào T Tế bào T h Receptor với cytokine Ly giải các TB bị nhiễm Biệt hoá và phát triển các TBMD: Tc, NK, ĐTB MD dịch thể Vi khuẩn ngoại bào TB lympho B Kháng thể Ly giải (bổ thể) 1.1. Suy giảm miễn dịch bẩm sinh: Suy giảm miễn dịch bẩm sinh là do những bất thường của vật chất di truyền. Dựa vào nguồn gốc và vị trí tổn thương của các tế bào miễn dịch người ta phân loại suy giảm miễn dịch như sau: Hình 2 . Sơ đồ biệt hóa và vị trí tổn thương các tế bào miễn dịch (1) Suy giảm miễn dịch ngay từ các tế bào gốc chung cho cả 2 dòng tế bào B và T nên được gọi là suy giảm miễn dịch nặng phối hợp. (2) Suy giảm miễn dịch bẩm sinh dòng T gồm 2 loại: tổn thương tế bào T ở cao và rối loạn hoạt hóa của các tế bào T đã trưởng thành. (3) Suy giảm miễn dịch bẩm sinh dòng B gồm 2 loại: tổn thương tế bào B ở cao và rối loạn quá trình biệt hóa của tế bào B để sản xuất kháng thể dịch thể. - Suy giảm miễn dịch bẩm sinh dòng tế bào thực bào (liên quan đến cả sự trình diện kháng nguyên) và sản xuất bổ thể. 4 TB mầm TB lympho mầm Tiền lympho bào Lympho B Lympho T NK Kháng thể Th, Ts, Tc, T DTH , các cytokine TB mầm dòng hạt Tiền TB mầm dòng hạt Các BC hạt Ưa base Trung tính Ưa acid Tiểu cầu Hồng cầu 1 3 2 1.1.1. Suy giảm miễn dịch nặng phối hợp SCID (Severed combined immuno deficiency): Đây là một nhóm gồm nhiều bệnh phức tạp do có bất thường trong sự phát triển và biệt hóa của các tế bào lympho vào giai đoạn sớm để thành các tiền tế bào B và T. Đặc trưng của bệnh này là suy giảm nặng nề về số lượng các tế bào B và T. Bệnh lần đầu tiên được phát hiện tại Thụy Sĩ. Nguyên nhân thứ nhất: do di truyền liên kết trên nhiễm sắc thể giới tính X: bệnh xuất hiện ở con trai nhiều hơn con gái (tỷ lệ 3:1). Nguyên nhân thứ 2: do di truyền lặn, liên kết với nhiễm sắc thể thường, khoảng 1/50.000 trẻ sinh ra bị SCID [Trích từ 11]. Có nhiều thể SCID di truyền trên nhiễm sắc thể thường với các cơ chế phân tử khác nhau: - Týp 1: do thiếu enzym thoái hóa purin: adenosin desaminase (ADA) gây tích lũy cơ chất deoxyadenosin là chất gây ngộ độc các lympho bào gốc làm cho các tế bào này không phân chia được. Trên thế giới chỉ có khoảng 100 ca bệnh SCID týp 1. Trên lâm sàng người ta điều trị bệnh bằng cách tiêm định kỳ enzym ADA. Tuy nhiên enzym ADA phải được gắn trên một giá trơ để bền vững hơn trước khi đưa vào cơ thể. - Týp 2: Không có lympho bào (alymphocytosis). Nghiên cứu trên chuột nhắt thấy cơ chế bệnh sinh là do rối loạn quá trình tái tổ hợp gen xảy trong quá trình biệt húa cỏc tế bào tiền thân của lympho bào để trở thành tế bào B và T, dẫn đến rối loạn sự sắp xếp lại gen trong quá trình chín của lympho bào B và T để đảm bảo tính đa dạng của TCR (T cell Receptor) và sIg (Surface Immunoglobulin). Trên người cơ chế bệnh sinh còn chưa được hiểu rõ và có ý kiến cho rằng bệnh cũng cú cựng cơ chế trên. - Ngoài ra cũn cú cỏc thể SCID khác nữa như: giảm biểu lộ phân tử MHC lớp II ở các tế bào có thẩm quyền miễn dịch như lympho B, đại thực bào…nờn bệnh còn được gọi là hội chứng tế bào lympho trần trụi, hậu quả là 5 thiếu sót trong sự trình diện kháng nguyên do giảm biểu lộ phõn tử MHC. Thể SCID nữa là do đột biến chuỗi gamma tại receptor của IL-2, ở lympho T CD3 … do rối loạn chuyển tín hiệu di truyền bên trong tế bào nên tế bào lympho T CD3 không hoạt hoá và phõn chuyển, làm giảm sản xuất cytokin [11, 19, 21, 29]. Điều trị bệnh SCID: - Ghép tủy xương: đây là cách tốt nhất, kết quả tốt khi có sự hòa hợp mô và hòa hợp cả hệ ABO giữa người cho và người nhận. Phản ứng thải loại mảnh ghép rất nguy hiểm, có thể gây tử vong vì cơ thể nhận mảnh ghép bị suy giảm miễn dịch. - Truyền máu nhiều lần, tuy nhiên biện pháp này khó duy trì lâu dài và vẫn có phản ứng giống như thải loại mảnh ghép. - Truyền hồng cầu bình thường chứa enzym ADA cho các thể bệnh SCID thiếu enzym ADA. 1.1.2. Suy giảm miễn dịch bẩm sinh dòng lympho T • Hội chứng Di George Hội chứng này chiếm khoảng 20% trong các bệnh lý suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Nguyên nhân là do tình trạng bệnh lý của phôi: không phát triển túi hầu thứ 3 và thứ 4. Cỏc tỳi hầu này chịu trách nhiệm về sự phát triển và hình thành của tuyến ức và tuyến cận giáp vào tuần thứ 6 và thứ 8. Ngoài ra cỏc tỳi hầu này còn chịu trách nhiệm về sự phát triển của cung động mạch chủ, môi, tai vào tuần thứ 12. Vì vậy, hiếm gặp hội chứng Di George ở thể điển hình, thường gặp ở thể không điển hình. Bệnh nhi có thể bị giảm sản tuyến ức, suy giảm tuyến cận giáp (thường bị co giật do giảm calci huyết), có thể kèm theo các triệu chứng dị tật ở tim, mặt, tai… các rối loạn phát triển của tuyến ức biểu hiện chủ yếu là rối loạn môi trường biệt hóa tế bào lympho T. Hậu quả là số lượng tế bào T có thể bình thường hoặc giảm, chức năng tế bào T giảm do giảm biểu lộ TCR/CD3, giảm sản xuất cytokin. Dòng tế bào 6 lympho B không bị ảnh hưởng nên đáp ứng miễn dịch dịch thể gần như bình thường hoặc có thể giảm do không có sự hỗ trợ của Th. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào bị ảnh hưởng nặng nề có khi không có đáp ứng [33, 37, 42, 45, 49]. Điều trị: - Ghép tuyến ức phụi cú cựng kháng nguyên hòa hợp mô. Tiêm truyền tế bào hoặc mảnh ghép tuyến ức có đường kớng 1mm trong cơ thẳng bụng hoặc trong phúc mạc. Dùng thuốc và các biện pháp hữu hiệu tránh phản ứng mảnh ghép chống túc chủ. - Tiêm tinh chất tuyến ức thymosin để biệt hóa tế bào gốc thành tế bào T. - Điều chỉnh calci huyết, điều trị các dị tật tim và mặt - Điều trị các nhiễm nấm, virus, lao mắc phải. • Hội chứng Nezelof: do vô sản tuyến ức, không kèm theo vô sản tuyến cận giáp. Biểu hiện lâm sàng của bệnh thường nhẹ hơn hội chứng Di George: không có các rối loại calci huyết. Do không có đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào nên trẻ thường bị nhiễm nấm, virus. Điều trị có hiệu quả khi ghép tuyến ức hoặc tiêm tinh chất tuyến ức [2, 11, 29, 51]. • Một số suy giảm miễn dịch bẩm sinh dòng lympho T khác: - Hội chứng Hong và Good: rất hiếm gặp, có thiểu sản tuyến ức và tuyến giáp trạng. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là suy giảm miễn dịch tế bào: giảm số lượng và chức năng tế bào T trong khi tế bào B bình thường. - Khuyết tật cấu trúc TCR: phức hợp CD3/TCR bị khuyết tật do đột biến chuỗi gamma ở CD3 dẫn đến ảnh hưởng đến một số protein chuyển tin như làm rối loạn sự phosphoryl hóa, vận chuyển calci nội bào… 7 - Giảm sản suất IL2, IL4 và INF-gamma: do đột biến tại tế bào hoặc tại receptor của chúng. 1.1.3. Suy giảm miễn dịch bẩm sinh dòng lympho B Dòng tế bào lympho B chịu trách nhiệm đáp ứng miễn dịch dịch thể, nên khi có rối loạn quá trình biệt hoá và phát triển của dòng này sẽ làm giảm nồng độ hoặc giảm chất lượng các globulin trong máu. Biểu hiện lâm sàng là bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tái lại nhiều lần bởi các vi khuẩn sinh mủ (các cầu khuẩn Gram +) [2, 4, 18, 22]. • Bệnh Bruton: Bệnh do Bruton phát hiện ra năm 1952, gọi là thể không có gamma globulin trong máu, di truyền liên kết nhiễm sắc thể giới tính X và trên cả nhiễm sắc thể thường. Bệnh chiếm 70% bệnh nhân suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Nếu thể bệnh gắn với nhiễm sắc thể X, bệnh thường xảy ra trên trẻ em trai, xuất hiện sớm. Nếu di truyền trên nhiễm sắc thể thường thì bệnh xuất hiện trên cả 2 giới, thường ở giai đoạn muộn. Sự biệt hóa của tế bào B bị rối loạn ở giai đoạn sớm tiền tế bào B, bệnh đặc trưng bằng các xét nghiệm không có lympho bào B trong máu và trong mô lympho, hạch bạch huyết nhỏ, không có amidan, trong huyết thanh không có mọi loại Ig. Phân loại: có 2 týp bệnh Bruton - Týp 1: Suy giảm tế bào B kèm suy giảm toàn bộ các Ig: IgA, IgM, IgG, IgE. Nguyên nhân do thiếu gen mã hóa để tổng hợp các Ig - Týp 2: Suy giảm tế bào B kèm suy giảm các Ig: IgA, IgG, IgE nhưng tăng IgM. Nguyên nhân là do rối loạn gen điều hòa và việc tổng hợp, vận chuyển Ig. Điều trị: Điều trị bệnh Bruton bằng kháng sinh thường không có hiệu quả. Hiện nay người ta dùng kháng sinh kết hợp với truyền Ig thụ động. Các chế phẩm 8 Ig thường dùng chủ yếu chứa IgG (99%). Do IgG có thời gian bán thải dài nên có giá trị phòng một số bệnh nhiễm trùng. Duy trì nồng độ IgG huyết thanh cao hơn 2g/lớt [11]. Khụng dùng IgA để điều trị do khi đưa IgA bằng đường tiêm chúng không đến được niêm mạc hệ tiêu hóa, hô hấp nên không có giá trị phòng và điều trị bệnh. Hơn nữa, bản thân IgA dễ gõy choỏng phản vệ nên mặc dù thiếu IgA nhưng không có chỉ định dùng IgA cho các bệnh nhân Bruton [2, 11, 29]. • Bệnh suy giảm tế bào B có liên quan đến chuyển đổi isotyp Các tế bào B được biệt hóa từ tế bào gốc tại gan phôi, sau đó được chuyển vào tủy xương. Dòng tế bào B được biệt hóa suốt đời. Trong vi môi trường tủy xương cỏc nguyờn bào lympho B sắp xếp lại các gen mó húa cho chuỗi nặng muy, chuỗi nhẹ kappa, chuỗi lamda. Giai đoạn tiền B có IgM trong nguyên sinh chất, giai đoạn chưa trưởng thành có IgM bề mặt (mIgM), khi trưởng thành có IgD và IgM. Trong giai đoạn phát triển và biệt hóa của các tế bào B, các MHC lớp II được biểu lộ, sau đó các tế bào B rời tủy xương đến các hạch bạch huyết. Tại hạch bạch huyết, các tế bào B khi được kích thích bởi kháng nguyên chúng sẽ biệt hóa để trở thành tương bào tiết kháng thể dịch thể đặc hiệu và các tế bào B trí nhớ. Sự biến đổi của các tế bào B chủ yếu do mất IgD, biểu lộ các gen mã cho các chuỗi …, đồng thời biến dị tại một số gen tạo ra những thay đổi ở vị trí receptor, làm tăng ỏi tớnh của các receptor với các kháng nguyên. Suy giảm IgA Là một bệnh tương đối phổ biến, trong cộng đồng người da trắng với tần xuất khoảng 1/700 người và di truyền theo NST 18. Loại suy giảm này không có triệu chứng biểu hiện ra ngoài nhưng dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường ruột và hay thấy xuất hiện bệnh tự mẫn. Xét nghiệm có nồng độ IgA trong máu thấp (< 50 g/ml) hay không có. Khoảng một nửa bệnh nhân có 9 thể xuất hiện kháng thể chống IgA nờn cú nguy cơ bị sốc khi được truyền máu hay huyết tương. Điều trị bằng biện pháp miễn dịch cần dè dặt khi phải tiêm γ - globulin. Cơ chế bệnh sinh của tình trạng suy giảm IgA chưa rõ và có lẽ rất phức tạp. Nguyên nhân có thể do tổn thương ngay bên trong tế bào (tế bào lympho B có sIgA nhưng không chuyển tiếp nữa) hay do thiếu sự hỗ trợ bên ngoài (thiếu Th đặc hiệu, thiếu cytokin như TGF- β , IL-5). Yếu tố cơ địa cũng giữ một vai trò quan trọng nhất định. Bệnh nhân hay có haplotyp A1, B8, DR3 hoặc có thiếu sót gien mã cho C 4 , do đó C 4a giảm [41, 42, 43, 46, 51]. + Suy giảm dưới lớp IgG Một số trường hợp suy giảm IgG thường có kết hợp với suy giảm IgA hay với bệnh mất điều hoà – gión mạch. Bệnh nhân bị suy giảm IgG có thể không có triệu chứng gì đặc hiệu, bệnh nhân chỉ bị nhiễm khuẩn sinh mủ, tái phát nhiều lần, dai dẳng, nặng. Nguyên nhân do thiếu sót ở một dưới lớp như IgG3 hay phối hợp IgG2 và IgG4. Nồng độ IgG chung vẫn bình thường, một số trường hợp có tăng IgM. Nếu có kết hợp cả suy giảm IgA là do có đột biến điểm ở gien mã cho glycoprotein 39 nằm trên NST X [17, 29, 51]. Suy giảm miễn dịch thông thường (CVID = Common variable ImmunoDeficiency). Bệnh cũn có tên là vô γ -globulin huyết muộn (late agamma globulinemia) hay vô γ -globulin huyết mắc phải (acquired agamma globulinemia). Bệnh thường xuất hiện muộn ở tuổi 20 -30 cả ở nam lẫn nữ nên tỷ lệ mắc như nhau. Xét nghiệm máu thấy có giảm cả 3 loại IgG, IgA và IgM. Số lượng các tế bào lympho B thay đổi không rõ rệt nhưng chức năng của chúng có thay đổi hoặc có kết hợp với sự thay đổi của tế bào lympho T. Điều trị bằng biện pháp miễn dịch là tiêm gamma-globulin, liều lượng tuỳ nồng độ Ig trong máu và mức độ biểu hiện lâm sàng [2, 4, 11, 29, 51]. 1.1.4. Suy giảm miễn dịch phối hợp 10 [...]... dinh dưỡng - Suy giảm miễn dịch do nhiễm vi sinh vật: nhiễm vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng, virus Đặc biệt suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV/AIDS 18 - Suy giảm miễn dịch do bệnh lý: các bệnh mạn tính kéo dài, đặc biệt là bệnh ung thư - Suy giảm miễn dịch do phóng xạ - Suy giảm miễn dịch do thuốc hoặc hóa chất - Suy giảm miễn dịch khác như: tuổi già, chấn thương 1.2.1 Suy giảm miễn dịch trong ung thư Ung... biện pháp điều trị này trên bệnh nhân thiếu enzym ADA cũng như liệu pháp gen cho các bệnh nhân suy giảm miễn dịch bẩm sinh khác [2, 4, 11, 29, 51] 1.2 Suy giảm miễn dịch mắc phải: Đây là loại bệnh lý rất thường gặp ở cả các nước đang phát triển và phát triển Dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch người ta chia ra một số nhúm chớnh sau: - Suy giảm miễn dịch do suy dinh dưỡng - Suy giảm. .. thích miễn dịch của một thuốc nhất thiết phải được tiến hành trờn cỏc súc vật đã bị suy giảm miễn dịch vì súc vật bình thường Ýt đáp ứng với các chất kích thích miễn dịch Có nhiều phương pháp gây suy giảm miễn dịch trên súc vật thực nghiệm nh dùng tia xạ, hoá chất, cấy mô ung thư, gây nhiễm vi khuẩn, virus độc lực cao hoặc phối hợp các phương pháp này 2 1 Các tác nhân gây suy giảm miễn dịch thực nghiệm: ... miễn dịch hay tăng cường miễn dịch thường chỉ có tác dụng khi hệ miễn dịch của vật chủ bị suy yếu Các thuốc này hầu như không có tác dụng trên hệ miễn dịch bình thường Vì vậy, nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch của một chất mới (nguồn gốc tự nhiên như từ dược liệu hoặc do tổng hợp), người ta thường gây mô hình suy giảm miễn dịch thực nghiệm trên nhiều loài súc vật Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn. .. giảm miễn dịch thực nghiệm * Súc vật thí nghiệm Các loài động vật có vú, gặm nhấm nh thỏ, chó, mèo, khỉ, chuột đều là những đối tượng có thể dùng trong nghiên cứu Các súc vật thuần chủng cho kết quả tốt hơn Suy giảm miễn dịch do nhiều nguyên nhân khác nhau Khi có suy giảm miễn dịch, ngoài điều trị nguyên nhân người ta cũn dựng biện pháp kớch thích miễn dịch thích hợp Tuy nhiờn các thuốc kích thích miễn. .. miễn dịch thực nghiệm 33 Theo Phan Thị Phi Phi và cộng sự: nờn dựng liều trung bình CY để gây suy giảm miễn dịch cho chuột nhắt vì liều thấp các tổn thương miễn dịch chưa rõ rệt, liều cao quá súc vật sẽ chết hoặc rất khó nuôi kéo dài để nghiên cứu [9] * Methotrexat Thuốc ức chế cả miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể, thông qua ức chế sự nhân lên và giảm chức năng của tế bào lympho B và T Methotrexat... mô chính [2, 11, 29, 51] 1.1.5 Suy giảm bẩm sinh tế bào thực bào và bổ thể Tế bào thực bào và bổ thể giữ vai trò quan trọng trong cả miễn dịch tự nhiên lẫn miễn dịch thu được Cho nên những thiếu sót bẩm sinh sẽ dẫn đến suy giảm miễn dịch với hậu quả cuối cùng là nhiễm khuẩn Có rất nhiều dạng khác nhau mà cơ chế bệnh sinh chưa rõ Suy giảm miễn dịch bẩm sinh dòng tế bào thực bào chỉ có khoảng 10% Nguyên... khi bị mắc ung có thể do hệ miễn dịch của cơ thể đã bị suy giảm hoặc bản thân bệnh ung thư làm hệ miễn dịch bị suy yếu hơn - Đáp ứng miễn dịch trong bệnh ung thư Kháng nguyên ung thư gây đáp ứng miễn dịch của vật chủ cả về miễn dịch dịch thể cả miễn dịch qua trung gian tế bào Việc tìm hiểu cơ chế này trờn cỏc súc vật thí nghiệm không những soi sáng cơ chế của các đáp ứng miễn dịch trên cơ thể động vật... α và γ hay gặp ở người da đen và tại chuỗi β ở người da trắng Cả hai thể đều dễ bị nhiễm Neisseria - Thiếu C9 không có biểu hiện ra ngoài và tới 1/40 người Nhật là dị hợp tử với thiếu hụt này Điều trị : với bệnh suy giảm thực bào thì chỉ có ghép tuỷ xương mới có thể kéo dài được đời sống Điều trị suy giảm bổ thể thỡ dựng kháng sinh thích hợp và điều trị các biểu hiện lâm sàng phối hợp * Suy giảm miễn. .. chủ yếu là tế bào TCD4+ và đại thực bào HIV gõy rối loạn hệ thống miễn dịch cơ thể người nhiễm theo các cơ chế sau đõy: 27 - Làm giảm các tế bào lympho TCD4+: Tế bào TCD4+ hay tế bào T hỗ trợ lympho B trong sản xuất kháng thể và lympho Tc trong miễn dịch tế bào, vì vậy nhanh chóng dẫn đến suy giảm miễn dịch Bệnh nhõn nhiễm HIV bị suy giảm số lượng T CD4 nặng do các tế bào TCD4 đã và chưa nhiễm bị tiêu . bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải phổ biến ở người và một số phương pháp nghiên cứu gõy suy giảm miễn dịch trên thực nghiệm, cơ sở để có thể ứng dụng nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch của. biệt là bệnh ung thư. - Suy giảm miễn dịch do phóng xạ. - Suy giảm miễn dịch do thuốc hoặc hóa chất. - Suy giảm miễn dịch khác như: tuổi già, chấn thương 1.2.1 Suy giảm miễn dịch trong ung thư Ung. gặp ở cả các nước đang phát triển và phát triển. Dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch người ta chia ra một số nhúm chớnh sau: - Suy giảm miễn dịch do suy dinh dưỡng. - Suy giảm

Ngày đăng: 27/07/2014, 06:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan