Nghiên cứu đặc điểm tổn thương khớp bàn ngón chân i trong bệnh gút qua siêu âm đối chiếu với lâm sàng và hình ảnh xquang

69 1K 13
Nghiên cứu đặc điểm tổn thương khớp bàn ngón chân i trong bệnh gút qua siêu âm đối chiếu với lâm sàng và hình ảnh xquang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐặT VấN Đề Gút là một trong số bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa thường gặp nhất, hiện đang là vấn đề đáng quan tâm đối với sức khỏe cộng đồng. Nguyên nhân của bệnh là sự lắng đọng tinh thể urat ở các mô của cơ thể, bắt nguồn từ tình trạng tăng acid uric trong máu. Với sự gia tăng số người cao tuổi, tỷ lệ bệnh gút ngày càng tăng cao ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tỷ lệ mắc mới của gút nguyên phát tăng gấp đôi sau 20 năm (1977-1996) tại Mỹ) [23]. Một số khảo sát ở Anh và Mỹ (1998) cho thấy tỷ lệ mắc bệnh gút vào khoảng 2,6-8,4/1000 dân. Tần số gút gia tăng theo tuổi với tỷ lệ 24/1000 nam và 16/1000 nữ tuổi từ 65-74 (2005) [29]. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu dịch tễ tiến hành ở một số tỉnh miền Bắc vào năm 2000, thấy tỷ lệ bệnh là 0,14% dân số [10]. Tại khoa Xương khớp bệnh viện Bạch Mai, trong những năm 1978-1989 bệnh gút chiếm 1,5% các bệnh nhân mắc các bệnh về khớp điều trị nội trú, nhưng con số này đã lên tới 8,57% vào các năm 1991 - 2000, đứng hàng thứ 4 trong số các bệnh khớp gặp tại khoa [14]. Tuy vậy, nhiều trường hợp ở giai đoạn mạn tính vẫn không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, thậm chí đến tính mạng của người bệnh [5]. Tổn thương xương khớp do gút gây ra bởi sự lắng đọng tinh thể urat trong khớp [29], xảy ra sớm nhất ở bề mặt sụn khớp [57]. Có 50-70% số cơn gút cấp đầu tiên xảy ra tại khớp bàn ngón chân I [34]. Tỷ lệ này lên đến 90- 100% nếu ở giai đoạn mạn tính [1], [11]. Các triệu chứng lâm sàng chỉ xuất hiện sau mét giai đoạn dài tăng acid uric không triệu chứng [60]. Hiện nay, phương pháp chẩn đoán xác định bệnh chính xác nhất là phát hiện được tinh thể urat trong dịch khớp hoặc hạt tô phi. Tuy là thủ thuật đơn giản, song vẫn gây đau đớn cho người bệnh. Mặt khác, với kính hiển vi quang học thì tỷ lệ tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp không cao. Các phương pháp có thể phát hiện tổn thương sớm như cộng hưởng từ hoặc xạ hình xương thường không đặc hiệu và giá thành cao. Xquang quy ước 1 chỉ có thể phát hiện được hình ảnh hạt tô phi điển hình (biểu hiện bởi các hình khuyết xương xung quanh khớp) sau cơn gút đầu tiên 6-12 năm [50], [26]. Những thập niên gần đây, thăm dò siêu âm trong các bệnh lý cơ xương khớp đang phát triển nhanh chóng và được xem như là một phương pháp quan trọng nhằm chẩn đoán và theo dõi đáp ứng điều trị trong nhiều bệnh khớp. Siêu âm có thể phát hiện được hình ảnh lắng đọng tinh thể urat tại sụn khớp ở những cơn gút cấp đầu tiên [61], [57] hoặc ngay cả khi chưa có triệu chứng lâm sàng ở khớp [66]. Theo Filippucci E và cộng sự (2003), siêu âm có độ nhạy cao và đáng tin cậy trong chẩn đoán và theo dõi sự xuất hiện cơn gút cấp [33]. Wright S và cộng sự (2007) đã khẳng định siêu âm phát hiện được những hình ảnh rất đặc trưng cho gút mà không gặp ở những bệnh khớp khác, đó là hình ảnh đường đôi, bào mòn xương khớp sớm, đặc biệt là hiện tượng lắng đọng tinh thể urat [66]. Ngoài ra, phương pháp này còn cho phép đánh giá các tổn thương khác như như tràn dịch khớp, tình trạng dày màng hoạt dịch, tăng sinh mạch [66]. Siêu âm được coi là công cụ chẩn đoán hình ảnh mới cho bệnh gút [46] với độ nhạy 96% và độ đặc hiệu 73% [53]. Đây là phương pháp thăm dò không xâm lấn, không sử dụng tia X, có thể thăm dò nhiều bình diện, thực hiện nhiều lần, giá thành thấp, do đó dễ được sự chấp thuận của người bệnh [39]. Ở Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tổn thương xương khớp do gót [1], [8], [11], [20], song chưa có đề tài nào nghiên cứu hình ảnh siêu âm của tổn thương xương khớp do gót. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tổn thương khớp bàn ngón chân I trong bệnh gút qua siêu âm đối chiếu với lâm sàng và hình ảnh Xquang” nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm khớp bàn ngón chân I trong bệnh gút. 2 2. Đối chiếu hình ảnh siêu âm khớp bàn ngón chân I với lâm sàng và hình ảnh Xquang trong bệnh gút. Chương 1 TổNG QUAN 1.1. ĐạI CƯƠNG BệNH GúT 1.1.1. Định nghĩa Gút là bệnh khớp do vi tinh thể, bệnh chủ yếu gặp ở nam giới, trưởng thành, thường kết hợp với tình trạng tăng acid uric máu kéo dài. Bệnh biểu hiện bằng những những đợt viêm khớp cấp tính và sau đó tiến triển thành mạn tính. Tinh thể urat tích đọng tại các mô của cơ thể gây nên: • Viêm khớp có hủy xương do lắng đọng ở màng hoạt dịch • Sỏi thận, suy thận do lắng đọng ở nhu mô, ống thận và đài bể thận • Tích lũy vi tinh thể urat tại khớp, xương, mô mềm, sụn khớp gây nên biểu hiện bệnh gút ở các cơ quan này [2]. 1.1.2. Dịch tễ học Gút là một trong các bệnh khớp do rối loạn chuyển thường gặp nhất. Tỷ lệ gút tăng cao trong vài thập niên gần đây ở nước ta còng nh nhiều nước phát triển trên thế giới. Ở những thập kỷ 60 - 70 của thế kỷ 20 bệnh còn hiếm gặp, chỉ khoảng 0,02-0,2 dân số mắc bệnh gút [52]. Theo một nghiên cứu tại ban Minnesota, thành phè Rochester (Mỹ) tỷ lệ mắc mới của gút nguyên phát tăng gấp đôi trong 20 năm (1977-1996) và chiếm 9% ở nam và 6% ở nữ lớn hơn 80 tuổi (2002) [23]. Theo một số khảo sát ở Anh và Mỹ (1998) gút chiếm khoảng 2,6-8,4/1000 dân, với tần số gia tăng theo tuổi với tỷ lệ 24/1000 nam và 16/1000 nữ tuổi từ 65-74 [29]. Hội chứng chuyển hóa, tăng huyết áp, bệnh 3 thận và một số rối loạn khác thường đi kèm với gút góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh này [60], [54]. Ở Việt Nam trong những năm 1978-1989 bệnh gút chiếm tỷ lệ 1,5% các bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp điều trị nội trú tại khoa Xương khớp bệnh viện Bạch Mai và tỷ lệ này đã tăng lên tới 8,57% vào các năm 1991-2000 [14]. Một nghiên cứu dịch tễ tiến hành tại một số tỉnh ở miền Bắc Việt Nam vào năm 2000 cho thấy tỷ lệ bệnh gút là 0,14% ở người trưởng thành [10]. 1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 1.1.3.1. Nguồn gốc acid uric Trong cơ thể acid uric được tạo thành từ ba nguồn - Thoái giáng các chất có nhân purin do thức ăn mang vào. - Thoái giáng các chất có nhân purin trong cơ thể. - Tổng hợp các purin theo đường nội sinh. Tham gia vào quá trình hình thành acid uric còn có vai trò của các enzym như xanthinoxidase, HPRT (Hypoxanthine Phosphoribosyl- Transferase). Lượng acid uric được tạo ra từ giáng hóa các acid nhân (nucleotit) có chứa purin trong chu trình tổng hợp mới acid nhân chiếm 90%. Lượng acid uric sản sinh ra từ sự thoái giáng các nucleotit từ thức ăn và từ tế bào của cơ thể chỉ chiếm 10%. Dù từ nguồn gốc nào trong cơ thể quá trình tổng hợp acid uric đều phải qua khâu tạo acid inosinic. Enzym xanthinoxydase xúc tác quá trình chuyển hoá từ xanthin thành acid uric. Enzym HPRT cho phép tái tổng hợp acid inosinic từ các purin tù do nh guanin, xanthin, hypoxanthin, do vậy có tác dụng làm giảm lượng acid uric. Việc thiếu hụt enzym này gây nên bệnh gút bẩm sinh [13]. 4 CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA GÚT [58] 5 1.1.3.2. Chuyển hóa acid uric Bình thường nồng độ acid uric trong máu được giữ ở mức độ hằng định do sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải chất này. Lượng acid uric luân chuyển vào khoảng 1.200mg ở người bình thường. Hàng ngày 50 - 70% lượng acid uric được thải ra ngoài theo đường thận, một phần qua phân và các đường khác. Bất kỳ nguyên nhân nào làm mất cân bằng hai quá trình này đều làm tăng acid uric máu và gây nên bệnh gút. Gọi là tăng acid uric máu khi lượng acid uric máu cao hơn mức bình thường [2], [32], [42]; Nam > 7,0 mg/l (> 420 µmol/l); Nữ > 6,0mg/l (> 360 µmol/l). Đây là giới hạn tối đa của độ hoà tan của urat trong huyết tương. Tăng acid uric máu đơn thuần chưa được coi là bệnh lý. 1.1.3.3. Vai trò của acid uric trong viêm khớp Tinh thể urat lắng đọng ở màng hoạt dịch sẽ gây nên một loạt các phản ứng: - Hoạt hoá yếu tố Hageman tại chỗ, từ đó kích thích các tiền chất gây viêm Kininogen và Kallicreinogen trở thành Kinin và Kallicrein gây phản ứng viêm ở màng hoạt dịch. - Do có yếu tố khởi phát quá trình viêm bạch cầu tập trung tới vị trí viêm sẽ thực bào các vi tinh thể urat rồi giải phóng các enzym tiêu thể của bạch cầu (lysosom). Các men này cũng là một tác nhân gây viêm rất mạnh. - Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hoá sinh nhiều acid lactic tại chỗ làm giảm độ pH. Môi trường càng toan thì urat càng lắng đọng nhiều và phản ứng viêm trở thành một vòng xoắn bệnh lý kéo dài liên tục. 1.1.3.4. Cơ chế gây hủy xương trong gút mạn tính Quá trình viêm sẽ làm giải phóng các protease (đặc biệt là Metalloprotease) từ các tế bào màng hoạt dịch và các tế bào sụn gây tiêu protein. Các chất này tấn công lên các cấu hình sụn khớp. Đồng thời bản thân bạch cầu đa nhân trung 6 tính cũng chứa nhiều thành phần cấu tạo khác nhau của protease. Các chất này cũng được giải phóng ra và khuếch đại tác dụng của Metalloprotease. Tuy nhiên trong cơ thể còn có một số tác nhân ức chế protease làm cân bằng quá trình hủy khớp. Khi quá trình viêm lớn hơn tác nhân ức chế sẽ gây hủy khớp (hốc, khuyết). Tình trạng lắng đọng urat tại xương (hạt tô phi tại xương) cũng là một nguyên nhân gây nên hình ảnh bào mòn xương [38]. 1.1.4. Phân loại [2], [27], [32], [65] 1.1.4.1. Theo nguyên nhân - Gút nguyên phát . Chiếm phần lớn các trường hợp gút. . Nguyên nhân: tăng lượng acid uric do tăng quá trình tổng hợp nội sinh các nucleoprotein có chứa nhân purin mà nguyên nhân của quá trình này còn chưa rõ. . Bệnh xảy ra ở mọi dân tộc, mọi điều kiện địa dư và khí hậu, chiều hướng tăng ở thành thị và các tầng lớp có mức sống cao. Bệnh có tính chất cơ địa, nam giới chiếm tỷ lệ 90%, nữ thường mắc sau tuổi mãn kinh. Tuổi mắc bệnh từ 30-50 tuổi. . Hay gặp trên những người béo phì, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, ăn uống nhiều, nhất là nghiện rượu, dùng thuốc lợi tiểu. Bệnh có tính chất di truyền trong một số trường hợp. - Gút thứ phát . Ýt gặp hơn so với gút nguyên phát (khoảng 5%). . Bệnh chủ yếu ở nam giới, thể hiện bằng các dấu hiệu viêm khớp cấp tính (ở chi dưới), lượng acid uric máu tăng cao, đôi khi gây suy thận cấp. 7 . Tác nhân gây gút thứ phát thường gặp là các bệnh máu (đa hồng cầu, lơxêmi thể tủy, lách to, suy tủy), suy thận (thận đa nang, thận nhiễm amyloid, ngộ độc chì), vẩy nến lan tỏa. . Hiện nay gút thứ phát Ýt gặp vì những thuốc làm giảm acid uric máu được dùng sớm để dự phòng tình trạng tăng acid trên những bệnh nhân thuộc nhóm bệnh trên. - Gút bẩm sinh do thiếu men . Là bệnh rất hiếm gặp, có tính di truyền, thường thấy ở bé trai. . Tính chất: thường gặp các dấu hiệu thần kinh như múa vờn, co giật, tự cắn môi và ngón tay, trí tuệ kém phát triển. Ngoài ra có các dấu hiệu của bệnh gút mạn tính như nổi u cục, tổn thương thận. Xét nghiệm thấy lượng acid uric máu tăng cao, lượng men HGPR transferase giảm. . Bệnh nặng, thường chết trước 20 tuổi do các thương tổn thận. 1.1.4.2. Theo thể lâm sàng - Gút cấp tính + Viêm khớp cấp do vi tinh thể. + Cơn điển hình hay gặp là viêm khớp bàn ngón chân một bên hoặc cả hai bên chân. Bàn ngón chân cái sưng to, nóng, đỏ và đau dữ dội. + Thường sưng đau xuất hiện sau một bữa ăn uống nhiều rượu thịt, sau lao động nặng, đi lại nhiều, sau phẫu thuật, stress. + Cơn sưng đau kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, giảm dần rồi khỏi hẳn không để lại di chứng tại chỗ. Xét nghiệm máu thấy acid uric máu tăng trên 70mg/l (420µmol/l), trong dịch khớp viêm thấy những tinh thể hình kim hai đầu nhọn. 8 + Nhận định gút cấp tính dựa vào tính chất của viêm khớp (vị trí điển hình ở ngón chân cái hoặc các khớp khác ở chi dưói, viêm cấp dữ dội, thuyên giảm trong vòng hai tuần, hay tái phát), lượng acid uric máu tăng cao, tìm thấy tinh thể hình kim ở dịch khớp và tình trạng viêm của bệnh đáp ứng tốt với colchicine (giảm viêm, giảm đau trong vòng 24 giê). - Gút mạn tính: Hay còn gọi là bệnh gút u cục, thường tiến triển sau gút cấp tính từ vài năm đến vài chục năm nhưng cũng có thể bắt đầu ngay ở thể mạn tính. Gút cấp tính chuyển thành gút mạn tính khi có một trong các biểu hiện sau: hạt tô phi, tổn thương xương, tổn thương thận. + Hạt tô phi: Là hiện tượng lắng đọng urat ở xung quanh khớp, màng hoạt dịch, đầu xương, sụn. . Vị trí: U cục (hạt tô phi) thấy ở cạnh các khớp bàn ngón chân cái, các ngón khác, cổ chân, gối, khuỷu, cổ tay, bàn ngón tay, đốt ngón gần. Có một vị trí đặc biệt là ở trên sụn vành tai. Không bao giờ thấy ở khớp vai, háng, cột sống. . Tính chất: Kích thước to nhỏ không đồng đều, đường kính từ vài mm đến vài cm, lồi lõm, hơi chắc hoặc mềm, không di động do dính vào nền xương ở dưới, không đối xứng, da căng bóng, dưới thấy cặn trắng như phấn, đôi khi da bị loét, để chảy nước vàng và chất trắng như phấn. . Cận lâm sàng: Phát hiện được tinh thể urat từ tổ chức hạt tô phi trên kính hiển vi thường hoặc phân cực. + Thương tổn ở thận: Thương tổn ở thận trong gút mạn tính chiếm 20- 70% các trường hợp. . Tinh thể urat ở nhu mô thận gây tình trạng viêm thận kẽ, tiếp sau đó là suy thận mạn; lắng đọng ở đài bể thận tạo thành sỏi dưới dạng urat. Khi tinh thể urat lắng đọng nhanh có thể gây bít các ống thận dẫn đến suy thận cấp. 9 . Biểu hiện lâm sàng: Có những cơn đau quặn thận hay chỉ đái máu, các đợt nhiễm trùng tiết niệu. Có thể biểu hiện biến chứng tắc nghẽn (vô niệu) do acid uric lắng đọng nhanh bít các ống thận hoặc do sỏi thận. . Cận lâm sàng: Sỏi thận do tinh thể urat lắng đọng ở đài bể thận. Sỏi urat có đặc điểm Ýt cản quang, chụp Xquang thường không thấy, phát hiện được trên siêu âm hoặc chụp thận có thuốc cản quang (UIV). 1.1.5. Xét nghiệm - Tế bào máu ngoại vi: bạch cầu có thể tăng (chủ yếu đa nhân trung tính). - Tốc độ lắng máu thường tăng. - Acid uric máu tăng > 7mg % (trên 420 µmol/l). - Acid uric niệu trong 24h: có thể tăng hoặc giảm. - Dịch khớp: Lượng muxin giảm, có thể có bạch cầu tăng (đa số là bạch cầu đa nhân trung tính). Có thể thấy những tinh thể urat nằm trong hoặc ngoài tế bào dưới kính hiển vi thường hoặc kính hiển vi phân cực. - Xét nghiệm tìm tinh thể urat ở hạt tô phi: trên tiêu bản nhuộm Giemsa thấy có những tinh thể urat tập trung thành đám. 1.1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút Có nhiều tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh gút nhưng tiêu chuẩn được dùng phổ biến nhất hiện nay là tiêu chuẩn do hai tác giả người Mỹ Bennett và Wood đề xuất năm 1968. Tiêu chuẩn chẩn đoán (gút cấp và mạn) do hai tác giả Mỹ Bennett và Wood đề xuất năm 1968: [2], [27], [32], [42]. a. Hoặc tìm thấy tinh thể urat trong khớp hay trong các hạt tô phi. b. Hoặc có từ hai tiêu chuẩn sau trở lên: 10 [...]... [21] 1.1.8 Đặc i m tổn thương xương khớp trong gót 1.1.8.1 Lâm sàng - Gút cấp tính: Tổn thương các khớp chi dư i đặc biệt khớp bàn ngón chân c i, viêm cấp dữ d i chủ yếu vào ban đêm, hay t i phát - Gút mạn tính: Viêm đa khớp v i các đặc i m: 12 + Vị trí: Viêm nhiều khớp nhỏ và nhỡ (khớp bàn ngón chân và tay, khớp ngón gần, khớp g i, khớp khuỷu), chủ yếu ở chi dư i + Tính chất: Biểu hiện viêm bán cấp... siêu âm có độ nhạy là 96% và độ đặc hiệu là 73% [53] Tóm l i nhiều các nghiên cứu trên thế gi i kết luận rằng siêu âm rất có giá trị trong việc phát hiện sớm các tổn thương xương khớp trong bệnh gút ngay cả khi chưa có biểu hiện lâm sàng, làm cho việc i u trị và dự phòng các tổn thương xương khớp và tổn thương cơ quan khác sớm hơn 1.3.2 T i Việt Nam 25 T i Việt Nam những nghiên cứu về bệnh gút được tiến... ảnh không thể thiếu được Dussik KT và cộng sự (1958) đã ứng dụng siêu âm trong khớp và mô xung quanh khớp [31] Vào năm 1972 McDonald DG và Leopold GR đầu tiên áp dụng siêu âm trong cơ xương khớp: phân biệt kén Baker v i viêm tĩnh mạch huyết kh i [49] Siêu âm khớp học hiện đ i bắt đầu vào năm 1978 v i việc mô tả hình ảnh viêm màng hoạt dịch khớp g i trong viêm khớp dạng thấp [30] Hiện nay, siêu âm v i. .. nước ta trong những năm gần đây chủ yếu mô tả đặc i m lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh gút, các yếu tố nguy cơ của bệnh: + Năm 2004 Dương Thị Phương Anh nghiên cứu các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của tổn thương xương khớp trong gút mạn tính Theo tác giả này, Xquang có thể phát hiện 80% các tổn thương xương khớp Các khớp tổn thương thường gặp là khớp bàn chân c i (63,7%), khớp bàn ngón chân. .. Nam chưa có nghiên cứu nào về siêu âm trong bệnh gút 26 Chương 2 Đ i tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1 Địa i m nghiên cứu Bênh nhân i u trị n i trú t i khoa Cơ-Xương -Khớp bệnh viện Bạch Mai 2.2 Đ i tượng nghiên cứu 2.2.1 Cỡ mẫu nghiên cứu Chọn mẫu tiện l i là 60 bệnh nhân 2.2.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu Là các bệnh nhân đáp ứng các tiêu chuẩn sau: * Chẩn đoán bệnh gút: theo tiêu chuẩn... bị bệnh nhân: Gi i thích ngư i bệnh, c i giày dép, tất, xoắn quần bộc lộ vùng siêu âm ở khớp bàn ngón chân I hai bên * Tiến hành siêu âm khớp bàn ngón chân I (Hình) Tư thế Nằm ngữa cho mặt cắt mu chân Nằm sấp cho gan chân Gồm 3 mặt cắt: 1 Mặt cắt dọc lưng khớp bàn ngón chân I 2 Mặt cắt dọc giữa khớp bàn ngón chân I 3 Mặt cắt dọc gan khớp bàn ngón chân I - Các thông số đánh giá + Phát hiện dấu hiệu... Oxford University Press) Hình 1.3 So sánh siêu âm v i hình ảnh Xquang thường quy Hình A/B và C/D theo trình tự được thực hiện trong cùng bệnh nhân và trong cùng một ngày Cả 2 bệnh nhân đều có cơn gút cấp trong ngày khám bệnh Chọc dich khớp và xét nghiệm dư i kính hiển vi phân cực được làm cùng lúc v i siêu âm Hình A và C cho thấy hình ảnh sưng bao khớp Không thấy bất thường trên hình Xquang C và D Hình. .. được giữ bí mật, dữ liệu thu thập chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu và chẩn đoán, giúp cho việc i u trị bệnh được tốt hơn Vì thế, nghiên cứu này không vi phạm y đức 35 Chương 3 Dự KIếN Kết quả nghiên cứu 3.1 Đặc i m đ i tượng nghiên cứu Tổng số bệnh nhân nghiên cứu: 60 3.1.1 Đặc i m về tu i - Tu i trung bình: - Theo nhóm tu i: Bảng 3.1 Nhóm tu i bệnh nhân nghiên cứu Tu i ≤39 40-49 50-59 60-69 ≥70 Tổng... trước khi có biểu hiện lâm sàng cơn gút cấp Ngo i ra, có thể dùng siêu âm Doppler năng lượng để theo d i i u trị nhờ các thay đ i t i khớp [51] Theo nghiên cứu của Thiele và Schlesinger (2007) cho thấy những hình ảnh đặc hiệu của gút trên siêu âm: dấu hiệu đường đ i gặp tỷ lệ 92% trong bệnh gút (p . t i tiến hành đề t i “Nghiên cứu đặc i m tổn thương khớp bàn ngón chân I trong bệnh gút qua siêu âm đ i chiếu v i lâm sàng và hình ảnh Xquang nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc i m hình ảnh siêu. siêu âm khớp bàn ngón chân I trong bệnh gút. 2 2. Đ i chiếu hình ảnh siêu âm khớp bàn ngón chân I v i lâm sàng và hình ảnh Xquang trong bệnh gút. Chương 1 TổNG QUAN 1.1. Đ I CƯƠNG BệNH GúT 1.1.1 chi dư i đặc biệt khớp bàn ngón chân c i, viêm cấp dữ d i chủ yếu vào ban đêm, hay t i phát. - Gút mạn tính: Viêm đa khớp v i các đặc i m: 11 + Vị trí: Viêm nhiều khớp nhỏ và nhỡ (khớp bàn ngón

Ngày đăng: 27/07/2014, 06:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẠM NGỌC TRUNG

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan