Chấn thương lồng ngực potx

3 355 1
Chấn thương lồng ngực potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chấn thương lồng ngực I. Đại cương: 1. Chấn thương ngực và vết thương ngực là các thương tổn thường gặp trong cấp cứu hằng ngày. Nguyên nhân thường gặp là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, dao đâm. Còn trong chiến tranh phần lớn là do đạn, bom. 2. Chấn thương ngực kín là một trong những thương tổn nặng và ảnh hưởng 2 cơ quan quan trọng là hô hấp và tuần hoàn nên bệnh nhân rất dễ tử vong mà những tử vong này phần lớn ngay sau khi bị thương. 3. Việc sơ cứu ban đầu là rất quan trọng nhằm cứu bệnh nhân thoát khỏi những rối loạn nặng về hô hấp và tuần hoàn, tạo điều kiện đủ thời gian chuyển bệnh nhân về tuyến điều trị thực thụ. 4. Nguyên tắc điều trị là nhằm phục hồi thăng bằng sinh lý hô hấp và tuần hoàn, phục hồi thương tổn giải phẫu đứng hàng thứ yếu, trừ tổn thương quá nặng không thể phục hồi được thăng bằng sinh lí, lúc đó mới bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật, nghĩa là có chỉ định mở ngực cấp cứu. Như vậy, phần lớn các chấn thương ngực và vết thương ngực không cần mở ngực cấp cứu để xử trí các thương tổn bên trong. II. Sinh lý thăng bằng hô hấp dựa vào 3 yếu tố chính: 1. Thành ngực: 1) Bao gồm khung xương, cơ hô hấp, cơ hoành, lá thành màng phổi. Thành ngực này vừa vững chắc lại vừa di động trong khi thở. 2) Cơ hoành đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là ở trẻ em. Khi bụng chướng gây chèn ép dễ dẫn đến suy hô hấp. 2. Đường hô hấp: 1) Từ mũi, miệng, qua khí phế quản vào đến phế nang. Đường hô hấp phải thông thoáng để bảo đảm trao đổi khí được tốt. 2) Trong chấn thương ngực, đường hô hấp này dễ bị cản trở do dịch tiết tăng lên, máu chảy vào hoặc do dị vật và 1 điều quan trọng hơn là do đau mà bệnh nhân không ho để khạc tống ra ngoài. 3. Khoang màng phổi: Là khoang giữa 2 màng phổi lá thành và lá tạng. Bình thường do 2 lá sát vào nhau nên thực tế nó là một khoang kín và ảo, duy trì áp lực âm so với áp lực khí quyển: - 10  - 5 cmH2O để làm cho phổi nở ra. Khi khoang này bị thủng, có tràn khí hoặc dịch máu vào, áp lực âm này sẽ mất, phổi không nở lên được nữa gây những rối loạn quan trọng trong khi thở. Ba yếu tố trên liên quan trực tiếp với nhau. Bình thường những thông số về hô hấp là: pH = 7,4 – 7,42; pO2 = 80 – 100mmHg; pCO2 = 35 – 40 mmHg; BE =  2; SB = 24 mEq. Trong chấn thương ngực, nguyên tắc xử trí là lập lại thăng bằng sinh lí hô hấp, do đó cần phải nắm vững các yếu tố trên để đạt kết quả trong điều trị. . Chấn thương lồng ngực I. Đại cương: 1. Chấn thương ngực và vết thương ngực là các thương tổn thường gặp trong cấp cứu hằng ngày. Nguyên. phần lớn các chấn thương ngực và vết thương ngực không cần mở ngực cấp cứu để xử trí các thương tổn bên trong. II. Sinh lý thăng bằng hô hấp dựa vào 3 yếu tố chính: 1. Thành ngực: 1) Bao. Chấn thương ngực kín là một trong những thương tổn nặng và ảnh hưởng 2 cơ quan quan trọng là hô hấp và tuần hoàn nên bệnh nhân rất dễ tử vong mà những tử vong này phần lớn ngay sau khi bị thương.

Ngày đăng: 27/07/2014, 06:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan