Ấn chương Việt Nam - Lệ phong khóa Bảo Tỷ và lễ Phất thức pot

12 267 1
Ấn chương Việt Nam - Lệ phong khóa Bảo Tỷ và lễ Phất thức pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ấn chương Việt Nam - Lệ phong khóa Bảo Tỷ và lễ Phất thức Phong khóa Báo Tỷ tức là niêm phong khóa kín hòm ấn Bảo Tỷ. Khi các Kim Ngọc Bảo Tỷ dùng xong thì các Trực thần dùng hai mảnh giấy có chữ viết của vua dán niêm phong vào mặt trước rồi lấy the vàng che mặt chữ. Tiếp theo là dán hai mảnh giấy niêm phong vào hai bên có chữ ghi của Bộ quan, trực thần. Rồi đóng ấn Quan phòng của Cơ mật đại thần vào bìa khóa hòm niêm phong làm bằng chứng. Cơ mật viện hội đồng cùng quan Thị vệ dán niêm phong và chịu trách nhiệm giữ chìa khóa và mảnh giấy vua viết niêm phong. Biên bản ngày hôm đó ghi rõ có bao nhiêu loại hình giấy tờ và số lượng giấy tờ được đóng ấn Bảo Tỷ. Cuối tờ biên bản có chữ ký của các thành viên trong hội đồng cùng dấu Quan phòng các cấp. Thời Gia Long và đầu Minh Mệnh, Tam nội viện và sau là Thượng Bảo tào coi giữ chìa khóa hòm Bảo Tỷ, đến đời Minh Mệnh thứ 11 (1830) chuyển cho Cơ mật đại thần giữ. Với Kim ngọc Bảo Tỷ còn một nghi thức quan trọng nữa mà chúng tôi được biết qua chuyến công tác tại Huế năm 1989: Lễ “Phất thức”[184] 拂拭. Nghi lễ này bắt đầu có từ năm 1837 và tồn tại cho đến năm 1945 khi Bảo Đạt thoái vị. Lễ “Phất thức” gắn liền với lệ phong ấn, nhưng ở lễ “Phất thức” mỗi năm chỉ diễn ra một lần. Cứ vào hạ tuần tháng Chạp hàng năm lễ “Phất thức” được cử hành long trọng tại điện Cần Chánh. Trước ngày hành lễ, Nội các dâng trình nhà vua bản danh sách các Hoàng tử, văn võ đại thần trật nhất phẩm cùng các trưởng quan ở Nội các và Cơ mật viện. Trên cơ sở đó, nhà vua chọn lựa những người được dự lễ. Đúng ngày lễ, Trực quan đặt hương án giữa điện Cần Chánh. Các Hoàng tử cùng các quan văn võ trong danh sách đều mặc lễ phục đứng dàn hàng. Khi nội thần bưng các hòm Bảo Tỷ ra chia đặt trên các bàn ở gian giữa điện Cần Chánh, Hoàng tử và các quan bước vào kiểm thị rồi dùng lụa đỏ để lau và dùng nước hương thang chùi các ấn. Riêng hòm ấn truyền quốc Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo và Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ thì chỉ được kiểm tra niêm phong và khóa mà thôi, không được mở ra. Khi việc lau chùi đã xong các hòm ấy lại được niêm phong cẩn thận. Hòm truyền quốc cũng được dán niêm phong mới có chữ của vua, xong xuôi nội thần lại bưng Kim Ngọc Bảo Tỷ cất vào chỗ cũ. Ngày làm lễ “Phất thức” trên cũng là ngày giờ đầu năm sau triều đình lựa ngày tốt làm lễ khai ấn rồi mới được dùng lại. 4. Vài nét về Bảo ấn của Thái hoàng thái hậu, Hoàng thái hậu và một số cung trong kinh thành Huế Nói đến Kim ngọc Bảo Tỷ của Hoàng đế thời Nguyễn cũng cần phải nói tới các Bảo ấn của Thái hoàng thái hậu, Hoàng thái hậu, Quốc mẫu, Thái phi và một số cung trong kinh thành Huế. Định lệ nhà Nguyễn có lễ tấn tôn Hoàng thái hậu dâng sách vàng, ấn vàng. Bảo làm bằng vàng mười tuổi, vuông 2 tấc 4 phân, dầy 4 phân, núm rồng phủ phục, cao 1 tấc 5 phân. Mặt dấu khắc 4 chữ Triện Hoàng thái hậu bảo 皇太后寶 (Bảo ấn của Hoàng thái hậu). Nhà Nguyễn cũng có định lệ sách lập Hoàng hậu ban sách vàng ấn vàng. Nhưng trên thực tế các vua Nguyễn từ Minh Mệnh trở đi đã bỏ định lệ này. Cuốn Cơ mật viện túc trình đã cung cấp cho chúng tôi tư liệu chính xác về loại Bảo ấn này. Vì điều kiện khuôn khổ có hạn, chúng tôi xin liệt kê số lượng tên gọi một số Bảo ấn nói trên để tiện tham khảo. * Hoàng thái hậu bảo 皇太后寶 - bằng vàng. * Hoàng thái hậu chi bảo 皇太后之寶 - bằng bạc. * Thái hậu chi bảo 太后之寶 - bằng vàng. * Quốc mẫu chi bảo 國母之寶 - bằng bạc. * Chánh hậu chi bảo 正后之寶 - bằng vàng. * Hoàng thái phi bảo 皇太妃寶 - bằng bạc. * Nhân tuyên từ khánh Hoàng thái hậu chi bảo 仁宣慈慶皇太后之寶 - bằng vàng. * Nhân tuyên từ khánh Thái hoàng thái hậu chi bảo 仁宣慈慶太皇太后之寶 - bằng vàng. * Gia Thọ cung Hoàng thái hậu chi bảo 嘉壽宮皇太后之寶 - bằng vàng. * Gia Thọ cung Từ DũThái hoàng thái hậu chi bảo 嘉壽宮慈裕太皇太后之寶 - bằng vàng. * Gia Thọ cung Từ Dũ bác huệ Thái hoàng thái hậu chi bảo 嘉壽宮慈裕博惠太皇太后之寶 - bằng vàng. * Gia Thọ cung Từ Dũ bác huệ khang thọ Thái hoàng thái hậu chi bảo 嘉壽宮慈裕博惠康壽太皇太后之寶 - bằng vàng. * Trang ý Hoàng thái hậu kim bảo 莊懿皇太后金寶 - bằng vàng. * Khôn nghi xương đức Thái hoàng thái hậu chi bảo 坤儀昌德太皇太后之寶 - mạ vàng. * Trang ý thuận hiếu Thái hoàng thái hậu kim bảo 莊懿順孝太皇太后金寶 - bằng vàng. * Diên Thọ cung bảo 延壽宮寶 - bằng vàng. * Trường Sinh cung bảo 長生宮寶 - bằng vàng. * Khánh Ninh cung bảo 慶寧宮寶 - bằng ngà. Xin được giới thiệu Bảo ấn của một Thái hoàng thái hậu cuối thời Nguyễn. Quả ấn này hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở Hà Nội. Ấn có chất liệu bằng đồng, mạ vàng ta. Núm ấn được đúc hình rồng thế phủ phục, thân bằng đầu. Đế ấn làm theo khuôn hình vuông kích thước 10,5x10,5cm. Mặt trên núm ấn không khắc chữ Hán ghi niên đại, trọng lượng hay nội dung ấn. Mặt dấu hình vuông, kích thước bằng mặt đế ấn, viền ngoài để trơn 1cm không khắc họa tiết. Bên trong là 10 chữ Triện vuông vức chia làm 3 hàng, 2 chữ hàng giữa dài gấp đôi 8 chữ hàng bên. Đó là 10 chữ Khôn nghi xương đức thái hoàng thái hậu chi bảo 坤儀昌德太皇太后之寶. Qua nghiên cứu chúng tôi khẳng định Bảo ấn này được tạo tác khoảng đầu năm 1933 và chủ nhân của nó là Thái hoàng thái hậu Dương Thị Thục. Bà sinh năm Mậu Thìn 1868 là con gái Phú Lộc Quận công là mẹ vua Khải Định và là bà nội vua Bảo Đại. Năm [...]... Thuần hoàng hậu (H 117 a,b) Cuối phần mục này chúng tôi sẽ nói về Bảo ấn của một cung điện trong kinh thành Huế Đó là cung Khánh Ninh mà hiện vật ấn chương còn lưu giữ tại Bảo tàng Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh[185] Ấn có chất liệu bằng ngà, núm cầm kiểu hình Tam sơn, đế hình tròn đường kính 6,5cm Mặt dấu hình tròn đường kính bằng mặt đế ấn, viền ngoài để rộng cỡ 1,4cm khắc hình lưỡng long chầu nhật...1916 bà được phong Khôn nghi Hoàng thái hậu Ngày 25 tháng 2 năm Quý Dậu (1933) vua Bảo Đại tấn tôn phong bà làm Khôn nghi xương đức Thái hoàng thái hậu và ban cho Kim sách Bảo ấn này Bà mất ngày 2 tháng 8 năm Giáp Thân (1944) táng ở Tư Thông lăng và được dâng tôn thụy là Hựu thiên tương thánh Khôn nghi xương đức khoan hậu từ hòa... Ninh cung bảo 慶寧宮寶 (Bảo ấn cung Khánh Ninh) Qua tư liệu Huế từ nhà nghiên cứu Phan Thuận An thì cung Khánh Ninh được xây dựng từ năm 1825 triều Minh Mệnh Đó là một hệ thống cung điện được làm khá quy mô ở bờ bắc Ngự Hà trong kinh thành Huế, phạm vi ngoài Đại nội, tổng cộng khoảng hơn 100 công trình lớn nhỏ Cung Khánh Ninh là cung vua Minh Mệnh trực tiếp chuẩn bị cho lễ Diễn canh hàng năm, và là nơi... lễ Diễn canh hàng năm, và là nơi ông thường ra nghỉ ngơi thư giãn Ở gần cung Khánh Ninh, Minh Mệnh còn cho làm một chiếc cầu và đặt tên là Khánh Ninh kiều Sau khi ông qua đời bài vị của ông được đưa vào thờ ở cung Khánh Ninh ngoài những nơi thờ khác như lăng Minh Mạng, Thế miếu và điện Phụng Thiên (H 118 a,b,c) . Ấn chương Việt Nam - Lệ phong khóa Bảo Tỷ và lễ Phất thức Phong khóa Báo Tỷ tức là niêm phong khóa kín hòm ấn Bảo Tỷ. Khi các Kim Ngọc Bảo Tỷ dùng xong thì các Trực. năm 1989: Lễ Phất thức [184] 拂拭. Nghi lễ này bắt đầu có từ năm 1837 và tồn tại cho đến năm 1945 khi Bảo Đạt thoái vị. Lễ Phất thức gắn liền với lệ phong ấn, nhưng ở lễ Phất thức mỗi năm. kim bảo 莊懿順孝太皇太后金寶 - bằng vàng. * Diên Thọ cung bảo 延壽宮寶 - bằng vàng. * Trường Sinh cung bảo 長生宮寶 - bằng vàng. * Khánh Ninh cung bảo 慶寧宮寶 - bằng ngà. Xin được giới thiệu Bảo ấn của

Ngày đăng: 26/07/2014, 23:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan