Ấn chương Việt Nam - Ấn chương thời Nguyên (1279 - 1368) pptx

5 450 1
Ấn chương Việt Nam - Ấn chương thời Nguyên (1279 - 1368) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ấn chương Việt Nam - Ấn chương thời Nguyên (1279 - 1368) Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt sau khi định đô đã tuyên bố quy định việc dùng văn tự Bát Tư Ba của đế quốc Nguyên Mông khắp đất nước Trung Hoa. Quy định tất cả ấn chương của các quan lại ở các cấp chính quyền đều phải khắc theo thể chữ Bát Tư Ba. Đương thời tầng lớp quý tộc Mông Cổ làm ấn riêng cũng dùng thể chữ Bát Tư Ba khắc tên vào ấn có tác dụng như phù hiệu chuyên môn riêng biệt của dân tộc mình. Do đó ấn chương thời Nguyên đã xuất hiện một hình thức độc đáo mới là “Hoa giáp” (花鉀). Ấn Hoa giáp đều là Chu văn (朱文) hình thức thường làm hình hồ lô hoặc hình tỳ bà. Trên mặt ấn văn thì dùng chữ Hán thể Khải thư khắc tên họ, phía trước thì khắc tên Hoa giáp, loại này còn được gọi là “Nguyên giáp” (元鉀) và rất thịnh hành vào thời Nguyên. Tuy nhiên, Hoa giáp hoặc ấn văn Bát Tư Ba chi lưu hành ở trong quan lại, tướng lĩnh và tầng lớp quý tộc Mông Cổ, còn tư ấn của quan viên và quảng đại dân chúng người Hán vẫn dùng ấn chương văn khắc theo thể Triện thư. Thời Nguyên văn hóa nghệ thuật vẫn duy trì theo truyền thống cũ, sự kết hợp thi thư ấn họa đã hun đúc nên không ít những con người tài hoa của lĩnh vực này. Tiêu biểu là Tiền Tuyển (錢選) năm 1279 đầu thời Nguyên ông đã làm sách Tiền thị ấn phả (錢氏印譜). Ngô Khâu Diễn (呉丘衍) cuối năm 1287 làm sách Cổ ấn thức (古印式). Ngô Phúc Tôn (呉福孫) năm 1311 làm sách Cổ ấn sử (古印史) , Ngô Duệ (呉睿) năm 1322 làm sách Ngô Mạnh Tư ấn phả (呉孟思印譜), và sách Hán Tấn ấn chương đồ phả (漢晉印章圖譜). Chu Khuê (朱珪) năm 1359 làm sách Ấn văn tập khảo (印文集考). (H.10) 4. Ấn chương thời Minh - Thanh (1368 - 1911) Thời Minh - Thanh xã hội Trung Quốc phát triển đến mức đi lên đỉnh điểm của thời kỳ phong kiến với rất nhiều biến động. Các lĩnh vực phát triển mạnh và tập trung chủ yếu ở thành thị. Ngoài Bắc Kinh và Nam Kinh còn xuất hiện hơn 30 thành thị mới. Nơi đây hội tụ khá đầy đủ tinh hoa của văn hóa nghệ thuật Trung Quốc đồng thời trong đó có không ít các Triện khắc gia và các nhà nghiên cứu ấn chương cả người Hán và người dân tộc khác. Ấn chương thời Minh - Thanh chia làm hai xu thế thực dụng và nghệ thuật. Trong giao lưu quan hệ xã hội và kinh tế xu thế ấn chương thực dụng ngày một được chú trọng hoàn thiện phát triển. Trong sinh hoạt xã hội và hoạt động văn hóa nghệ thuật nhu cầu dùng ấn chương cũng cao hơn, phong phú hơn trước; khắc ấn không còn là công tác nghệ thuật hoặc thú tiêu khiển nữa mà đã trở thành một nghề thủ công nghiệp, làm kế mưu sinh của không ít người. Thời kỳ này việc chế tác quan ấn đều theo quy cách chế độ khá hoàn bị. Đối với quan ấn có quy định rõ về chất liệu, hình thể, thể chữ khắc ấn v.v… Như quan ấn từ Hoàng đế đến các quan lớn trong triều dùng chất liệu bằng ngọc, vàng, bạc thể chữ dùng theo thể Thượng phương Đại Triện, ấn Tướng quân có chất liệu bằng đồng, thể chữ dùng lối Tiểu Triện v.v… Quy định chế độ ấn chương nhà Thanh áp dụng như nhà Minh và sử dụng các thể văn tự Hán, Mãn, Mông và Tạng làm văn khắc ấn, trong đó hai loại văn tự Hán và Mãn được sử dụng để khắc quan ấn. Từ Bảo Tỷ của Hoàng đế đến ấn chương của quan lại và tướng lĩnh các cấp đều có quy định chế tác về chất liệu, hình thể, kích cỡ, thể văn tự, họa tiết nhất định. Như các Bảo Tỷ của Hoàng đế làm cỡ lớn, núm làm hình rồng chất liệu bằng vàng và ngọc. Buổi đầu khắc cả chữ Hán và chữ Mãn, chữ Hán khắc thể Triện thư, chữ Mãn khắc nguyên dạng văn tự Mãn. Đến năm 1749 vua Càn Long cho đổi khắc lại hơn hai mươi Bảo Tỷ vẫn để hai dạng văn tự Hán, Mãn trong một con dấu nhưng chữ Mãn được khắc uốn theo lối chữ Triện, còn một số Bảo Tỷ truyền quốc thì vẫn giữ nguyên như cũ. Nghệ thuật Triện khắc thời Minh - Thanh phát triển mạnh ngày càng khẳng định đỉnh cao nghệ thuật của ấn chương Trung Quốc. Nghệ thuật hội họa, thư pháp ngày một tinh mỹ có tác động mạnh đến sự phát triển của nghệ thuật Triện khắc. Người khắc ấn không chỉ là người tạo tác công nghệ sản phẩm, không chỉ làm các dụng cụ làm tín vật nữa mà đã trở thành những con người sáng tạo nghệ thuật phẩm, lưu thông văn hóa phẩm. Tác phẩm Triện khắc được xã hội thừa nhận, lưu truyền, từ đó hình thành phong cách nghệ thuật Triện khắc. Ở các địa khu kinh tế phát triển, số lượng các Triện khắc gia nhiều và tập trung hơn các nơi khác nên có sự giao lưu và kế tục, từ đó đã hình thành các trường phái Triện khắc gia ở mỗi địa khu. Những người khai sáng trường phái Triện khắc đồng thời còn là những nhà thư pháp, họa sĩ, nghiên cứu tài giỏi; họ đã đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của ấn chương học nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung. Thời Minh (1368 - 1664) có không ít tác giả, tác phẩm viết về ấn chương, hàng trăm tác giả nổi tiếng với mấy trăm tác phẩm ra đời trong giai đoạn này. Tiêu biểu là Lã Chấn (呂震) soạn Lịch đại tỷ ấn phả (歷代璽印譜) năm 1428; Dương Nguyên Tường (楊元祥) soạn Dương thị tập cổ ấn phả (楊氏集古印譜) năm 1587; Trương Học Lễ (張學禮) soạn Khảo cổ chính văn ấn loại (考古正文印類) năm 1589; Lai Hành Học (來行學) soạn Tuyên Hòa tập cổ ấn sử (宣和集古印史) 8 sách năm 1596; Tô Tuyên (蘇宣) soạn Tô Tuyên ấn sách (蘇宣印册) năm 1605 và Tô thị ấn lược (蘇氏印略) năm 1617; Chu Giản (朱簡) soạn Ấn phẩm (印品) gồm 5 sách năm 1611; Hà Thông (何通) soạn Ấn sử (印史) năm 1623 ; Hạ Thụ Phương (夏樹芳) soạn Diễn lộ đường ấn thưởng (演露堂印賞) 8 sách năm 1633. Riêng năm Sùng Trinh thứ 14 (1641) đã có 11 tác giả với 11 tác phẩm viết về ấn chương, đồ sộ hơn cả là Kim Thân Chi (金申之) soạn bộ Kim thị khảo định ấn phả (金氏考定印譜) gồm 8 đầu sách. Sang thời nhà Thanh (1644 - 1911) việc nghiên cứu ấn chương mới thật rực rỡ với mấy trăm tác gia tác phẩm khác nhau. Nổi bật là các tác gia Hồ Chính Ngôn (胡正言) với 3 bộ Ấn sử sơ tập (印史初集) làm năm 1645, Ấn tồn sơ tập (印存初集) năm 1646 và Ấn tồn huyền lãm (印存玄覽) hoàn thành năm 1660. Hứa Dung (許容) soạn Hứa Mặc công ấn phả (許默公印譜) năm 1674, Thuyết Triện (說篆) năm 1675, Ấn lược (印略) và Ấn giám (印鑑) năm 1689. Uông Cảo Kinh (汪鎬京) soạn Hồng thuật hiên ấn tồn (紅術軒印存) năm 1683, và Hoàng Sơn ấn triện (黄山印篆) năm 1696. Ba anh em Trương Tại Tân, Trương Tại Ất, Trương Tại Mậu soạn Trương thị nhất gia ấn tồn (張氏一家印存) năm 1720 và Triện tâm ấn pháp (篆心印法) năm 1738. Cao Phong Hàn (高風翰) soạn Tây viên ấn phả (西圓印譜) năm 1734, Chương Tông Mẫn (章宗閔) soạn Triệu Phong Phu tiên sinh ấn phả (趙風夫先生印譜) 8 quyển năm 1735 và hoàn thành bộ sách này vào năm 1745 với 12 quyển tiếp. Chỉ tính riêng đời Quang Tự đã có 54 bộ sách của 45 tác giả viết về ấn chương. Tiêu biểu là Diêu Cẩn Nguyên (姚鄞元) với Hán ấn ngẫu tồn (漢印偶存) và Diêu thị ấn tồn (姚氏印存), Dương Thủ Kính (楊守敬) với Ấn lâm (印林) và Dương thị gia tàng đồng ấn phả (楊氏家藏銅印譜). Ngô Xương Thạc (呉昌碩) với Triện vân hiên ấn tồn (篆云軒印存). Riêng bộ Ấn lâm của Dương Thủ Kính có tới 14 đầu sách, trong đó có 3 sách nói về quan ấn với 115 hạng mục gồm 690 ấn, 8 sách nói về Tư ấn với 330 hạng mục gồm 2028 ấn, còn lại 3 sách với 192 hạng mục gồm 786 ấn, tổng cộng tất cả là 3504 ấn được nói tới. Không riêng các nhà nghiên cứu, văn hóa mà cả giới tăng lữ Trung Quốc cũng viết về ấn chương. Thời Minh có hòa thượng Thích Long Thái (釋隆彩) soạn bộ Cổ kim ấn thưởng (古今印賞) năm 1627, Thích Tính Không (釋性空) soạn Ấn chương tiểu tập (印章小集) năm 1628. Đời Thanh có Hòa thượng Thích Tục Hạnh (釋續行) soạn bộ Mặc hoa thiền ấn cảo (墨花蟬印鎬) năm 1734 gồm 5 quyển và làm tiếp 1 sách của bộ này vào năm 1745. Hòa thượng Thích Trúc Thiền (釋竹蟬) soạn bộ Du hý tam muội (游戲三昧) in năm Quang Tự nguyên niên (1875) gồm 46 sách khảo chứng về 156 hạng mục ấn. (H.11, 12, 13 & 14) 5. Ấn chương Trung Quốc thế kỷ XX Trung Hoa Dân Quốc được thành lập năm 1912 và tồn tại đến năm 1949. Đây là thời kỳ chiến tranh, nội chiến kéo dài trên đất nước Trung Hoa, nó đã hạn chế rất nhiều sự phát triển của văn hóa nghệ thuật nói chung và ấn chương học nói riêng. Tuy vậy ấn chương Trung Quốc vẫn tồn tại và không ngừng đi lên với hàng trăm tác gia và tác phẩm mới. Tiêu biểu là các tác gia La Chấn Ngọc (羅振玉) soạn nhiều tác phẩm lớn Khánh thất sở tàng tỷ ấn tục tập (磬室所藏璽印續集) năm 1912, Tề Lỗ phong nê tập tồn (齊魯封泥集存) năm 1927 , Ngô Ẩn (呉隱) soạn Tùy Am Tần Hán cổ đồng ấn phả (隨庵秦漢古銅印譜) năm 1914, Tùy Am ấn học tùng thư (隨庵印學叢書) năm 1920, La Phúc Di (羅福頤) soạn Đãi thời hiên ấn tồn (待時軒印存) 18 sách năm 1927, và 15 sách năm 1932; Ấn phả khảo (印譜考) năm 1931, La Phúc Thành (羅福成) soạn Thượng phù tỷ cổ ấn tập tồn (尚符璽古印集存) năm 1921, Kính ái sơn phòng ấn tồn (敬愛山房印存) năm 1942, Cao Thời Ngạc (高時鶚) soạn Nhạc chỉ thất cổ tỷ ấn tồn (樂只室古璽印存) và Nhạc chỉ thất ấn phả (樂只室印譜) năm 1944. Nghiên cứu ấn chương giai đoạn hiện đại ở Trung Quốc có không ít tác gia, tác phẩm, trong đó tên tuổi của La Phúc Di sáng chói trong giới ấn chương học Trung Quốc. Các tác phẩm Ấn chương khái thuật (印章概述) năm 1963 , Hán ấn văn tự trưng (漢印文字徵) năm 1978, Bắc Nguyên quan ấn khảo (北元官印考), Tây Hạ quan ấn vựng khảo (西夏官印匯考), Cổ tỷ ấn khái luận (古璽印概論), Cổ tỷ văn biên (古璽文編) và Cổ tỷ vựng biên (古璽匯編) năm 1981. Cận bách niên lai đới cổ tỷ ấn nghiên cứu chi phát triển (近百年來戴古璽印硏究之發展) và Hán ấn văn tự trưng bí di (漢印文字徵祕遺) xuất bản năm 1982. Ngoài ra còn các tác gia khác như Hàn Thiên Hành (韓天衡) soạn chung sách Tân ấn phả (新印譜) năm 1973, Thư pháp khắc tác (書法刻作) năm 1975, Trung Quốc triện khắc nghệ thuật (中國篆刻藝術) năm 1980, Ngũ bách niên lưu phái ấn chương nghệ thuật xuất tân đàm (五百年流派印章藝術出新談) năm 1982, Trung Quốc ấn học niên biểu (中國印學年表) năm 1987, Mã Quốc Quyền (馬國權) soạn bộ Triện khắc kinh điển đồ thích (篆刻經典圖釋) năm 1983. Từ Ngân Sâm (徐銀森) biên soạn Trung Quốc triện khắc (中國篆刻) năm 1994. Lưu Nhất Văn (劉一聞) soạn sách Ấn chương (印章) năm 1995. Tào Tề (曹齊) soạn Triện khắc chi mĩ (篆刻之美) năm 1996. Nhiệm Kế Dũ (任繼愈) soạn Trung Quốc đích ấn chương dữ triện khắc (中國的印章與篆刻) năm 1997. Tôn Úy Tổ (孫慰祖) soạn sách Ấn chương (印章) năm 1998 v.v… Cho đến ngày nay Trung Quốc vẫn còn nhiều tác gia và trường phái nghiên cứu về ấn chương, Nhà nước và tư nhân vẫn lưu giữ cẩn trọng hiện vật ấn chương cổ xưa và các loại hình khác có liên quan đến ấn dấu. Nghệ thuật khắc ấn và phong cách “Thi thư ấn họa” vẫn còn lung linh khắp đô thị Trung Quốc như khẳng định tính vĩnh cứu của lĩnh vực này. (H.15 & 16) . Ấn chương Việt Nam - Ấn chương thời Nguyên (1279 - 1368) Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt sau khi định đô đã tuyên bố quy định việc dùng văn tự Bát Tư Ba của đế quốc Nguyên Mông khắp. Mạnh Tư ấn phả (呉孟思印譜), và sách Hán Tấn ấn chương đồ phả (漢晉印章圖譜). Chu Khuê (朱珪) năm 1359 làm sách Ấn văn tập khảo (印文集考). (H.10) 4. Ấn chương thời Minh - Thanh (1368 - 1911) Thời Minh - Thanh. nghệ thuật Trung Quốc đồng thời trong đó có không ít các Triện khắc gia và các nhà nghiên cứu ấn chương cả người Hán và người dân tộc khác. Ấn chương thời Minh - Thanh chia làm hai xu thế

Ngày đăng: 26/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan