Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 5 potx

9 643 0
Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 5 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước [bài 5] THỜI HÙNG VƯƠNG - AN DƯƠNG VƯƠNG. NỀN VĂN MINH SÔNG HỒNG. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC. SỰ HÌNH THÀNH Ý THỨC BẢO VỆ CỘNG ĐỒNG VÀ LÃNH THỔ . I. VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THUỶ. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH Ý THỨC BẢO VỆ CỘNG ĐỒNG Trên địa cầu, lãnh thổ Việt Nam nổi lên như một bao lơn lài rộng ở góc Đông Nam của đại lục châu Á, nhìn ra Thái bình Dương mênh mông, có thế đứng vững chãi : núi tựa núi, sông hoà sông, biển liền biển, với bao nước láng giềng gần xa, thêm vào đó là chế độ gió mùa và hoạt động của các dòng hải ưu giúp cho sự tiếp xúc về mặt tự nhiên và văn hoá diễn ra nạnh mẽ sôi động. Về địa hình, lãnh thổ Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển địa chất phức tạp, lâu dài. Sau những vận động tạo núi thuộc cuối đại trung sinh cụ thể là vận động tạo núi Hymalaia (cách ngày nay chừng 5 triệu năm), bộ mặt lãnh thổ nước ta căn bản như ngày nay mới tương đối định hình. Trong khoảng đầu kỷ thứ ba, lãnh thổ nước ta có dạng một bán bình nguyên rộng lớn. Sang cuối kỷ thứ ba do vận động nâng lên của vỏ trái đất, bán bình nguyên cổ ấy được cải biến thành một xứ núi đồi trùng điệp với những nếp gãy khổng lồ, ở đó h ình thành các dòng sông lớn chảy dọc theo hướng Bắc Nam hay hướng Tây Bắc - Đông Nam. Tiếp đó, những trận mưa lớn đã mang bồi tích của lũ từ núi xuống cùng trầm tích của biển do những lần biển tiến đưa vào, san lấp phẳng dần tạo ra các đồng bằng phì nhiêu nằm giữa núi và biển, trong đó hai châu thổ, lớn nhất là châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long được hình thành cách ngày nay chừng 5000 đến 4000 năm. Sự tương phản giữa núi rừng, châu thổ và biển cả tạo cho thiên nhiên Việt Nam sự thống nhất trong đa dạng. Nhìn bao quát, thiên nhiên Việt Nam nổi lên những nét lớn: Nằm trọn trong vòng đai nhiệt đới, nhưng nước ta lại không phải là một nước nhiệt đới đơn thuần. Trên lãnh thổ nước ta có nhiều loài cây, con sinh s ống phản ảnh một sự cực kỳ phong phú về giống loài, song lại khá ít về số lượng ở từng loài. Tính chất phổ tạp này có ảnh hưởng rất lớn tới phương thức kiếm sống của người xưa và đồng thời cũng là một điểm cần hết sức chú ý khi định hướng chuyên canh đại trà cây trồng cũng như phát triển chăn nuôi đàn gia súc trong chiến lược phát triển kinh tế ngày nay. Nước ta có lượng mưa vào loại cao trên thế giới với 1500mm/năm, song lại không trải đều, có 85% lượng mưa cả năm được tập trung trong mấy tháng mùa mưa. Hiện tượng này đã gây ra lũ lụt, hạn hán, khiến con người phải tốn nhiều công sức để điều tiết, khắc phục. Nguồn nước dồi dào tạo ra mạng lưới sông ngòi, hệ thống đầm, hồ, ao dày đặc. Cứ khoảng 20 km đường bờ biển lại có một cửa sông lớn và vô số lạch nhỏ khác và cứ trên 1 km2 đất đai lại có 1 km dòng chảy, cùng với 3.260 km đường bờ biển với nhiều vũng, vịnh thông ra biển Đông. Đặc điểm này đã khiến nước ta được mệnh danh là một xứ sở nước. Thật vô cùng đặc sắc và chí lý khi nước cùng với đất tạo ra khái mềm đất nước trong ý mềm quê hương, Tổ quốc của người Việt Nam. Hệ thống , sông ngòi dày đặc chuyển tải một lượng nước khổng lồ mang theo phù sa màu mỡ bồi đắp cho miền thấp và mở rộng đất đai ra biển tạo cho đất một độ phì lớn và dưới nước đầy các loài thuỷ sinh phong phú. Lòng đất và thềm lục địa nước ta chứa nhiều tài nguyên, khoáng sản có giá trị kinh tế cao như than, dầu lửa, khí đốt, sắt đồng, thiếc, chì, kẽm, rôm Trong đó có những khoáng sản có ý nghĩa và vị trí to lớn như: đồng, sắt. . . , tạo ra những cuộc cách mạng công cụ của người xưa. Có thể nói, sự hình thành, vận động và biến đổi tự thân, cùng với sự tác động của con người đã tạo cho địa hình và thiên nhiên Việt Nam bộ mặt ngày nay với đầy đủ tính đa dạng và phức tạp của một xứ nhiệt đới gió mùa ẩm ướt, khiến cho con người sống ở đây vừa được hưởng những điều kiện thuận lợi ưu ái, vừa phải chịu đựng và vượt lên những khó khăn, tai hoạ, lo âu . . . , để lại dấu ấn sâu đậm trên con người, trong con người và cuộc sống của người Việt Nam. Cổ nhân học và khảo cổ học nghiên cứu về con người và các nền văn hoá xưa đã tập hợp được nhiều tư nếu và bằng chứng khoa học cho thấy từ hàng phục vạn năm nay trên lãnh thổ Việt Nam đã có con người sinh sống. Thế hệ đổi thay nối tiếp thế hệ, văn hoá đổi thay nối tiếp văn hoá, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của con người, xã hội và t ự nhiên đan xen vào nhau, tác động lên nhau, hoà nhập vào nhau, tạo ra bức tranh lịch sử của một quốc gia thống nhất - đa tộc, một nền văn hoá thống nhất - đa dạng của dân tộc Việt Nam. Cho đến nay, những hiểu biết của chúng ta về giai đoạn sinh thành và thời thư ấu của con người trên lãnh thổ nước ta vẫn còn ít ỏi. Trong các hang động Thẩm Khuyên và Thẩm Hai (huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn) chúng ta đã tìm được 10 chiếc răng hoá thạch của người vượn Hom erectus trong lớp trầm tích màu đỏ chứa xương cốt các động vật hoá thạch có niên đại trung kỳ cánh tân, cách ngày nay chừng 50 vạn năm với phức hệ voi răng kiếm - đười ươi - gấu tre (stegodon - Po ngo - Ailuropoda) điển hình cho khu vực Hoa Nam và Bắc Việt Nam. Những con người đang hình thành về mặt thể chất và trí lực này sinh sống ra sao ? Họ kiếm ăn bằng cách nào ? Chúng ta chưa biết rõ vì chưa tìm được công cụ lao động của họ. Công cụ bằng đá của người vượn tìm thấy trên đất nước ta lần đầu tiên vào năm 1960, ở núi Đọ (huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá) - m ột quả núi không cao nằm sát bờ hữu ngạn sông Chu, nơi sông này hợp nguồn với sông Mã có chứa những mạch đá và tảng đá ba dan phong phú nằm lộ thiên. Người xưa đã đến đây chọn lọc, thu lượm những hòn đá thích hợp để chế tạo ra công cụ tại chỗ. Trong số hàng vạn mảnh đá có vết ghè đẽo, đã tìm thấy một số công cụ có hình dáng ổn định, được ghè đẽo công phu. Đó là các rìu tay (Bản vẽ 1, hình 1) dùng để bổ, chặt, mổ, xẻ, các dao nạo để róc thịt thú vật những trôp-pơ dùng để chặt Những công cụ đá thô sơ dạng này còn thấy ở một số nơi khác như ở núi Quan Yên, núi Nuông cách núi Đọ không xa và xa hơn là ở các địa điểm Hàng Gòn, Dầu Giây trong vùng Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai. Sự nổi trội về lượng của loại hình công cụ chặt và trớp-pơ này với kỹ thuật ghè thô nói lên những khác biệt địa phương nh ất định, phản ánh lối sững săn bắt, hái lượm ở vùng nhiệt đới với ưu thế sử dụng công cụ tre gỗ được tạo ra nhờ những trôp-pơ bằng đá. Về các mặt hình thái, tập tính và tổ chức đời sống, các người vượn này còn tiếp thu rất nhiều tập tính ở tổ tiên họ, nổi trội lên là tính bầy đàn thể hiện khá đậm. Tính cộng đồng, ý thức cộng đồng của người nảy sinh từ tính bầy đàn được hình thành, nâng cao và hoàn chỉnh dần trong quá trình phát triển dài lâu của loài người. Tính cộng đồng vốn là bản năng cố hữu của con người và con người vốn là một loài sinh vật yếu trung ngôn ngữ tiếng Việt từ con người tự nó đã nói lên bản chất của nó. Người cũng chỉ là một con trong vô vàn con vật khác, song nhờ lao động mà con đã trở thành người và trong con người ít nhiều vẫn còn lại phần con) sống trong thế giới tự nhiên mà ở đó cạnh tranh giữa các loài để tồn tại là quy luật khách quan và tự nhiên, bảo đảm cân bằng sinh thái và sự hài hoà của tự nhiên. Trong quá trình đấu tranh để phát triển và hoàn thiện mình, nhờ lao động và hợp quần, con người trở thành một sinh vật mạnh, siêu mạnh - một sinh vật xã hội - khác về chất so với các sinh vật khác. Để tồn tại được giữa thiên nhiên hoang dã với núi cao vực sâu rừng rậm đầy thú dữ như hổ, báo, lợn rừng, gấu, voi người vượn Thẩm Khuyên, núi Đọ hẳn phải hợp quần thành sức mạnh để kiêm ăn, tự vệ. Bước chuyển từ tổ chức bầy đàn của người vượn sang tổ chức cộng đồng của xã hội nguyên thuỷ được xem như một mốc lớn biến đổi về chất, cả về mặt thể chất người cũng như về mặt văn hoá - xã hội. Trong hang Thẩm Hòm (Quỳ Châu - Nghệ An) đã tìm được ba chiếc răng của người cổ hoá thạch có nhiều nét Sapiens hoá (tức nét của người khôn ngoan) cùng với xương răng hoá thạch của quần động vật tiêu biểu thời Cánh tân là voi răng kiếm, đười ươi và g ấu tre, cùng một vài mảnh đá thạch anh có vết vỡ dường như công cụ của ngư ời cổ ở đây. Có thể xem người Thẩm Khuyên thuộc dạng người vượn cuối cùng đã từng sống trên đất nước ta. Trong kh đó, ở hang Hùm (Lục Yên - Yên Bái) lại tìm được răng người có nhiều đặc điểm của Hom sapiens (người khôn ngoan, tức người hiện đại) trong lớp trầm tích thuộc đầu hậu kỳ Cánh tân. Phải chăng người hang Hùm là đại diện H.sapiens đầu tiên sống ở đây? Vết tích người hiện đại chân chính được tìm thấy trong lớp trầm tích vàng có tuổi Cánh tân muộn hơn ở hang Kéo Lũng (Bình Gia - Lạng Sơn). Đó là một dãy răng hàm của một xương hàm và một mảnh xương trán người. Nhưng ở đây cũng chưa tìm ra công cụ của họ. Năm 1972, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy trong các hang thuộc thung lũng Thần Sa (Võ Nhai, Thái Nguyên) hai địa điểm thuộc văn hoá hậu kỳ đá cũ là hang Miệng Hổ và phang Nà Khù. Tiếp đó, cũng trong thung lũng này còn tìm được một di chỉ đá cũ quan trọng khác có tuổi địa chất cuối cánh tân. Đó là mái đá Người. Trong lớp đất sớm nhất nằm ở độ sâu 1,15m đến 1,35m, có màu vàng nhạt cũng như trong lớp văn hoá các hang Miệng Hổ và Nà Khù đã tìm được những công cụ nhỏ được tách ra từ những hòn cuội thuộc loại đá silíc, đá sửng hay đá quăcdít. Phần lớn chúng là những mảnh tước có cả những phiến tước dài được ghè đẽo tu chỉnh cẩn thận tạo ra các rìa sắc, mũi nhọn. Đó là các nạo có rìa lưỡi cong lồi hoặc cong lõm, các mũi nhọn có hình tam giác ở giữa có sống nổi. Cũng ở lớp này còn có một số công cụ làm từ hòn cuội lớn, gia công giống như các công cụ cuội tìm thấy ở lớp trên và trong các văn hoá cuội sau này. Lớp văn hoá này đại diện cho một dạng văn hoá mảnh tước lần đầu tiên phát hiện được ở Việt Nam có mền đại khoảng 23 nghìn năm về tước. Chủ nhân văn hoá Người đã săn b ắt động vật thuộc các giống loài hiện đại như lợn rừng, bò rừng, nhím, khỉ Nằm trên lớp dăm đá vôi phủ lên lớp văn hoá mảnh tước ở dưới, là lớp văn hoá chứa các công cụ mang một truyền thống kỹ thuật khác và có diện mạo tương tự như văn hoá Sơn Vi - một văn hoá hậu kỳ đá cũ khác, nổi tiếng lần đầu tiên được các nhà khảo cổ học Việt Nam xác định và phân lập Văn hoá Sơn Vi có địa bàn phân bố rất rộng ở miền Bắc nước ta. Dấu vết của nó tìm thấy trên các đồi gò thềm sông miền trung du như Lâm Thao (Phú Thọ), Lục Ngạn (Bắt Giang), Nghĩa Đàn (Nghệ An) hay miền núi dọc sông Thao từ Lào Cai đến Yên Bái, trong các hang động đá vôi ở các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, uảng Bình Người Sơn Vi dùng công cụ được chế tác từ các hòn cuội nguyên được ghè đẽo ở na cạnh với các loại hình tiêu biểu. Đó là các công cụ chặt có rìa lưỡi ngang (tức ở cạnh hẹp viên cuội), rìa lưỡi dọc hay rìa lư ỡi chéo. Công cụ chặt có mũi nhọn (Bản vẽ 1 – hình 2) còn được dùng như một loại vũ khí. phân tích các tàn tích động, thực vật thu lượm được trong các di tích văn hoá Sơn Vi, chúng ta được biết người Sơn Vi đã săn bát các loại động vật như trâu bò, lợn rừng, hoẵng, nhím, khỉ là những loài động vật sống ở một không gian thoáng dáng, những bãi cỏ và những rừng cây thưa thân bụi. Tại hang Phúng Quyền (Hoà Bình) các nhà khảo cổ học đã tìm thấy mảnh hàm trên của một con gấu tre đã bị đập vỡ và có cả vết lửa cháy. Cũng vậy, tại hang Kéo Lựng cũng tìm thấy một số sọ lợn, hưu: gấu tre đã bị vát mất phần sọ não; chúng tỏ người thời này đã săn bắt cả những loài thú lớn, mạnh và dữ. Đối tượng thức ăn và phương thúc tổ chức kiêm sông bằng săn bắt đòi hỏi một tổ chức chặt chẽ và một sự phôí hợp ăn ý mạnh mẽ. Điều đó giúp thêm một buộc củng cố và nâng cao ý thức bảo vệ cộng đồng trong ý thức cộng đồng chung rộng diễn ra trong một thời gian dài hàng vạn năm dựa vào các mền đại C4 của lớp khởi chuyển sang văn hoá Sơn Vi ở Mái đá Ngầm là 23.000 +200 năm cách ngày nay, ở hang Phúng Quyền là 18.390 + 125 năm cách ngày nay, ở lớp đáy hang Con Moong (vườn quốc gia Cúc Phương, Thạch Thành, Thanh Hoá) là 11.755 + 75 năm cách ngày nay. Dấu tích văn hoá ở hang Con Moong cũng như một số hang động khác như Động ean (Hoà Bình), Mái đá Điều thanh Hoá) có tầng văn hoá dày chứa các lớp văn hoá nói lên sự phát triển liên tục từ văn hoá Sơn Vi lên văn hoá Hoà Bình. Văn hoá Hoà Bình được mệnh danh là văn hoá thung lũng vì môi trường sống chủ yếu của người thời đó là ở trong các hang động và kiếm ăn trong các thung lũng miền núi, họ để lại dấu vết của mình trong hàng trăm di tích thuộc các tỉnh Lai Châu, Y ên Bái, Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá qua Nghệ An, Hà ĩ nh cho tới các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. . . Cũng như những công cụ thuộc văn hoá Sơn Vi, những công cụ văn hoá Hoà Bình đều làm bằng đá cuội. Song về kỹ thuật chế tạo và loại hình đã có sự tiến bộ đáng kể. Người Hoà Bình thường ghè từ một mặt viên cuội bằng những nhát ghè quanh rìa hướng vào tâm tạo ra những công cụ hình ớ a, hình bầu dục, hình hạnh nhân Bằng kỹ thuật bẻ cuội họ đã tạo ra công cụ gọi là rìu ngắn. Người Hoà Bình eòn dùng kỹ thuật bổ pha hòn cuội thành những lát mỏng tạo ra các công cụ cắt sắc bén. Đặc biệt người Hoà Bình đã biết kỹ thuật mài tạo lưỡi sắc cho công cụ mà sự phổ biến của kỹ thuật mới này đã có mặt ở 77 trong số 119 di tích Hoà Bình đã được phát hiện. Người Hoà Bình sống trong môi trường có những thay đôi, ở đó khí hậu đã trở nên nóng và ẩm, các loại nhuyễn thể sống ở cạn cũng như dưới nước sinh sản rất mạnh, trở thành đối tượng thu lượm làm thức ăn của người nguyên thuỷ, trong khi họ vẫn tiếp tục lượm hái thực vật và săn bắt các loài động vật như chủ nhân các văn hoá trước đó vẫn làm, trong đó có các thú lớn như voi, tê giác, trâu, bò rừng bằng các vũ khí thô sơ (13ản vẽ 1, h.3. h.5). Điều đáng chú ý là trong thành phần thức ăn của họ ngày càng có nhiều phế thải là xương răng các loài thú nhỏ tinh khôn nhanh nhẹn như cầy, cáo, thỏ, chồn, sóc, cũng như các loài chim như ngỗng, gà săn bắt được nhờ phát minh ra cung tên (Bản vẽ 1, hình.4). Trong bộ công cụ lao động và chế biến thức ăn của người Hoà Hình xuất hiện các loại hình công cụ tồn tại đã khá phổ biến như những lưỡi cuốc đá, những bàn nghiền, chày nghiền thức ăn chứa tinh bột. Đã tìm thấy phấn hoa của họ rau đậu (Leguminosae) ở một số hang dộng như Thẩm Thương (Lai Châu), Sũng Sàm (Hà Tây) đó là những tín hiệu nói lên khả năng ra đời của nền nông nghiệp sơ khai từ trong lòng văn hoá Hoà Bình. Văn hoá loà lình thực sự là một văn hoá mang tầm cỡ thời đại, tồn tại và phát tri ển ở khúc chuyển lịch sử, khúc chuyển thời đại, từ thời đại đá cũ sang và vào dầu thời đại đá mới; từ kinh i.ế khai thác sang kinh tế sản xuất, một bư ớc nhảy vọt có ý nghĩa cách mạng trong đời sống con người, diễn ra cách ngày nay trên mười nghìn năm. Những thay đổi trong đời sống kinh tế này phản ánh vốn tri thức của người Hoà Bình được mở rộng. Đã có sự hiểu biết khá sâu sắc về tập tính các loài cây: con. Sự nhân lên, trao truyền, làm phong phú những hiểu biết, những kinh nghiệm làm ăn này là ti ền đề cho sự tiếp tục phát triển tiến lên, tạo ra một hướng khác giúp vào tăng cường ý thức cộng đồng, ý thức về nghĩa vụ duy trì, bảo vệ và phát triển cộng đồng của người Hoà Bình. Dường như cùng một lúc tồn tại với văn hoá Hoà Bình cổ điển, tại vùng núi đá vôi Bắc Sơn thuộc hai tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên, một nền văn hoá đầu thời đại đá mới khác đã ra đời và phát triển mang tên văn hoá Bắc Sơn bắt nguồn từ dạng văn hoá cuội hạch pha lẫn cuội mảnh như thấy ở lớp trên Mái đá Ngầm. Văn hoá Bắc Sơn có nhiều điểm gần gũi với văn hoá Hoà Bình về nhiều phương diện như đặc điểm cư trú, phương thức kiếm sống, kỹ thuật ehế tác và loại hình công cụ. . . , cùng thuộc dòng truyền thống công cụ cuội. Tuy nhiên, văn hoá Bắc Sơn có những nét đặc Trưng riêng như kế thừa đậm nét truyền thống kỹ thuật mảnh ở sự tồn tại phổ biến của cuốc và rìu mài lưỡi, đặc biệt là của loại công cụ độc đáo làm bằng hòn cuội dài mỏng dẹt trên rìa cạnh dọc của viên cuội có vết lõm đôi song song được gọi ỉa “dấu Bắc Sơn” được bảo lưu lâu dài, có mặt trong nhiều di tích khảo cổ học thuộc đầu thời kỳ kim khí. Biển tiến Holocen trùng với mực nước biển dâng cực đại cao hơn mặt nước biển ngày nay khoảng 4m vào thời điểm cách đây khoảng 6.000 năm, làm tràn ngập một vùng lãnh thổ khá rộng ven bờ khiến người Hoà Bình eo thể tiếp cận với biển khơi, bằng chứng của sự kiện đó là những mảnh ngao sò nước mặn có mặt trong nhiều di chỉ Hoà Bình như Mộc Long, Hang Đắng, Con Mang Theo đà đồng bằng dần hình thành, một bộ phận của cư dân Hoà Bình đã tràn xuống sát biển khai thác đồng bằng, tìm kiếm hải sản. Tại đây, trong điều kiện ban đầu đồng bằng còn hoang sơ lầy ngập, sông nước mênh mông, truyền thống khai thác thuỷ sản của người Hoà Bình được mở rộng và phát huy mạnh mẽ, để lại dấu ấn sâu đậm trong sinh hoạt qua các đống rác bếp tạo thành các đồi vỏ liền khổng lồ như ở Đa Bút, Bản Thuỷ (Thanh Hoá), qua sưu tập phong phú chì lưới và xương cá biển ở di chỉ Gò Trũng thanh Hoá). Từ đó đã hình thành một văn hoá mới - văn hoá Đa Bút. Phương thức sống của người Đa Bút được mở rộng và dần hình thành một hướng mới ngày một phát triển mạnh mẽ - nghề nông tạp canh, dần phát huy thế mạnh của mình, được minh chứng bằng một tập hợp phong phú các loại cuốc đá, rìu đá được mài ở lưỡi và được mài rộng ra dần khắp bề mặt công cụ. Văn hoá Đa Bút thuộc giai đoạn đá mới phát triển eo niên đại khoảng 7.000 đến 5.000 năm cách ngày nay. Cùng một bình tuyến với văn hoá Đa Bút song có mến đại sớm muộn hơn nhau ít nhiều có các văn hoá Cái Bèo (Quảng Ninh), Quỳnh Văn (Nghệ An) và dạng di tích Bàu Dủ (Quảng Nam) là những văn hoá hay nhóm di tích văn hoá, phân bố ở ven biển và đảo ven bờ, lấy thu lượm và đánh bắt hải sản làm hoạt động kinh tế chính. Họ sử dụng những công cụ ghè đẽo thô sơ hoặc một chút công cụ mài mang bóng dáng của văn hoá Hoà Bình. Tất nhiên là có những công cụ dặc Trưng riêng cho mỗi văn hoá được quy định bởi những khác biệt về môi trường sống và phương thức sinh hoạt, ví như công cụ có dạng bàn là của văn hóa Quỳnh Văn. Trước đồng bằng lầy lội. sông nước mênh mông và biển cả rộng xa tít chân trời, trên con đường mưu cầu một cuộc sống dễ chịu hơn, phong phú hơn, con người của các văn hoá này đã phải đối mặt với những thử thách mới, đòi hỏi một thế ứng xử mới, một sự cố kết mới. Từ đó ý thức cộng đồng, sự che đỡ, hỗ trợ bảo vệ lẫn nhau của từng thành viên và của cả cộng đồng được đề cao, được tăng cường và được nâng lên một bước. Thời điểm 4.000 năm cách ngày nay, lại hiện lên như một mốc son lịch sử mới, con người đã có mặt hầu như ở mọi miền đất nước, cố kết thành những nhóm tộc khác nhau để lại những nền văn hoá khác nhau mà trong đó đồng bằng dường như là nơi tụ hội tộc người, sức mạnh và tinh hoa văn hoá của họ. Lúc này cư dân sững ở vùng núi dường như đã đi hết một vòng xoáy ốc phát triển của họ. Ky thuật ghè đá và kinh tế khai thác đã tới đỉnh cao. Kỹ thuật mài đá và kinh tế sản xuất đã ra đời, song thế mạnh của nó còn ở dạng tiềm năng. Dân số mở ra và miền dết mới cũng mở ra. Để tháo gỡ những khó khăn, tận dụng những cư may, phát huy những thuận lợi, đại bộ phận họ đã rời bỏ núi rừng để lập quê hương mới. Số ở lại tiếp tục làm ăn sinh sống theo lối sống cũ, tập tục cũ trong khi cái mới được tiếp thu, triển khai chậm chạp, ngập ngừng. Điều đó phản ảnh trong các di tồn vật chất thường tìm được trong lớp văn hoá trên cùng của các di tích hang động Hoà Bình - Bắc Sơn. ở đó, bên cạnh những di vật mới như những mảnh của đồ gốm vặn thừng và văn khắc vạch, những rìu đá có vai hay tứ giác mài nhẵn, những vòng trang sức đá thanh mảnh bằng đá ngọc - sản phẩm của tiếp thu kỹ thuật hay giao lưu văn hoá . . . , còn thấy không ít những công cụ đá ghè mang bóng dáng Hoà Bình - Bắc Sơn. Cũng gặp một số ít di tích có bộ mặt thuần hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí ở vùng núi như Mai Pha, Ba Xã (Lạng Sơn), Lò Gạch Hà Giang), Ngòi Nhủ (Lao Cai), Sập Việt (Sơn La), Minh Cầm (Quảng Bình) Trong lúc đó, cùng thời gian đó, ở vùng cao châu thổ sông Hồng, ở các lưu vực sông Mã, sông Cả, các đồng bằng duyên hải miền Trung, trên Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và rìa cao đồng bằng sông Cửu Long hình thành các văn hóa khác nhau với nhiều nét tương đồng phản ánh mối quan hệ qua lại nhiều chiều, nhiều kiểu ở các mức độ khác nhau. Lan toả, phân chia, đan xen là xu thế phát triển văn hoá của giai đoạn lịch sử bản lề này. . Trung du và đồng bằng cao lưu vực sông Hồng có văn hoá Phùng Nguyên với đồ gốm mịn áo đỏ, có hoa văn trang in khắc vạch đối xứng, công cụ rìu đục hình tứ giác nhỏ nhắn, vòng trang sức thanh mảnh với các đường ren nổi bằng đá ngọc tồn tại bên cạnh nhóm di tích Gò Con Lợn phong Châu, Phú Thọ) với đồ gốm thô bở, rìu cuốc đá có vai. Vùng duyên hải và các đảo ven bờ Quảng Ninh, Hải Phòng, có văn hoá Hạ Long nổi lên với đồ gốm xốp hoa văn trang trí đắp nổi hay trổ lỗ cùng các rìu bôn có nấc. Bên cạnh là nhóm di tích Tràng Kênh mang diện mạo của văn hoá Phùng Nguyên lấn biển. Đồng bằng sông Mã có nhóm di tích Cồn Chân Tiên - Bái Man với đặc Trưng văn hoá tiêu biểu là các đồ gốm có miệng bẻ cong mỏng vát nhọn có hoa văn trang trí các vòng tròn trổ lỗ giới hạn bởi các đường khắc vạch, rìu tứ giác dài có mặt cắt hình chữ nhật bằng đá ba dan, cùng các rìu bôn tứ giác và vòng trang sức bằng đá ngọc mang bóng dáng Phùng Nguyên. Bên cạnh đó, ở vùng duyên hải huyện Hậu Lộc lại tồn tại một nền văn hoá riêng, mang tên văn hoá Hoa Lộc với đặc Trưng nổi lên là những lưỡi cuốc lớn có vai bằng đá, đồ gốm với các loại hình độc đáo là những hình nồi có vành miệng rộng hình đa giác, hoa văn in mép miệng vỏ sò, những khuyên tai bằng đất nung, những con dấu, con lăn in hoa Lưu vực sông Cả có nhóm di tích Thạch Lạc (một loại hình địa phương của văn hoá Bàu Trỏ) mà đặc trưng văn hoá tiêu biểu cho nó là gốm áo đỏ hoa văn khuông nhạc, vạch, không hay lượn sóng tạo bằng que nhiều răng, đồ đá có rìu cuốc có vai hay chữ nhật có số lượng gần tương đương nhau và đều có mặt cắt ngang hình bầu dục. Xen vào đó là di tích Rú Ta (Diễn Châu) với rìu đá hình tứ giác nổi trội; là di tích Lèn Hai Vai mà đồ gốm ở đây lại mang bóng dáng gốm văn hoá Hoa Lộc. ở bình tuyến văn hoá này trên cao nguyên Tây Nguyên tồn tại văn hoá Biển Hồ (Gia Lai). Chủ nhân văn hoá này ưa dùng rìu đá có vai, trong đó có những rìu dáng răng trâu gợi mối liên hệ nguồn gốc với văn hoá Bàu Trỏ vùng Quảng Bình, có tục chôn người chết trong các nồi hay chum gốm. trong khi đó ở vùng Đắc - Lấp (Đắc Lắc) lại tồn tại một nhóm di tích khác với đặc trưng nổi nét là những rìu đá hình tứ giác. Trong lưu vực sông Đồng Nai tồn tại nhóm di tích Cầu Sắt Bình Đa với những nét văn hoá độc đáo thể hiện ở sự tồn tại dường như tuyệt đối của rìu có vai ở những công cụ gặt bằng đá hình bán nguyệt lưỡi cong. ở loại dụng cụ âm nhạc là những thanh đàn đá kiểu tư-rơng Tây Nguyên. Đồ gốm có chậu, nồi, bát, có xưởng gốm khá mịn, áo đỏ hoặc đen, cốc bát chân cao thành mỏng được chế tạo từ đất sét trắng. Đây là nhóm di tích chủ đạo phân bố rộng khắp lưu vực sông Đồng Nai. Trong khi đó ở hạ lưu của nó và ở vùng sông Vàm Cỏ lại tồn tại nhóm di tích An Sơn - Rạch Núi (Long An) lấy rìu tứ giác đá và cà rằng làm tiêu biểu Từ phác thảo bức tranh văn hoá đa sắc đó, nổi lên tổ hợp di vật mang tính đại đồng chung là: gốm đáy tròn văn thừng, hoa văn trang trí khắc vạch kỷ hà, rìu cuốc đá mài nhẵn; đồ trang sức là những vòng tay khuyên tai có mặt cắt bản vòng hình chữ D hay hình tam giác cân, phản ảnh lối sống và tâm lý thẩm mỹ của cư dân lấy nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chủ yếu hay chủ đạo. Mảng màu văn hoá chủ đạo này tụ đậm ở đồng bằng, nhất là ở các châu thổ lớn, phản ảnh hướng đi và tốc độ phát triển của cuộc “Cách mạng đá mới” ở nước ta. Cuộc cách mạng này đã cuốn hút các nhóm cư dân, hội nhập các dòng văn hoá, thâu hoá sức mạnh và tinh hoa văn hoá của họ về đồng bằng - cái nôi sinh thành của các nền văn minh cổ đại trên đất nước ta. Nhập cuộc vào miền đất mới đầy hấp dẫn song cũng rất khác lạ này và để trụ lại được ở đây, rõ ràng các nhóm cộng đồng cư dân khác nhau này muốn hay không, cũng đều phải chuyển đổi nền kinh tế, thay đổi cung cách sống, lựa chọn cách ứng xử mà muốn làm được những việc đó thì mỗi cá nhân hay từng gia đình đều không thể tự mình bươn chải nổi mà cần có sự hợp lực của cả cộng đồng, đầu tiên là trong các cộng đồng tộc nhỏ - công xã thị tộc, rồi đến sự gắn kết giữa các cộng đồng đồng tộc có chung nguồn gốc . Và vì lợi ích phát triển chung mà các cộng đồng khác tộc sống xen kẽ gần nhau liên kết lại thành các công xã - láng giềng. Cứ như vậy, theo thời gian mà khối cộng đồng ngày một mở rộng ra, ý thức bảo vệ cộng đồng cũng được đổi mới và nâng cao không ngừng. Từ đó ý thức bảo vệ cộng đồng ngày càng trở nên sâu sắc hơn, phương thức bảo vệ cộng đồng càng trở nên phong phú và hữu hiệu hơn trở thành mặt hữu cư, khách quan tất yếu của đời sông ở mọi xã hội, mọi thà đại. Vậy là từ hàng chục vạn năm nay, trên lãnh thổ Việt Nam đã có và luôn có con người sinh sống. Vết tích của họ còn để lại trong các nền văn hoá khảo cổ nguyên thuỷ, phản ảnh cuộc sống lao động và đấu tranh đầy gian lao, vất vả, song cũng đầy ý nghĩa. Rừng rậm được phát quang. Thú dữ được săn trừ Cây củ được trồng tỉa. Vật nuôi được chăn thả Đồng đất được khai phá. Làng bản được dựng lên Bộ mặt quê hương buổi đầu được tạo dựng, chấm phá. Những chiến công thầm lặng đó, nhờ ý thức cộng đồng cùng ý thức đấu tranh bảo vệ cộng đồng đã tạo tiền đề, cư sở và điều kiện thuận lợi để các cộng đồng người, các tộc người kế tiếp, tiếp tục sứ mạng lịch sử tạo dựng nền tảng văn minh cho sự hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam. . Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước [bài 5] THỜI HÙNG VƯƠNG - AN DƯƠNG VƯƠNG. NỀN VĂN MINH SÔNG HỒNG. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC. SỰ HÌNH THÀNH Ý THỨC. cánh tân, cách ngày nay chừng 50 vạn năm với phức hệ voi răng kiếm - đười ươi - gấu tre (stegodon - Po ngo - Ailuropoda) điển hình cho khu vực Hoa Nam và Bắc Việt Nam. Những con người đang hình. thiên nhiên Việt Nam sự thống nhất trong đa dạng. Nhìn bao quát, thiên nhiên Việt Nam nổi lên những nét lớn: Nằm trọn trong vòng đai nhiệt đới, nhưng nước ta lại không phải là một nước nhiệt

Ngày đăng: 26/07/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan