QUÁ TRÌNH LỌC TÁCH VẬT LÝ - Chương 3 : ỨNG DỤNG QUÁ TRÌNH KẾT TINH TRONG CÔNG NGHỆ LỌC DẦU pptx

6 546 3
QUÁ TRÌNH LỌC TÁCH VẬT LÝ - Chương 3 : ỨNG DỤNG QUÁ TRÌNH KẾT TINH TRONG CÔNG NGHỆ LỌC DẦU pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

61 Chương 3 : ỨNG DỤNG QUÁ TRÌNH KẾT TINH TRONG CÔNG NGHỆ LỌC DẦU 3.1. TỔNG QUAN 3.1.1. Mục đích của quá trình khử parafin Khi ra khỏi công đoạn trích ly bằng dung môi, dung dịch lọc (hay chính là dầu gốc trong tương lai), đã được tách loại hầu hết các hợp chất thơm có trong nó. Do vậy chỉ số độ nhớt của nó đã được nâng lên đến giá trị yêu cầu. Dung dịch lọc chủ yếu bao gồm các phân tử: Hợp chất parafin có mạch thẳng, dài, ít nhiều phân nhánh và các hợp chất naphten. Trong đ ó, các hợp chất parafin mạch thẳng ít phân nhánh có khuynh hướng kết tinh ngay ở nhiệt độ thường sẽ cản trở sự chảy của dầu bôi trơn. Trong khi đó, dầu nhờn cần thoả mãn khả năng lưu biến trong hộp carter ở nhiệt độ thấp (- 20 o C chẳng hạn). Như vậy, cần phải loại bỏ các phân tử parafin có điểm kết tinh cao trong hầu hết các loại dầu gốc. Mục đích của quá trình tách parafin là làm giảm điểm vẩn đục (cloud point) và điểm chảy (pour point) của dầu gốc nhận được từ quá trình trích ly các hợp chất thơm bằng cách loại bỏ các phân tử parafin có nhiệt độ kết tinh cao. Để thực hiện điều đó, phương pháp được sử dụng là kết tinh các phân tử parafin thành dạng rắn bằng cách làm lạnh, sau đó tách chúng ra khỏi dầu (ở trạng thái l ỏng) bằng phương pháp lọc. Đây rõ ràng là lĩnh vực có ưu thế của quá trình kết tinh so với các phương pháp lọc tách vật lý khác và do đó trong thực tế quá trình này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các loại dầu gốc có chất lượng cao. 3.1.2. Nguyên liệu và sản phẩm Nguyên liệu của công đoạn khử parafin là dung dịch lọc đến từ phân xưởng trích ly các hợp chất thơm. Sản phẩm từ công đoạn tách parafin bao gồm: - Dầu gốc đã khử parafin - Sản phẩm có tính parafin có tên gọi là "Gatsch" hay "Slack War". Gatsch có thể được bán ngay (mà không cần tinh chế) cho một số ứng dụng đặc biệt (chẳng hạn như để sản xuất các vật liệu chống thấm). Tuy nhiên, thường thì hàm lượng dầu còn lại trong gatsch là khá cao (10-25%) đối với hầu hết các ứng dụng của parafin. Vì vậy, nó cần được tr ải qua các công đoạn xử lý bổ sung để khống chế hàm lượng dầu còn lại trong parafin sản phẩm phải nhỏ hơn 0,5-2%V. Đây là công đoạn có tên gọi là khử dầu mềm (déshuilage) mà nó có cùng một nguyên lý như quá trình khử parafin, đó chính là quá trình kết tinh. Sau đó đến công đoạn tách parafin rắn bằng phương pháp lọc. Sự khác nhau giữa hai quá trình là ở nhiệt độ vận hành. Thực vậy, nhiệt độ sẽ vào khoảng từ -15 đến -25 o C (tuỳ thuộc vào yêu cầu điểm chảy cần đạt được. Nhiệt độ thấp để kết tinh cả phần dầu mềm, còn nếu chỉ cần kết tinh parafin thì +2 đến +5 là đủ) đối với quá trình tách parafin trong khi đó quá trình khử dầu mềm được thực hiện trong khoảng từ +2 đến +15 o C (nhiệt độ cao hơn để kết tinh parafin ra khỏi dầu mềm lỏng). Sau quá trình khử dầu mềm ta nhận được các sản phẩm sau: - Sản phẩm trung gian giữa dầu khử và parafin có tên gọi là dầu mềm (base molle). - Parafin (tên gọi chung). Sau đó, sản phẩm này có thể còn phải trải qua 1 quá trình tách 62 lọc nữa để phân thành cire và parafin (tên gọi riêng). Tỷ lệ của các sản phẩm thu được từ 2 quá trình trên, thông thường là: dầu khử parafin : 75%; dầu mềm : 13%; parafin : 12% Sự khác biệt giữa Cire và parafin có thể tóm tắt như sau: - Parafin là một chất rắn cứng, đại tinh thể (tinh thể có kích lớn) có màu trắng, tuỳ theo chất lượng mà có thể nóng chảy ở các nhiệt độ khác nhau và luôn lớn hơn 50 o C. - Cire là một chất rắn dễ dát mỏng thuộc loại vi tinh thể (tinh thể có kích thước nhỏ) có màu từ trắng đến vàng sẫm, nóng chảy ở trên 70 o C. Thường thì các parafin được tạo thành từ các phân đoạn nhẹ (có độ nhớt ở 100 o C nhỏ hơn 20 mm 2 /s). Trong khi đó, Cire là sản phẩm từ các cặn nặng (có độ nhớt ở 100 o C và khoảng 35 mm 2 /s). Cire và parafin có rất nhiều ứng dụng thực tế như: - Tráng lên giấy carton, lên hộp, lên bể chứa ;-Cách nhiệt;-Sản xuất nến;-Làm chất chống thấm;-Sản xuất keo dán;-Sản xuất xi đánh đồ gỗ .v.v. Hình 9.1 mô tả các sản phẩm thu được từ quá trình khử parafin. Đường thẳng chéo chia biểu đồ thành 2 miền. Miền phía trên biểu diễn thành phần và hiệu suất parafin, miền phía dưới-của dầu khử. Độ nghiêng của đường thẳng phân pha sẽ càng bé khi độ chọn lọc (của dung môi) càng cao. Trong thực tế, đường cắt phân pha là đường cong chấm chấm, điều đó có nghĩa là sản phẩm sẽ chứa nhiều tạ p chất hơn. Bảng 9.1 nêu lên các tính chất vật lý của dầu khử, gatsch, parafin và dầu mềm thu được từ quá trình khử parafin mà nguyên liệu là dầu lọc nhẹ (đã trích ly aromatic) của dầu thô Biển Bắc. Sau quá trình khử parafin, dầu khử còn phải trải qua quá trình hoàn thiện khử màu, mùi mới đạt được các tiêu chuẩn của dầu nhờn gốc. Dầu gốc có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong nhiều lĩnh vự c được liệt kê trong Bảng 9.2. 3.2. KẾT TINH KHỬ PARAFIN BẰNG DUNG MÔI Quá trình khử parafin trong dầu nhờn được sử dụng nhiều nhất hiện nay dựa trên phương pháp kết tinh với sự có mặt của một dung môi. Dung môi này, tồn tại ở dạng lỏng, sẽ cải thiện đáng kể các điều kiện cân bằng nhiệt động của hệ. Một dung môi lý tưởng phải hoà tan tốt dầu nh ờn (phần dầu không chứa parafin) và kết tủa hoàn toàn parafin có trong dầu nguyên liệu. Mặt khác, parafin khi kết tủa phải tự tạo thành mạng tinh thể không quá chặt chẽ nhằm tạo điều kiện cho dầu nhờn (phần dầu không chứa parafin) ở dạng lỏng có thể đi qua trong quá trình lọc về sau. Do đó, biến số hoạt động đầu tiên của quá trình tách parafin chính là kiểu loại dung môi được sử dụng. Một dung môi tố t cho quá trình khử parafin cần có các tính chất: - Độ hoà tan và độ chọn lọc: có độ hoà tan tốt đối với dầu nhờn và có độ chọn lọc kết tủa tốt đối với parafin trong quá trình kết tinh. - Có điểm sôi thấp: sau khi tách parafin dung môi cần được loại khỏi các sản phẩm bằng phương pháp chưng cất. Điểm sôi thấp cho phép tiết kiệm được năng lượng tiêu tốn trong công đoạn này. - Nhiệ t hoá hơi và nhiệt dung riêng nhỏ với cùng một lý do như trên. - Điểm đông đặc thấp: dung môi cần giữ được trạng thái lỏng trong suốt thời gian lọc. - Không độc hại, không ăn mòn, rẻ và sẵn có. 63 * Có rất nhiều dung môi hoặc hỗn hợp dung môi đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đã nêu ở trên, trong đó có 1 số quá trình ra đời từ xa xưa nhưng do các nguyên nhân về môi trường mà hiện không còn được sử dụng nữa như: Hỗn hợp của acéton và benzen, ra đời năm 1927; Hỗn hợp của chlorure-ethylen và benzen, ra đời năm 1930, hiện cả 2 quá trình này không còn được sử dụng nữa do độc; Propan, ra đời năm 1932, hiện không còn được s ử dụng do thiết bị phải làm việc dưới áp suất để propan hóa lỏng. * Một số loại dung môi còn đang được sử dụng như các hỗn hợp của Methyl-isobutyl- céton; Tricloro-éhylen; Dichloro-methan và hỗn hợp của methyl-ethyl-céton và toluen (MEK- Toluen). Benzen (hiện nay đã không còn được sử dụng do độc tính cao) và toluen là những dung môi tuyệt vời cho dầu nhờn vì chúng hòa tan rất tốt dầu nhờn (phần naphten và aromatic) nhưng đồng thời chúng cũng hoà tan khá tốt parafin (ít kết tủ a được parafin) và do đó chúng ít được sử dụng như một dung môi riêng rẽ. Ngược lại, Acéton và Céton bậc cao (methyl-ethyl-céton, methyl-propyl-céton) chúng không hoà tan tốt đối với dầu nhờn và lại càng không hòa tan parafin nên sẽ kết tủa tốt parafin (và do đó có tính chọn lựa tốt là không hòa tan parafin). Hơn nũa, mạng lưới tinh thể parafin kết tủa được nhờ loại dung môi này lại phù hợp tốt cho quá trình lọc vì ít lưu giữ dầu nhờn trong các ô tinh thể của chúng. Ta gọi chúng là các anti-solvant do khi ở trong hỗ n hợp với toluen, chúng có tác dụng làm giảm các đặc tính của dung môi Toluen (là hoà tan parafin). Các hợp chất này có khả năng hoà tan trung bình nhưng bù lại chúng lại có độ chọn lọc kết tủa parafin cực kỳ tốt. Ta nhận thấy rằng hỗn hợp của hai dạng dung môi trên cho phép ta tiến gần đến một dung môi lý tưởng. Trong thực tế, ta thường dùng nhất là hỗn hợp của methyl-ethyl-céton và Toluen. Dung môi methyl-ethyl-céton thường được viết tắt là MEK (Methyl-Ethyl-Keton). Trong tổng số các quá trình tách parafin hi ện nay, hỗn hợp dung môi MEK-Toluen chiếm tới 80%, do đó trong phần tiếp theo ta chỉ nghiên cứu loại dung môi này. Các đặc tính của MEK và Toluen được cho trong Bảng 9.3. 3.2.1 Quá trình khử parafin bằng dung môi MEK-Toluen (Hình 9.2) Ta phân biệt 3 giai đoạn sau: • Giai đoạn kết tinh hay giai đoạn làm lạnh bằng dung môi: thực hiện quá trình khử parafin bằng cách làm lạnh cho hỗn hợp đầu gồm nguyên liệu (là dầu đã khử aromatic từ quá trình trích ly trước đó) và dung môi MEK-Toluen. Kết thúc giai đ oạn này, hỗn hợp đi ra là 1 hỗn hợp lỏng-rắn (còn gọi là Slurry) bao gồm 2 pha: - 1 pha lỏng đồng nhất chứa phần lớn dầu khử (~90% lượng dầu khử) và 1 lượng lớn dung môi. - 1 pha rắn dạng tinh thể chứa nhiều parafin và ngậm 1 lượng nhỏ dầu khử (~10%) và lượng nhỏ dung môi còn lại. • Giai đoạn lọc bằng thiết bị lọc chân không thùng quay: tách pha rắn dạng tinh thể ra khỏi pha lỏng đồng nhất chứa phần lớn dầu khử • Giai đoạn chưng 2 pha thu được để hoàn nguyên dung môi 64 Trước khi đi sâu vào việc phân tích sơ đồ quá trình khử parafin, chúng ta xem xét một vài thông số có ảnh hưởng đến quá trình như: bản chất nguyên liệu, thành phần dung môi, nhiệt độ làm lạnh lúc cuối, tỷ lệ dung môi-nguyên liệu, tốc độ làm lạnh. 3.2.2. Ảnh hưởng của bản chất nguyên liệu Bản chất nguyên liệu có ảnh hưởng rất rõ ràng đến quá trình khử parafin. Cụ thể là hiệu quả của quá trình lọc phụ thuộc trực tiếp vào hình dạng, cấu trúc tinh thể parafin được tạo thành trong giai đoạn kết tinh, mà cấu trúc này lại hoàn toàn phụ thuộc vào bản chất (tính chất vật lý) của nguyên liệu. Thật vậy, nguyên liệu càng nhớt bao nhiêu thì tinh thể tạo thành càng có dạng vi tinh thể bấy nhiêu (kích thước rất nhỏ), điều đó sẽ làm cho giai đoạn lọc càng khó khăn. Vì vậy, các phân đoạn cất nặng, nhớt thu đượ c ở tháp chưng chân không khi dùng làm nguyên liệu cho quá trình khử parafin thì hiệu quả kết tinh parafin và năng suất lọc đạt được sẽ thấp hơn so với khi nguyên liệu là phân đoạn nhẹ. Các phần cất nhẹ có độ nhớt thấp, lấy ở phía đỉnh tháp chưng chân không, gọi là dầu “Light Neutral”. Các phần cất nặng có độ nhớt cao hơn, lấy ở phía thấp (dầu DSV), gọi là “Heavy Neutral”. Còn dầu chân không (dầu DAO) thu được từ quá trình khử asphalt bằng dung môi của cặn RSV gọi là “Bright Stock” hoặc “BSS” (Bright Stock Solvent). Hình 9.3 minh họa điều này bằng việc biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc lọc vào độ nhớt của nguyên liệu. Bảng 9.5 liệt kê các điều kiện làm việc của quá trình khử parafin cho một số loại nguyên liệu đầu khác nhau. 3.2.3. Ảnh hưởng của thành phần dung môi MEK-Toluen Không chỉ bản chất của dung môi có ảnh h ưởng đến quá trình kết tinh, khi sử dụng dung môi hỗn hợp, thành phần các hợp chất tạo nên dung môi cũng đóng vai trò rất quan trọng. Thật vậy, như đã trình bày trong phần trên, dung môi MEK có khả năng hoà tan nhỏ đối với dầu nhờn (phần naphten và aromatic) và lại càng không hòa tan parafin nên sẽ kết tủa tốt parafin (và do đó có tính chọn lựa tốt là không hòa tan parafin). Trong khi đó, Toluen lại hoà tan tốt dầu nhờn đồng thời cũng hòa tan thêm cả một phần parafin. Vì vậ y, cần phải tối ưu hoá tỷ lệ hai dung môi này trong hỗn hợp dung môi để đạt được hiệu qủa cao nhất khi sử dụng là: hòa tan tốt nhất dầu nhờn và kết tủa tốt nhất parafin. Bảng 9.6 minh hoạ cho ảnh hưởng của thành phần dung môi khi xử lý cùng một loại phân đoạn có độ nhớt ở 40 o C là 30mm 2 /s. Ta nhận thấy khi tăng tỷ lệ MEK thì: - Nhiệt độ cuối của giai đoạn kết tinh sẽ không quá thấp (-12 o C so với -17 o C mà vẫn đạt được điểm chảy không đổi là -7 o C như trường hợp đầu). Điều này sẽ làm giảm đáng kể tiêu tốn năng lượng trong quá trình kết tinh. - Tốc độ lọc tăng rất nhiều (từ 80 lên đến 172 l/m 2 .h), nhờ vậy ta có thể giảm thiểu bề mặt lọc. Đây là điểm hết sức quan trọng vì các thiết bị lọc thùng quay có mức đầu tư và bảo trì rất lớn (20 MF cho 1 thiết bị lọc 120 m 2 ). - Hàm lượng dầu bị lưu giữ trong parafin nhiều hơn, nghĩa là hiệu suất thu hồi dầu khử parafin càng thấp. Tuy nhiên, trong khoảng tỷ lệ MEK thường dùng (50 đến 75%), ảnh hưởng này là không đáng kể lắm. 65 Ta thấy rằng dường như là có lợi hơn khi tăng tỷ lệ MEK tuy nhiên trong thực tế khi tỷ lệ MEK quá cao sẽ làm xuất hiện thêm một pha thứ ba là pha dầu mới bị kết tủa (gồm chủ yếu là parafin) ngoài hai pha dầu/dung môi và parafin/dung môi đã có. Sự xuất hiện của pha thứ ba sẽ gây ra: - Tụt giảm hiệu suất thu hồi dầu. - Hạ thấp chỉ số độ nhớt của dầ u khử (do mất nhiều parafin trong pha dầu kết tủa). - Nhanh chóng bít kín lưới lọc do sự có mặt của pha dầu kết tủa. Để xác định nồng độ giới hạn của MEK trong dung môi, ta trộn dầu đã tách parafin với dung môi hỗn hợp có chứa các tỷ lệ khác nhau của MEK, sau đó làm lạnh chúng, rồi ghi lại các nhiệt độ tại đó bắt đầu xuất hiện pha thứ ba. Kết quả nhận được khi tiế n hành thí nghiệm trên với dầu có độ nhớt ở 100 o C là 20mm 2 /s và điểm chảy là -6 o C cho ta đường cong phân pha trên giản đồ Hình 9.4 Trên giản đồ có xây dựng một đường thẳng tên gọi đường "lọc". Đường thẳng này cho phép xác định nhiệt độ lọc cần thiết để đạt được sản phẩm có điểm chảy là -6 o C theo tỷ lệ MEK có trong dung môi. Đường cong "Phân pha" giới hạn vùng có xuất hiện pha thứ ba. Ví dụ: đối với hỗn hợp dung môi có chứa 40% MEK, cần phải lọc ở -19 o C để đạt được sản phẩm có điểm chảy -6 o C (chênh lệch nhiệt độ là 13 o C, tốn nhiều năng lượng). Cũng với hỗn hợp dung môi có thành phần đó, hiện tượng phân pha sẽ xảy ra ở -28 o C. Tỷ lệ MEK cho phép lớn nhất là 75% (giao điểm giữa đường lọc và đường phân tách pha). Ở tỷ lệ này, nhiệt độ lọc là -12 o C và chênh lệch nhiệt độ là 6 o C. 3.2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ làm lạnh lúc cuối (hay là nhiệt độ lọc) Mục đích của quá trình khử parafin là nhằm hạ thấp điểm chảy của dầu khử bằng cách hạ thấp nhiệt độ làm lạnh lúc cuối. Cần chú ý rằng việc hạ quá thấp nhiệt độ làm lạnh lúc cuối sẽ có nhược điểm là tiêu tốn năng lượng, đồng thờ i lại còn làm giảm ít nhiều chỉ số độ nhớt và hiệu suất thu hồi dầu khử. Và với nguyên liệu có độ nhớt khác nhau thì độ giảm của 2 thông số trên cũng khác nhau như được trình bày trong Bảng 9.7. Điều này lại càng được thấy rõ trong Hình 9.9. Khi điểm chảy được hạ thấp đến -13 o C (so với -10 o C) thì lượng parafin kết tinh tách được sẽ nhiều lên, lượng dầu khử còn lại sẽ ít đi và đồng thời chỉ số độ nhớt cũng bị giảm. Như vậy, giá trị nhiệt độ làm lạnh lúc cuối mà quá trình khử parafin cần phải thực hiện hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị điểm chảy của sản phẩm dầu khử thu được. Cần lưu ý rằng tiêu chuẩn k ỹ thuật về điểm chảy của dầu nhờn ở mỗi vùng khí hậu trên thế giới là khác nhau và thông thường ở xứ ôn đới, điểm chảy là thấp và ở xứ nhiệt đới là cao. 3.2.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi-nguyên liệu Do tác dụng của hỗn hợp dung môi là hòa tan tốt dầu khử (Toluen) và kết tủa tốt parafin (MEK), điều đó có nghĩa là dung môi sẽ tách tốt parafin ra kh ỏi dầu khử. Vì vậy tỷ lệ dung môi-nguyên liệu càng lớn thì hiệu quả quá trình càng cao như được thể hiện trên Hình 9.10. Ta thấy khi tỷ lệ dung môi-nguyên liệu càng lớn thì: hiệu suất thu hồi dầu khử càng tăng (không nhiều lắm); hàm lượng dầu khử bị ngậm bởi parafin giảm rất nhiều; tốc độ lọc tăng khá nhiều lúc ban đầu, sau đó giảm nhẹ. 3.2.6. Ảnh hưở ng của tốc độ làm lạnh 66 Tốc độ làm lạnh trong giai đoạn làm lạnh có ảnh hưởng đến kích thước của tinh thể và do vậy sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn lọc tách dầu khử ra khỏi parafin. Thực nghiệm chỉ ra rằng: * khi tốc độ làm lạnh là quá chậm sẽ gây nên sự hình thành các tinh thể dạng “hình xoắn ốc nhiều lớp” dễ làm bít tắc không cho dầu khử đi qua lớp tinh thể sắp lớp này; * khi tố c độ làm lạnh là quá nhanh sẽ gây nên sự hình thành các tinh thể dạng “hình kim” có kích thước rất nhỏ, chúng dễ làm bít tắc lưới lọc dẫn đến không cho dầu khử đi qua lưới. Như vậy, một khoảng giá trị tốc độ làm lạnh thích hợp cần được xác định và nó thường nằm trong khoảng từ 3-5 o C/phút tùy theo bản chất nguyên liệu. 3.3. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ KẾT TINH KHỬ PARAFIN 3.3.1. Sơ đồ nguyên lý phân xưởng tách parafin không khử dầu mềm (Hình 9.16) 3.3.2. Sơ đồ nguyên lý phân xưởng tách parafin có khử dầu mềm Sản phẩm của quá trình khử parafin gồm có dầu đã khử parafin và parafin chứa lượng dầu khá lớn (10 đến 25%) thường gọi là gastch hay slack wax. Gastch không đảm bảo độ sạch khi làm nguyên liệu cho một số chu trình sản xuất hạ nguồ n, do đó cần phải được tiếp tục xử lý nhằm giảm hàm lượng dầu xuống còn chừng 0,5 đến 2% thể tích. Điều này được thực hiện trong phân xưởng khử dầu mềm Hình 9.17. Mục đích của phân xưởng khử dầu mềm là để sản xuất parafin sản phẩm thương phẩm, còn dầu mềm chỉ là thứ phẩm. Đây là phân xưởng hoạt động c ũng dựa trên nguyên tắc kết tinh có nhiệt độ làm việc cao hơn nhiệt độ trong phân xưởng khử parafin. Sản phẩm cuối là parafin và dầu mềm. Thực nghiệm cho thấy khi nhiệt độ lọc càng cao, parafin nhận được sẽ có điểm chảy càng cao, parafin càng cứng nhưng hiệu suất thu hồi parafin sản phẩm lại giảm. Về mặt kinh tế sẽ có lợi hơn khi tiến hành khử dầu mềm ngay khi bánh tinh th ể vừa đi ra khỏi bộ phận lọc parafin do trong bánh tinh thể vẫn còn chứa một lượng dung môi khá lớn và giảm được phần chi phí đầu tư cho phân xưởng chưng cất dung môi. Công đoạn này có tên gọi là công đoạn tách parafin có khử dầu mềm với sơ đồ nguyên lý như trên Hình 9.17. Trong cả 2 sơ đồ trên ta thấy một phân xưởng tách parafin bao gồm các cụm chính sau: - Cụm kết tinh có nhiệm vụ làm lạnh hỗn h ợp nguyên liệu và dung môi nhằm kết tinh parafin. - Cụm lọc đầu tiên có nhiệm vụ loại dầu khử ra khỏi bánh tinh thể parafin (gastch), cụm lọc thứ hai có nhiệm vụ loại dầu mềm ra khỏi parafin. - Cụm chưng cất gồm hai nhóm tháp chưng cất đối với phân xưởng tách parafin không khử dầu và ba nhóm tháp với phân xưởng tách parafin có khử dầu. Cụm chưng cất đảm trách việc tách dung môi khỏi dầu khử, khỏi dầu mềm và khỏi parafin. - Hệ thống dung môi có nhiệm vụ: thu hồi dung môi đi ra từ các tháp chưng cất và cung cấp dung môi cho các hỗn hợp nguyên liệu. Ngoài ra, cần phải tính đến cụm thiết bị làm lạnh đảm bảo khả năng làm lạnh cho quá trình kết tinh. Bảng 9.8 giới thiệu thông số vận hành của phân xưởng khử dầu mềm để sản xuất parafin. Qua bảng này ta thấy rõ ảnh hưởng của nhiệ t độ lọc lên hiệu suất thu hồi cũng như lên chất lượng sản phẩm parafin nhận được. . Chương 3 : ỨNG DỤNG QUÁ TRÌNH KẾT TINH TRONG CÔNG NGHỆ LỌC DẦU 3. 1. TỔNG QUAN 3. 1.1. Mục đích của quá trình khử parafin Khi ra khỏi công đoạn trích ly bằng dung môi, dung dịch lọc (hay. liệu. 3. 3. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ KẾT TINH KHỬ PARAFIN 3. 3.1. Sơ đồ nguyên lý phân xưởng tách parafin không khử dầu mềm (Hình 9.16) 3. 3.2. Sơ đồ nguyên lý phân xưởng tách parafin có khử dầu mềm. Nhiệt độ thấp để kết tinh cả phần dầu mềm, còn nếu chỉ cần kết tinh parafin thì +2 đến +5 là đủ) đối với quá trình tách parafin trong khi đó quá trình khử dầu mềm được thực hiện trong khoảng từ

Ngày đăng: 26/07/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan