STREPTOCOCCUS SUIS VÀ SỰ GIA TĂNG NGUY CƠ GÂY BỆNH CHO NGƯỜI potx

9 466 5
STREPTOCOCCUS SUIS VÀ SỰ GIA TĂNG NGUY CƠ GÂY BỆNH CHO NGƯỜI potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

STREPTOCOCCUS SUIS VÀ SỰ GIA TĂNG NGUY CƠ GÂY BỆNH CHO NGƯỜI I. Đại cương Streptococcus suis là cầu trùng Gram dương thường định cư ở đường hô hấp của heo và gây các bệnh về hô hấp, rối loạn thần kinh ở heo. Đây là một bệnh động vật và thường rất ít gặp ở người, chỉ giới hạn ở những người thường xuyên tiếp xúc với heo như những người làm nghề chăn nuôi, làm việc ở lò mổ, thú y… Tuy nhiên, những năm gần đây, các bệnh do nhiễm Streptococcus suis có khuynh hướng tăng đột biến ở người đồng thời không chỉ giới hạn ở những đối tượng nguy cơ vừa nêu. Nhiễm Streptococcus suis ở người có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như viêm màng não mủ, sốc nhiễm trùng hay sốc do độc tố của vi khuẩn. Đây là một trong những vấn đề đang được quan tâm trên thế giới hiện nay (3,4) . II. Vài nét về Streptococcus suis Có 35 type Strep. suis gây bệnh ở heo và các động vật khác được ghi nhận cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, hầu như chỉ có type 2 là gây bệnh ở người (1) . Năm 2001, tại trung tâm bệnh nhiệt đới TPHCM, trường hợp viêm màng não mủ do Strep. suis type 16 đầu tiên ở một bệnh nhân Việt Nam đã được phát hiện. (2) Nhiễm Strep. suis là một bệnh động vật phổ biến ở heo. Heo là ký chủ chính thường gặp, tuy nhiên, một số lọai động vật khác cũng có thể nhiễm và mắc bệnh do vi khuẩn này như các gia súc (trâu, bò, dê, cừu), các vật nuôi (chó, mèo) khi chúng ăn phải thịt heo sống có nhiễm Strep. suis, thậm chí ở chuột, các loài chim… nên rất khó để có thể kiểm soát (1) . Các đối tượng dễ có nguy cơ bị lây nhiễm (3) :  Những người thường xuyên tiếp xúc với heo và các lọai gia súc: những người làm nghề chăn nuôi, làm việc ở lò mổ, thú y…Những người này có nguy cơ nhiễm Strep. suis cao hơn những đối tượng khác đến 1500 lần ;  Những người có khả năng miễn dịch kém: nhiễm HIV, lao, đái tháo đường, ung thư, cắt lách, nghiện rượu… ;  Gần đây, các khảo sát ghi nhận những người có thói quen ăn thịt chưa chín kỹ (tái) cũng có nguy cơ cao nhiễm Strep. suis. III. Đường lây truyền cho người (1, 3, 4)  Đường lây truyền chính nhưng lại thường ít được quan tâm là qua tiếp xúc với dịch tiết của heo nhiễm Strep. suis tại các vết thương nhỏ trên da;  Qua đường tiêu hóa khi ăn thịt heo chưa nấu chín, tuy nhiên vẫn chưa xác định được đường lây thật sự là đường hô hấp hay qua các tốn thương ở niêm mạc đường tiêu hóa ;  Ghi nhận một vài trường hợp có thể lây truyền quan đường hô hấp;  Chưa ghi nhận có sự lây truyền giữa người với người. V. Các bệnh do Strep. suis ở người (1, 3)  10-20% trường hợp nhiễm trùng không triệu chứng.  Thời gian ủ bệnh: trung bình 2 ngày (di động trong khoảng từ 3 đến 14 ngày).  Ở người, nhiễm Strep. suis thường biểu hiện bằng hội chứng màng não có sốt và đau khớp. Trong một số trường hợp sẽ tiến triển thành viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết hay viêm nột tâm mạc.  Tỷ lệ tử vong: trung bình khoảng 13-20%. Di chứng điếc thường gặp ở những bệnh nhân còn sống (4, 5, 6, 7) .  Trong các thể bệnh do nhiễm Strep. Suis, sốc do độc tố là thể bệnh nặng nhất với biến chứng đông máu nội mạc rải rác, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 63%. VI. Dịch nhiễm Strep. suis ở người tại Việt Nam và các nước khác  Trường hợp nhiễm Strep. suis đầu tiên ở người được mô tả trên thế giới tại Đan Mạch năm 1968 (4) .  1968-1998: 175 trường hợp được báo cáo trên thế giới, trong đó chủ yếu ở Châu Á với 3/4 trường hợp ghi nhận (3) .  Những năm gần đây các bệnh do Strep. suis gây ở người được ghi nhận ngày càng nhiều trên thế giới, nhất là ở các nước Châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc… (4, 5, 6, 7) Tại Việt Nam:  Từ 1996-2005: ghi nhận 151 trường hợp viêm màng não mủ ở người lớn tại trung tâm bệnh nhiệt đới TPHCM, là tác nhân gây viêm màng não mủ nhiều nhất tại trung tâm vào khoảng thời gian này (33,6%), đẩy Strep. pneumoniae xuống vị trí thứ 2 (18%). Điều này thật đáng lo ngại vì một lần nữa chứng minh sự bùng phát các bệnh của động vật truyền sang cho người sau cúm gà (4) .  Từ tháng 1 đến tháng 7/2007, phát hiện 42 trường hợp bệnh do nhiễm Strep. suis ở người tại Việt Nam: 22 trường hợp ở miền bắc và 20 trường hợp ở miền nam (3) . Quốc gia Số trường hợp Tử vong (*) (%) Trung Quốc 283 54 (19,1 %) Thái Lan 47 12 (26 %) Thụy Điển 34 1 (3 %) UK 6 1 Đức 6 1 Tây Ban Nha 6 0 Pháp 5 1 Croatia 4 2 Đan Mạch 3 0 Bỉ 2 1 Nhật 2 0 Ý 2 0 Mỹ 1 0 Argentina 1 0 Áo 1 0 Canada 1 0 Hungary 1 0 Thổ Nhĩ Kỳ 1 0 New Zealand 1 0 Singapore 1 0 Thụy Điển 1 0 Tổng cộng 409 73 (17,8 %) (*) % số cas tử vong chỉ tính khi số cas phát hiện > 20 cas Bảng 1: phân bố các trường hợp nhiễm Streptococcus suis ở người trên thế giới (7) : VII. Vấn đề kháng thuốc trong Streptococcus suis (1, 2, 5)  Nhìn chung, hiện nay, Strep. Suis vẫn còn nhạy cảm với các kháng sinh như: penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin, vancomycin…  Tuy nhiên, tỷ lệ kháng với penicillin ngày càng tăng. Đồng thời, cũng đã ghi nhận sự đề kháng với lincomycine, clindamycine, spiramycine, erythromycine, tetracyclin, chloramphenicol, các sulfamide… VIII. Các biện pháp phòng ngừa (1)  Tôn trọng các nguyên tắc an toàn trong chăn nuôi;  Tiêm chủng cho heo trong chăn nuôi. Tuy nhiên đây là một biện pháp còn nhiều bàn cãi vì có đến 35 type Strep. suis và vấn đề miễn dịch chéo có tồn tại hay không vẫn còn đang được tranh cãi;  Kháng sinh phòng ngừa cho heo trong chăn nuôi. Tuy nhiên nếu áp dụng rộng rãi biện pháp này lại có nguy cơ làm tăng các chủng kháng thuốc của Strep. Suis. Điều này cũng là một vấn đề rất đáng lo ngại. IX. Vấn đề đáng lo ngại về Strep. suis Thông thường, nhiễm Strep. suis là do tiếp xúc giữa heo và người. Tuy nhiên, nghiên cứu thực hiện tại trung tâm bệnh nhiệt đới TPHCM trên 151 trường hợp viêm màng não mủ do Strep. suis chỉ phát hiện 33,1% truờng hợp có tiếp xúc với heo hay ăn thịt heo không nấu kỹ trong một tuần trước phát bệnh còn các trường hợp khác thì không ghi nhận tiền căn này (4) . Điều này mở ra lo ngại rằng Strep. suis đang có khuynh hướng mở rộng các con đường lây lan của mình. Có giả thuyết rằng có phải Strep. suis hiện nay có thể lây lan từ các động vật khác nhiễm Strep. suis cho người như chuột, chim…Như vậy, nếu nhiễm Strep. suis phát triển thành dịch lớn như cúm gà thì rất khó khống chế. X. Kết luận Nhiễm Streptoccocus suis là một vấn đề đáng lo ngại hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Mọi quốc gia cần tôn trọng các tiêu chuẩn trong chăn nuôi để ngăn ngừa sự lan rộng của các bệnh từ động vật lan truyền sang cho người. . STREPTOCOCCUS SUIS VÀ SỰ GIA TĂNG NGUY CƠ GÂY BỆNH CHO NGƯỜI I. Đại cương Streptococcus suis là cầu trùng Gram dương thường định cư ở đường hô hấp của heo và gây các bệnh về hô. đây, các bệnh do nhiễm Streptococcus suis có khuynh hướng tăng đột biến ở người đồng thời không chỉ giới hạn ở những đối tượng nguy cơ vừa nêu. Nhiễm Streptococcus suis ở người có thể gây ra. II. Vài nét về Streptococcus suis Có 35 type Strep. suis gây bệnh ở heo và các động vật khác được ghi nhận cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, hầu như chỉ có type 2 là gây bệnh ở người

Ngày đăng: 26/07/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan