RỐI LOẠN NHÂN CÁCH (TROUBLE DE LA PERSONNALITE) pps

14 285 3
RỐI LOẠN NHÂN CÁCH (TROUBLE DE LA PERSONNALITE) pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

RỐI LOẠN NHÂN CÁCH (TROUBLE DE LA PERSONNALITE) A/ NHÂN CÁCH HOANG TƯỞNG ĐOÁN NHẬN. (PERSONNALITE PARANOIAQUE) 1/ TỶ LỆ MẮC BỆNH VÀ TỶ SUẤT GIỚI TÍNH CỦA NHÂN CÁCH HOANG TƯỞNG ĐOÁN NHẬN.  0,5 đến 2,5 %  thường xảy ra hơn ở nam giới.  bắt đầu ở tuổi trưởng thành. 2/ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHÍNH CỦA NHÂN CÁCH HOANG TƯỞNG ĐOÁN NHẬN?  Nghi kỵ (méfiance soupçonneuse) : khuynh hướng gán cho người khác những ý định xấu. Tính chất đa nghi và một khuynh hướng bóp méo các biến cố, bằng cách lý giải các hành động không thiên vị và thân thiện của những kẻ khác như là có tính chất thù địch và khinh khi. “Tôi không thể tin tưởng những kẻ khác”. “Kẻ khác có những động cơ dấu kín”. “Nếu hắn ta tử tế là cốt để đánh lừa tôi”. “Tôi phải thường xuyên cảnh giác”.“Thổ lộ tâm tình với những kẻ khác là không thận trọng”  Sự sai lạc trong phán đoán (fausseté du jugement) : tư duy paralogique, diễn đạt sai (interprétations fausses), tính chủ quan bệnh lý (subjectivisme pathologique).  Hoang tưởng tự đại (mégalomanie) : tính cứng nhắc tâm thần (psychorigidité), tính bất khoan dung (intolérance), khinh bỉ kẻ khác, tính cuồng tín (fanatisme).  Không thích nghi xã hội : tính giao tiếp (sociabilité) thấp, khó khăn trong quan hệ xã hội và nghề nghiệp. 3/ NHỮNG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHÍNH?  Rối loạn hoang tưởng (trouble délirant) : ý nghĩ hoang tưởng (idées délirantes) thường trực và có tổ chức.  Tâm thần phân liệt dạng hoang tưởng đoán nhận (schizophrénie paranoide) : các ảo giác (hallucinations) và các rối loạn dòng tư tưởng.  Nhân cách chống xã hội (personalité antisociale), nhân cách giáp ranh (borderline), nhân cách phân lập (schizoid personality). 4/ NHỮNG PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ CHÍNH CỦA CÁC RỐI LOẠN NHÂN CÁCH HOANG TƯỞNG ĐOÁN NHẬN?  Tâm lý trị liệu hỗ trợ : nhấn mạch vào thực tế.  Hoá học trị liệu : thuốc giải ưu (anxiolytic) loại benzodiazépine trong trường hợp lo âu (angoisse) mức độ vừa phải, thuốc an thần kinh (neuroleptic) loại halopéridol trong trường hợp lo âu quan trọng. B/ NHÂN CÁCH CHỐNG XÃ HỘI(PERSONNALITE PSYCHOPATHIQUE = ANTISOCIALE) 1/ TỶ LỆ MẮC BỆNH VÀ TỶ SUẤT GIỚI TÍNH CỦA NHÂN CÁCH CHỐNG XÃ HỘI?  3% đàn ông  1% phụ nữ. 2/ CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHÍNH CỦA NHÂN CÁCH CHỐNG XÃ HỘI?  Tính xung động (impulsivité) : những hành động hung hãn lên bản thân hay lên những người khác, do bị thất vọng, không có khả năng hoãn lại. “Tôi nổi giận.Tôi phải làm cái gì đó mới được” . “Tôi bị đối xử bất công và tôi có quyền đòi phải trả bằng bất cứ phương tiện nào”.  Không cảm thấy tội lỗi trước các quy tắc đã được xác lập, ít có ý thức đạo đức. “Chúng ta sống trong một cánh rừng, nơi đó chỉ có kẻ mạnh nhất là còn sống sót”. “Nếu tôi không lợi dụng người ta, thì chính họ sẽ lợi dụng tôi trước tiên”.  Tính cảm xúc (affectivité) nông cạn, không bận tâm đến kẻ khác, tính quy ngã (égocentrisme : tính cho mình là trung tâm), thiếu tin cậy.  Thiếu sự đồng cảm (empathy.)  Nhẫn tâm, hay nhạo báng, và coi khinh những cảm nghĩ, quyền lợi, và những nỗi đau khổ của kẻ khác. “Sức mạnh và mưu mô là phương tiện tốt nhất để mọi chuyện được thực hiện”. Tôn trọng các lời hứa hay cam kết trả nợ là điều không quan trọng.”. “Tôi coi khinh nhiều điều mà họ nghĩ”  Sự tự đánh giá mình được thôi phồng và kiêu căng.  Ngoan cố (opinionated), tự tin (self-assured) quá mức, vênh váo (cocky).  Liến thoắng, vẻ duyên dáng hời hợt.  Vô trách nhiệm và có tính cách khai thác trong các quan hệ tính dục. “Con người ta được tạo ra để bị bóc lột”.  Thích được chết bằng những phương tiện bạo lực hơn.  Sự nổi trội của tính hung hãn (agressivité)  Những nét tự mê (trait narcissique), hoang tưởng đoán nhận (paranoiaque). 3/ NHỮNG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHÍNH?  Rối loạn hoang tưởng (trouble délirant) : ý nghĩ hoang tưởng thường trực và có tổ chức.  Nhân cách tự mê (narcissisque), giáp ranh (borderline).  Chậm phát triển tâm thần : biến đổi hoạt động tâm thần và phán đoán. 4/ NHỮNG PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ CHÍNH CỦA CÁC RỐI LOẠN NHÂN CÁCH CHỐNG XÃ HỘI.  Tiên lượng điều trị tồi.  Tâm lý liệu pháp hỗ trợ : nhấn mạnh đến thực tế.  Hoá học trị liệu : nói chung, điều trị phụ thuộc thuốc hay nghiện ma túy C/ NHÂN CÁCH QUÁ TỰ MÊ. (PERSONNALITE NARCISSIQUE) 1/ TỶ LỆ MẮC BỆNH CỦA NHÂN CÁCH QUÁ TỰ MÊ?  dưới 1%. 2/ CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHÍNH CỦA NHÂN CÁCH QUÁ TỰ MÊ?  Sự đánh giá quá cao cái tôi : mong muốn sự thành công, quyền lực, sắc đẹp, tình yêu lý tưởng. “Tôi là trường hợp ngòai lệ”. “Do tính ưu việt của tôi, tôi có quyền được đối xử đặc biệt và hưởng các ưu đãi” .“Tôi không phải vướng víu với các quy tắc chỉ được áp dụng đối với những kẻ khác”. “Nếu những kẻ khác không chứng tỏ sự tôn trọng mà tôi xứng đáng, thì họ phải bị trừng phạt bằng cách này hay cách khác”. “Những kẻ khác phải thỏa mãn những nhu cầu của tôi, quan trọng hơn các nhu cầu của họ” .“Những kẻ khác phải công nhận là tôi đặc biệt biết bao !” . “Vì tôi có tài như thế, những kẻ khác phải nhường chỗ cho tôi” . “Không có bất cứ nhu cầu của ai có thể chồng chéo những nhu cầu của tôi.” “Họ không biết tôi là ai đấy à !”. “Đó là những kẻ chẳng ra gì”.  Thiếu sự đồng cảm (empathie) : không có khả năng đứng trong vị trí của kẻ khác để biết tình cảm của người này, hững hờ lạnh lẽo.  Cực kỳ nhạy cảm với phán đoán của những kẻ khác : cảm giác xấu hổ, giận dữ, bị giảm uy tín, sỉ nhục.  Né tránh những kẻ khác và tin rằng những kẻ khác đố kỵ mình. 3/ NHỮNG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHÍNH?  Rối loạn hoang tưởng : những ý nghĩ hoang tưởng và có tổ chức.  Nhân cách chống xã hội, giáp ranh (borderline), sân khấu (histrionique). 4/ NHỮNG PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ CHÍNH CỦA CÁC RỐI LOẠN NHÂN CÁCH NHÂN CÁCH QUÁ TỰ MÊ?  tâm lý trị liệu cá nhân, định hướng phân tích hay hỗ trợ. D/ NHÂN CÁCH GIÁP RANH (PERSONNALITE BORDERLINE = LIMITE) 1/ TỶ LỆ MẮC BỆNH VÀ TỶ SUẤT GIỚI TÍNH CỦA NHÂN CÁCH GIÁP RANH?  2% trên toàn bộ dân số  thường xảy ra hơn ở các phụ nữ. 2/ CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHÍNH CỦA NHÂN CÁCH GIÁP RANH?  cố gắng hết mức để tránh bị ruồng bỏ. “Nếu tôi không làm những điều mà những kẻ khác muốn, họ sẽ bỏ rơi tôi hay tấn công tôi”.[/i]  những cách quan hệ giữa người với người không ổn định : lý tưởng hóa (idéalisation)/ sự giảm giá (dévalorisation). “Chẳng ai có thể thương tôi và muốn gần tôi nếu họ thật sự biết tôi”. “Tôi là một gánh nặng cho những kẻ khác”.  bất ổn định về tình cảm (instabilité affective). “Tôi phải kềm chế các cảm xúc, nếu không cái gì đó khủng khiếp sẽ xảy ra”. “Nỗi đau đớn mà tôi cảm thấy là không chịu đựng nỗi.”  rối loạn bản sắc (perturbation de l’identité). “Chẳng ai hiểu tôi”  tính xung động (nghiện ma túy, chứng ăn vô độ, tiêu xài, dục tính). “Tôi không thể tự kiềm chế cũng chẳng có thể tạo cho mình một kỹ luật”.  rối loạn hành vi : tự cắt xẻo (automutilations), toan tính tự tử.  cảm giác trống rỗng mãn tính (sentiment chronique de vide)/cảm giác đã trải qua (sentiment de vécu). “Chẳng bao giờ có ai để lấp đầy các nhu cầu của tôi, để chăm sóc tôi.” “Tôi sẽ luôn luôn cô độc”. 3/ NHỮNG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHÍNH?  đợt trầm cảm  Rối loạn hoang tưởng : ý nghĩ hoang tưởng thường trực và có tổ chức .  Nhân cách chống xã hội, hoang tưởng đoán nhận (paranoiaque), phân lập điển hình (schizotypique), sân khấu (histrionique), quá tự mê (narcissique). 4/ NHỮNG PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ CHÍNH CỦA CÁC RỐI LOẠN NHÂN CÁCH GIÁP RANH?  tâm lý trị liệu cá nhân, định hướng phân tích hay hỗ trợ.  trị liệu hành vi (thérapie comportementale) có thể hữu ích để khống chế tính xung động và các cơn giận dữ.  Kê toa điều trị bằng thuốc : thuốc chống trầm cảm, thuốc điều hòa tính khí (thymorégulateurs), liều lượng thấp thuốc an thần kinh loại halopéridol nhằm an thần.  Nhập viện nói chung ngắn ngày. E/ CÁC NHÂN CÁCH PHÂN LẬP VÀ PHÂN LẬP ĐIỂN HÌNH (PERSONNALITES SCHIZOIDE ET SCHIZOTYPIQUE) 1/ TỶ LỆ MẮC BỆNH VÀ TỶ SUẤT GIỚI TÍNH CỦA NHÂN CÁCH PHÂN LẬP (SCHIZOIDE) VÀ PHÂN LẬP ĐIỂN HÌNH (SCHIZOTYPIQUE).  2% trên toàn bộ dân số.  thường xảy ra hơn ở nam giới. 2/ CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHÍNH CỦA NHÂN CÁCH PHÂN LẬP (PERSONALITE SHIZOIDE) ?  sự cô lập về tình cảm và xã hội (isolement affectif et social). Gần như luôn luôn thích những hoạt động cô độc : “Tôi cần khoảng không gian của tôi”. Những người phân lập là những người cô độc và hướng ngã (introverti). “Tôi là một người không thích ứng với xã hội”.  không tìm kiếm cũng không đánh giá những quan hệ gần gũi, kể cả những quan hệ trong gia đình. “Những giao thiệp là cội nguồn của các vấn đề”.  không có bạn thân hay những người tâm sự ngoài cha mẹ. “Không có những kẻ khác, cuộc sống đơn giản hơn”.  tính đa dạng về mặt tình cảm bị giới hạn.  lạnh lùng, dửng dưng hay tính dễ xúc động bị nhụt đi.  sự nghèo nàn về tính xúc cảm tương phản với sự phong phú của đời sống tưởng tượng nội tâm.  hững hờ trước những lời khen cũng như chỉ trích.  hững hờ rõ rệt với các quy phạm và với các quy ước xã hội.  nhân cách phân lập (personnalité schizoide), trái với nhân cách phân lập điển hình (personnalité schizotypique) (được xem là một dạng lâm sàng của tâm thần phân liệt), dường như không có liên quan với bệnh tâm thần phân liệt. Nhân cách phân lập không có, như trường hợp nhân cách phân lập điển hình, các rối loạn về các nội dung tư duy, đặc biệt là những niềm tin không bình thường hoặc những hành vi lạ kỳ. Khác với nhân cách phân lập điển hình, mối liên hệ với thế giới hiện thực vẫn được gìn giữ. Mặc dầu tính ưa ẩn dật và kỳ cục, nhưng nét nhân cách phân lập khá ổn định trong thời gian và hiếm khi tiến triển thành tâm thần phân liệt. 3/ CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHÍNH CỦA NHÂN CÁCH PHÂN LẬP ĐIỂN HÌNH (PERSONALITE SCHIZOTYPIQUE)?  đối với nhiều tác giả, nhân cách phân lập điển hình (personnalité schizotypique) là một thể nhẹ của bệnh tâm thần phân liệt.Thường tiến triển thành tâm thần phân liệt thật sự.Theo các nghiên cứu, 20 đến 70 % những người có nhân cách phân lập điển hình sẽ phát triển một tấm thân phân liệt thật sự.  thêm vào sự xa lánh xã hội (retrait social) và sự nhụt tình cảm (émoussement affectif) là những nét kỳ cục và hành vi kỳ quặc (excentrique).  những niềm tin kỳ lạ (croyances bizarres) hay tư duy ma thuật (pensée magique) : sự mê tín, thần giao cách cảm (télépathie): tin chắc có thể đọc được tư tưởng của người khác hoặc cảm nhận từ xa các biến cố. “Tôi cảm thấy như một người ngoài hành tinh trong một môi trường đáng sợ”. “Đôi khi những tri giác của riêng tôi là một chỉ dẫn về điều sẽ xảy đến”.  tư duy hoặc ngôn ngữ kỳ cục (pensées et langage bizarres).  ý nghĩ đa nghi, bị truy hại (idéations méfiantes, persécutrices), những ý tưởng quy chiếu (idées de références), không hoang tưởng. “Vì thế giới là nguy hiểm, bạn phải lưu ý về bạn một cách thường trực.”  sự lo âu quá mức trong tình huống xã hội ; không có bạn thân hay những người tâm sự.  Không đầy đủ hoặc nghèo tình cảm (inadéquation ou pauvreté des affects). 4/ NHỮNG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHÍNH ĐỐI VỚI 2 RỐI LOẠN NHÂN CÁCH NÀY?  Bệnh tâm thần phân liệt [...]... NHỮNG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHÍNH  rối loạn phân ly (trouble dissociatif)  nhân cách quá tự mê (narcissique), giáp ranh (borderline) 5/ NHỮNG PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ CHÍNH CỦA RỐI LOẠN NHÂN CÁCH SÂN KHẤU?  tâm lý trị liệu cá nhân, định hướng phân tích hay hỗ trợ G/ NHÂN CÁCH ÁM ẢNH (PERSONNALITE OBSESSIONNELLE=ANANKASTIQUE) 1/ TỶ LỆ MẮC BỆNH VÀ TỶ SUẤT GIỚI TÍNH CỦA NHÂN CÁCH ÁM ẢNH?  2% dân số  thường... Rối loạn hoang tưởng (trouble délirant) : ý nghĩ hoang tưởng thường trực và có tổ chức  Các nhân cách hoang tưởng đoán nhận hay giới hạn 5/ NHỮNG PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ CHÍNH CỦA HAI RỐI LOẠN NHÂN CÁCH NÀY?  Nguyên tắc của điều trị bệnh tâm thần phân liệt : liều lượng thấp thuốc an thần kinh (Haldol 2mg/ ngày)  Tâm lý liệu pháp hỗ trợ (psychothérapie de soutien), hướng về những... trông vào tôi để kiểm tra rằng mọi việc đã được thực hiện” “Những người khác phải làm theo cách của tôi”  hà tiện tiền bạc cho chính mình 3/ NHỮNG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHÍNH Rối loạn ám ảnh cưỡng bức (trouble obsessionnel compulsif) 4/ NHỮNG PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ CHÍNH CỦA RỐI LOẠN NHÂN CÁCH ÁM ẢNH  tâm lý trị liệu cá nhân, định hướng phân tích hay hỗ trợ  Liệu pháp hành vi (thérapie comportementale) ... những khó khăn quan hệ  Xã hội liệu pháp (sociothérapie) F/ NHÂN CÁCH SÂN KHẤU (PERSONNALITE HISTRIONIQUE) 1/ TỶ LỆ MẮC BỆNH VÀ TỶ SUẤT GIỚI TÍNH CỦA NHÂN CÁCH SÂN KHẤU?  2% đến 3% trên toàn bộ dân số  xảy ra ở đàn bà thường hơn nhiều so với đàn ông  có thể đánh giá thấp chẩn đoán nơi đàn ông 2/ CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHÍNH CỦA NHÂN CÁCH SÂN KHẤU?  tính sân khấu (histrionisme = théatralisme) :... tục), các rối loạn tính nết (troubles caractériels) (bực tức, đồng bóng), tính khí bấp bênh và thay đổi (thường có những cơn khóc lóc và giận dữ)  thường xuyên phụ thuộc tình cảm (dépendance affective) ; thường là thụ động, không thành thục (immature), trẻ con (infantile) “Một mình, tôi không đủ khả năng tổ chức đời sống của tôi” “Tôi phải quyến rũ để người ta giúp tôi và thương tôi”  rối loạn tình... (PERSONNALITE OBSESSIONNELLE=ANANKASTIQUE) 1/ TỶ LỆ MẮC BỆNH VÀ TỶ SUẤT GIỚI TÍNH CỦA NHÂN CÁCH ÁM ẢNH?  2% dân số  thường xảy ra nơi các phụ nữ 2/ CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHÍNH CỦA NHÂN CÁCH ÁM ẢNH?  Nét căn bản của nhân cách ám ảnh là sự bá quyền của tư duy.Ý muốn kiểm tra và làm chủ được tìm thấy trong tính hoàn hảo, trong sự dè dặt không muốn giao phó công việc  tính hoàn hảo (perfectionnisme) . RỐI LOẠN NHÂN CÁCH (TROUBLE DE LA PERSONNALITE) A/ NHÂN CÁCH HOANG TƯỞNG ĐOÁN NHẬN. (PERSONNALITE PARANOIAQUE) 1/ TỶ LỆ MẮC BỆNH VÀ TỶ SUẤT GIỚI TÍNH CỦA NHÂN CÁCH HOANG. các ảo giác (hallucinations) và các rối loạn dòng tư tưởng.  Nhân cách chống xã hội (personalité antisociale), nhân cách giáp ranh (borderline), nhân cách phân lập (schizoid personality) ĐIỀU TRỊ CHÍNH CỦA CÁC RỐI LOẠN NHÂN CÁCH NHÂN CÁCH QUÁ TỰ MÊ?  tâm lý trị liệu cá nhân, định hướng phân tích hay hỗ trợ. D/ NHÂN CÁCH GIÁP RANH (PERSONNALITE BORDERLINE = LIMITE) 1/ TỶ

Ngày đăng: 26/07/2014, 17:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan