Giáo án chương trình mới: Lớp Chồi SỰ BIẾN HÓA CỦA NƯỚC potx

4 719 3
Giáo án chương trình mới: Lớp Chồi SỰ BIẾN HÓA CỦA NƯỚC potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai SỰ BIẾN HÓA CỦA NƯỚC I. MỤC ĐÍCH: • Hình thành sự hứng thú, óc ham tìm tòi, khám phá ở trẻ. • Phát triển các giác quan, khả năng phán đoán, suy luận ở trẻ, hình thành yếu tố của tư duy logic. • Phát triển kỹ năng sống cho trẻ. • Trẻ biết nước có nhiều dạng khác nhau: lỏng, rắn… II. CHUẨN BỊ: o Nước đá, muối hột, màu thực phẩm. o Một số đồ dùng trong gia đình: thau inok, thau nhựa, chén, muỗng… III.CÁCH CHƠI: CHƠI “ Con Rùa” BƯỚC 1: Nước biến đi đâu? Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Bạn Mai xuất hiện ( Rối tay) đến thăm lớp. Mai trò chuyện với các bạn về món quà sinh nhật của mình mà hôm qua Mẹ tặng Mai. Tình huống Mai mời các bạn uống nước và Mai làm đổ nước, hỏi các bạn cách giải quyết. Nước đổ hết rồi, hốt lại được không? Tại sao? Vậy bây giờ mình phải làm sao?( lau…) Mình có cầm, nắm nước được không? Tại sao? Muốn cầm được thì nước phải ở dạng gì? Làm cách nào để nước đong lại được? BƯỚC 2: Sự biến hóa của nước. Trẻ làm thí nghiệm: “Nước có đông đặc không?” Trẻ cho một ít nước vào bao nylon, cho vài giọt màu thực phẩm vào, dùng dây thun cột chặt. Mỗi trẻ có hai bao nước hỗn hợp. Cho 1 bao vào thau có chứa đá bi. Sau đó, cho 1 bao hỗn hợp vào thau có chứa đá bi, muối hột. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Ngâm trong vài phút Trẻ phán đoán kết quả. Trẻ quan sát kết quả thu được: Nước đông lại thành đá ở thau có đá bi và muối hột. Còn ở thau chỉ có đá bi thì nước màu không đông thành đá. Hỏi Trẻ tại sao chỉ có một bao nước thì đông đạc còn ao nước kia vẫn ở dạng lỏng? Tại sao nước ở dạng lỏng mà đong lại được thành đá? BƯỚC 3: Trong quá trình trẻ làm, trẻ đánh dấu kết quả mà trẻ phán đoán vào giấy. Sau khi đã có kết quả thí nghiệm, trẻ đánh dấu lại một lần xem kết quả của mình phán đóan lúc ban đầu với kết quả thu được có trùng khớp nhau không. IV. PHÂN TÍCH: Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai -Đây là thí nghiệm giúp phát triển tư duy suy luận logic ở trẻ. Vì ở bước 2, trẻ phải dựa trên kinh nghiệm cuả mình trẻ trả lời là phải bỏ nước vào tủ lạnh thì nó mới đông lại được…và khi làm thí nghiệm trẻ phán đóan kết quả là nước có đông lại trong thau có chứa đá bi, hay thau có chứa đá bi và muối hột. Cuối cùng trẻ đã rút ra được kết luận :hiểu được mối quan hệ cuả muối hột khi cho vào nước đá là làm tăng độ lạnh của nước đá giống như trong tủ lạnh, làm cho nước trong bao đông lại. Còn nếu không có muối hột thêm vào thì bao chứa hỗn hợp nước màu trên không đông lại mà chỉ ở dạng lỏng như lúc ban đầu. -Phát triển kỹ năng sống ở chỗ trẻ biết đong nước vào bao nylon, cột miệng bao… V. ĐỀ XUẤT HƯỚNG CHƠI: Chơi theo nhóm, chơi cá nhân. Chơi ở họat động góc, họat động chung. . mai SỰ BIẾN HÓA CỦA NƯỚC I. MỤC ĐÍCH: • Hình thành sự hứng thú, óc ham tìm tòi, khám phá ở trẻ. • Phát triển các giác quan, khả năng phán đoán, suy luận ở trẻ, hình thành yếu tố của tư. Mình có cầm, nắm nước được không? Tại sao? Muốn cầm được thì nước phải ở dạng gì? Làm cách nào để nước đong lại được? BƯỚC 2: Sự biến hóa của nước. Trẻ làm thí nghiệm: Nước có đông đặc. một bao nước thì đông đạc còn ao nước kia vẫn ở dạng lỏng? Tại sao nước ở dạng lỏng mà đong lại được thành đá? BƯỚC 3: Trong quá trình trẻ làm, trẻ đánh dấu kết quả mà trẻ phán đoán vào

Ngày đăng: 26/07/2014, 14:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan