Khảo biện văn thư ngoại giao của Trần Nhân Tông ppsx

6 471 2
Khảo biện văn thư ngoại giao của Trần Nhân Tông ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khảo biện văn thư ngoại giao của Trần Nhân Tông Văn thư ngoại giao thời Trần hiện còn, bao gồm các bức thư, các bản tấu, biểu, tiên, trạng của các vua Trần gửi nhà Tống và nhà Nguyên (chủ yếu là nhà Nguyên, chỉ có 1 văn thư gửi nhà Tống), hiện chép rải rác 4 nguồn tài liệu, bao gồm: 1. An Nam chí lược (ANCL) (1) , 2. Nguyên sử (NS) (2) , 3. Thiên Nam hành ký (TNHK) (3) , 4. Trần Cương Trung thi tập. (TCTTT) (4) . Trong ANCL, tính cả các văn thư ở phần Biểu chương và Tiền đại thư biểu (Thư, biểu của các đời trước), có 7 văn thư. Trong NS, ngoài 5 đoạn trích quá ngắn cùng 1 đoạn trích thuộc văn thư năm Chí Nguyên thứ 15 đã có trong ANCL, tất cả có 8 văn thư (đoạn trích). TNHK có 6 văn thư. TCTTT có 5 văn thư (3 văn thư gửi Hốt Tất Liệt được gộp chung thànhAn Nam tiến Vạn thọ tụng tịnh biểu tấu). Qua 4 nguồn tư liệu trên ta có 26 văn thư ngoại giao thời Trần (trong đó có văn thư chỉ là những đoạn trích). Trong tổng số 26 văn thư đã đề cập có văn thư ghi rõ tên tác giả (hay đúng hơn là vị vua đại diện cho vương triều Đại Việt gửi các vua nhà Nguyên), song có văn thư chỉ ghi một cách chung chung, như “An Nam Trần” (họ Trần nước An Nam), có văn thư lại hoàn toàn chỉ ghi ngày tháng, không có tên tác giả, thậm chí có văn thư chỉ là các đoạn trích, không ghi tác giả, niên đại. Vậy phải làm thế nào để tìm ra các văn thư ngoại giao của Trần Nhân Tông trong số 26 văn thư đó? Lê Mạnh Thát trong sáchToàn tập Trần Nhân Tông (5) đưa ra 22 văn thư của Trần Thánh Tông, gồm các văn thư sau đây: 1 Lá thư tháng Mười một nhuận năm Chí Nguyên thứ 15 (1278) 2a Tờ biểu tháng Mười hai năm Chí Nguyên thứ 15 (1278) 2b Tờ biểu năm Chí Nguyên thứ 15 (1278) 4 Lá thư tháng Ba năm Chí Nguyên thứ 21 (1284), gửi cho Kinh Hồ Chiêm Thành hành tỉnh 5 Lá thư tháng Mười năm Chí Nguyên thứ 21 (1284), gửi cho Thoát Hoan 6 Thư tháng Mười năm Chí Nguyên thứ 21 (1284), gửi cho Thoát Hoan 7 Lá thư tháng Ba năm Chí Nguyên 23 (1286) 8 Tờ biểu năm Chí Nguyên thứ 25 (1288) 9 Tờ biểu tháng Tư năm Chí Nguyên thứ 26 (1289) (6) 10 Tờ trạng tháng Ba năm Chí Nguyên 26 (1289) 11 Thư tháng Ba năm Chí Nguyên 26 (1289) 12 Thư tháng Ba năm Chí Nguyên 26 (1289) 13 Tờ biểu năm Chí Nguyên thứ 29 (1292) 14 Thư ngày 13 tháng Giêng năm Chí Nguyên thứ 30 (1293) 15 Thư ngày 21 tháng Hai năm Chí Nguyên thứ 30 (1293) 16 Thư ngày 25 tháng Hai năm Chí Nguyên thứ 30 (1293) 17 Thư ngày 1 tháng Ba năm Chí Nguyên thứ 30 (1293) 18 Nguyên nước An Nam dâng bài ca Vạn thọ cùng biểu và tấu [năm Chí Nguyên thứ 30 (1293)] 19 Tờ biểu ngày Tư tháng Ba năm Chí Nguyên thứ 30 (1293) 20 Tờ tâu ngày Tư tháng 3 năm Chí Nguyên thứ 30 (1293) 21 Tờ biểu năm Nguyên Trinh thứ nhất (1295) 22 Tờ biểu xin Đại Tạng kinh [năm Nguyên Trinh thứ nhất (1295)] Về niên đại 22 văn thư trong Toàn tập Trần Nhân Tông, văn thư đầu tiên viết vào năm Chí Nguyên thứ 15 (1278), lá thư thứ 21 (từ đây số thứ tự các văn thư giữ nguyên như trong Toàn tập Trần Nhân Tông) là năm Nguyên Trinh thứ nhất (1295). Văn thư cuối cùng không có tác giả, niên hiệu. Về nội dung, đây là tờ biểu của vua Trần gửi nhà Nguyên để xin bộ kinh Đại tạng. Theo Đại Việt sử kí toàn thư (ĐVSKTT), năm Hưng Long thứ 3 (1295), tức năm Nguyên Trinh thứ nhất nhà Nguyên, “Mùa xuân tháng Hai, ngày mồng 1, sứ Nguyên là Tiêu Thái Đăng sang, vua sai Nội viên lang Trần Khắc Dụng và Phạm Thảo cùng đi với, thu được bộ kinh Đại tạng đem về, để ở phủ Thiên Trường, in bản để lưu hành”. Trong văn thư này cũng có ghi: “Thần ở cõi viêm bang hoang vu, sớm đã quy y Phật pháp, chuộng kinh lá bối truyền tự Trung Hoa. Thời Đường - Tống trước đây, chở kinh sang bằng đàn ngựa trắng. Ngày đại binh kéo đến, lửa thiêu hóa đống tro tàn”. “Ngày đại binh kéo đến” chỉ việc quân Nguyên sang xâm lược nước ta, kết hợp với ghi chép trong ĐVSKTT đây có lẽ chỉ đợt xâm lược lần thứ ba vào năm 1288. Từ những thông tin trên cho phép đoán định đây chính là văn thư của vua Trần gửi vua Thành Tông nhà Nguyên vào năm Nguyên Trinh thứ nhất (1295), cùng năm, cùng một tác giả với tờ biểu mừng Thành Tông mới lên ngôi. Như vậy văn thư này cũng viết năm 1295. Từ năm 1278 đến năm 1293 là thời gian vua Trần Nhân Tông đang tại vị. Như vậy, rõ ràng tác giả Toàn tập Trần Nhân Tông đã coi đây là một tiêu chí quan trọng để xác định tác giả của 22 văn thư nói trên. Cách xác định như vậy có đúng không? Để làm sáng tỏ vấn đề này, trước hết ta hãy thử xem tên tác giả ghi trong 22 văn đó. Các văn thư thứ 7, 8, 9, 10, 11, 12 đều ghi rõ tác giả là Trần Nhật Huyên. Chẳng hạn văn thư thứ 8 (Tờ biểu năm Chí Nguyên 25 - 1288) có câu: “Vi thần, thế tử nước An Nam Trần Nhật Huyên dâng lời lên Hoàng đế bệ hạ”. Văn thư thứ 9 (Tờ biểu tháng Tư năm Chí Nguyên thứ 25 - 1288) ghi rõ: “Thế tử nước An Nam là vi thần Trần Nhật Huyên dâng lên Hoàng đế bệ hạ”, v.v… Trong khi đó các văn thư 19, 20 lại ghi tác giả là Trần Nhật Tôn (cả thảy 17 lần xưng là Nhật Tôn). Chẳng hạn văn thư thứ 20 - Tờ tâu ngày 4 tháng 3 năm Chí Nguyên thứ 30 (1293) - ghi: “Bề tôi nước An Nam là Trần Nhật Tôn kính cẩn… dâng lời”). Rõ ràng danh nghĩa tác giả của các văn thư này đã khác nhau, không phải một người. Vậy trong quan hệ ngoại giao với nhà Nguyên, phải chăng Trần Nhân Tông đã đồng thời dùng hai tên khác nhau? Hay nói cách khác, “Nhật Huyên và Nhật Tôn chính là những tên gọi khác nhau của vua Trần Nhân Tông” như tác giả Toàn tập Trần Nhân Tông đã khẳng định. Để làm sáng tỏ vấn đề, ta hãy khảo cứu xem Trần Nhật Huyên và Trần Nhật Tôn có phải là tên gọi của Trần Nhân Tông hay không. Về tên của các vua nhà Trần, ĐVSKTT ghi rõ: Trần Thái Tông tên là Cảnh, Thánh Tông tên là Hoảng, Nhân Tông tên là Khâm, Anh Tông tên là Thuyên… (Trong các tên đều có bộ “hỏa” hoặc bộ “nhật”). Như vậy, theo chính sử nước ta, các vua Trần không ai có tên là Trần Nhật Huyên hay Trần Nhật Tôn. Rõ ràng trong quan hệ ngoại giao với nhà Nguyên, các vua nhà Trần đã không dùng tên thật của mình. Khảo sát NS, đầu phần An Nam truyện ghi: “Tháng Hai năm Mậu ngọ, niên hiệu Nguyên Hiến Tông thứ 8 (1258), Nhật Cảnh truyền quốc cho con trưởng là Quang Bính, đổi niên hiệu là Thiệu Long” (Bát niên Mậu ngọ nhị nguyệt, Nhật Cảnh truyền quốc vu trưởng tử Quang Bính, cải nguyên Thiệu Long). Nhật Cảnh tức Trần Thái Tông, Thiệu Long (1258-1272) là niên hiệu của Trần Thánh Tông. Vậy phải chăng Quang Bính là Thánh Tông? Thực ra ở điểm này NS có sự nhầm lẫn. Sở dĩ ta có thể biết chắc chắn như vậy vì ngay trong phần An Nam truyện, ở đoạn khác ghi rõ: “Năm Chí Nguyên thứ 14 (1277), Quang Bính chết, người trong nước lập Thế tử Nhật Huyên lên thay” ([Chí Nguyên] thập tứ niên, Quang Bính tốt, quốc nhân lập kỳ thế tử Nhật Huyên). Năm 1277 là năm Thái Tông mất. Vậy Quang Bính chính là Trần Thái Tông. Một đoạn khác trong NS lại ghi: “Năm Chí Nguyên thứ 27 (1290), Nhật Huyên chết, con là Nhật Tôn sai sứ tới cống” ([Chí Nguyên] nhị thập thất niên, Nhật Huyên tốt, tử Nhật Tôn khiển sứ lai cống). Trần Thánh Tông mất năm 1290. Vậy Nhật Huyên chính là Thánh Tông. Từ các thông tin trên đây, ta có được kết quả sau: Quang Bính sinh ra Nhật Huyên, Nhật Huyên sinh ra Nhật Tôn. Trong văn thư thứ 20, tác giả Nhật Tôn cho biết “ông nội của thần là Quang Bính…”. Từ đó suy ra Nhật Tôn chính là Trần Nhân Tông. Do vậy, khẳng định “Quang Bính chính là vua Trần Thánh Tông” như tác giảToàn tập Trần Nhân Tông là không chuẩn xác. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng NS là một bộ sử có nhiều thông tin sai lầm. Đối với các văn thư ngoại giao thời Trần, muốn xác định tác giả của chúng, ngoài việc dựa vào các bộ sử, cần khảo sát thêm trên chính các văn thư đó. Trong tờ biểu năm Chí Nguyên thứ 15 (1278), tác giả ghi rõ: “Suốt cuộc đời, cha thần được nhận ân đức cao dày. Năm Chí Nguyên thứ 14 (1277), cha thần chẳng may qua đời”. Năm 1277, Trần Thái Tông mất. Từ đó có thể biết tác giả văn thư này là Trần Thánh Tông. Do Trần Thái Tông mới mất nên trong các văn thư viết vào các năm Chí Nguyên thứ 15 (1278), 20 (1284)… tác giả nhiều lần dùng từ “cô thần”, “cô tử”… Trong lá thư viết tháng Mười một năm Chí Nguyên 20 (1284) gửi Bình chương chính sự A Lí Hải Nha, tác giả viết: “Còn về lời dạy bảo kẻ côi cút này tự mình đến nơi cửa khuyết để vâng lời giáo huấn, như lúc cha già còn sống thiên triều đã xót thương mà cho được ngoài quy định. Nay cha già đã mất, kẻ côi cút này đang chịu tang, nhiễm bệnh đến nay con chưa hồi phục”. Các chi tiết đã nêu đều chứng tỏ tác giả các văn thư trên là Trần Thánh Tông. Trong tờ biểu viết tháng Tư năm Chí Nguyên thứ 26 (1289), tác giả Trần Nhật Huyên viết: “Trước đây quốc thúc là Di Áitrốn mất ở biên giới khiến thần bị vu là tự ý giết hại. Tiếp đến, đứa em giữa là Ích Tắc tự đến đại quân để xin hàng…”. Trần Di Ái là con thứ tư của Trần Thừa, em ruột Trần Thái Tông. Nhật Huyên gọi Trần Di Ái là chú. Từ đó suy ra Nhật Huyên chính là Trần Thánh Tông. Trần Thái Tông sinh ra Trần Hoảng (Trần Thánh Tông), Trần Quang Khải, Trần Nhật Vĩnh, Trần Ích Tắc, Trần Nhật Duật. Chính vì vậy Thánh Tông mới gọi “Ả Trần” là “em giữa”. Khảo sát nội dung các văn thư cho thấy kết luận “Nhật Huyên và Nhật Tôn chính là những tên gọi khác nhau của vua Trần Nhân Tông” như tác giả Toàn tập Trần Nhân Tôngđã đưa ra là không chuẩn xác. . các văn thư ngoại giao của Trần Nhân Tông trong số 26 văn thư đó? Lê Mạnh Thát trong sáchToàn tập Trần Nhân Tông (5) đưa ra 22 văn thư của Trần Thánh Tông, gồm các văn thư sau đây: 1 Lá thư. Khảo biện văn thư ngoại giao của Trần Nhân Tông Văn thư ngoại giao thời Trần hiện còn, bao gồm các bức thư, các bản tấu, biểu, tiên, trạng của các vua Trần gửi nhà. nhau của vua Trần Nhân Tông như tác giả Toàn tập Trần Nhân Tông đã khẳng định. Để làm sáng tỏ vấn đề, ta hãy khảo cứu xem Trần Nhật Huyên và Trần Nhật Tôn có phải là tên gọi của Trần Nhân Tông

Ngày đăng: 26/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan