ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ, VIỄN THỊ, LOẠN THỊ PHẦN I: PHẪU THUẬT HAY KHÔNG PHẪU THUẬT? pps

12 558 2
ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ, VIỄN THỊ, LOẠN THỊ PHẦN I: PHẪU THUẬT HAY KHÔNG PHẪU THUẬT? pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ, VIỄN THỊ, LOẠN THỊ PHẦN I: PHẪU THUẬT HAY KHÔNG PHẪU THUẬT? Vào khoảng từ 10 đến 15 năm nay, với những cuộc cách mạng về tin học thì cũng có những cuộc bùng nổ về phẫu thuật khúc xạ đã giúp ích cho hàng triệu người trên thế giới thoát khỏi tật khúc xạ. Sự gia tăng này được xem là một niềm phấn kích cho các nhà sáng tạo ra cũng như các chuyên khoa nhãn khoa. Các bác sĩ nhãn khoa ngày càng học hỏi nhiều về phẫu thuật khúc xạ và điều chính cần phải biết khuynh hướng của quần chúng ưa thích phẫu thuật ra sao và sự chọn lọc phẫu thuật nào thích hợp trong số hàng ngàn người bệnh với các độ khúc xạ rất khác biệt nhau. Có khoảng 12 hình thái kết hợp khác nhau của các tật khúc xạ, trong số đó cận thị chiếm khoảng 25% số người lớn trên toàn thế giới như bảng 1 cho biết tình trạng khúc xạ trên toàn nước Mỹ. Đã có rất nhiều nghiên cứu cho biết tỷ lệ cận thị tăng cao ở giới trí thức, ngoài ra tỷ lệ này lại cao hơn các nước châu Á như Đài Loan và Hồng Kông. Ở TPHCM trong một nghiên cứu mới đây của Hội Nhãn khoa TP cho thấy tỷ lệ này rất cao ở các trường đại học, các trường chuyên cấp III, và ở trên thế giới thì tỷ lệ cận thị mới đây cũng cao hơn so với trước kia như ở Mỹ và châu Á. Người ta nghĩ rằng tần suất cận thị tăng cao 1 phần là do yếu tố môi trường như làm việc gần mắt nhiều và việc đeo kính. Hướng dẫn về phẫu thuật khúc xạ Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật và mỗi loại phẫu thuật lại thích hợp với 1 loại độ khúc xạ nào đó, mỗi phương pháp đều có những ưu khuyết điểm riêng tùy theo độ khúc xạ và cũng tùy thuộc vào người bệnh. Ở Việt Nam hiện nay có 3 phương pháp phẫu thuật  Phẫu thuật rạch giác mạc bằng dao kim cương đã có từ 1990  Phương pháp mổ bằng Laser (mới có) với 2 kỹ thuật: o PRK o LASIK Với 3 kỹ thuật mổ trên thì LASIK có ưu thế hơn nhiều, tuy nhiên không phải bất cứ người bị cận thị nào cũng có thể mổ được bằng LASIK, có khi cần phải mổ bằng PRK hay rạch giác mạc bằng dao kim cương. Ngoài ra cũng tùy thuộc vào giá cả của mỗi phương pháp có phù hợp với túi tiền của người bệnh hay không. Thí dụ 1 người bệnh cận thị 3 - 4 độ có thể mổ được cả 3 phương pháp nói trên. Việc chọn phương pháp nào lại tùy thuộc vào người bệnh, căn cứ trên một số các yếu tố như động cơ đi mổ: vì công việc, vì thẩm mỹ, vì nghề nghiệp với kết cục của phẫu thuật và tiền căn của người bệnh v.v Quyết định này có liên quan đến việc suy tính lợi hại, những cái được và những nguy cơ có thể xảy ra của từng trường hợp người bệnh và khả năng tài chính của họ. Thí dụ với người trẻ độ cận 6 độ thì mổ LASIK là tốt nhất. Nhưng với người chơi thể thao hoạt động nhiều như đánh quần vợt hay quyền anh thì mổ PRK hơn là LASIK vì LASIK có thể bị lệch vạt khi bị đụng chạm mặc dù là rất hiếm. Vì vậy khi quyết định mổ phương pháp nào cần phải thảo luận rất kỹ với phẫu thuật viên để hiểu rõ từng phương pháp sao cho phù hợp với mình. Điều trị không phải mổ: Dùng kính Người ta chưa biết rõ người phát minh ra kính đầu tiên là ai. Nhưng kính để cho đeo thuộc nhiều dạng khác nhau được mô tả khoảng 700 năm nay. Đeo kính vẫn là một phương pháp an toàn và có thị lực rõ nhất. Khoảng 18% bệnh nhân đeo kính tiếp xúc. Từ 20 năm qua với loại kính tiếp xúc mềm ngày một phổ biến hơn. Tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân không thích hợp với kính tiếp xúc do dị ứng nhất là ở nước ta có bụi bặm nhiều, kính tiếp xúc cũng gây một số biến chứng nguy hiểm nhất là loét giác mạc. Chính vì lý do đó mà một số bệnh nhân không dùng được kính tiếp xúc đã muốn được mổ. Trong thời gian vừa qua có một số các thí nghiệm được nghiên cứu để làm chậm phát triển độ cận như luyện tập mắt, chỉnh hình giác mạc (làm bẹt giác mạc bằng cách đeo kính tiếp xúc cũng có chiều cong thay đổi dần) và các phương pháp này chỉ có hiệu quả tạm thời mà không điều chỉnh hay giảm được vĩnh viễn độ cận, nhất là độ cận nặng. Các phương pháp dùng dược chất như nhỏ thuốc co đồng tử hay ngăn chặn thụ thể Beta đã được thử nghiệm nhưng không có kết quả. Việc nhỏ atropin ở trẻ em cho 1 kết quả giới hạn để làm giảm độ cận tăng nhưng lại có nhiều hiệu quả phụ như là nở đồng tử, liệt mi thể và chói mắt. Kính gọng và kính tiếp xúc hiện nay vẫn là phương pháp điều trị tật khúc xạ phổ biến nhất. Nhưng người bệnh bị tật khúc xạ có thêm bệnh về mắt, bệnh toàn thân, có độ khúc xạ không ổn định và không có đòi hỏi gì về nghề nghiệp thì việc đeo kính vẫn là cách lựa chọn tốt nhất còn phẫu thuật khúc xạ thích hợp cho các người trẻ, có chỉ định rõ ràng, khi đeo kính gọng hay kính tiếp xúc gây phiền toái về công việc, nghề nghiệp hay thẩm mỹ v.v NGUYÊN TẰC  LASIK: o Dùng dao vi phẫu để cắt nắp giác mạc mỏng. o Lật nắp giác mạc. Dùng LASER để đốt nhu mô giác mạc làm phẳng giác mạc. o Nắp giác mạc úp trở lại chỗ cũ. o Mắt cận thị sau khi mổ LASIK.  PRK: o Giống như LASIK o Không làm nắp mà chiếu thẳng LASER vào mắt ( H. B ). PHẦN II: ĂN GÌ KHI CẬN THỊ ? Ăn nhiều đường làm bệnh cận thị nặng thêm . Người bị cận thị hạn chế ăn quá nhiều đường và đồ ngọt. Ăn nhiều đường ngọt là một yếu tố làm mắt cận thị. Khi cơ thể hấp thu quá nhiều đường sẽ khiến cho hàm lượng vitamin B1 giảm, lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới lượng vitamin cung cấp cho thần kinh thị giác, dẫn tới bệnh cận thị nặng thêm. Theo báo cáo của Hội đồng chống cận thị Nhật Bản, lượng đường nhiều còn ảnh hưởng tới lượng canxi trong cơ thể, làm tăng khả năng đàn hồi của nhãn cầu, đường kính nhãn cầu dễ tăng, mức độ cận thị vì vậy cũng tăng. Bác sĩ B. Lein, nhà nhãn khoa nổi tiếng người Mỹ, dựa trên nhiều số liệu về dinh dưỡng của người bệnh mà ông đã điều trị, khẳng định: bệnh cận thị phát triển không chỉ do mắt mệt mỏi bởi làm việc nhiều quá mà còn do ăn uống không đủ các chất cần thiết. Một chế độ ăn thừa đường, canxi, protein và thiếu crôm sẽ làm cho bệnh cận thị nặng thêm. Để phòng ngừa cận thị, chế độ ăn uống cần có đầy đủ các vitamin như: vitamin A (có nhiều trong gan cá, gan gia súc gia cầm, lòng đỏ trứng ) có tác dụng hạn chế mức tiến triển của cận thị; vitamin D (có trong dầu cá, bơ, lòng đỏ trứng, gan động vật ) giúp chuyển hoá tốt canxi, củng cố mao mạch hắc mạch mắt, làm dẻo vỏ nhãn cầu phòng ngừa cận thi; vitamin E (có nhiều trong mầm ngũ cốc và có trong đậu xanh, xà lách, ngô, trứng ) giúp tăng cường tổ chức hồ chun của củng mạc mắt và giác mạc. Ngoài ra, người ta cũng dùng vitamin E để hạn chế độ giãn yếu của vỏ nhãn cầu, điều trị cận thị. PHẦN III: TIỀM HIỂU VỀCẬN THỊ ? Cận thị là gì? Cận thị là mắt chỉ nhìn rõ vật ở gần, khi nhìn xa trên 5 mét thì mắt nhìn mờ, và không thấy rõ chữ trên bảng. Tại sao nhìn xa lại mờ? Vì mắt cận thị thường là mắt có kích thước lớn. Khi nhìn vật ở xa, ảnh của nó không hiện trên võng mạc của mắt mà lại nằm ở phía trước. Trong khi ở mắt người bình thường, ảnh hiện trên võng mạc thì nhìn rõ; Giống như khi xem phim ảnh không nằm trên màn ảnh mà lại nằm trước màn ảnh nên nhìn thấy mờ, hoặc khi chụp hình canh sai khoảng cách cho hình mờ. Làm sao nhìn cho rõ? Muốn nhìn xa cho rõ thì phải dùng kính phân kỳ, tức kính cận đặt trước mắt để đưa ảnh hiện trên võng mạc; giống như chụp hình mờ thì phải canh lại ống kính để ảnh hiện đúng trên phim. Tại sao lại sinh ra cận thị? Có 2 lý do chính:  Do di truyền: Nếu cha hoặc mẹ bị cận thị thì con cũng dễ bị cận. Loại này thường bị nặng trên 6 độ, có khi đến 20 độ, được gọi là cận thị bệnh. Tuy nhiên không phải bao giờ cũng vậy, cũng có khi cha mẹ không bị cận thị mà con bị cận thị nặng hoặc có khi con lại bình thường trong khi cha mẹ bị.  Do môi trường, hoạt động, cách sống: Khi học nhiều, làm việc nhiều gần mắt cũng dễ bị cận thị. Loại cận thị này thường nhẹ, được gọi là cận thị học đường, thường đến 6-7 độ thì ngưng, khi cơ thể hết phát triển vào khoảng 20 tuổi. Nếu có cả hai yếu tố trên, tức cha mẹ bị cận và lại học quá nhiều thì tỷ lệ cận cao hơn. Có cách nào tránh được cận thị? Vì là do di truyền và cách sống không thể ngăn được cận thị ở những người có học. Những nước phát triển, phải học nhiều và làm việc gần mắt nhiều nên tỷ lệ cận thị nhiều hơn so với những nước chậm phát triển. Về nghề nghiệp, những người trí thức cận thị nhiều hơn nông dân, ngư dân Có thuốc gì để chữa cận thị? Vì cận thị là do mắt lớn nên không có thuốc nào uống để cho mắt nhỏ lại, cũng như người cao quá khổ, không có thuốc nào uống để cho người thấp lại được. Tại sao trẻ con bị cận thị lại tăng độ? Vì cơ thể trẻ em còn phát triển, phải học hành nhiều nên mắt cũng phát triển theo và độ cận tăng. Ở người lớn cơ thể không phát triển nữa, nên mắt không lớn nữa và độ cận được ổn định không tăng. Đeo kính thường xuyên có làm tăng độ không? Thực ra việc đeo kính không có ảnh hưởng gì đến sự tăng độ. Đeo kính là để nhìn xa cho rõ. Khi đã bị cận thị rồi thì có đeo kính hay không đeo, độ vẫn tăng. Trẻ con đi học phải cho đeo kính để có thể nhìn thấy rõ mọi vật và chữ trên bảng. Khi ra ngoài đường cũng cần đeo kính để có thể nhìn thấy rõ vật ở xa và tránh bụi bậm. Chúng ta hãy tưởng tượng, làm sao cuộc đời thấy "tươi đẹp" được khi mọi vật đều mờ nhòe. Khi nào gần không cần kính mà vẫn thấy rõ hoặc khi ở nhà không cần làm gì bằng mắt thì không cần đeo như khi nghỉ ngơi, nghe nhạc, ngồi nói chuyện để mắt được thư giãn. Kính gọng và kính tiếp xúc, nên đeo kính loại nào? Đối với trẻ em còn đi học nên đeo kính có gọng vì đỡ phiền phức, thao tác dễ. Đối với người lớn, điều này tùy thuộc ý thích cá nhân, nghề nghiệp và cơ thể của từng người. Có người không thích đeo kính gọng vì không muốn cho người khác biết mình bị cận thị, hoặc có mặc cảm, hoặc vì vấn đề thẩm mỹ, hoặc do nghề nghiệp khi đeo kính gọng có những bất tiện. Tuy nhiên, đối với người cận thị nặng, độ cận cao, tuổi còn trẻ nên đeo kính tiếp xúc vì vấn đề thẩm mỹ cũng như bệnh lý giúp cho thị lực tốt hơn. Tuy nhiên không phải là ai cũng thích hợp với kính tiếp xúc vì khi đeo bị dị ứng mắt. Mổ cận thị có hết được cận không? Với loại cận thị nhẹ dưới 5 độ, có thể mổ để hết cận khỏi phải đeo kính. Đối với cận thị nặng trên 7 độ thì ở nước ta hiện nay chưa mổ được vì phải dùng loại laser đặc biệt, đắt tiền. Tiêu chuẩn để mổ cận thị là:  Cận dưới 5 độ.  Trên 20 tuổi.  Độ cận đã ổn định.  Không bị bệnh nặng gì ở mắt như tăng áp mắt, bệnh giác mạc Biến chứng của cận thị ra sao, có bị mù không? Với cận thị nặng có nhiều biến chứng như suy thoái võng mạch mạc cận thị, suy thoái pha lê thể, bong võng mạc làm mắt mờ dần dù có đeo kính. Đối với cận thị nhẹ thì ít hơn nhiều, chỉ có hiện tượng người ta gọi là ruồi bay là phổ biến, tức nhìn thấy những vết đen lởn vởn trước mắt làm người bệnh khó chịu. Đề phòng và vấn đề thực tế? Như ta đã thấy những yếu tố gây cận thị thường do di truyền và đời sống hoạt động giáo dục chủ yếu là những công việc gần mắt. Cuộc sống ngày một phát triển, trẻ em không thể không cho học hành, không cho đến trường, không được làm việc gần mắt như học vi tính, xem tivi. Có thể giảm bớt ảnh hưởng của những yếu tố có thể gây tăng độ:  Về dinh dưỡng: Cho trẻ bổ sung các loại vitamin như A, B, C, E, Calcium  Về sinh hoạt: Những ngày nghỉ nên cho trẻ sinh hoạt ngoài trời, đi picnic, thể dục thể thao nhẹ cho mắt được nghỉ ngơi thư giãn.  Khi học: Ngồi tư thế thẳng, để sách xa mắt, tránh cúi sát sách, phải đủ ánh sáng, bàn nghế ngồi thoải mái.  Học 1 hay 2 giờ nên nghỉ 5-10 phút, nhắm mắt lại hay nhìn ra xa qua cửa sổ vào khoảng không cho mắt thư giãn.  Xoa nhẹ lên mắt cho máu lưu thông, cơ mắt được thư giãn, giảm lực cơ co kéo vào võng mạc lúc học nhiều. Đối với những trẻ bị cận thị nặng nên đi khám bác sĩ hàng năm. Nếu có hiện tượng gì khác ở mắt, hãy đến bác sĩ nhãn khoa hầu phát hiện sớm bệnh bong võng mạc để mổ kịp thời hoặc có biện pháp phòng ngừa. Quan niệm sai lầm Có những phụ huynh thấy trẻ bị cận thị nặng rất lo lắng, sợ sau này bị mù nên không muốn cho trẻ đi học. Đây là một quan niệm sai lầm vì loại cận thị nặng có học hay không, thì bệnh vẫn tiến triển. Có điều khác biệt là, có thể hướng nghiệp cho trẻ về sau này học những nghề nào ít phải dùng đến mắt hoặc phải làm việc quá gần mắt. PHẦN IV: PHÒNG TRÁNH CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG ? Khi đã bị cận thị, việc đeo kính hoặc dùng thuốc đều không thể ngăn cản bệnh tiến triển. Tật này thường chỉ ngừng hẳn khi tới 25-30 tuổi. Một học sinh bị cận thị lúc mới được phát hiện phải đeo kính 0,5 điốp, thì đến 30 tuổi có thể phải đeo kính 2,5-5 điốp hoặc hơn. Vì vậy, việc phòng bệnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Quá trình học tập và giải trí thiếu khoa học ở tuổi học sinh có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng điều tiết của đôi mắt, dẫn tới cận thị học đường. [...]...Tật cận thị có 2 biểu hiện chính: độ hội tụ của mắt tăng và trục trước sau của mắt dài quá giới hạn bình thường Hậu quả là thị lực giảm, mắt không nhìn rõ vật ở xa, chỉ thấy vật ở gần Bệnh cận thị hoàn toàn có thể phòng được nếu có sự phối hợp tích cực giữa học sinh, gia đình và nhà trường Sau đây... phản chiều Không dùng đèn ống neon, nên dùng bóng điện dây tóc  Không viết mực đỏ, mực xanh lá cây Không đọc sách có chữ quá nhỏ in trên giấy vàng hoặc giấy đen, vì tỷ lệ tương phản giữa chữ và nền quá nhỏ, khiến mắt bị mệt  Duy trì mỗi tiết học 45 phút, sau đó nghỉ giải lao, đưa mắt nhìn xa, hết co thắt thị giác rồi mới bước vào giờ học tiếp theo 3 Bỏ những thói quen có hại cho mắt  Không nằm,... thường xuyên nhắc nhở, không để các em cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học khi đọc hoặc viết 2 Lớp học, góc học tập phải đủ những điều kiện cần thiết  Kích thước phòng học; cách sắp xếp bàn ghế, bảng viết phải phù hợp với lứa tuổi để học sinh có thể ngồi đúng tư thế và giữ đúng khoảng cách từ mắt đến sách vở  Đảm bảo đủ ánh sáng: nơi tối nhất không dưới 30 lux, nơi sáng nhất không quá 700 lux... những thói quen có hại cho mắt  Không nằm, quỳ để đọc sách hoặc viết bài  Không đọc sách báo, tài liệu khi đang đi trên ô tô, tàu hỏa, máy bay  Khi xem ti vi, video phải ngồi cách xa màn hình tối thiểu 2,5 m, nơi ánh sáng phòng phù hợp Thời gian xem cần ngắt quãng, không quá 45-60 phút mỗi lần xem  Không tự ý dùng kính đeo mắt không đúng tiêu chuẩn Khi đeo kình cần tuân thủ hướng dẫn của nhà chuyên . ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ, VIỄN THỊ, LOẠN THỊ PHẦN I: PHẪU THUẬT HAY KHÔNG PHẪU THUẬT? Vào khoảng từ 10 đến 15 năm nay, với những cuộc. của vỏ nhãn cầu, điều trị cận thị. PHẦN III: TIỀM HIỂU VỀCẬN THỊ ? Cận thị là gì? Cận thị là mắt chỉ nhìn rõ vật ở gần, khi nhìn xa trên 5 mét thì mắt nhìn mờ, và không thấy rõ chữ. PRK: o Giống như LASIK o Không làm nắp mà chiếu thẳng LASER vào mắt ( H. B ). PHẦN II: ĂN GÌ KHI CẬN THỊ ? Ăn nhiều đường làm bệnh cận thị nặng thêm . Người bị cận thị hạn chế ăn quá nhiều

Ngày đăng: 26/07/2014, 09:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan