Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật tổn thương động mạch chi trên tại bệnh viện việt đức

78 1.2K 5
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật tổn thương động mạch chi trên tại bệnh viện việt đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Động mạch nuôi dưỡng chi trên bắt nguồn từ động mạch dưới đòn. Tổn thương động mạch chi trên là một cấp cứu ngoại khoa khá thường gặp ở Việt Nam, chiếm khoảng 1,8% cấp cứu ngoại chấn thương và 57,7% cấp cứu chấn thương – vết thương mạch ngoại vi [11]. Nguyên nhân gây tổn thương khá đa dạng, thường gặp nhất là các vết thương động mạch do tai nạn sinh hoạt (đâm - chém nhau), mảnh bom, đạn bắn (hay gặp trong chiến tranh); ít gặp hơn là các chấn thương động mạch do va đập trực tiếp hoặc gãy xương trong tai nạn giao thông, tai nạn lao động gây nên. Theo nghiên cứu của một số tác giả trong nước thấy vết thương động mạch gặp nhiều ở chi trên hơn, còn chấn thương động mạch hay gặp ở chi dưới [11], [13], [20]. Mặt khác, do cấu trúc giải phẫu và liên quan giữa động mạch với các dây thần kinh, nên rất hay gặp thương tổn thần kinh đi kèm thương tổn động mạch chi trên. Do thương tổn động mạch gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cấp máu của chi và thời điểm điều trị tốt nhất là trong 6 giờ đầu sau khi bị thương, nên đây luôn là loại cấp cứu được ưu tiên số 1 trong ngoại khoa [20]. Nếu điều trị muộn có nguy cơ gây ra các biến chứng, di chứng nặng nề của thiếu máu chi như: hoại tử chi phải cắt cụt, giảm - mất chức năng của chi, thậm chí gây tử vong nếu mất máu nhiều hoặc nhiễm độc do hoại tử chi. Ngày nay, chẩn đoán thương tổn động mạch chi trên thường không khó, chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng (chảy máu qua vết thương, hội chứng thiếu máu cấp tính chi …). Với một số trường hợp khó, nhất là trong chấn thương, thì có thể cần kết hợp thêm với siêu âm Doppler mạch hoặc chụp động mạch chi trên [20], [23]. Về mặt điều trị chấn thương – vết thương động mạch chi trên, chủ yếu là khâu nối phục hồi lưu thông mạch máu, kết hợp với xử trí thương tổn thần kinh nếu có. Khi thiếu máu chi ở giai đoạn 2 muộn thì thường kết hợp với thủ thuật mở cân cẳng – bàn tay. Cắt cụt tay là biện pháp điều trị khi thiếu máu ở giai đoạn rất muộn. Biện pháp thắt động mạch chỉ còn chỉ định rất hạn chế trong một số trường hợp cá biệt [3], [11], [13], [20]. Kết quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào việc có tổn thương thần kinh phối hợp hay không, vật lý trị liệu phục hồi chức năng, công tác săn sóc tại cộng đồng và gia đình, đặc biệt khi có kèm thương tổn xương – phầm mềm rộng hoặc thủ thuật mở cân, nhằm giúp người bệnh phục hồi khả năng lao động và sinh hoạt ở mức cao nhất có thể được [18]. Bệnh viện Việt Đức là một trung tâm ngoại khoa lớn, tiếp nhận và điều trị rất nhiều cấp cứu chấn thương – vết thương mạch máu ngoại vi. Theo một thống kê gần đây, trong vòng 30 tháng, bệnh viện đã phẫu thuật cho 310 trường hợp [20]. Cho đến nay, tuy đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này, song chủ yếu tập trung vào các thương tổn động mạch chi dưới. Nghiên cứu tập trung vào chấn thương – vết thương động mạch chi trên sẽ giúp ích nhiều cho công tác chẩn đoán - xử trí sớm thương tổn, cũng như đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn như vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật tổn thương động mạch chi trên tại bệnh viện Việt Đức” trong giai đoạn từ 2003 tới 2008. Tuy nhiên, do động mạch dưới đòn có cấu trúc giải phẫu nhiều tuần hoàn phụ, tổn thương động mạch này khá hiếm gặp, và cơ chế tổn thương thường khá đặc biệt (hay gặp trong bệnh cảnh chấn thương đám rối thần kinh cánh tay), nên trong giới hạn của đề tài này, chúng tôi chỉ tính động mạch chi trên từ động mạch nách đến động mạch quay – trụ. Đề tài có 2 mục tiêu nghiên cứu như sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng tổn thương động mạch chi trên. 2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Sơ lược lịch sử điều trị tổn thương mạch máu chi 1.1.1. Trên thế giới:  Giai đoạn thắt mạch cầm máu: Tuy tổn thương mạch máu ngoại vi do chấn thương – vết thương đã được biết đến từ rất lâu, song biện pháp điều trị duy nhất được thực hiện từ xưa tới tận đầu thế kỷ 20 là thắt mạch cầm máu. Phương pháp này có nguy cơ dẫn tới hoại tử chi phía dưới tổn thương với tỷ lệ cắt cụt chi rất cao. Tài liệu cổ xưa nhất được biết đến về phẫu thuật mạch máu là ở ấn độ, khoảng 700 năm trước công nguyên, Sushusa đã sử dụng sợi gai dầu để thắt mạch cầm máu [33]. Đến thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, Celcius có một đóng góp quan trọng là đề xuất sau khi thắt hai đầu mạch cầm máu, cần cắt đôi mạch để hai đầu tụt vào trong cơ, giảm được nguy cơ chảy máu thứ phát do nhiễm trùng [33]. Mãi đến thế kỷ thứ 16, Ambrose Paré mới thành công trong việc phổ biến phẫu thuât thắt mạch máu tại chiến trường Danvillie 33. Tới năm 1896, Jaboulay và Briau lần đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật nối mạch tận – tận cho thương tổn động mạch cảnh; và một năm sau đó John Murphy cũng đã thực hiện thành công ca nối mạch đùi tận – tận do đạn bắn - đánh dấu một bước ngoặt quan trọng bắt đầu chuyển từ giai đoạn thắt mạch sang giai đoạn phục hồi lưu thông dòng máu 33.  Giai đọan phục hồi lưu thông dòng máu: Thế kỷ 20 đã chứng kiến những thay đổi lớn trong chẩn đoán và xử trí tổn thương mạch máu ngoại vi, trong đó quan trọng nhất là: 4 - Alexis Carrel và Charles C. Guthrie, hai nhà sinh lý học trường đại học Chicago đã đưa ra khái niệm ghép tĩnh mạch tự thân vào tuần hoàn động mạch, công trình này đã được giải thưởng Nobel y học năm 1912. Tới năm 1918, Jay Mclean phát hiện ra Heparin dùng để giảm huyết khối sau phẫu thuật, nhưng mãi đến tận năm 1930, thuốc này mới có mặt trên thị trường [33]. Tuy nhiên, trong chiến tranh thế giới thứ II (1939 – 1945), phương pháp điều trị chủ yếu vẫn là thắt mạch cầm máu [51]. - Vào năm 1948, Jean Kunlin thực hiện thành công ca bắc cầu động mạch đùi – khoeo bằng tĩnh mạch hiển tự thân đảo chiều, đây là một kỹ thuật cơ bản của phẫu thuật mạch máu và đã được ứng dụng cho tới ngày nay [33]. Tới năm 1958, trong chiến tranh Triều Tiên, Hughes CW đã báo cáo kết quả về phẫu thuật phục hồi lưu thông mạch máu [33]. Do áp dụng phổ biến kỹ thuật này, nên tới năm 1969, Rich NM - với kỹ thuật phục hồi lưu thông mạch, đã đưa tỷ lệ cắt cụt chi do tổn thương mạch xuống còn 13% trong chiến tranh Việt Nam [51]. Trong những năm cuối của thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, cùng với sự phát triển về phương tiện phẫu thuật và hàng loạt kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh (như chụp động mạch, siêu âm Doppler, chụp mạch số hóa, chụp cắt lớp tái tạo hình ảnh …), đã làm tăng khả năng chẩn đoán sớm cũng như chất lượng của phẫu thuật mạch máu, nên tỷ lệ cắt cụt chi đã làm giảm xuống dưới 10 - 15% [43, 51]. 1.1.2. Ở Việt Nam: Cùng với sự phát triển của chuyên ngành phẫu thuật mạch máu trên thế giới, phẫu thuật tim mạch cũng đã phát triển ở Việt Nam từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, trong đó có phẫu thuật chấn thương – vết thương mạch máu ngoại vi. Sau chiến tranh, cùng với sự phát triển chung của y học, phẫu 5 thuật mạch máu đã dần trở thành một chuyên khoa sâu và phát triển rộng khắp trên cả nước. Đã có hàng loạt các công trình khoa học nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị thương tổn mạch máu ngoại vi, ví dụ như : nghiên cứu của Lương Từ Hải Thanh (1986) về vết thương mạch máu ngoại vi thời bình tại bệnh viện Việt Đức [14], của Hoàng Kỷ (1993) về chẩn đoán thương tổn mạch ngoại vi bằng siêu âm Doppler [10], của Nguyễn Sinh Hiền (1999) về chẩn đoán và điều trị tổn thương mạch máu ngoại vi do chấn thương [7], của Đoàn Quốc Hưng và cs (2000) về sử dụng tĩnh mạch tự thân trong phẫu thuật mạch máu [9], của Phạm Quang Phúc và Nguyễn Hữu Ước (2002) về hội chứng thiếu máu chi trong tổn thương mạch máu [13], và hàng loạt nghiên cứu khác trong vài năm trở lại đây [3], [4], [5], [6], [9], [11], [20], [25], [27]. Qua đó thấy rõ là sự hiểu biết về tổn thương mạch máu ngoại vi ngày càng nâng cao, khả năng chẩn đoán ngày càng tốt và hiện đại hơn, kỹ thuật điều trị chủ yếu là phục hồi lưu thông tuần hoàn và chất lượng điều trị ngày càng nâng cao, với tỷ lệ cắt cụt chi sau khâu nối động mạch chỉ chiếm 1,9%. Tuy nhiên tỷ lệ cắt cụt chi thì đầu do thiếu máu giai đoạn muộn vẫn còn cao ở nhóm chấn thương mạch (22,2%), nhưng hầu hết ở chi dưới với nguyên nhân chính là bỏ sót tổn thương mạch máu trong chẩn đoán ban đầu [20]. Mặt khác cũng thấy là hầu hết các báo cáo đều nghiên cứu chung về thương tổn mạch ngoại vi, hoặc nghiên cứu sâu về thương tổn mạch chi dưới, chưa có nghiên cứu sâu nào về chấn thương – vết thương mạch chi trên. 1.2. Giải phẫu động mạch chi trên trong thương tổn mạch máu ngoại vi 1.2.1. Động mạch nách: [8], [27] Nguyên ủy và đường đi: động mạch (ĐM) nách là đoạn tiếp nối với ĐM dưới đòn, bắt đầu từ bờ sau điểm giữa của xương đòn, sau đó đi xuống dưới và ra ngoài qua nách theo đường định hướng là đường kẻ nối từ điểm 6 giữa của xương đòn với điểm giữa của nếp gấp khuỷu khi cánh tay dang 90 độ với thân. Khi tới bờ dưới cơ ngực lớn thì đổi tên thành ĐM cánh tay. Liên quan: ĐM nách nằm giữa các cơ ở thành hố nách, đặc biệt là nằm dọc bờ trong cơ quạ cánh tay. Nó có mối liên quan chặt chẽ với đám rối thần kinh cánh tay, ở đoạn trên cơ ngực bé - đám rối nằm sau ngoài so với động mạch; còn ở đoạn dưới cơ ngực bé thì có 3 dây thần kinh quay, giữa và trụ vây quanh động mạch. Phân nhánh: từ trung tâm ra ngoại vi, ĐM nách cho ra các nhánh bên như ĐM ngực trên, ĐM cùng vai, ĐM ngực ngoài, ĐM dưới vai, ĐM mũ cánh tay trước và sau. Vòng nối: các nhánh bên của ĐM nách có nhiều tiếp nối với các nhánh bên của ĐM dưới đòn qua các vòng nối quanh vai, nhất là đoạn trên ĐM dưới vai. Các nhánh ĐM mũ cánh tay có các tiếp nối quan trọng với ĐM cánh tay ở phía dưới. Áp dụng ngoại khoa: thương tổn ĐM nách đoạn nằm giữa động mạch dưới vai và động mạch mũ cánh tay có nguy cơ gây thiếu máu chi nặng. Vết thương ĐM nách có nguy cơ tổn thương phối hợp vào thần kinh cao. 1.2.2. Động mạch cánh tay: [8], [27] Nguyên ủy và đường đi: ĐM cánh tay là đoạn iếp theo động mạch nách, bắt đầu từ bờ dưới cơ ngực lớn. Nó đi xuống qua vùng cánh tay trước và vùng khuỷu trước, dọc theo đường định hướng giống như ĐM nách. Dưới nếp gấp khuỷu 3 cm, ĐM cánh tay chia thành hai nhánh tận là động mạch quay và động mạch trụ. Liên quan: ở vùng cánh tay trước, ĐM cánh tay nằm trong ống cánh tay, dọc phía sau bờ trong cơ nhị đầu cánh tay, thần kinh giữa và thần kinh trụ 7 đi cùng động mạch cánh tay trong ống cánh tay. Tới vùng khuỷu trước, ĐM chạy trong rãnh nhị đầu trong cùng với thần kinh giữa. Phân nhánh và vòng nối: + ĐM cánh tay sâu: là nhánh bên đầu tiên và lớn nhất của ĐM cánh tay, nó tiếp nối với ĐM nách ở trên qua các ĐM mũ cánh tay, và tiếp nối với ĐM quay qua vòng nối quanh khuỷu (ĐM quặt ngược quay). + ĐM bên trụ trên và dưới: là các nhánh bên nhỏ của ĐM cánh tay, tiếp nối với các ĐM ở cánh tay và cẳng tay qua các vòng nối quanh khuỷu. Áp dụng ngoại khoa: thương tổn vào ĐM cánh tay đoạn trên nhánh cánh tay sâu có thể gây thiếu máu chi nặng. Ngoài ra thương tổn ĐM cánh tay kèm theo chấn thương nặng vào vùng khuỷu (gãy xương, trật khớp) cũng có nguy cơ gây thiếu máu cẳng – bàn tay do ảnh hưởng đến vòng nối quanh khuỷu. 8 1.2.3. Động mạch quay: [8], [27] Nguyên ủy và đường đi: ĐM quay là một trong hai nhánh tận của ĐM cánh tay, tách ra dưới nếp gấp khuỷu 3 cm. Nó đi xuống dưới và ra ngoài qua vùng cẳng tay trước theo đường định hướng là đường nối điểm giữa nếp gấp khuỷu với rãnh mạch quay. Khi đến dưới mỏm châm quay thì vòng ra sau đi qua mu cổ tay. Cuối cùng đi qua khoang gian đốt bàn tay I vào gan tay và tận hết bằng cách nối với nhánh gan tay sâu của động mạch trụ tạo nên cung động mạch gan tay sâu. Hình 1.1: ĐM nách, ĐM cánh tay và các vòng nối [ 21] 9 Liên quan: ở 1/3 trên cẳng tay, ĐM đi dọc bờ trên ngoài cơ sấp tròn, tới 1/3 giữa ĐM cùng với nhánh nông của thần kinh quay nằm dưới cơ cánh tay quay, và ở đoạn 1/3 dưới ĐM đi trong rãnh mạch quay giữa gân cơ cánh tay quay và cơ gấp cổ tay quay. ở vùng cổ tay ĐM đi qua hõm lào giải phẫu. Phân nhánh và vòng nối: từ trên xuống dưới, ĐM quay tách ra các nhánh bên là ĐM quặt ngược quay, ĐM gan cổ tay, ĐM mu cổ tay, ĐM gan tay nông, ĐM chính ngón cái. Các nhánh bên của ĐM quay tiếp nối với ĐM cánh tay qua vòng nối quanh khuỷu, và có rất nhiều tiếp nối với các nhánh bên của ĐM trụ. 1.2.4. Động mạch trụ: [8], [27] Nguyên ủy và đường đi: ĐM trụ là một trong hai nhánh tận của ĐM cánh tay, tách ra ở dưới nếp gấp khuỷ 3 cm. Nó đi xuống dưới dọc theo cơ gấp cổ tay trụ, sau đó đi qua vùng gan cổ tay và vào bàn tay. Tận cùng ở gan tay bằng cung động mạch gan tay nông. Liên quan: ở 1/3 trên cẳng tay, ĐM đi sau cơ sấp tròn và bắt chéo sau thần kinh giữa, tới 2/3 dưới ĐM chạy giữa cơ gấp cổ tay trụ ở phía trong và cơ gấp các ngón sâu ở phía ngoài. Thần kinh trụ đi phía trong của động mạch. Phân nhánh và vòng nối: từ trên xuống dưới, ĐM trụ tách ra các nhánh bên là ĐM quặt ngược trụ, ĐM gian cốt chung, ĐM gan cổ tay, ĐM mu cổ tay, và ĐM gan tay sâu. Các nhánh bên của ĐM trụ tiếp nối với ĐM cánh tay qua vòng nối quanh khuỷu, và có rất nhiều tiếp nối với các nhánh bên của ĐM quay. Áp dụng ngoại khoa: do có nhiều vòng nối, nên khi thương tổn 1 trong hai ĐM của cẳng tay (quay hoặc trụ) thì rất hiếm khi gây thiếu máu cấp tính chi, đây cũng là vùng cho phép thắt ĐM cầm máu trong điều trị phẫu thuật. Vết thương vào ĐM trụ có nguy cơ gây tổn thương thần kinh trụ phối hợp. 10 1.2.5. Hệ thống tĩnh mạch chi trên: [8], [27] Khác với chi dưới – chia thành 2 hệ thống tĩnh mạch (TM) nông và sâu với các TM sâu rất phát triển (TM tùy hành ĐM), hệ thống tĩnh mạch của chi trên thì đa dạng - phong phú hơn, các tĩnh mạch tùy hành ĐM của tay thường nhỏ, hệ TM nông có phần nổi trội hơn. TM nách: nằm phía trong ĐM nách, nhận các nhánh bên là các TM tuỳ hành các nhánh bên của ĐM và hai tĩnh mạch nông là tĩnh mạch nền và tĩnh mạch đầu. Do vậy có kích thước khá lớn. TM ở cánh tay: + Hệ thống sâu: thường là các TM tuỳ hành cùng ĐM cánh tay, thường có 2 TM với kích thước rất nhỏ. + Hệ thống nông: phía ngoài là tĩnh mạch đầu, phía trong là tĩnh mạch nền, với kích thước khá lớn. Hệ TM này có phần ưu thế hơn hệ sâu. TM ở vùng khuỷu: nông ngay phía dưới lớp da có TM giữa khuỷu, TM giữa cẳng tay, TM giữa đầu và TM nền. Chúng nối với nhau tạo thành hình chữ M nên còn được gọi là M tĩnh mạch. TM ở vùng cẳng tay: rất phong phú, trong lớp mỡ dưới da có một mạng TM đổ vào ba TM chính: phía ngoài là TM đầu, phía trong là TM nền, ở giữa là TM giữa cẳng tay. Các TM này đi lên vùng khuỷu và góp phần tạo nên chữ M tĩnh mạch. Áp dụng ngoại khoa: nhìn chung, ít khi phải khâu nối TM trong chấn thương – vết thương mạch chi trên. Nếu vết thương rộng hoặc tổn thương phần mềm nặng, cần khâu nối TM, nhưng chủ yếu là các TM nông. Riêng đối với TM nách, khi bị tổn thương cần phục hồi lưu thông mạch giống như các TM sâu của chi dưới. [...]... quan điểm trong điều trị thương tổn mạch máu cũng có những thay đổi theo thời gian Nhìn chung hiện nay có ba phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị bảo tồn, điều trị phẫu thuật và can thiệp nội mạch Trong đó phẫu thuật phục hồi lưu thông mạch là phương pháp điều trị cơ bản nhất [11] 1.5.1 Sơ cứu ban đầu Công tác sơ cứu ban đầu có vai trò quan trọng tới kết quả điều trị tổn thương động mạch chi, kỹ thuật. .. quay và trụ Không phân biệt tuổi, giới tính - Được mổ cấp cứu xử trí thương tổn ĐM, có thể chỉ điều trị tổn thương ĐM đơn thuần, hoặc kết hợp điều trị các thương tổn phối hợp - Có đầy đủ hồ sơ bệnh án theo yêu cầu nghiên cứu  Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu: - Tổn thương ĐM chi trên không thuộc vùng nghiên cứu như trên - Các trường hợp tổn thương ĐM điều trị bảo tồn không mổ, hoặc mổ vì thương tổn. .. được chi, nhưng chức năng có thể bị giảm hoặc thậm chí là mất 27 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu bao gồm 151 bệnh nhân bị chấn thương - vết thương ĐM chi trên, đã được phẫu thuật cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức, trong giai đoạn từ tháng 6 năm 2003 tới tháng 6 năm 2008  Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu: - Bệnh nhân bị tổn thương ĐM chi trên, ... nhập năm 2008), và ngoài Hà Nội cũ 29 - Sỗ đối tượng theo từng năm trong thời gian nghiên cứu - Tình hình cấp cứu bệnh nhân sau khi bị thương: Thời gian từ khi bị thương đến khi vào khám tại bệnh viện Việt Đức Đối tượng có qua sơ cứu tại một tuyến y tế cơ sở Đối tượng được đưa đến thẳng bệnh viện Việt Đức - Phân bố vị trí ĐM hay bị tổn thương ở chi trên: Dựa vào kết quả phẫu thuật Chia ra: ĐM nách,... trụ, và các dây khác theo mô tả trong cách thức mổ - Kỹ thuật xử trí thương tổn phối hợp của chi trên: + Khâu nối dây thần kinh: hoặc khâu bao, hoặc khâu bó + Khâu nối tĩnh mạch + Cố định xương gãy + Mở cân dưới chỗ thương tổn (mở cân thì 1) 2.3.5 Kết quả sau mổ: 2.3.5.1 Kết quả sớm: (Kết quả trong thời gian nằm viện tai bệnh viện Việt Đức) - Các dấu hiệu lâm sàng của chi dưới thương tổn ĐM: + Bắt mạch. .. liều lượng và cách dùng như trên Kháng sinh, thuốc phòng uốn ván nếu có vết thương Chuyển ngay lên tuyến có khả năng điều trị thực thụ 1.5.2 Điều trị phẫu thuật: 1.5.2.1 Phẫu thuật phục hồi lưu thông động mạch: [9], [11], [25] Chỉ định: tất cả các trường hợp tổn thương ĐM chi trên, chưa có dấu hiệu thiếu máu chi không hồi phục hoàn toàn, toàn trạng bệnh nhân cho phép phẫu thuật Đặc điểm kỹ thuật: tùy... khác - Hồ sơ bệnh án không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang hồi cứu, về các đặc điểm lâm sàng trước mổ của tổn thương ĐM chi trên, kỹ thuật mổ, và đánh giá kết quả sau mổ 28 2.2.2 Cách lấy mẫu: Áp dụng phương pháp lấy mẫu không xác suất Bao gồm tất cả các đối tượng đủ tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu trong... Các biến không kiểm định được trình bày dưới dạng tần số và tỷ lệ Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05 35 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian 5 năm, từ tháng 6 / 2003 tới tháng 6 / 2008, có 151 đối tượng tổn thương ĐM chi trên, được phẫu thuật cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức Kết quả nghiên cứu thu được như sau: 3.1 Đặc điểm dịch tễ học: 3.1.1 Tuổi: Bảng 3.1 Phân bố theo nhóm... ĐM trụ, tổn thương ≥ 2 ĐM trong các ĐM trên 2.3.2 Đặc điểm lâm sàng trước mổ: - Nguyên nhân gây tổn thương: Gồm TNSH, TNLĐ, TNGT - Cơ chế gây tổn thương ĐM: Gồm Vết thương ĐM (VTĐM) và Chấn thương ĐM (CTĐM) - Kỹ thuật sơ cứu tổn thương ĐM ở tuyến y tế cơ sở: Chỉ tính những đối tượng được sơ cứu tại tuyến y tế cơ sở Gồm các biện pháp sau: Băng ép cầm máu, Thắt ĐM, Chèn gạc – khâu da, Ga rô chi - Tần... ngoại vi, chẩn đoán thương tổn ĐM chi nói chung và ĐM chi trên nói riêng chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng Trên nguyên tắc, các thăm dò cận lâm sàng (siêu âm Doppler mạch, chụp ĐM) chỉ cần thiết trong 1 số ít trường hợp khó Trong số các dấu hiệu lâm sàng, triệu chứng của hội chứng thiếu máu cấp tính chi đóng vai trò hết sức quan trọng 1.4.1 Dấu hiệu lâm sàng vết thương ĐM chi trên: [19] Dấu hiệu . sớm thương tổn, cũng như đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn như vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật tổn. trên từ động mạch nách đến động mạch quay – trụ. Đề tài có 2 mục tiêu nghiên cứu như sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng tổn thương động mạch chi trên. 2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật. . cứu chung về thương tổn mạch ngoại vi, hoặc nghiên cứu sâu về thương tổn mạch chi dưới, chưa có nghiên cứu sâu nào về chấn thương – vết thương mạch chi trên. 1.2. Giải phẫu động mạch chi trên

Ngày đăng: 26/07/2014, 08:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan