CPH DNNN và cải cách các TCT – TĐKT

24 306 0
CPH DNNN và cải cách các TCT – TĐKT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CPH DNNN và cải cách các TCT – TĐKT

CPH DNNN cải cách các TCT TĐKT MỤC LỤC MỤC LỤC .1 1. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 1 1.1. Khái niệm về CPH sự cần thiết phải CPH DNNN .1 1.1.1. Khái niệm CPH DNNN 1 1.1.2. Phân biệt CPH tư nhân hóa DNNN 2 1.1.3. Sự cần thiết phải CPH DNNN .4 1.2. Thực trạng CPH DNNN .8 1.3. Giải pháp 14 2. Tổng công ty Nhà nước tập đoàn kinh tế 15 1. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. 1.1. Khái niệm về CPH sự cần thiết phải CPH DNNN 1.1.1. Khái niệm CPH DNNN Để hiểu được Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thì trước tiên ta phải tiếp cận với thuật ngữ “doanh nghiệp nhà nước”. Vậy Doanh nghiệp nhà nước là gì? Theo Điều 1, Luật Doanh nghiệp nhà nước (được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/04/1995) quy định về Doanh nghiệp nhà nước như sau: “Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập tổ chức quản lý, hoạt động 1 kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. DNNN có tên gọi, có con dấu riêng có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam.” Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (CPH DNNN) là việc chuyển doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước (đơn sở hữu) thành công ty cổ phần (đa sở hữu). Sự chuyển đổi này được thể hiện ở hai mặt cơ bản sau: - Chuyển hóa quyền sở hữu từ đơn sở hữu sang đa sở hữu. Điều này kéo theo sự thay đổi quyền quản lý, quyền sử dụng tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa ba quyền liên quan đến tài sản của doanh nghiệp. - Thay đổi quy chế hoạt động của doanh nghiệp từ chỗ hoàn toàn bị nhà nước chi phối sang tự chủ kinh doanh theo quy định của pháp luật. CPH DNNN là một trong các nội dung cơ bản của quá trình đổi mới sắp xếp DNNN. Quá trình đổi mới sắp xếp DNNN bắt đầu được thực hiện từ năm 1990, đã trải qua nhiều giai đoạn nhằm thực hiện bốn nội dung: Một là, đổi mới cơ chế chính sách. Hai là, sắp xếp DNNN. Ba là, tổ chức lại tổng công ty. Bốn là, CPH DNNN. 1.1.2. Phân biệt CPH tư nhân hóa DNNN Trong quá trình cải cách DNNN, CPH là một chủ trương đúng đắn của Đảng Nhà nước ta nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN, thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác, từ đó đẩy mạnh tái sản xuất xã hội. Tuy nhiên, có hai loại quan điểm về CPH như sau: Quan điểm 1: CPH là một hình thức của tư nhân hóa. 2 Quan điểm này dựa trên hình thức sự chuyển đổi quyền sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân. Theo nghĩa rộng, tư nhân hóa là quá trình biến đổi tương quan giữa nhà nước thị trường theo hướng ưu tiên thị trường. Quá trình này cũng đồng thời giảm bớt quyền sở hữu của Nhà nước, sự kiểm soát của Chính phủ đối với doanh nghiệp. Tư nhân hóa DNNN chỉ là một trong những nội dung của quá trình tư nhân hóa nói chung. Trong quá trình tư nhân hóa DNNN xảy ra sự chuyển đối về mặt pháp lý quyền sở hữu, quyền sử dụng quyền quản lý tài sản của doanh nghiệp từ Nhà nước sang tư nhân. Bên cạnh nội dung tư nhân hóa DNNN, tư nhân hóa còn bao hàm cả quá trình hình thành các doanh nghiệp tư nhân mới quá trình các DNNN phải thích nghi với các điều kiện hoạt động theo cơ chế thị trường. Trong quá trình tư nhân hóa, các quốc gia thường sử dụng các hình thức rất đa dạng được chia thành nhiều công đoạn khác nhau như bán cho tư nhân hoặc cho người lao động trong doanh nghiệp, chia cho người dân hoặc cho thuê…Các hình thức này có thể được chia thành hai loại chủ yếu sau: Một là, chuyển quyền sở hữu nhà nước cho tư nhân thông qua bán hoặc cho không. Hai là, Nhà nước vẫn giữ nguyên sở hữu nhưng chuyển quyền điều hành hoạt động của doanh nghiệp cho tư nhân. Như vậy, theo quan điểm này thì CPH thực chất là phương thức để tư nhân hóa một phần tài sản của DNNN. Nhà nước không hoàn toàn mất quyền sở hữu DNNN sau CPH, vẫn là một trong các cổ đông của công ty cổ phần mới được hình thành. Tùy theo tầm quan trọng của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động cụ thể, Nhà nước quyết định có nắm giữ cổ phần chi phối hay không nắm giữ cổ phần chi phối. Do đó, khái niệm CPH hẹp hơn khái niệm tư nhân hóa nói chung tư nhân hóa sở hữu nói riêng. CPH chỉ là một trong những hình thức để thực hiện tư nhân hóa sở hữu. Nói cách khác, CPH là hình thức tư nhân hóa chưa triệt để. Quan điểm 2: CPH tư nhân hóa là khác nhau. 3 Quan điểm này dựa trên sự khác nhau về bản chất mục đích giữa CPH tư nhân hóa: - Tư nhân hóa chỉ nhằm thay đổi cơ cấu sở hữu DNNN, trong đó, quyền sở hữu, quản lý, điều hành được chuyển từ nhà nước sang những cá nhân hoặc nhóm người có tiềm lực tài chính mạnh. Tư nhân hóa làm tăng quá trình tích tụ vốn tài sản vào một số ít những cá nhân hoặc nhóm người. Do đó, nó sẽ dẫn đến nguy cơ tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm phúc lợi xã hội, thậm chí gây bất ổn cho nền kinh tế. - CPH DNNN theo đường lối, chính sách của Đảng Nhà nước ta được thực hiện theo hướng không chỉ quan tâm đến khía cạnh kinh tế của riêng Nhà nước hay của một số cá nhân hoặc nhóm người mà quan tâm một cách toàn diện đến hoạt động lợi ích của doanh nghiệp, việc làm lợi ích của người lao động cũng như sự ổn định của nền kinh tế. Sau CPH, người lao động được hưởng những thành quả mà họ đã đóng góp cho doanh nghiệp trước đó, được tạo điều kiện làm việc có thu nhập, được tham gia quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp nếu họ trở thành cổ đông của doanh nghiệp. CPH thu hút được các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Tóm lại, hai cách hiểu trên về CPH là khác nhau. Quan điểm 1 phù hợp với xã hội tư bản chủ nghĩa với cơ chế thị trường chi phối hầu hết hoạt động của xã hội. Quan điểm 2 mang tính xã hộii chủ nghĩa phù hợp với thực tế của quá trình phát triển nền kinh tế của Việt Nam hiện nay. 1.1.3. Sự cần thiết phải CPH DNNN. CPH là một trong các nội dung cơ bản của quá trình đổi mới sắp xếp DNNN, là hình thức cải cách DNNN hiệu quả nhất. Vì sao lại khẳng định như vậy? Để trả lời cho câu hỏi này thì ta lần lượt tìm hiểu một số nội dung chính sau: 1.1.3.1. CPH là xu hướng chung của nhiều nước 4 Trong nhữung năm 1980, quá trình chuyển đổi sở hữu Nhà nước đã trở thành hiện tượng kinh tế chủ yếu trên toàn thế giới. Chỉ tính từ năm 1984 1991, trên thế giới đã có 250 tỷ USD tài sản Nhà nước đem bán chỉ tính riêng 1991 đã chiếm 50 tỷ USD. Làn sóng CPH được khởi đầu từ Vương quốc Anh cuối những năm 1970 với hàng chục xí nghiệp quốc doanh được CPH, đến 1991 Nhà nước thu được 34 tỷ bảng. Sau đó quá trình này đã lần lượt chuyển ra ở tất cả các nước công nghiệp phát triển với nhiều hình thức phong phú trong đó CPH được lựa chọn nhiều nhất trở thành hiện tượng phổ biến. Sau đó các nước đang phát triển cũng gia nhập vào xu hướng CPH đang diễn ra phổ biến trên thế giới này đến nay có trên 80 nước đang CPH một cách tích cực. Trung Quốc cũng là một quốc gia đi từ quá độ lên CNXH nhưng khi sang nền KTTT thì Trung Quốc cũng đã chọn giải pháp CPH. Những thành tựu mà Trung Quốc đã đang đạt được là đã thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế vững mạnh hiện đại. Việc DNNN ta CPH chứng tỏ đang hội nhập cùng với nền kinh tế thế giới CPH là một đòi hỏi khách quan khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước vẫn theo con đường XNCH. 1.1.3.2. Xuất phát từ trực trạng hoạt động kém hiệu quả của DNNN. Các DNNN được hình thành trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài hàng chục năm, trên cơ sở nguông vốn cấp phát của ngân sách Nhà nước và do đó tất cả hoạt động đều chịu sự kiểm soát chi phối trực tiếp của Nhà nước. Khi chuyển sang nền KTTT thì cả một khu vực kinh tế Nhà nước đồ sộ, cồng kềnh bộc lộ tất cả những yếu kém về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chắp vá, không đồng bộ xơ cứng trong việc thích ứng với cơ chế mới. Các DNNN từ lâu đã không được đặt trong môi trường cạnh tranh, do đó chậm đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm. Chế độ bao cấp bù lỗi tràn lan làm cho hoạch toán kinh tế trong các DNNN chỉ là giả tạo, sản 5 xuất không tính chi phí, như hiện tượng lãi giả lỗ thật lại hết sức phổ biến. Có thể kể ra một số dữ liệu: trong số 12.084 cơ sở quốc doanh thì có tới 4.584 đơn vị sản xuất kinh doanh thua lỗ, chiếm trên 30% tổng số các DNNN. Tổ chức bộ máy Nhà nước không phù hợp do quan niệm về sở hữu trong doanh nghiệp không rõ ràng, không có sự phân biệt đầy đủ quyền sở hữu Nhà nước quyền kinh doanh. Việc phân phối về tính chất không dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động mà mạng nặng tính bình quân không kích thích người quản lý công nhân trong các DNNN nâng cao hiệu quả công tác năng suất lao động. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ với kiến thức trình độ quản lý không phù hợp, thiếu năng động. Như vậy, tình trạng kém hiệu quả của các DNNN làm cho nền kinh tế không thể phát triển được, chế độ quan liêu bao cấp kìm hãm sự phát triển lực lượng sản xuất, đẩy nền kinh tế vào khủng hoảng. Do đó, khi chuyển sang nền KTTT, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì việc CPH một bộ phận DNNN là cần thiết cấp bách. 1.1.3.3. Xuất phát từ sự thay đổi nhận thức về vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Hội nghị Trung ương lần thứ VI tháng 3/1989 đã nêu rõ vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước không phải có mặt với tỷ trọng lớn ở tất cả mọi ngành mà chỉ chiếm giữ những vị trí then chổt trong nền kinh tế. Giải pháp được đặt ra để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là: tập trung nguồn lực phát triển có hiệu quả kinh tế Nhà nước trong những lĩnh vực DNNN, thực hiện tốt chủ trương CPH đa dạng hóa sở hữu đối với những DNNN không cần giữ 100% vốn. 1.1.3.4. CPH là sự lựa chọn tốt nhất của các doanh nghiệp.  Chế độ cổ phần là sản phẩm tất yếu của xã hội hóa sản xuất của nền KTTT. Là một hình thức quyền tài sản, chế độ cổ phần là biểu hiện hình thức vận hành ở góc độ quan hệ sản xuất của sự xã hội hóa sản xuất, theo 6 cách nói của Mác nó là “tư bản xã hội”, tư bản tự nó vốn dựa trên phương thức sản xuất xã hội đòi hỏi phải có sự tập trung xã hội về tư liệu sản xuất sức lao động. Ở đây, trực tiếp mang hình thái tư bản xã hội (tư bản của những cá nhân trực tiếp liên hiệp lại với nhau), Mác coi đó là “hình thái quá độ từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sang phương thức sản xuất tập thể” là “sự phủ định”, là hình thức phủ định cao nhất đối với tư bản tư nhân.  DNNN áp dụng chế độ CPH sẽ có lợi cho giải phóng thuận lợi sản xuất được thể hiện. - Phân định ranh giới rành mạch về quan hệ về quyền tài sản tức là quyền sở hữu cuối cùng. Như vậy, doanh nghiệp sẽ thực sự là sản xuất kinh doanh. - Thể hiện sự thống nhất về vai trò song cũng vừa là người lao động vừa là người sở hữu. Khi đó quyền lợi của công nhân sẽ gắn chặt với vận mệnh của công ty. Vì vậy, giúp cho công nhân công ty trở thành một khối vững chắc đoàn kết. - Tách quyền sở hữu ra khỏi quyền kinh tế. Nó cho phép nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời tạo cơ chế phân bổ rủi ro đặc thù. - CPH giúp cho việc khơi thông nguồn vốn xuyên khu vực kết hợp các yếu tố sản xuất xuyên khu vực, vì vậy mà gắn chặt với việc xây dựng mở rộng thị trường vốn. Ngoài ra, CPH giúp ích cho việc mở cửa thị trường thu hút nguồn vốn nước ngoài. Từ kinh nghiệm của nhiều nước phân tích trên cho thấy CPH DNNN là quá trình phát triển tiến lên phù hợp với quy luật của thời đại, có lợi cho việc phát triển lực lượng sản xuất xã hội hóa hiện đại phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Bởi vậy mà CPH là bộ phận DNNN ở nước ta là cần thiết, tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển hiện đại. 7 Tóm lại, CPH DNNN là một trong những hướng quan trọng của quá trình cải cách DNNN - bộ phận không thể thiếu trong thành phần kinh tế nhà nước. Trong đổi mới kinh tế, một vấn đề lớn được đặt ra là phải phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất. 1.2. Thực trạng CPH DNNN Quá trình CPH các DNNN trải qua 4 giai đoạn: - Giai đoạn thí điểm (1992 - 1996) Chính phủ ở nước ta đã có chủ trương CPH một số DNNN từ năm 1987. Tại Điều 22 của Quyết định 217/HĐBT (14/11/1987) đã ghi: “Bộ Tài chính nghiên cứu cho tổ chức làm thử việc mua cổ phần ở một số xí nghiệp (quốc doanh) báo cáo kết quả lên HĐBT vào cuối năm 1988”. Đến năm 1990, Chính phủ lại có quyết định số 143/ HĐBT (10/5/1990) về làm thí điểm CPH một số DNNN cùng với việc sắp xếp lại khu vực kinh tế quốc doanh nhưng không thành công. Đến năm 1992, Nhà nước ta có chủ trương CPH DNNN, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 202/CT (8/6/1992) kèm theo đề án triển khai CPH DNNN. Việt Nam đã bắt đầu CPH với một chương trình thí điểm vào năm 1992. Đến năm 1996, Chính phủ đã đẩy mạnh hơn việc CPH DNNN với Nghị định mới số 28-CP. Nghị định này cùng với các quy định bổ sung đã hình thành một khung pháp lý cho CPH ở Việt Nam. Kết quả: Ở giai đoạn này, chỉ có 5 DNNN đã được CPH. - Giai đoạn mở rộng (1996 - 2002) Kết quả: Số DNNN đã được CPH là 858 doanh nghiệp - Giai đoạn chủ động (6/2002 11/2004) Năm 2002: 185 doanh nghiệp Năm 2003: 537 doanh nghiệp 8 Năm 2004: 805 doanh nghiệp Kết quả: Từ 6/2002 đến cuối năm 2004 cả nước đã CPH được 1435 doanh nghiệp. Tuy có sự tăng lên một cách đáng kể so với các năm trước nhưng vẫn không thực hiện được như kế hoạch đề ra. - Giai đoạn đẩy mạnh (12/2004 - nay). Năm 2005, cả nước CPH được 724 doanh nghiệp Năm 2007, cả nước sắp xếp CPH được 116 doanh nghiệp, chỉ đạt khoảng 21% so với kế hoạch đề ra. Tính đến hết năm 2009, đã có gần 4.500 doanh nghiệp hoàn tất CPH nhưng phần lớn trong số đó là các doanh nghiệp cỡ nhỏ vừa, có quy mô vốn, giá trị tài sản chưa đầy 30% trong tổng giá trị vốn, tài sản của khối DNNN. Năm 2009 chỉ vẻn vẹn 60 doanh nghiệp được CPH. Đến tháng 7-2010, với khoảng 1.500 doanh nghiệp trong đó, có tới 8 tập đoàn, 70-80 tổng công ty nhà nước hàng trăm công ty lớn thì việc CPH chắc chắn không thể hoàn thành được phần lớn trong số đó đơn thuần chuyển tên thành công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước. Qua CPH, nhiều yếu kém cố hữu đã được giải quyết là: nợ xấu, tồn kho vật tư hàng hoá kém phẩm chất, các trang thiết bị tài sản cũ nát… Với các doanh nghiệp đã CPH, bộ máy phương pháp quản lý đã thích nghi, năng động sát với thị trường hơn, phần nào làm tăng trách nhiệm của người lao động đối với doanh nghiệp, động lực lao động mới đang dần được tạo ra. Các biện pháp tiến hành CPH ngày càng được hoàn thiện hơn. Cơ chế định giá doanh nghiệp mới qua các tổ chức tư vấn độc lập (thay vì qua hội đồng định giá như trước đây) được áp dụng. Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện đấu thầu giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Sau CPH, các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn trên hầu hết các mặt chủ yếu. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới phát triển doanh 9 nghiệp, hiệu quả kinh tế của các DNNN sau CPH tăng lên rõ rệt. Kết quả khảo sát hơn 850 doanh nghiệp cổ phần (năm 2005) cho thấy: vốn điều lệ tăng bình quân 44%, doanh thu tăng gần 24%, lợi nhuận tăng 140%, nộp ngân sách tăng 25%, thu nhập người lao động tăng 12%. Cũng theo điều tra của Ban, có khoảng 87% số doanh nghiệp khẳng định kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp cổ phần hoá tốt hơn hoặc tốt hơn rất nhiều so với trước CPH. Có thể nói đây là con số rất ý nghĩa đối với các doanh nghiệp, khẳng định CPH là một trong những biện pháp hữu ích nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNN. Một điều có ý nghĩa quan trọng nữa là, kết quả trên sẽ tạo niềm tin động lực cho các DNNN khác tiến hành đổi mới hoạt động kinh doanh của mình một cách tích cực hơn. Tổng kết lại số liệu các DNNN đã CPH qua các năm, ta có bảng số liệu như sau: Bảng 2.1:Bảng thống kê số lượngDNNN đã CPH qua các năm Năm Số DNNN đã CPH 1992- 1998 123 1999 253 2000 212 2001 205 2002 185 2003 537 2004 805 2005 724 2006 640 2007 116 2008 98 2009 60 6/2010 26 Tổng Số 3984 10 [...]... trình cải cách theo mô hình công ty mẹcon CPH Tuy nhiên, quá trình hoạt động của các TCT TĐKT sau cải cách theo mô hình công ty mẹ-con CPH còn một số hạn chế: Thứ nhất, hiệu quả sản xuất kinh doanh sức cạnh tranh còn thấp Các TCT TĐKT có tổng số vốn 1.241 nghìn tỉ đồng (chiếm 80% tổng lượng vốn tín dụng của các ngân hàng trong nước, 70% tổng lượng vốn vay nước ngoài), nhưng đóng góp vào... thể hiện rõ “tính chất NN” của các TCTNN, tức là chưa làm rõ các đặc điểm cơ bản của một TCTNN “khác với các TCT khác” là NN sở hữu 100% vốn thực hiện các mục tiêu của NN Theo luật DNNN (2003): “TCTNN là một DNNN do NN sở hữu 100% vốn có quy mô lớn bao gồm nhiều DNNN hạch toán độc lập các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị hạch toán phụ thuộc Các DNNN là thành viên của TCT có quan hệ với nhau về lợi... đã đưa ra các quyết định: - Lần lượt tiến hành CPH hầu hết các TCT TĐKT, chỉ trừ các DN hoạt động trong một số kĩnh vực quan trọng, liên quan đến an ninh quốc phòng - Mở rộng cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia - Thu hẹp danh mục các DNNN nắm giữ 100% vốn Cho đến nay, các TCT TĐKT là một lực lượng nòng cốt trong tất cả các ngành kinh tế Trong những năm gần đây, mặc dù lạm phát khủng hoảng... với nhau theo cách thức liên kết ngang, liên kết dọc hay liên kết hỗn hợp 2.3 Tổng công ty 90 tổng công ty 91 Sự ra đời của các TCTNN là một phần quan trọng trong quá trình đổi mới, tổ chức sắp xếp lại các DNNN theo hướng hình thành các tổ chức kinh tế mạnh của NN Các TCT ban đầu được thành lập chỉ là việc sắp xếp các TCT, LHXN sẵn có một cách cơ học, không xáo trộn nhằm bảo đảm cho các DN hoạt... chất) 2.4.2 Từng bước cổ phần hóa các TĐKT Công ty mẹ - con Lộ trình CPH các TCT TĐKT là đi từ CPH các DN thành viên, các công ty con rồi tiến tới CPH toàn bộ côn ty mẹ Từ năm 2005, Chính phủ bắt đầu thực hiện CPH hệ thống các Ngân hàng Thương mại NN nhằm tăng cường năng lực quản trị điều hành hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, nâng cao hiệu quả kinh donah sử dụng vốn Ngân hàng đầu tiên... số liệu các DNNN đã CPH qua các năm) Mặc dù CPH các DNNN đã giải quyết được nhiều mặt yếu kém nhưng quá trình CPH vẫn còn nhiều bất cập hạn chế Vì vậy, CPH các DNNN đã diễn ra chậm Có rất nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra việc CPH DNNN diễn ra chậm, tuy nhiên, tổng hợp lại thì có một số những nguyên nhân sau: Thứ nhất: còn nhiều vướng mắc về tư tưởng, nhận thức của lãnh đạo, đảng viên người... ngạch đó là sự độc quyền hoặc những ưu đãi mà các doanh nghiệp vẫn nghĩ là chỉ DNNN mới có được Ở đây, nhà nước các DNNN chưa có cùng một suy nghĩ hành động Do vậy, nếu còn có sự khác nhau về thái độ quyết tâm đối CPH, khi các 13 DNNN vẫn còn e ngại nghi ngờ, chưa quyết tâm thì vẫn còn nhiều trở ngại cho quá trình CPH, do vậy mà làm cho tiến trình CPH diễn ra chậm chạp hơn so với dự kiến... nông nghiệp phát triển nông thôn (Agribank) Ngân hàng Đầu tư phát triển (BIDV) Bước đột phá tiếp theo là CPH Tập đoàn Bảo Việt dưới hình thức phát hành cổ phiếu được bán tối đa 30% vốn điều lệ cho các nàh đầu tư nước ngoài Đến nay, Bảo Việt đã thực hiện CPH toàn bộ tập đoàn phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng Để tạo một sựu đột phá mới cho tiến trình CPH các TCT TĐKT, Chính phủ... Ban đổi mới phát triển DN) Như vậy, tỏng tổng số 94 TCT hiện có, 2 ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế là công nghiệp nông nghiệp chiếm đến 40%, trong đó các TCT ngành công nghiệp chiếm 21% các TCT ngành nông nghiệp chiếm 19% Vào thời điểm mới thành lập, các TCTNN có 1 140 DN thành viên hạch toán độc lập, bằng 20% tổng số DNNN hiện có, chiếm 54% về vốn, khoảng 68% doanh thu 78% mức nộp... doanh thực hiện lợi ích của các đơn vị thành viên TCT Đây là quan niệm thể hiện đầy đủ nhất về bản chất của TCTNN Loại hình TCTNN gồm có: - TCT do NN quyết định đầu tư thành lập: đây là hình thức liên kết tập hợp các công ty thành viên hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính, nhằm tăng cường tích tụ, tập trung vốn chuyên . CPH DNNN và cải cách các TCT – TĐKT MỤC LỤC MỤC LỤC.........................................................................................................1. biệt CPH và tư nhân hóa DNNN Trong quá trình cải cách DNNN, CPH là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các

Ngày đăng: 17/03/2013, 18:52

Hình ảnh liên quan

Tổng kết lại số liệu các DNNN đã CPH qua các năm, ta có bảng số liệu như sau: - CPH DNNN và cải cách các TCT – TĐKT

ng.

kết lại số liệu các DNNN đã CPH qua các năm, ta có bảng số liệu như sau: Xem tại trang 10 của tài liệu.
Số lượng các TCT theo lĩnh vực, ngành nghề thể hiện ở bảng sau: - CPH DNNN và cải cách các TCT – TĐKT

l.

ượng các TCT theo lĩnh vực, ngành nghề thể hiện ở bảng sau: Xem tại trang 19 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan