TRUNG QUỐC CÁC MỐC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH_2 potx

5 219 0
TRUNG QUỐC CÁC MỐC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH_2 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRUNG QUỐC DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ CÁC MỐC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐẤT NƯỚC - Ðo lường , tiền tệ : Nhà nước thống nhất chế độ đo lường, ban hành một loại tiền kim gọi là Tệ (thượng tệ bằng vàng, hạ tệ bằng đồng ), bãi bỏ các loại tiền bằng võ sò, vải lụa, mai rùa trước kia. Ban bố một chế độ thuế khoá chung rất cao. # Về chính trị : Quyền lực của hoàng đế cao nhất, tuyệt đối và toàn diện. Tần Thủy hoàng cho xây dựng một bộ máy thống trị quan liêu và được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.( ) Ở địa phương, Tần thủy hoàng không thi hành chế độ phân phong, mà chia cả nước thành 36 quận, mỗi quận lại chia thành nhiều Huyện. Ðứng đầu quận là Quận thú do hoàng đế chỉ định và có quyền bãi miễn, đứng đầu Huyện là Huyện Lệnh hay Huyện trưởng. Ngoài ra để gíam sát quận thú và mật báo tình hình trong quận với vua có quan Giám ngự sử. Ở mỗi quận huyện cũng có các chức quan coi giữ binh mã, tiến tài và lương thực. Sự cai trị ở quận huyện là căn cứ theo pháp luật của nhà nước và những chỉ thị khác của triều đình. Ngoài ra hoàng đế còn có một kực lượng quân đội khá mạnh, để giữ trật tự xã hội, đàn áp những cuộc khởi nghiã của nhân dân, những cuộc nổi loạn của phong kiến cát cứ, và tiến hành chiến tranh xâm lược bên ngoài. # Về xã hội : Nhà nước quản lý nhân dân trong nước tất chặc chẽ, gọi dân là đầu đen, biên chế dân theo hộ, gọi là hộ tịch , các Hương, Ðình, Lý ở địa phương căn cứ vào đó thu thuế, sưu dịch và trưng binh. ( Tô ruộng tính bằng thóc, thuế đinh tính bằng tiền). Nhà nước quản lý chặt chẽ bọn qúi tộc thời chiến quốc, để tránh phản loạn, cát cứ. (nhà Tần đã dời 12 vạn qúi tộc cuả 6 nước về Hàm dương và phân tán vào Ba thục [ Tứ xuyên] , tịch thu toàn bộ binh khí và đồ đồng trong dân , đúc thành 12 pho tượng đồng, mỗi pho nặng 24 vạn cân- tương đương 120.000 kg). # Về văn hóa - giáo dục : Ðơn giãn và thống nhất chữ viết, hình thành một loại chữ tượng hình mới gọi lả chữ Tiểu triện & Lệ thư . Ðề cao học thuyết Pháp gia cuả Hàn Phi Tử. Nhà nước lấy pháp luật làm công cụ cai trị và coi đó là công cụ thống trị chính thống, thẳng tay đàn áp những tư tưởng học thuật khác như phái Bách gia chư tử ( đốt hết sách vỡ của phái nầy). Cấm luận bàn kinh Thi, Thư hai người dám bàn nhau về kinh thi kinh thu thì chém giữa chợ , cấm bàn chuyện xưa chê chuyện nay lấy chuyện đời xưa mà chê chuyện nay thì giết cả họ . Bó hẹp giáo dục trong tầng lớp quan liêu, cấm mở trường học ở nhà riêng ( lối tự học trong dân gian bị bãi bỏ ) Pháp luật cai trị của Tần thủy hoàng là mọi việc đều dùng pháp luật để quyết định, khắc bạc, không dùng nhân đức ân nghiã . Có thể nói pháp luật của nhà Tần là vô cùng khắc nghiệt : Ðồng thời với chính sách cai trị hà khắc, Tần Thủy Hoàng còn huy động sức người sức của để xây dựng những công trình qui mô, nhằm gây uy thế cá nhân và phục vụ cho nhu cầu xa xỉ của ông ta, như Vạn lý trường thành, Cung A Phòng, Lăng Ly sơn, Ngoài chính sách thống trị hà khắc trong nước, Tần Thủy Hoàng còn tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược ra bên ngoài. Năn 223 B.C , tấn công các tộc Việt ở phía nam, đến năm 214 B.C, chiếm phần lớn các tỉnh Phúc kiến, Quảng Ðông, Quảng Tây, lập nên 4 quận Mân trung , Nam hải, Quế lâm và Tượng. Nhưng khi tấn công sâu vào Âu lạc - tức nước ta, quân Tần đã bị thất bại nặng nề, tướng Tần là Ðồ Thư bị giết chết, nên cuộc tiến công xuống phía Nam của Tần bị chặn lại. Ðến năm 210 B.C, Tần Thủy Hoàng chết trên đường đi xem xét các địa phương, thừa cơ hội, thừa tướng Lý Tư và hoạn quan Triệu Cao đã mưu giết người con trưởng của Tần Thủy Hoàng là Phù Tô, lập con thứ là Hồ Hợi lw6n làm vua, lấy hiệu là Nhị Thế. Nghe theo lời phỉnh nịnh của Triệu Cao, Nhị Thế thẳng tay giết hầu hết các quan đại thần và các công tử, những viên quan nhỏ dưới trướng những người nầy cũng bị giết chết. Trong khi đó pháp luật trong nước lại càng nghiêm ngặt, do vậy mâu thuẫn trong xã hội vốn đã gay gắt lại càng thêm gay gắt. 3- Phong trào nông dân cuối Tần : Sống dưới sự thống trị tàn bạo của nhà Tần, nhân dân Trung quốc vô cùng khổ cực. Ðại đa số nhân dân phải sống trong cảnh khốn cùng, đến nỗi phải mặc như bò ngựa, ăn như chó lợn. Bởi vậy lòng oán hận của nhân dân lên đến cao độ, chỉ còn chờ đợi thời cơ là đứng lên lật đổ nhà Tần. Năm 209 B.C, Tần Nhị Thế huy động một đội lính thú gồm 900 người, trong đó có Trần Thắng và Ngô Quảng ở hương Ðại trạch đi trấn thủ ở Ngư Dương. Lúc bấy giờ đang là mùa mưa, đường xá lầy lội khó đi, nên họ không thể đến nơi đúng kỳ hạn. Trần Thắng và Ngô Quảng giết chết người chỉ huy và nói với đồng đội rằng :Các ông gặp mưa, đều đã sai lỳ hạn. Sai kỳ hạn đều bị tội chém. Dù có khỏi bị chém đi nu84a thì trong số mười người đi thì cũng chết mất sáu bảy. Vã chăng kẻ tráng sĩ không chết thì thôi chứ đã chết thì phải lừng lẫy tiếng tăm. Vương hầu khanh tướng há phải có dòng dõi mới làm nên sao ?. Ý kiến đó được mọi người hưởng ứng, và như vậy cuộc khởi nghiã nông dân cuối Tần bắt đầu bùng nổ. . TRUNG QUỐC DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ CÁC MỐC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐẤT NƯỚC - Ðo lường , tiền tệ : Nhà nước thống nhất chế. Tần đã dời 12 vạn qúi tộc cuả 6 nước về Hàm dương và phân tán vào Ba thục [ Tứ xuyên] , tịch thu toàn bộ binh khí và đồ đồng trong dân , đúc thành 12 pho tượng đồng, mỗi pho nặng 24 vạn cân-. đồng, mỗi pho nặng 24 vạn cân- tương đương 120 .000 kg). # Về văn hóa - giáo dục : Ðơn giãn và thống nhất chữ viết, hình thành một loại chữ tượng hình mới gọi lả chữ Tiểu triện & Lệ thư

Ngày đăng: 26/07/2014, 04:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan