QUẢN LÝ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG - PHẦN I pps

32 564 3
QUẢN LÝ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG - PHẦN I pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BÀI 12: QUẢN LÝ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG PHẦN I – LƯỢNG GIÁ NGUY CƠ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG (ENVIRONMENTAL HEALTH RISK ASSESSMENT) Đối tượng: Cao học Y tế công cộng Thời gian: 4 giờ Mục tiêu bài giảng:Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 1. Trình bày được khái niệm nguy cơ sức khỏe môi trường (SKMT) và các yếu tố quyết định nguy cơ SKMT 2. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức nguy cơ SKMT 3. Trình bày được định nghĩa về lượng giá nguy cơ SKMT và những yếu tố cơ bản của các khung lượng giá nguy cơ sức khỏe/SKMT 4. Trình bày được các bước trong khung lượng giá nguy cơ SKMT và mối quan hệ giữa lượng giá nguy cơ SKMT với quản lý nguy cơ SKMT 5. Áp dụng được khung lượng giá nguy cơ SKMT để lượng giá nguy cơ SKMT trong các trường hợp thực tế. I. KHÁI NIỆM VÀ NHẬN THỨC VỀ NGUY CƠ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG 1. Khái niệm nguy cơ sức khỏe môi trường Bài này giới thiệu về phương pháp lượng giá nguy cơ sức khỏe do tiếp xúc với các yếu tố hoặc chất ô nhiễm môi trường. Nhưng trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu nguy cơ sức khỏe môi trường (SKMT) là gì và các yếu tố nào quyết định nguy cơ SKMT. Theo Ropeik và Grey (2002) nguy cơ được định nghĩa là “xác suất mà việc phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ sẽ để lại một hậu quả xấu”. Định nghĩa này bao gồm các yếu tố cơ bản tạo nên nguy cơ như xác suất, yếu tố nguy cơ, phơi nhiễm và hậu quả. Xác suất là một yếu tố mang tính thống kê 2 nhằm mô tả khả năng một việc gì đó sẽ xẩy ra, ví dụ “nguy cơ bị ung thư do tiêu thụ dioxin ở mức 0,01 pg TEQ/kg trọng lượng cơ thể/ngày trong suốt cuộc đời (70 năm) là 1 trên 1 triệu người tiếp xúc” (Center for Health 1999). Yếu tố nguy cơ là khả năng một chất hay một yếu tố sẽ gây ra một tác động tiêu cực lên sức khỏe nếu có sự tiếp xúc. Sự phơi nhiễm là sự tiếp xúc giữa chất hay yếu tố ô nhiễm môi trường với yếu tố đích, dẫn đến sự thấm nhiễm; ví dụ trẻ em tiếp xúc với chì trong đất dẫn đến bị nhiễm độc chì. Hậu quả là những tác động xấu tới sức khỏe do việc tiếp xúc với yếu tố hay chất ô nhiễm môi trường. Hội đồng Sức khỏe Môi trường Ôxtrâylia đưa ra định nghĩa nguy cơ SKMT như sau: “Nguy cơ SKMT là xác suất một hậu quả xấu sẽ xẩy ra trong một khoảng thời gian nào đó, trên một người, một nhóm người, hay trên cây cối, động vật hay hệ sinh thái của một vùng nào đó do tiếp xúc với một yếu tố nguy cơ ở một liều hay nồng độ nhất định” (Australian enHealth Council 2004). Như vậy, nguy cơ phụ thuộc vào mức độ độc hại của chất phơi nhiễm và mức độ phơi nhiễm (được quyết định bởi thời gian và tần suất phơi nhiễm). Nếu không có sự phơi nhiễm thì sẽ không có nguy cơ. Theo hai định nghĩa ở trên, nguy cơ được mô tả bằng công thức sau đây: Nguy cơ = Xác suất x Hậu quả x Yếu tố nguy cơ x Tiếp xúc (Risk = Probability x Consequences x Hazard x Exposure) Công thức này giúp chúng ta hiểu các yếu tố quyết định nguy cơ, còn trên thực tế không thể dùng để tính nguy cơ định lượng. Ngoài hai định nghĩa nêu trên, Ủy ban Quốc hội Mỹ cũng đưa ra định nghĩa về Lượng giá và Quản lý Nguy cơ (U.S. P/CCRARM 1997) và được sử dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực y tế công cộng. Theo đó nguy cơ được định nghĩa là “xác suất mà một chất hay một tình huống nào đó, trong một số điều kiện nhất định, sẽ để lại tác hại”. Nguy cơ được tạo thành bởi hai yếu tố, đó là xác suất một tác động có hại sẽ xẩy ra (ví dụ xác suất một bệnh hay một chấn thương 3 nào đó sẽ xẩy ra) và hậu quả của tác động đó (ví dụ chấn thương sọ não, tử vong). Theo định nghĩa này, nguy cơ được mô tả bằng công thức sau: Nguy cơ = Xác suất một tác động có hại xẩy ra x hậu quả của tác động có hại (Risk = Probability of an adverse event x Consequences of the adverse event) 2. Nhận thức về nguy cơ sức khỏe môi trường Theo các nhà khoa học, nguy cơ SKMT có thể được lượng giá một cách định lượng và khách quan. Việc lượng giá nguy cơ khách quan giúp xác định nguy cơ đó ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào. Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu xã hội học cho thấy nhận thức về nguy cơ còn mang tính chủ quan và được quyết định bởi nhiều yếu tố định tính như nhận thức của mỗi cá nhân, các giá trị văn hóa, các quan niệm xã hội, sự xúc cảm, khả năng kiểm soát tình huống v.v. (Slovic 1997; Thomas & Hrudey 1997). Tất cả mọi người, bất kể là chuyên gia hay là cộng đồng, trong quá trình lượng giá nguy cơ đều bị tác động bởi những cảm xúc, niềm tin, cũng như cách nhìn nhận về thế giới xung quanh. Mỗi người nhận thức về nguy cơ khác nhau và cộng đồng thường nhận thức về nguy cơ khác với các nhà khoa học. Cách đây gần hai thập kỷ, Sandman (1987) đã đưa ra định nghĩa về nguy cơ mà hiện vẫn được áp dụng rộng rãi, nhất là trong lĩnh vực truyền thông nguy cơ. Theo Sandman thì nguy cơ được quyết định bởi yếu tố nguy cơ (là đánh giá định lượng và khách quan về nguy cơ của các nhà khoa học) và phản ứng bất bình của cộng đồng (là đánh giá mang tính chất định tính và chủ quan của cộng đồng). Như vậy, theo Sandman thì nguy cơ được thể hiện theo công thức sau: Nguy cơ = Yếu tố nguy cơ + Phản ứng bất bình của cộng đồng. (Risk = Hazard + Outrage) Thông thường, mỗi cá nhân thường nhận thức về một nguy cơ nào đó khác nhau do mỗi người có đánh giá khác nhau về xác suất xẩy ra tác động có hại cũng như hậu quả của nó. Cách nhìn nhận và đánh giá hậu qủa của những hoạt 4 động mà chúng ta tham gia (ví dụ đua xe, vượt đèn đỏ, hút thuốc lá, uống rượu, ăn thịt gia cầm bị bệnh, ăn gỏi cá v.v.) sẽ quyết định việc nguy cơ đó có được chúng ta chấp nhận hay không. Có rất nhiều mô hình khác nhau giải thích về việc nhận thức nguy cơ của con người. Tác giả Renn (2004) đưa ra các mô hình nhận thức sau đây để giải thích việc mỗi người nhận thức một nguy cơ nào đó theo các cách khác nhau: nguy cơ như là một mối nguy hiểm chết người, nguy cơ như là số mệnh, nguy cơ như là sự thử thách sức mạnh và lòng dũng cảm, nguy cơ như là trò chơi của sự may rủi, hay nguy cơ như là một chỉ số cảnh báo sớm. Như vậy, tùy thuộc vào mô hình nhận thức nguy cơ được sử dụng trong quá trình lượng giá nguy cơ SKMT sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quyết định của chúng ta về những nguy cơ này. Ví dụ rất nhiều người hiểu rằng hút thuốc lá trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ bị ung thư ở các cơ quan khác nhau như phổi, họng, thực quản, thanh quản v.v.; uống rượu sẽ tăng nguy cơ bị ung thư gan, hầu, thực quản; ăn gỏi cá sẽ có nguy cơ bị nhiễm sán lá gan, hay phơi nắng ở những nước có vấn đề về lỗ thủng tầng ô zôn như ở Ôxtrâylia sẽ tăng nguy cơ bị ung thư da. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều người coi những nguy cơ này là số mệnh, là trò chơi của sự may rủi và sẵn sàng chấp nhận nguy cơ để đổi lấy những giây phút thư giãn, cảm giác ngon miệng, hay để có làn da nâu được coi là khỏe mạnh và quyến rũ. Ngoài những mô hình nhận thức nguy cơ trên đây còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cách cộng đồng lượng giá nguy cơ SKMT. Thông thường, cộng đồng phản ứng mạnh mẽ với những nguy cơ mang tính chất áp đặt hơn nguy cơ tự nguyện, nguy cơ do con người tạo ra hơn là nguy cơ do thiên tai, nguy cơ không quen thuộc hơn nguy cơ quen thuộc, nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ em hay phụ nữ mang thai hơn nguy cơ ảnh hưởng đến nam giới ở tuổi trưởng thành v.v. (Starr và cộng sự 2000). Bảng 12.1 mô tả 10 yếu tố phổ biến ảnh hưởng đến nhận thức nguy cơ sức khỏe môi trường của cộng đồng và do đó làm giảm hoặc tăng nguy cơ. Bảng 12.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức nguy cơ SMKT Các yếu tố làm giảm sự bất bình/lo Các yếu tố làm tăng sự bất bình/lo 5 lắng của cộng đồng lắng của cộng đồng Nguy cơ tự nguyện Nguy cơ bị ép buộc Cộng đồng có khả năng kiểm soát Cộng đồng không có khả năng kiểm soát Phân bố công bằng Phân bố bất công, chỉ mốt số người/nhóm người hứng chịu nguy cơ Nguy cơ thông thường Nguy cơ đáng nhớ Nguy cơ không gây sợ hãi Nguy cơ gây sợ hãi Nguy cơ tự nhiên Nguy cơ nhân tạo Nguy cơ được hiểu rõ Nguy cơ chưa được hiểu rõ, còn có nhiều điểm nghi ngờ, không chắc chắn Nguy cơ quen thuộc Nguy cơ không quen thuộc Nguy cơ chấp nhận được về mặt đạo đức, luân lý Nguy cơ không chấp nhận được về mặt đạo đức, luân lý Nguy cơ được truyền thông từ nguồn đáng tin cậy Nguy cơ được truyền thông từ nguồn không đáng tin cậy (Nguồn: Blake 1995) Những yếu tố mô tả ở Bảng 12.1 cùng với trình độ nhận thức của mỗi cá nhân và các yếu tố văn hóa xã hội khác nhau dẫn tới một thực tế là mỗi người nhận thức về nguy cơ khác nhau và cộng đồng nhận thức về nguy cơ khác với các chuyên gia. Hiện nay, tình hình dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) trên người đang diễn biến phức tạp ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo về nguy cơ biến thể của virut gây bệnh cúm gia cầm H5N1 để lây từ người sang người và gây ra đại dịch cúm trên toàn cầu. Mặc dù theo thống kê của WHO (2006), kể từ khi cúm gia cầm xuất hiện tại châu Á vào cuối năm 2003 thì trên thế giới mới có hơn 150 người tử vong vì bệnh này. So với bệnh sốt xuất huyết dengue với khoảng 500.000 ca mắc phải nhập viện và ít nhất là 12.000 ca tử vong mỗi năm (riêng năm 1998, Việt Nam có 234.920 ca mắc và 377 ca tử vong do sốt xuất huyết) (Secretariat of Fifty-fifth World Health Assembly 2002, Vũ Sinh Nam & Kay 2005) thì cúm gia cầm hiện gây thiệt hại về người nhỏ hơn nhiều so với bệnh sốt xuất huyết dengue. Tuy nhiên, trong mấy năm qua, thế giới rất quan tâm tới dịch cúm gia cầm và đánh giá đây là nguy cơ cao vì cộng đồng chưa được hiểu rõ về bệnh này và nếu virut biến 6 thể để lây từ người sang người thì rất khó để kiểm soát bệnh dịch. Ngoài ra, đây cũng là nguy cơ không quen thuộc và dễ gây hoang mang sợ hãi vì một khi mắc bệnh thì nguy cơ bị tử vong là rất cao. Những yếu tố này làm tăng sự lo lắng/quan tâm của cộng đồng và do đó làm tăng nguy cơ. Trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết mặc dù chưa có vacxin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như có tỉ lệ mắc và tử vong trên 100.000 dân cao hơn rất nhiều so với bệnh cúm A (H5N1) nhưng đây là nguy cơ quen thuộc, không gây hoang mang lo lắng trong cộng đồng nên bệnh ít được quan tâm hơn và cộng đồng cũng đánh giá nguy cơ thấp hơn so với thực tế. Ngoài ra, một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng trong các tổ chức, người quản lý cũng thường có nhận thức về nguy cơ khác với những người làm công tác chuyên môn (Mertz và cộng sự 1998). Như vậy, các chuyên gia lượng giá nguy cơ cũng cần phải cân nhắc kỹ và đưa ra thông điệp truyền thông nguy cơ phù hợp khi họ báo cáo kết quả lượng giá nguy cơ với người làm công tác quản lý cũng như khi truyền thông tới cộng đồng. Mục tiêu của lượng giá nguy cơ SKMT là ước lượng nguy cơ đúng với thực tế; còn mục tiêu của truyền thông nguy cơ là giúp cho cộng đồng và các bên liên quan nhận thức đúng mức độ nguy cơ. Hai khái niệm lượng giá nguy cơ SKMT và truyền thông nguy cơ SKMT sẽ được mô tả chi tiết ở phần tiếp theo. II. LƯỢNG GIÁ NGUY CƠ VÀ KHUNG LƯỢNG GIÁ NGUY CƠ SKMT 1. Định nghĩa về lượng giá nguy cơ SKMT Hội đồng SKMT Ôxtrây đưa ra định nghĩa về lượng giá nguy cơ SKMT như sau: “Lượng giá nguy cơ là một quy trình và phương pháp nhằm ước lượng những tác động tiềm tàng của việc tiếp xúc với một yếu tố nguy cơ hóa học, vật lý, sinh học, hay tâm lý xã hội lên một cộng đồng cụ thể dưới 7 một số điều kiện và trong một khoảng thời gian xác định” (Australian enHealth Council 2004). Theo Hội đồng này, quy trình lượng giá nguy cơ sức khỏe môi trường gồm 5 bước chính, đó là: xác định vấn đề, xác định yếu tố nguy cơ, lượng giá mối quan hệ liều-đáp ứng, lượng giá phơi nhiễm và mô tả nguy cơ. Năm bước này sẽ được mô tả chi tiết ở mục III. Ngoài ra, định nghĩa về Lượng giá và Quản lý nguy cơ của Ủy ban Quốc hội Mỹ (1997) cũng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực SKMT. Theo đó, lượng giá nguy cơ SKMT được định nghĩa là: “Một quy trình có tổ chức nhằm mô tả và ước lượng khả năng của việc tiếp xúc với yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường sẽ để lại hậu quả xấu cho sức khỏe. Quy trình này bao gồm 4 bước chính, đó là: xác định yếu tố nguy cơ, lượng giá mối quan hệ liều-đáp ứng, lượng giá phơi nhiễm và mô tả nguy cơ” (U.S. Presidential/ Congressional Commission 1997). 2. Các khung lượng giá nguy cơ sức khỏe Trên thế giới hiện có rất nhiều khung lượng giá nguy cơ sức khỏe khác nhau được sử dụng như là những công cụ thiết thực cho việc phân tích, lượng giá và truyền thông nguy cơ sức khỏe một cách có hệ thống. Mặc dù những khung lượng giá nguy cơ này được xây dựng để lượng giá các loại nguy cơ khác nhau, nhưng cách tiếp cận cũng như các bước của những khung lượng giá này lại có nhiều điểm tương đồng. Tác giả Jardine và cộng sự (2003) đã nghiên cứu kỹ 12 khung lượng giá và quản lý nguy cơ sức khỏe được coi là chuẩn mực trên thế giới và đưa ra 7 yếu tố chính cần có của khung lượng giá và quản lý nguy cơ sức khỏe môi trường, sinh thái và sức khỏe nghề nghiệp, đó là: bước xác định vấn đề, sự tham gia của các bên liên quan, truyền thông nguy cơ, các bước lượng giá nguy cơ, đánh giá, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định và tính linh hoạt. Bảng 12.2 so sánh các bước của một số khung lượng giá và quản lý nguy cơ sức khỏe/SKMT được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. 8 Bảng 12.2. Các bước của khung lượng giá và quản lý nguy cơ sức khỏe/SKMT Khung lượng giá và quản lý nguy cơ SKMT của Hội đồng Sức khỏe Môi trường Ôxtrâylia (enHealth Council 2004) Khung lượng giá và quản lý nguy cơ sức khỏe của Ủy ban Quốc hội Mỹ (U.S Presidential/ Congressional Commission 1997) Khung lượng giá và quản lý nguy cơ sức khỏe của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Mỹ (U.S. National Research Council, 1983) Xác định vấn đề Xác định vấn đề Xác định yếu tố nguy cơ Xác định yếu tố nguy cơ Xác định yếu tố nguy cơ Lượng giá mối quan hệ liều-đáp ứng Lượng giá mối quan hệ liều-đáp ứng Lượng giá mối quan hệ liều-đáp ứng Lượng giá phơi nhiễm Lượng giá phơi nhiễm Lượng giá phơi nhiễm Mô tả nguy cơ Mô tả nguy cơ Mô tả nguy cơ Các lựa chọn/giải pháp Ra quyết định Quản lý nguy cơ Các hoạt động Quản lý nguy cơ Truyền thông, thăm dò ý kiến, và lôi cuốn sự tham gia của các bên liên quan Giám sát, xem xét và đánh giá (Nguồn: enHealth Council 2004; U.S Presidential/ Congressional Commission 1997; U.S. National Research Council, 1983) III. KHUNG LƯỢNG GIÁ NGUY CƠ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG 1. Giới thiệu nguồn gốc và ứng dụng của khung lượng giá nguy cơ SKMT Khung lượng giá nguy cơ SKMT ở Ôxtrâylia do Hội đồng SKMT Ôxtrâylia xây dựng và bắt đầu áp dụng từ năm 2002 (Australian enHealth Council 2004). Đó là một quy trình lô gíc và hệ thống nhằm lượng giá nguy cơ sức khỏe do việc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ từ môi trường. Khung lượng giá này được sử dụng để xây dựng các tiêu chuẩn và hướng dẫn SKMT (ví dụ tiêu chuẩn phát thải ô nhiễm không khí, tiêu chuẩn nước ăn uống và sinh hoạt v.v.). Trong trường hợp những chất ô nhiễm chưa có tiêu chuẩn quy định nồng độ tối đa cho phép thì khung lượng giá nguy cơ SKMT cũng được sử dụng để lượng giá các 9 nguy cơ sức khỏe của việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, khung lượng giá nguy cơ SKMT cũng được ứng dụng trong các tình huống thực tế, tình huống giả định, hay được thực hiện như là một cấu phần của quy trình đánh giá tác động sức khỏe (Health Impact Assessment). Khung lượng giá nguy cơ SKMT được xây dựng dựa vào mô hình lượng giá và quản lý nguy cơ sức khỏe của của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Mỹ (U.S. NRC 1983) và của Ủy ban Quốc hội Mỹ về Lượng giá và Quản lý Nguy cơ (P/CCRARM 1997). Đây là hai mô hình được cho là có tầm ảnh hưởng lớn nhất và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực lượng giá và quản lý nguy cơ sức khỏe. Hình 12.1 mô tả 5 bước chính của khung lượng giá nguy cơ SKMT, bao gồm xác định vấn đề, lượng giá yếu tố nguy cơ (được chia làm 2 bước là xác định yếu tố nguy cơ và lượng giá mối quan hệ liều-đáp ứng), lượng giá phơi nhiễm và mô tả nguy cơ. Ngoài 5 bước chính này, mô hình lượng giá nguy cơ SKMT còn bao gồm một yếu tố hết sức quan trọng và cần được thực hiện ở tất cả các bước đó là huy động sự tham gia của các bên liên quan, truyền thông nguy cơ và tư vấn cộng đồng. 10 2. Khung lượng giá nguy cơ SKMT 2.1. Sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan trong lượng giá nguy cơ Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan cũng như truyền thông nguy cơ được đặc biệt chú trọng và được xem là thành phần không thể thiếu trong các mô hình lượng giá và quản lý nguy cơ sức khỏe/SKMT (ví dụ mô hình của U.S. P/CCRARM 1997; U.S. NRC 1996; Lượng giá yếu tố nguy cơ Xác định yếu tố nguy cơ Lượng giá liều-đáp ứng Lượng giá phơi nhiễm Mô tả nguy cơ Xem xét, theo dõi, đánh giá Xác định vấn đề Xem xét, theo dõi, đánh giá LƯỢNG GIÁ NGUY CƠ SỨC KHỔE MÔI TRƯỜNG Hình 12.1. Khung lượng giá nguy cơ sức khỏe môi trường (Nguồn: Australian enHealth Council 2004) QUẢN LÝ NGUY CƠ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG Sự tham gia của cộng đồng, các bên liên quan, và truyền thông nguy cơ [...]... nghiệm so v i liều ph i nhiễm thấp trong m i trường xung quanh 2.6 Lượng giá ph i nhiễm (Exposure Assessment) Theo H i đồng SKMT Ôxtrâylia (2004), lượng giá ph i nhiễm nhằm xác định mức độ, tần suất, quy mô, đặc i m và khoảng th i gian ph i nhiễm trong quá khứ, hiện t i và trong tương lai Bước lượng giá ph i nhiễm cũng cần xác định rõ đặc i m của quần thể bị ph i nhiễm cũng như các đường ph i nhiễm... Lượng giá ph i nhiễm Xem xét, và kiểm tra tính thực tiễn Các yếu tố khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã h i, chính trị tác động t i lượng giá và quản lý nguy cơ Đánh giá nguy cơ & ra quyết định gi i quyết/xử lý nguy cơ Thực thi quyết định Xem xét quá trình Theo d i, đánh giá hiệu quả của gi i pháp Mô tả nguy cơ Hình 12.2 M i quan hệ giữa lượng giá và quản lý nguy cơ sức khỏe m i trường (Nguồn: Australian... • Số mẫu m i vị trí • Th i i m lấy mẫu trong ngay, trong mùa, trong năm • Hướng gió khi lấy mẫu • Các i u kiện vi khí hậu khi lấy mẫu v.v 24 Ở Việt Nam, các i u kiện trên thường ít được tuân thủ do trình độ của ngư i i lấy mẫu và nhiều khi do i u kiện kinh tế (phân tích mẫu m i trường nhiều khi rất tốn kém) Vì vậy, m i khi nhận được kết quả đo m i trường cần ph i tìm hiểu kỹ quy trình lấy mẫu... lượng giá nguy cơ hay không, đồng th i hỗ trợ việc xác định phạm vi và mục tiêu của quá trình lượng giá 2.4 Xác định yếu tố nguy cơ (Hazard Identification) Xác định yếu tố nguy cơ là một trong hai cấu phần của bước lượng giá yếu tố nguy cơ (cấu phần còn l i là lượng giá m i quan hệ liều-đáp ứng và sẽ được trình bày ở phần tiếp theo) Bước lượng giá yếu tố nguy cơ cùng v i bước lượng giá ph i nhiễm sẽ giúp... đ i tượng tiếp xúc, số ngư i tiếp xúc, tu i gi i của đ i tượng tiếp xúc và phương thức tiếp xúc Ở đây còn bao gồm cả tần suất tiếp xúc, phương tiện bảo hộ khi tiếp xúc, kiến thức th i độ và thực hành của ngư i bị tiếp xúc đ i v i chất ô nhiễm 4 Xác định mức độ hấp thụ yếu tố ô nhiễm Áp dụng exposure test, là test tiếp xúc thường được dùng để trả l i cho câu h i này Đây cũng là một phần của đánh giá... cho việc đánh giá hậu quả sức khỏe của việc tiếp xúc v i các yếu tố nguy cơ cần có các hệ thống lưu trữ thông tin m i trường, lý lịch m i trường của các cơ sở sản xuất, các địa phương, cũng như hệ thống theo d i giám sát bệnh tật và tử vong Các bước lượng giá nguy cơ này có một số i m giống v i các bước của khung lượng giá nguy cơ SKMT của H i đồng SKMT Ôxtrâlia (2004) Tuy nhiên, do i u kiện kinh... huống trên là gì? 2 Dioxin là gì? Dioxin ảnh hưởng lên sức khỏe như thế nào? Các nguồn phát th i dioxin ở tỉnh A là gì? 3 Liều tiếp xúc ở mức nào sẽ gây ra những ảnh hưởng sức khoẻ? Mức tiêu thụ dioxin hàng ngày chấp nhận được do Tổ chức Y tế Thế gi i đưa ra là bao nhiêu? 4 Ngư i dân tỉnh A có thể tiếp xúc v i dioxin ở đâu? Bằng con đường nào? V i mức độ nào? 5 Nếu theo Cục Bảo vệ M i trường Mỹ, nguy cơ... ‘Perception of risks’, Toxicology Letters, vol 149, pp 40 5-4 13 30 Ropeik D & Gray G 2002, Risk: A Practical Guide for Deciding What’s Really Safe and What’s Really Dangerous in the World Around You, Houghton Mifflin, New York Samet LM, Schnatter R & Gibb H 1998, ‘Invited commentary: Epidemiology and risk assessment’, American Journal of Epidemiology, vol 148, no.10, pp 92 9-9 36 Secretariat of Fifty-fifth... tiếp, phương pháp dựa vào tình huống ph i nhiễm giả định, và phương pháp giám sát sinh học (Cục Bảo vệ M i trường Mỹ - U.S EPA 1992) 2.6.1 Phương pháp trực tiếp Ph i nhiễm có thể được lượng giá ngay t i th i i m tiếp xúc bằng cách đo nồng độ tiếp xúc và th i gian tiếp xúc (Tenkate 2006) Phương pháp này thường được sử dụng trong lĩnh vực y học lao động và được coi là phương pháp lượng giá ph i nhiễm... v i 3-MCPD mà ngư i dân đang ph i đ i mặt Một số câu h i g i ý: 1 Vấn đề đưa ra trong tình huống trên là gì? 2 3-MCPD là gì? 3-MCPD ảnh hưởng lên sức khỏe như thế nào? Các nguồn phát sinh 3-MCPD? 3 Liều ph i nhiễm 3-MCPD ở mức nào sẽ gây ra những ảnh hưởng sức khoẻ? Mức tiêu thụ 3-MCPD hàng ngày chấp nhận là bao nhiêu? 4 Ngư i dân có thể bị ph i nhiễm v i 3-MCPD từ đâu? Bằng con đường nào? V i mức . 1 B I 12: QUẢN LÝ SỨC KHOẺ M I TRƯỜNG PHẦN I – LƯỢNG GIÁ NGUY CƠ SỨC KHỎE M I TRƯỜNG (ENVIRONMENTAL HEALTH RISK ASSESSMENT) Đ i tượng: Cao học Y tế công cộng Th i gian: 4 giờ Mục tiêu b i. tế. I. KH I NIỆM VÀ NHẬN THỨC VỀ NGUY CƠ SỨC KHỎE M I TRƯỜNG 1. Kh i niệm nguy cơ sức khỏe m i trường B i này gi i thiệu về phương pháp lượng giá nguy cơ sức khỏe do tiếp xúc v i các yếu. nguy cơ Lượng giá m i quan hệ liều-đáp ứng Lượng giá m i quan hệ liều-đáp ứng Lượng giá m i quan hệ liều-đáp ứng Lượng giá ph i nhiễm Lượng giá ph i nhiễm Lượng giá ph i nhiễm Mô tả nguy

Ngày đăng: 26/07/2014, 02:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan