Công nghệ chăn nuôi : GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI part 6 docx

6 447 1
Công nghệ chăn nuôi : GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI part 6 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sơ đồ 2.3. Lai luân chuyển 2 giống Sơ đồ 2.4. Lai luân chuyển 3 giống Caíi tiãún Âæåüc caíi tiãún 1/ 2 1/4 1/8 Khi tính trạng các con lai đạt yêu cầu thì dừng lại, trong thực tế thường chỉ dừng ở đời thứ năm vì ưu thế lai đã giảm thấp. Sơ đồ 2.5. Lai cải tiến 2.6.1.2.3. Lai cải tiến (pha máu) Lai cải tiến được sử dụng khi một giống cơ bản đã tốt, nhưng còn một vài hạn chế cần hoàn thiện hoặc nâng cao. Lai cải tiến để hoàn chỉnh đặc tính của giống một cách nhanh chóng hơn là con đường thuần chủng. 2.6.1.2.4. Lai cải tạo (cấp tiến) Là phương pháp dùng một giống cao sản lai để cải tạo một giống chưa đáp ứng được nhu cầu mong muốn. 1/ 2 3/4 Så âäö lai 1/8 Sơ đồ 2. 6. Lai cải tạo Khi áp dụng phương pháp này, người ta dùng con đực giống cao sản (đi cải tạo) giao phối với các thế hệ lai làm tăng tỷ lệ máu giống cải tạo, giảm tỷ lệ máu giống địa phương. Khi đạt được đặc tính mong muốn thì dừng lại để tự giao. 2.6.1.2.5. Lai gây thành (phối hợp) Là phương pháp phối hợp nhiều giống lai để có được một giống mới có nhiều tính trạng tốt. Có thể sử dụng các giống địa phương phối hợp với nhau hoặc phối hợp với các giống cao sản, nhưng phải xác định được giống nào là giống chủ yếu (giống nền) trong quá trình pha máu. 2.6.1.2.6. Lai khác loài (lai xa) Là phương pháp lai tạo giữa cá thể khác loài, nhưng có một số điểm chung, như cùng là thuỷ cầm (như ngan và vịt); cùng ăn cỏ và có dạ dày đơn (như lừa và ngựa)…Thí dụ: ngựa lai với lừa, bò nhà lai với bò Tây Tạng, vịt lai với ngan Khi lai xa, nói chung ưu thế lai biểu hiện rất rõ nhưng thường dẫn tới hiện tượng bất thụ: con lai không có khả năng sinh sản. Tuy vậy, cũng có hiện tượng con lai sinh sản được hoặc chỉ có con đực hay con cái bất thụ và thường là con đực bất thụ. Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ này là sự khác biệt về số lượng nhiễm sắc thể hoặc sự khác biệt quá xa về đặc tính di truyền của nhiễm sắc thể. Trong chăn nuôi, lai xa được ứng dụng để tạo các giống gia súc mới, bò thịt Santa gertrudis từ bò thịt Soocgoc và bò Ucraina, cừu lông mịn từ cừu nhà và cừu núi. Gà đuôi dài từ gà rừng và gà Ðông Thiên. 2.6.2. Các phương pháp phối giống Có hai phương pháp phối giống: phối trực tiếp và thụ tinh nhân tạo. 2.6.2.1. Phối trực tiếp Là phương pháp cho con đực trực tiếp giao phối với con cái, gồm các hình thức: - Phối đơn: khi con cái động dục, cho một đực giao phối một lần, phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất vì đơn giản, rẻ tiền, dễ áp dụng, nhưng đòi hỏi phải theo dõi chặt chẽ thì tỷ lệ thụ thai mới cao. - Phối lặp: khi con cái động dục, cho một đực giao phối hai lần cách nhau từ 12 - 18 giờ. Phương pháp giao phối này có tỷ lệ thai cao, số con nhiều, sức sống cao, nhưng ảnh hưởng tới sức khỏe và tuổi thọ của đực giống. - Phối kép: khi con cái động dục cho hai đực giao phối hai lần cách nhau vài phút. Phương pháp giao phối này tăng được số con đẻ trong một lứa và sức sống đời con nhưng tốn kém nhiều đực giống. - Phối nhiều lần: khi con cái động dục, cho nhiều đực, mỗi đực giao phối nhiều lần, có tác dụng kích thích sự rụng trứng, khắc phục tình trạng khó chửa, đẻ của gia súc cái. Phương pháp giao phối này thường áp dụng chữa bệnh khó chửa đẻ của gia súc cái. 2.6.2.2. Thụ tinh nhân tạo Là phương pháp lấy tinh dịch của con đực đem truyền cho con cái mà không có sự tiếp xúc giữa con đực và con cái. Thụ tinh nhân tạo là phương pháp tiên tiến vì có những ưu điểm sau đây: - Tiết kiệm được đực giống, vì cùng một lượng tinh dịch của cùng một lần phóng tinh, có thể đem phối cho nhiều con cái, trong khi giao phối trực tiếp chỉ phối được cho một con cái. Thí dụ: một lần phóng tinh lợn phối được 12 con cái, bò phối được 100 - 200 con cái, ngựa 8 - 12 con cái. - Mở rộng được địa bàn ảnh hưởng của con đực, do đó phát huy được đặc tính tốt của con đực ưu tú. - Khắc phục được những trường hợp không tiến hành giao phối trực tiếp giữa con đực và con cái, chẳng hạn sự chênh lệch nhau quá lớn về tầm vóc và khối lượng. - Ngăn ngừa được một số bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là một số bệnh lây qua đường sinh dục do có sự tiếp xúc giữa con đực và con cái. - Có thể làm tăng tỷ lệ thụ thai, do các chất dinh dưỡng pha thêm vào tinh dịch làm tăng thêm hoạt tính của tinh trùng. - Gián tiếp kéo dài thời gian sử dụng con đực là biện pháp tích cực đáp ứng yêu cầu của phương pháp kiểm tra đực giống qua đời con. Ưu điểm này do thời gian bảo quản tinh dịch được kéo dài có thể 1 - 15 năm. - Là cơ sở cho các phương pháp tác động đến bản chất di truyền của tế bào sinh dục đực, áp dụng trong lai xa, điều khiển giới tính. Ðể tiến hành thụ tinh nhân tạo cần thực hiện các bước sau: 2.6.2.2.1. Lấy tinh Huấn luyện gia súc đực nhảy giá, phóng tinh vào âm đạo giả. 2.6.2.2.2. Kiểm tra phẩm chất tinh dịch Mục đích kiểm tra là để đánh giá chất lượng tinh dịch thông qua đó nhận định khả năng sản xuất, sức khỏe, chế độ nuôi dưỡng và sử dụng đực giống đồng thời quyết định tỷ lệ pha loãng, liều lượng tinh dịch sử dụng/ lần phối giống. Các chỉ tiêu chính kiểm tra phẩm chất tinh dịch bao gồm. - Thể tích tinh dịch (V): lượng tinh của một lần lấy tinh Lợn: 150 - 400ml; bò: 1,5 - 15ml; ngựa: 50 - 200ml; cừu: 0,5 - 2,5ml - Hoạt lực (A) là tỷ lệ (%) tinh trùng thẳng tiến trong tổng số tinh trùng. Hoạt lực thường chia 10 bậc. 1 0,9 0,8 0,7 0,6 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% Quy định với lợn hoạt lực đạt trên 0,6 mới pha chế, bảo quản. - Nồng độ (C): nồng độ tinh trùng có trong 1ml tinh dịch. Bò: 600 - 2500 triệu / ml; Lợn: 100-150 triệu/ml VAC là chỉ tiêu quan trọng nhất. - Ngoài ra người ta còn kiểm tra các chỉ tiêu: màu sắc, độ ẩm, pH, độ hạ băng điểm, sức kháng 2.6.2.2.3. Pha loãng tinh dịch Dùng các môi trường đặc biệt pha loãng tinh dịch làm tăng thể tích tinh dịch, đồng thời có tác dụng dinh dưỡng cũng như bảo tồn sự hoạt động, khả năng thụ thai cho tinh trùng. Một vài loại môi trường tinh dịch thường được ứng dụng trong sản xuất hiện nay: Bảng 2.4. Một số môi trường pha loãng tinh dịch Môi trường Trilon B Lượng Môi trường sữa Lượng Thành phần Nước cất Glucoza Trilon B Citrat Natri Bicarbonat Natri Tetracyclin Lòng đỏ trứng gà 1000ml 60g 1,85g 1,78g 0,60g 0,05g 30 - 50ml Sữa bò tươi Glucoza Tartrat Sulfamit Lòng đỏ trứng gà Nước cất 70 - 75ml 0,6 - 0,8g 0,09 - 0,12g 0,1g 10ml 15 - 20ml Tùy hoạt lực của tinh trùng, nồng độ tinh trùng (tỷ/ml), thể tích một liều dẫn tinh (ml) mà quy định bội số pha loãng (tỷ lệ giữa tinh trùng và môi trường) có thay đổi. Cần tính toán để trong một liều dẫn tinh đảm bảo có 0,5 - 1,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng (dùng cho lợn cái nội); 1,0 - 1,5 tỷ tinh trùng tiến thẳng (dùng cho lợn lai) hoặc 1,5 - 2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng cho lợn nái ngoại. 2.6.2.2.4. Bảo tồn tinh dịch Giữ tinh dịch trong môi trường nhiệt độ thấp ức chế sự hoạt động của tinh trùng để bảo tồn tinh dịch. Thông thường bảo tồn tinh dịch trong phích nước đá hoặc dùng môi trường nitơ lỏng (- 196 0 C). 2.6.2.2.5. Vận chuyển tới nơi sử dụng Khi vận chuyển cần tránh va chạm, rung động ảnh hưởng tới hoạt lực của tinh trùng, giảm thấp tỷ lệ thụ thai. 2.6.2.2.6. Dẫn tinh Ðưa ống cao su, thủy tinh, nhựa vào đường sinh dục gia súc cái nhẹ nhàng bơm tinh dịch vào. Lượng tinh dịch sử dụng trong một lần dẫn tinh như sau: Bò: 0,5-2ml/lần. Sử dụng tinh đông viên, tinh cọng rạ (Straw) bằng dụng cụ chuyên dùng và với quy trình riêng Lợn: 20; 30; 60; 100ml/lần (tuỳ theo bội số pha loãng và đối tượng phối giống). Hiện nay, mạng lưới thụ tinh nhân tạo đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta với các trại lợn đực giống, Trung tâm tinh đông lạnh Moncađa, mạng lưới đến dẫn tinh viên đông đảo có tay nghề cao. Trong chăn nuôi lợn và bò, thụ tinh nhân tạo là biện pháp tích cực, nhanh chóng để mở rộng địa bàn lai tạo, giảm bớt số gia súc đực phải nuôi. Trong công nghệ sinh học hiện đại, người ta đã đạt được những thành tựu rất đáng kể trong việc nhân giống, phối giống để nhân nhanh một giống gia súc tốt nào đó, như là bò sữa cao sản, dê sữa, bò thịt cao sản…thông qua các công nghệ như: gây rụng trứng nhiều và đồng loạt/ lần động dục, thụ tinh trong ống nghiệm, cấy truyền phôi, sản xuất tế bào gốc, nhân bản (cloning)…Các kỹ thuật này không tách rời khỏi kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và các kỹ thuật di truyền. 2.7. Các giống gia súc , gia cầm phổ biến hiện nay 2.7.1. Một số giống lợn nuôi phổ biến ở nước ta 2.7.1.1.Các giống lợn nội a) Lợn Móng Cái Là giống lợn hướng mỡ, có từ lâu đời ở nước ta. Hiện nay được coi là giống lợn nội tốt nhất, đầu tiên được nuôi phổ biến ở vùng Đông Bắc của nước ta (huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh), hiện nay được nhân rộng và nuôi phổ biến ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, Bắc và Trung trung bộ nhờ chương trình Móng Cái hóa những năm 1980. - Nguồn gốc: lợn Móng Cái có nguồn gốc từ giống lợn lang Quảng Ðông, Trung Quốc, được nguời Hoa kiều mang sang nước ta nuôi từ lâu dần dần phát triển thành giống lợn Móng Cái ngày nay. Lợn Móng Cái có 3 loại hình: Móng Cái xương to, xương nhỡ, xương nhỏ. Giống nuôi phổ biến hiện nay là trong sản xuất thuộc dạng Móng Cái xương to và xương nhỡ. - Ðặc điểm về ngoại hình: đầu đen có đốm trắng ở giữa trán (hình thoi hoặc hình tam giác), mõm trắng, giữa vai và cổ có một vành trắng vắt ngang vai, kéo dài đến bụng và 4 chân. Lưng và mông có màu đen hình yên ngựa. Dáng thấp, lưng yếu hơi võng, bụng xệ, má bệu, ở cổ có nhiều ngấn. - Ðặc điểm về sinh trưởng và phát dục (STPD): khả năng STPD cao hơn các giống lợn nội khác. Có 13 đôi xương sườn, khối lượng sơ sinh trung bình 0.5 - 0.6 kg/con, khối lượng 60 ngày tuổi 6.5 - 6.8 kg/con. Lợn trưởng thành con cái đạt 95 - 100 kg, nuôi thịt 10 tháng tuổi đạt 60 - 70 kg, tỷ lệ nạc trong thân thịt thấp 34 - 35%, tỷ lệ mỡ cao 41 - 42%. Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng 5 - 6 kg thức ăn hỗn hợp. - Khả năng sinh sản: lợn có khả năng sinh sản cao, có 12 - 14 vú, đẻ 10 - 16 con/lứa, trung bình 11,6 con. - Hướng sử dụng: làm nái nền để lai tạo với lợn ngoại (Ðại bạch, Landrace ) tạo con lai nuôi thịt chủ yếu hiện nay ở miền Bắc, ven biển miền Trung và Tây Nguyên. Dùng nái lai F1 (ÐB x MC); LR x MC) để làm nền tạo con lai 3/4 máu ngoại nuôi thịt để nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc trong thịt xẻ lên 48 - 49%. Hình 2.1. Lợn nái Móng Cái b) Lợn Ỉ Là giống lợn hướng mỡ, được nuôi phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ của nước ta - Nguồn gốc: hiện nay chưa có một tài liệu nào xác định một cách đầy đủ và khoa học về nguồn gốc của lợn Ỉ. Song dựa trên quá trình phát triển, sự phân bố và sự thuần nhất ta có thể nói rằng ngồn gốc của lợn Ỉ xuất phát từ 3 huyện phía bắc của tỉnh Nam Định. - Ðặc điểm ngoại hình: lợn Ỉ có 2 ngoại hình là Ỉ mỡ và Ỉ pha, chúng có chung đặc điểm ngoại hình: toàn thân màu đen, tầm vóc nhỏ, chân ngắn, mõm ngắn, thể chất không vững chắc, lưng võng, bụng xệ, 4 chân yếu. Lợn Ỉ mỡ Ỉ mặt nhăn có đặc điểm mặt nhăn, mõm ngắn. Lợn Ỉ pha: mõm thẳng, mặt không nhăn, bụng gọn hơn do pha tạp với lợn Móng Cái, lợn Berkshire. . sinh trưởng và phát dục (STPD ): khả năng STPD cao hơn các giống lợn nội khác. Có 13 đôi xương sườn, khối lượng sơ sinh trung bình 0.5 - 0 .6 kg/con, khối lượng 60 ngày tuổi 6. 5 - 6. 8 kg/con Trong chăn nuôi, lai xa được ứng dụng để tạo các giống gia súc mới, bò thịt Santa gertrudis từ bò thịt Soocgoc và bò Ucraina, cừu lông mịn từ cừu nhà và cừu núi. Gà đuôi dài từ gà rừng và gà. Gà đuôi dài từ gà rừng và gà Ðông Thiên. 2 .6. 2. Các phương pháp phối giống Có hai phương pháp phối giống: phối trực tiếp và thụ tinh nhân tạo. 2 .6. 2.1. Phối trực tiếp Là phương pháp cho con

Ngày đăng: 25/07/2014, 21:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan