Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi các động vật không truyền thống part 3 potx

5 356 1
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi các động vật không truyền thống part 3 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thỏ mắn đẻ một gia đình nuôi một thỏ đực cộng 2 thỏ cái sinh sản thì thường xuyên có 15 - 25 thỏ ở các lứa tuổi cần phải nuôi. Từ một thỏ cái sinh sản, nuôi tốt một năm cho 30 - 36 con thỏ thịt, 3 - 4 tháng tuổi cho 60 - 70kg thỏ hơi tương đương 30 - 35 kg thịt móc hàm. Vì vậy, nuôi thỏ lấy thịt là rất tốt. Thức ăn cho thỏ lại dễ kiếm chỉ là cây cỏ, lá tự nhiên, cỏ trồng hoặc củ quả, phụ phẩm của cây trồng hoặc phụ phẩm từ thực phẩm dùng cho con người (bã chè ). + Các giống thỏ. Hiện nay có nhiều giống thỏ khác nhau. Ở nước ta đang nuôi các giống thỏ chính là thỏ nội (thỏ dé) và thỏ nhập nội Tân Tây Lan trắng (Newzeland White) - Thỏ nội ( thỏ Việt Nam) còn được gọi là thỏ dé có nguồn gốc là thỏ của Pháp du nhập vào nước ta 70 - 80 năm trước đây, nay bị pha tạp nhiều. Hiện nuôi ở trung tâm dê thỏ Sơn Tây, tỉnh Đồng Nai và rải rác ở nhiều nơi khác. Thỏ có màu lông đen hoặc xám, mắt đen, lưng khum, tai to hướng lên trên. Khối lượng nhỏ sơ sinh 55 - 65g/con, thỏ trưởng thành 3,0 - 3,5kg/con. Tuổi phối giống lần đầu 5 tháng, đẻ mỗi năm 6 - 7 lứa mỗi lứa 6 - 7 con. Thịt thơm ngon ít mỡ - Thỏ Tân Tây Lan trắng (Newzeland White) Nhập vào nước ta từ Hungari năm 1997 và năm 2000; Hiện nuôi ở trung tâm dê thỏ Sơn Tây và một số tỉnh khác. Thỏ có lông màu trắng tuyền, mắt đỏ, thân dài 45cm. Khối lượng thỏ sơ sinh 50 - 60g/con. Trưởng thành thỏ được 5 - 5,5kg/con, thỏ cái 4,5 - 5kg/con. Tuổi phối giống lần đầu 150 ngày, mỗi năm đẻ 6 - 7 lứa, mỗi lứa 6 - 8 con. Thỏ cung cấp thịt, lông, da. Từ hai giống thỏ thuần chủng này đã cho lai thỏ đực Tân Tây Lan với thỏ cái Việt Nam, con lai sinh sản tốt hơn và sinh trưởng nhanh, cho nhiều thịt. + Chuồng lồng nuôi thỏ. Chuồng hoặc lồng nuôi thỏ được làm bằng vật liệu dễ kiếm như tre, nứa, gỗ hoặc có thể bằng khung sắt sàn lưới thép. Chuồng đặt gần nhà tiện lợi cho chăm sóc và ở nơi yên tĩnh. Trong gia đình mới bắt đầu nuôi nên nuôi một gia đình thỏ gồm một thỏ đực hai thỏ cái sinh sản, thường xuyên sẽ có 15 - 20 thỏ con ở độ tuổi khác nhau, như vậy gần 3 lồng cho thỏ bố mẹ và hai lồng nuôi chung thỏ thịt. Một số kiểu chuồng (cũi) nuôi thỏ ở gia đình (hình 7.1). Cạnh chuồng gồm hệ thống máng ăn, máng uống tiện cho thỏ sử dụng tránh rơi vãi lãng phí thức ăn, nước uống. Hình 7.1. Một số kiểu chuồng nuôi thỏ + Các loại thức ăn cho thỏ. Thức ăn xanh cho thỏ là các loại lá rau, cỏ non, thân cây họ đậu, cây ngô, củ, quả, cây mía… Mùa đông có thể cho ăn cỏ khô bã chè khô, chè mạn, chè xanh phơi khô hoặc tươi. Nên cho ăn thêm thức ăn tinh như hạt ngô, cơm, khô dầu lạc, đỗ tương…Nếu có nhiều loại thức ăn nên để thỏ tự chọn , ăn tự do. Khi thay đổi thức ăn nên tiến hành từ từ để hạn chế các bệnh đường tiêu hoá ở thỏ. Thỏ ăn về ban đêm không kém gì ban ngày nên có đủ thức ăn cho thỏ (lượng thức ăn ban ngày và ban đêm bằng nhau). Lượng thức ăn phụ thuộc vào thời kỳ sản xuất của thỏ. Tốt nhất nên cho ăn thoả mãn (trong máng luôn có thức ăn ) và có thể điều chỉnh thức ăn hàng ngày. + Phối giống cho thỏ. Tuổi phối giống lần đầu ở thỏ cái thường 4 - 4,5 tháng, thỏ đực lúc 5 - 5,5 tháng chu kỳ sinh dục của thỏ là 16 - 18 ngày. Thỏ cái động dục thì âm hộ sưng tấy niêm mạc màu đỏ tươi, dịch nhờn chảy ra từ đường sinh dục là lúc thỏ cái chịu đực. Thời gian phối giống tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Khi thỏ cái động dục đưa thỏ cái đến lồng thỏ đực để phối giống, nên hỗ trợ để thỏ đực phối giống được thuận lợi. Sau khi cho thỏ cái vào lồng thỏ đực 5 phút mà không phối giống được thì đưa thỏ cái trở lại lồng của nó và phối giống lại vào ngày sau. + Chăm sóc thỏ đẻ, thỏ con. Thỏ mang thai 30 ngày, có thể đẻ sớm hoặc muộn hơn 1 - 2 ngày. Trước khi đẻ thỏ mẹ vào ổ đẻ, cào bới ổ và nhổ lông trộn với lớp độn lót (là phôi bào, cỏ khô, rơm khô mềm). Vì vậy, trước khi đẻ 3 - 4 ngày cần đặt ổ đẻ vào chuồng thỏ mẹ. Thỏ con mới sinh không có lông, không mở mắt ngay, không đứng được nên cần có ổ đẻ và lót ổ tốt, tránh thỏ con bị xây xát da hoặc chết rét. Sau khi thỏ đẻ xong kiểm tra đàn con cho nó nằm tập trung và phủ lồng ấm. Thỏ có thể đẻ nhiều con nhưng chỉ nên để nuôi không quá 8 con vì thỏ mẹ chỉ có 8 núm vú. trường hợp đàn thỏ con đẻ ra quá đông và nhiều đàn cùng đẻ cách nhau 1 - 2 ngày có thể thực hiện san đàn, ghép ổ. Thỏ mẹ chỉ nhảy vào ổ cho con bú một lần trong một ngày đêm. Sau khi thỏ con bú xong nên giữ yên tĩnh, có thể đưa ổ đẻ chứa thỏ con ra khỏi lồng thỏ mẹ để giữ yên tĩnh cho thỏ con. Đảm bảo giữ thức ăn và nước uống cho thỏ mẹ và đủ sữa cho con. ** Thỏ mẹ nuôi dưỡng tốt, khoẻ mạnh có thể cho phối giống ngay lần động dục đầu tiên lúc 1- 3 ngay sau khi đẻ, thông thường nên cho phối lại vào lần động dục thứ hai sau khi đẻ, tức là 16 – 18 ngày sau khi đẻ. Như vậy, thỏ đẻ được 6 – 7 lứa/năm. Mới nuôi thỏ lần đầu nên cho đẻ thưa 4 – 5 lứa/năm. Thời gian sử dụng thỏ sinh sản là 3 năm. ** Thỏ con sau khi đẻ ra sinh trưởng rất nhanh. Tuần đầu thỏ con ngủ nhiều ít hoạt động trừ khi bú sữa. Tuần thứ 2 lông bắt đầu mọc ra phủ kín mình, thỏ con mở mắt và đi lại được. Tuần thứ 3 thỏ con ra khỏi ổ và tập ăn thức ăn cùng mẹ. Các tuần tiếp theo đó thỏ giảm bú, ăn tăng dần thức ăn. Khi thỏ 5 - 6 tuần tuổi có thể cai sữa và cho ăn thức ăn cứng. Lúc thỏ 8 tuần tuổi có thể phân biệt và tách nuôi riêng đực cái. Và đưa đi chuồng khác để nuôi vỗ béo thỏ thịt hoặc bán giống. * Vỗ béo thỏ thịt: sau khi cai sữa chuyển thỏ vào chuồng nuôi thỏ thịt. Nuôi nhốt 6 - 8 thỏ vào một ô chuồng (tốt nhất là thỏ cùng một đàn hoặc hai đàn gần ngày nhau). Cho thỏ ăn thức ăn theo nhu cầu (thoả mãn) và uống đủ nước. Vệ sinh thức ăn nước uống, chuồng trại sạch sẽ. Nuôi tốt lúc 3 - 4 tháng tuổi thỏ đạt 1,8 - 2,2 kg và có thể bán thịt. Muốn nuôi lớn hơn nữa thì phải tách riêng đực cái nuôi ở các ô chuồng riêng. Chú ý: bắt thỏ phải đúng cách, tay nắm chắc da vùng sát gáy, tay khác đỡ lấy mông thỏ nhấc lên không được xách tai hoặc hai chân sau dốc ngược lên (hình 7.2). Thỏ con khi bắt nắm chắc vùng giữa xương chậu và mông nhấc thỏ lên để đầu chúc xuống. Hình 7.2. Bắt thỏ đúng cách (A) và không đúng cách (B) 7.5. Chăn nuôi chim cút (nuôi cút) Chim cun cút gọi tắt là chim cút được thuần hoá ở Nhật Bản từ thế kỉ XI. Cút nuôi có nguồn gốc từ châu á, cút được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới để sản xuất thịt và trứng. Hiện nay, Nhật Bản sản xuất mỗi ngày 1,5 triệu trứng cút và khoảng 1 triệu con cút thịt; ở Pháp cũng sản xuất hơn 300 nghìn trứng cút /ngày; Ai Cập mỗi năm xuất khẩu hơn 3 triệu con cút thịt. Ở nước ta nuôi chim cút mới được quan tâm gần đây. Năm 1971 – 1972, Viện chăn nuôi nhập cút vào nuôi và sản xuất cút giống. Ở miền Nam cút được phát triển sớm hơn ở miền Bắc. Trong những năm gần đây nghề chăn nuôi cút ( nuôi chim cút) đã phát triển rộng rãi ở nhiều vùng trong cả nước, tập trung ở ven thành phố, thị trấn, có hộ gia đình nuôi tới 50 nghìn cút đẻ; quy mô trung bình 500 - 2000 con /hộ. Chăn nuôi chim cút đã mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhiều nông hộ ở nước ta. + Một số đặc tính sinh học của chim cút. - Chim cút có những tập tính sinh học đáng chú ý đó là thị giác rất phát triển nên có khả năng nhận biết và chọn lọc thức ăn cao, nhưng vị giác và khứu giác lại kém phát triển nên khó nhận biết về mùi vị thức ăn. Vì vậy, cút rất dễ bị ngộ độc thức ăn do ăn phải thức ăn ôi, mốc. - Chim cút còn mang nhiều đặc tính hoang dã, đặc điểm sinh sản của cút có khác các loài chim khác. Chim cút cái giữ phần lớn chức phận mà lẽ ra là ở giới đực như khoe mẽ, gù, đánh nhau với chim cái khác để tranh dành chim đực. Sau khi đẻ xong phần việc ấp trứng và chăm sóc chim non do chim đực đảm trách, còn chim cái đi tìm bạn và kết đôi với các chim đực khác. Chim cút hoang dã làm tổ trên mặt đất, đẻ theo mùa, mỗi năm 4 lứa, mỗi lứa 15 - 17 trứng. Chim cút đã được thuần dưỡng thành cút nuôi vẫn sợ tiếng động, tiếng ồn, thường bay lên va đầu vào thành lồng, chết. Ngày nay, chim cút nuôi nhốt, cho ăn đầy đủ, chăm sóc tốt cho sản lượng trứng 300 - 360 trứng/năm, có con đẻ đến 400 trứng/năm. Tỷ lệ đẻ trung bình 80 - 90%, khối lượng trứng trung bình 10 - 15g/ quả. Tuổi bắt đầu đẻ trứng khoảng 40 ngày, thời gian sử dụng đẻ trứng đến 14 - 18 tháng. - Chim cút có tốc độ sinh trưởng nhanh. Lúc 35 ngày tuổi cút trống có khối lượng trung bình 153g/con, tăng 18,8 lần khối lượng lúc mới nở; cút mái khối lượng 170g/con, tăng 20,8 lần lúc sơ sinh. Khi vào đẻ cút có khối lượng 140g, 6 tháng nặng 150 - 170g/con cá biệt có con tới 250g/con (tùy theo giống). - Nuôi cút không đòi hỏi nhiều diện tích chuồng nuôi, thức ăn chi phí không nhiều nhưng hiệu quả chăn nuôi cao. Mỗi ngày cho cút trưởng thành cho ăn 20 - 23g thức ăn và cút cho một quả trứng nặng 10 - 11g cho thấy cút là loài gia cầm nuôi có năng suất tạo trứng cao. Thịt và trứng cút có giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến, cút có thể nuôi lồng với mật độ cao phù hợp với các vùng ven thành phố, thị xã đất ở chật hẹp. + Các giống chim cút. Trên thế giới có nhiều giống chim cút khác nhau. Nuôi để phục vụ giải trí, săn bắn có giống cút Bốp oai (Bop white); nuôi làm cảnh, nghe hót như giống Xinh Xinh (Singing gruil); giống nuôi lấy thịt và đẻ trứng như pharaoh của Anh; Cotusnix Tatonica của Nhật Bản, một số giống khác của Pháp, Mỹ, Philippine, Malaysia. Nhìn chung các giống cút đều có kích thước không lớn, mỏ cút ngắn, khoẻ; cánh ngắn, tròn, yếu, có 10 lông cánh sơ cấp. Đuôi ngắn, mềm gồm 12 lông, phần lớn đều có 3 ngón chân. Chim cái lớn hơn chim đực và màu lông cũng sặc sỡ hơn. Ở nước ta nuôi giống cút Pharaoh (nhập vào miền Nam từ rất lâu), khối lượng trưởng thành 180 - 200g/con. Khoảng năm 1980 nhập chim cút Pháp khối lượng to hơn Pharaoh, trưởng thành khoảng 200 - 250g/con. Các giống cút này pha tạp trong quá trình phát triển chăn nuôi cút. Căn cứ vào màu sắc vỏ trứng để nhận biết độ thuần chủng của các giống cút. Cút Pharaoh thuần vỏ trứng có màu trắng và các đốm đen nhỏ đều như đầu đinh ghim. Cút Anh thuần vỏ trứng có màu nâu nhạt, các đốm đen to. Hiện nay ở các đàn cút nuôi thường nhận được trứng có nhiều màu pha trộn, đốm đen to, nhỏ không như nhau chứng tỏ cút đã bị pha tạp ở các mức độ khác nhau. + Kỹ thuật chăn nuôi cút. - Kỹ thuật nuôi cút con (1 - 25 ngày tuổi) * Chọn cút mới nở nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, khối lượng trung bình của giống 6 - 10g/con, lông màu vàng với các vằn đen, loại bỏ con hở rốn, khòeo chân, dị tật. * Các thiết bị dùng nuôi cút ** Lồng úm: kích thước lồng úm: rộng 1m dài 1,5m cao 0,5m có bao lưới chống thú dữ, chuột, mèo đáy lồng cách mặt đất 0,4 - 0,5m. Lưới lót đáy cần có lỗ nhỏ, lót bìa cứng, cót trong những ngày đầu tránh cút bị kẹt chân. ** Chuồng nuôi: cút hay bay nhảy nên thiết kế chuồng cần chú ý đặc điểm này. Thường nuôi cút trên lồng tầng, tuỳ điều kiện đất đá, loại cút nuôi mà bố trí chuồng nuôi thích hợp. Yêu cầu chuồng nuôi sàn phải lót lưới thép nắp trên làm bằng lưới mềm để cút bay nhảy không đụng vào sàn trên. Vách chuồng có các song dọc đủ kẻ hở cho cút lấy . nhạt, các đốm đen to. Hiện nay ở các đàn cút nuôi thường nhận được trứng có nhiều màu pha trộn, đốm đen to, nhỏ không như nhau chứng tỏ cút đã bị pha tạp ở các mức độ khác nhau. + Kỹ thuật chăn. sạch sẽ. Nuôi tốt lúc 3 - 4 tháng tuổi thỏ đạt 1,8 - 2,2 kg và có thể bán thịt. Muốn nuôi lớn hơn nữa thì phải tách riêng đực cái nuôi ở các ô chuồng riêng. Chú : bắt thỏ phải đúng cách, tay. cách (A) và không đúng cách (B) 7.5. Chăn nuôi chim cút (nuôi cút) Chim cun cút gọi tắt là chim cút được thuần hoá ở Nhật Bản từ thế kỉ XI. Cút nuôi có nguồn gốc từ châu á, cút được nuôi phổ

Ngày đăng: 25/07/2014, 21:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan