HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG DÙNG TỪ (TIẾNG VIỆT)_2 pot

6 341 1
HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG DÙNG TỪ (TIẾNG VIỆT)_2 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG DÙNG TỪ (TIẾNG VIỆT) 2.1- Từ Hán - Việt không có đơn vị thuần Việt tương đương. Trong trường hợp này, chúng ta bắt buộc phải dùng từ Hán - Việt. Tránh lối chuyển dịch nghĩa nôm na, tuỳ tiện. Ví dụ: Ðộc lập, tự do, bình đẳng, bác ái, cấu trúc, hàm số, ẩn số, hằng số, phế liệu, bảo thủ, thủ môn, ảo tưởng, viễn cảnh, nội thương, ngoại thương, nhân quyền, nhân mãn, nhân tạo v.v Trong một số trường hợp cho phép, chúng ta có thể chuyển đổi trật tự các yếu tố để làm giảm bớt màu sắc tiếng Hán: Khoa trưởng ( trưởng khoa; trưởng lớp ( lớp trưởng; quân y viện  viện quân y; nội khoa ( khoa nội; ngoại khoa ( khoa ngoại v.v 2.2- Từ Hán - Việt có đơn vị thuần Việt đồng nghĩa sắc thái. Ðây là trường hợp từ Hán - Việt và từ thuần Việt đồng nhất với nhau ở một vài nét nghĩa, nhưng lại khác nhau ở một vài nét nghĩa nào đó hay khác nhau về sắc thái biểu cảm, giá trị phong cách. Ðối với trường hợp này, tuỳ vào nội dung biểu đạt, thái độ, tình cảm và phong cách ngôn ngữ văn bản mà chúng ta dùng từ Hán - Việt hay từ thuần Việt. Ðể diễn đạt sắc thái trang trọng, trân trọng, lịch sự và trong các phong cách ngôn ngữ mang tính văn hoá cao, chúng ta dùng từ Hán - Việt. Ðể diễn đạt sắc thái thân mật, suồng sã và trong khẩu ngữ tự nhiên, chúng ta dùng từ thuần Việt. So sánh: Tạ thế, hi sinh, từ trần - Mất, chết, ngủm, bỏ mạng Tử thi - Xác chết, thây ma. Chiến sĩ, binh sĩ - Lính. Phu nhân - Vợ. Sinh - Ðẻ. Nhi đồng - Trẻ con. Thảo mộc - Cây cỏ. Aính, chân dung - Hình. Phát biểu - Nói chuyện. Thảo luận - Bàn, bàn bạc. Bảo vệ - Giữ gìn. 2.3- Từ Hán - Việt có đơn vị thuần Việt đồng nghĩa gần như tuyệt đối. Trong trường hợp này, chúng ta nên dùng từ thuần Việt. Dùng từ Hán - Việt là lạm dụng, cầu kì, không cần thiết. So sánh: Ðộc giả - Người đọc. Hỗ trợ - Giúp đỡ. Hiệu triệu - Kêu gọi. Phi cơ - Máy bay. Phi cảng, phi trường - Sân bay. Không phận - Vùng trời. Hải phận - Vùng biển. Xa cảng - Bến xe. Bích báo - Báo tường. Bằng hữu - Bè bạn. Kí giả - Nhà báo. IV. CÁC LOẠI LỖI DÙNG TỪ VÀ CÁCH SỬA CHỮA 1- Cơ sở phân loại lỗi dùng từ. Thông thường, sự chính xác của từ, ngữ được xét dựa trên hai cơ sở, đó là trục lựa chọn, tức trục đối vị và trục kết hợp, tức trục ngữ đoạn. Ngược lại, sự vi phạm tính chuẩn mực của từ ngữ cũng bộc lộ qua hai trục này. Một từ có ý nghĩa là nhờ vào những thế đối lập trên hai trục lựa chọn và kết hợp. Cũng từ đó, giáo viên mới đưa ra được những phương pháp sửa chữa lỗi dùng từ của học sinh, với mục đích giúp họ hiểu đúng, viết đúng và nói đúng 3. Do đó có thể phân loại lỗi dùng từ của học sinh, với mục đích giúp họ hiểu đúng, viết đúng và nói đúng[1][1]. Do đó, có thể phân loại lỗi dùng từ, ngữ dựa trên cơ sở hai trục vừa nêu. Dựa vào hai trục này, lỗi dùng từ, ngữ chia thành hai loại lớn : lỗi lựa chọn và lỗi kết hợp. Mỗi loại lỗi được chia thành nhiều kiểu lỗi sai nhỏ hơn, căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hiện tượng sai. 2. Lỗi lựa chọn : Nói đến lỗi lựa chọn từ, chủ yếu là xét qua hai mối quan hệ : - Giữa nội dung muốn biểu đạt với nghĩa của từ được dùng ; - Giữa giá trị phong cách của từ được dùng với phong cách ngôn ngữ văn bản. Trên cơ sở đó, lỗi lựa chọn từ được chia thành ba kiểu lỗi sai nhỏ : 2.1. Chọn sai từ : Chọn sai từ là chọn từ mà nghĩa của nó không phù hợp với nội dung muốn biểu đạt, tức khái niệm, hành động, tính chất, trạng thái mà người viết muốn nói đến. Nói cách khác, chọn sai từ là hiện tượng nghĩa của từ được dùng và nội dung muốn biểu đạt có sự chênh lệch ở mức độ này hay mức độ khác. Xem xét các ví dụ dưới đây : (a) và người dân là một miếng ăn của bọn chúng (bọn quan lại phong kiến)(BVHS). (b) Tất cả mọi hành động, suy nghĩ của mình, chị Út đều dồn vào tương lai của đàn con(BVHS). (c) Trái lại, lũ quan lại dưới triều đình chỉ biết hợp tác với nhau, dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để bóc lột nhân dân, ăn chơi xa xỉ (BVHS). (d) Tuy nhà thơ yêu vội vã, say mê nhưng biết giới hạn niềm say mê nồng nhiệt của mình, không rơi vào thác oan (BVHS) (e) Ðối với vợ, anh Trỗi hết lòng nuông chiều(BVHS) Trong ví dụ (a) , miếng ăn có nghĩa là cái dùng để ăn, để nuôi sống bọn quan lại phong kiến, theo nghĩa đen của nó. Miếng ăn hoàn toàn không phù hợp với nội dung mà học sinh muốn biểu đạt : người gánh chịu hậu quả, tai họa. Trong ví dụ (b), dồncó nghĩa là : cùng một lúc tập trung tất cả cả yếu tố, bộ phận vào một nơi, một vật chứa đựng nào đó. Nhưng nội dung mà học sinh muốn biểu đạt là nhắm vào, hướng về : chị Út hướng tất cả mọi suy nghĩ, hành động của chị vào tương lai của đàn con. Trong ví dụ (c), có ba từ chọn sai : dưới, hợp tác, xa xỉ. Dướichỉ vị trí thấp hơn trong không gian so với một vị trí xác định nào đó, hay thấp hơn các vị trí khác nói chung. Nghĩa của từ dướitrong câu không phù hợp với nội dung muốn biểu đạt : thuộc phạm vi. Còn hợp táccó nghĩa là : cùng chung sức với nhau trong một công việc, một lãnh vực hoạt động nào đó, nhằm một mục đích chung. Nói hợp tác còn bao hàm sự đánh giá cao, tốt đẹp. Nhưng nội dung mà học sinh muốn biểu đạt là : hợp thành một phe cánh, một lực lượng để thực hiện âm mưu, hành động xấu xa. Xa xỉ có nghĩa là : tốn nhiều tiền mà không thật cần thiết, chưa cần thiết. So với nội dung muốn biểu đạt : quá sang trọng và mang tính chất lãng phí, thì nghĩa của từ xa xỉ hoàn toàn không phù hợp. Trong ví dụ (d), nội dung mà học sinh muốn biểu đạt là : ở trạng thái hỗn loạn, không coön giữ trật tự, nền nếp bình thường. Nội dung muốn biểu đạt đó hoàn toàn không phù hợp với nghĩa của từ thác oan : chết một cách oan ức, lẽ ra không phải chết. Cuối cùng, trong ví dụ (e), nghĩa của từ nuông chiềucó phần lệch lạc so với nội dung muốn biểu đạt. Nuông chiềucó nghĩa là : chiều người dưới một cách quá đáng, vô lí. Nhưng nội dung mà học sinh muốn nói về anh Trỗi là : ân cần chăm sóc với tất cả tình cảm thương yêu (đốivới vợ). Hơn thế nữa, nói anh Trỗi nuông chiều vợ còn bao hàm sự phê phán. Xem lại các ví dụ (a), (b), (c), (d) ở mục 1.1. Các từ hắt hơi, gan ruột, đâm chĩa, câu trong các ví dụ này cũng thuộc lỗi chọn sai từ. Chọn câu sai từ có biểu hiện khá đa dạng. Có trường hợp chỉ sai nghĩa cơ bản. Chẳng hạn như các từ miếng ăn, dồn, dưới, xa xỉ, thác oan trong các ví dụ vừa dẫn. Có trường hợp vừa sai nghĩa cơ bản (nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu vật), vừa sai cả nghĩa biểu thái (thành phần nghĩa biểu thị thái độ đánh giá của người viết đối với đối tượng được nói đến). Ðó là trường hợp từ hợp tác, nuông chiều đã dẫn. Nguyên nhân chủ yếu của lỗi chọn sai từ là do học sinh hiểu nghĩa của từ một cách lơ mờ, thiếu chính xác, hay do nhầm lẫn nghĩa của từ này với nghĩa của từ khác. . HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG DÙNG TỪ (TIẾNG VIỆT) 2. 1- Từ Hán - Việt không có đơn vị thuần Việt tương đương. Trong trường hợp này, chúng ta bắt buộc phải dùng từ Hán - Việt. Tránh. bàn bạc. Bảo vệ - Giữ gìn. 2. 3- Từ Hán - Việt có đơn vị thuần Việt đồng nghĩa gần như tuyệt đối. Trong trường hợp này, chúng ta nên dùng từ thuần Việt. Dùng từ Hán - Việt là lạm dụng, cầu. 2. Lỗi lựa chọn : Nói đến lỗi lựa chọn từ, chủ yếu là xét qua hai mối quan hệ : - Giữa nội dung muốn biểu đạt với nghĩa của từ được dùng ; - Giữa giá trị phong cách của từ được dùng

Ngày đăng: 25/07/2014, 19:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan