Gợi ý giải đề thi môn Văn khối D, đợt 2-2006_1 docx

6 296 0
Gợi ý giải đề thi môn Văn khối D, đợt 2-2006_1 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Gợi ý giải đề thi môn Văn khối D, đợt 2-2006 PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH: Câu I (2 điểm): Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Nêu những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm đó (đoạn trích được học). Câu II (5 điểm): Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Anh (chị) cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng này? PHẦN TỰ CHỌN: Thí sinh chọn câu III.a hoặc câu III.b Câu III.a. Theo chương trình THPT không phân ban (3 điểm) Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả cây xà nu của nhà văn. Câu III.b. Theo chương trình THPT phân ban thí điểm (3 điểm) Trình bày cảm nghĩ về bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong vở kịch Vũ Như Tô (đoạn trích được học) của Nguyễn Huy Tưởng. BÀI GIẢI GỢI Ý Câu I: Gợi ý: yêu cầu học sinh trả lời ngắn gọn đủ ý như sau: a. Hoàn cảnh ra đời: - Việt Bắc là quê hương cách mạng, nơi có hang Pắc Bó mà Nguyễn Ái Quốc sau bao nhiêu năm tìm đường cứu nước đã đặt chân đầu tiên khi về với Tổ quốc (tháng 2 năm 1941), nơi Trung ương Đảng và Bác Hồ đã thành lập Mặt trận Việt Minh chuẩn bị tổng khởi nghĩa dẫn đến Cách mạng Tháng 8 thành công. Nơi đội tuyên truyền giải phóng quân ra đời (Quân đội nhân dân Việt Nam), nơi có 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ. - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, ngày 20 tháng 7 năm 1954 hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và tháng 10 năm 1954 các cơ quan trung ương Đảng và chính phủ chuyển về Hà Nội, cán bộ kháng chiến về xuôi. Sự lưu luyến bịn rịn đầy ân tình giữa cảnh và người Việt Bắc đối với người cán bộ về xuôi trong giờ chia tay ấy là cảm xúc lớn, trực tiếp đã giúp cho nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài thơ này và in trong tập thơ Việt Bắc. b. Những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: - Tác giả đã chọn lựa một phương thức biểu hiện phù hợp: thể thơ lục bát mềm mại uyển chuyển của dân tộc được tác giả sử dụng một cách nhuần nhuyễn kết hợp với lối hát đối đáp giao duyên (vốn được sử dụng trong ca dao dân ca để bộc lộ tình cảm nam nữ). Sự sáng tạo độc đáo của tác giả là bộc lộ tình cảm lớn, ân tình cách mạng mà vẫn chân thật, không gượng ép, vẫn duyên dáng tinh tế, phải kín đáo. - Tác giả đã chọn lựa và sử dụng triệt để cặp đại từ nhân xưng “mình - ta” vốn quen thuộc trong ca dao dân ca với một tinh thần sáng tạo mới mẻ, mà các cặp từ nhân xưng khác không có được: ta với mình tuy hai mà một, ta với mình thân thiết mà không sỗ sàng, kín đáo mà không xa vời. - Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ truyền thống một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo: những hình ảnh so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, trùng điệp… xuất hiện trong đoạn thơ thêm duyên dáng, tinh tế, có giá trị thẩm mỹ cao để bộc lộ tình cảm sâu lắng, kín đáo. Chính những biểu hiện ngôn ngữ nghệ thuật mang bản sắc dân tộc và đầy sáng tạo như thế tác giả đã tạo nên một khúc hát ân tình cách mạng chuyển tải được nội dung tư tưởng sâu sắc của tác phẩm. Câu II: Gợi ý: Yêu cầu học sinh biết cách làm bài phân tích một tác phẩm trữ tình. Qua phân tích hình tượng "sóng" trong bài thơ để cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu say đắm, mãnh liệt mà chung thủy, vĩnh hằng. BÀI LÀM THAM KHẢO 1. Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ khá nổi tiếng, xuất hiện trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Xuân Quỳnh có một giọng thơ rất duyên, vừa đằm thắm, vừa dịu dàng như chính tính cách của chị. Sinh thời Xuân Quỳnh đã có một số bài thơ tình xuất sắc như: Thơ tình cuối mùa thu, Tự hát, Thuyền và biển Bài Sóng cũng nằm trong số những bài thơ tình nổi tiếng ấy. Đề tài tình yêu luôn thu hút nhiều thi nhân. Tất cả là để tìm câu trả lời cho tình yêu là gì và tình yêu bắt đầu từ đâu. Với Xuân Diệu: Làm sao định nghĩa được Tình yêu Xuân Quỳnh đến với thơ tình là để bày tỏ niềm khao khát về một tình yêu lý tưởng, lại vừa hướng tới một hạnh phúc đời thường giản dị và thiết thực. Hình tượng “sóng” trong bài thơ đã thể hiện thật sinh động và hấp dẫn tâm trạng của người con gái đang yêu, bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. 2. Phân tích hình tượng sóng để cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: a. Hình tượng “sóng” và “em”: Những khổ thơ đầu tiên nhân vật trữ tình đang đối diện với sóng, cảm nhận về sóng, tìm thấy mối liên hệ giữa sóng và khát vọng tình yêu. - Hình tượng sóng ở khổ thơ đầu mang ý nghĩa tượng trưng cho tính khí và bản lĩnh của người phụ nữ. Con sóng là hiện thân của các đối cực dữ dội - dịu êm - ồn ào - lặng lẽ. Con sóng trung thực và thẳng thắn: khi sóng không hiểu nổi mình thì con sóng tìm đến biển, đến chân trời thoáng rộng, tự do. - Con sóng cũng tượng trưng cho khát vọng tình yêu nuôn đời của TS. Con sóng ngàn đời nay vẫn thế, cứ đập vỗ vô hồi vô hạn. Tình yêu cũng vậy, luôn đồng nghĩa với TS. Tất cả chúng tồn tại vĩnh hằng trên mặt đất này. - Đứng trước sóng biển trùng trùng lớp lớp - nhân vật trữ tình (em) cảm nhận về nguồn gốc bí ẩn của tình yêu với hai câu hỏi: Sóng bắt đầu từ gió - gió bắt đầu từ đâu? khi nào ta yêu nhau? không ai có thể trả lời cặn kẽ được câu hỏi này. Đó chính là nỗi bí ẩn của tình yêu và cũng vì càng bí ẩn nên càng say đắm, hấp dẫn hơn. - Khi con người đối diện trước thiên nhiên rộng lớn như biển khơi rất dễ sinh ra cảm giác nhỏ nhoi, bất lực, thậm chí rơi vào cảm giác hư vô. Nhưng với tâm hồn nữ tính mang khát vọng tình yêu mãnh liệt thì Xuân Quỳnh hướng tất cả vào tình yêu trần thế. . Gợi ý giải đề thi môn Văn khối D, đợt 2-2006 PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH: Câu I (2 điểm): Anh (chị). Vũ Như Tô (đoạn trích được học) của Nguyễn Huy Tưởng. BÀI GIẢI GỢI Ý Câu I: Gợi ý: yêu cầu học sinh trả lời ngắn gọn đủ ý như sau: a. Hoàn cảnh ra đời: - Việt Bắc là quê hương. Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, ngày 20 tháng 7 năm 19 54 hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và tháng 10 năm 19 54 các cơ quan trung ương Đảng và chính phủ chuyển

Ngày đăng: 25/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan