hệ thống chủ đề trong Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm_6 pdf

10 847 4
hệ thống chủ đề trong Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm_6 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

hệ thống chủ đề trong Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM 3.1 Sử dụng lối nói khẩu ngữ bình dị, tự nhiên Vếu váo câu thơ cũ rích Khề khà chến rượu hăng xì (Bài số 84) Một trong những yếu tố tạo nên phong cách riêng, dấu ấn riêng của tác giả chính là việc sử dụng thành công lối nói khẩu ngữ bình dị, tự nhiên thể hiện trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Vì có quãng thời gian dài sống ẩn dật nơi thôn dã nên nhà thơ có nhiều điều kiện tiếp xúc với nhân dân. Điều đó giúp ông hiểu được tâm tư, tình cảm cũng như những phong tục tập quán sinh hoạt của họ. Không chỉ có vậy, ông còn là một nhà thơ có tấm lòng yêu nước thương dân nên không chờ đến khi đã ở ẩn ông mới gần gũi với dân, học tập ngôn ngữ của nhân dân. Ngay từ đầu, những nếp sống, cách suy nghĩ của người dân, cùng với lời ăn tiếng nói của họ đã đi vào thơ ông một cách rất tự nhiên. Trước Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có nhiều nhà thơ sử dụng lối nói khẩu ngữ, bình dị, tự nhiên vào thơ văn làm cho tính chất quan trong thơ văn của tầng lớp trên giảm xuống, tính chất dân dã được gia tăng, từ đó văn thơ bác học trở nên gần gũi hơn với cuộc sống thường ngày. Ta có thể bắt gặp cách làm thơ như trên trong nhiều sáng tác của Nguyễn Trãi hay Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn, nhất là trong thơ Nôm của họ. Bạch Vân quốc ngữ thi tập đã kế tục và phát huy những thành công về mặt ngôn ngữ của thơ Nôm thời Hồng Đức, của Nguyễn Trãi ở thời kỳ trước. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cho thấy sự thâm nhập sâu sắc của ngôn ngữ bình dân qua cách ông đã sử dụng lối nói khẩu ngữ rất thành công. Khẩu ngữ là một dạng ngôn ngữ nói của quần chúng. Khẩu ngữ biểu hiện nếp nghĩ của quần chúng trong việc giao tiếp hàng ngày. Khẩu ngữ cung cấp cho ngôn ngữ thơ những cách nói giản dị, mộc mạc như lối nói hàng ngày của nhân dân. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không cầu kỳ mà dễ hiểu như tiếng nói hàng ngày, mang đậm phong vị của ngôn ngữ quần chúng chính là vì vậy. Chính nhờ việc sử dụng lối nói khẩu ngữ mộc mạc tự nhiên mà thơ Nôm của ông đã phản ánh được đậm nét đời sống nhân dân: Thèm nỡ phụ canh cua rốc, Lạnh đà quen đắp ổ rơm. (Bài số 33) Lạnh thuở đông, hằng nhờ bếp Nồng mùa hạ, kẻo đắp chăn. (Bài số 56) Ngôn ngữ trong thơ ông là sự tiếp nhận từ lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng nhân dân. Ngay cả những thứ bình dị nhất trong đời sống thường nhật cũng được ông đưa vào thơ một cách tự nhiên. Từ những sản vật quê hương đến lối ăn, lối mặc, nếp nghĩ của con người Việt cũng trở nên rất “đậm đà” thân thiết. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vận dụng khẩu ngữ và biến nó thành ngôn ngữ văn học. Chính điều đó đã tạo cho thơ ông một nét độc đáo riêng. Rặng thông vắt cẳng hát nghêu ngao (Bài số 143) Khi nhắc đến thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bạch Vân quốc ngữ thi tập), người ta thường so sánh với thơ Nôm Nguyễn Trãi (Quốc âm thi tập) và nói tới sự giống nhau về mặt phong cách của hai thi sĩ này. Song Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn có nét riêng của mình. Ngay cả việc sử dụng lối nói khẩu ngữ trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có ít nhiều sự khác biệt so với Nguyễn Trãi. Người ta nhận thấy, trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tiếng Việt đã thuần thục, sáng sủa hơn nhiều, những chữ dùng hầu hết là những chữ thông thường, gắn với đời sống hàng ngày của người dân. Với thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, có thể khẳng định sự giản dị, thuần thục và thanh thoát của ngôn ngữ văn học dân tộc. Rất nhiều từ, nhiều câu nói bình dị của nhân dân được đưa vào một cách tự nhiên mà vẫn mang đậm tính chất nghệ thuật, ví dụ: Bội bạc, đắn đo, ấm cật, tanh tao, nghêu ngao, nấn ná, rủ rê, chốc mồng, … Thơ ông rất ít dùng những từ cổ kính, nếu có dùng thì cũng thường là những từ dễ hiểu. Có thể thấy ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm quen thuộc, gắn bó với đời sống của người dân lao động. Đó là thứ ngôn ngữ mà nhân dân vốn quen dùng, giản dị và dễ hiểu. Việc sử dụng lối nói khẩu ngữ trong thơ chứng tỏ tác giả là người gần gũi với nhân dân nên mới am hiểu và vận dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân thành thạo đến như vậy. Đưa khẩu ngữ vào sáng tác văn học có tác dụng khẳng định tiếng nói của nhân dân, làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ nghệ thuật dân tộc. Một khía cạnh nữa của lối nói khẩu ngữ bình dị tự nhiên trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập chính là việc tác giả đã học tập ca dao, tục ngữ, thành ngữ và vận dụng một cách thành thục theo dụng ý nghệ thuật của mình: Giàu ba bữa khó ba niêu (thành ngữ giàu ba bữa khó đỏ lửa ba lần, bài số 3); Người ta bằng mặt chẳng bằng lòng ( bằng mặt chẳng bằng lòng, bài số 127). Vì vậy, tuy là nhà thơ triết lý, đạo lý nhưng thơ quốc âm Nguyễn Bỉnh Khiêm lại đậm đà màu sắc dân tộc, đậm đà phong vị ca dao tục ngữ. Nhờ đó, thơ ông dễ đi vào lòng người, dễ được truyền tụng rộng rãi. Hình tượng trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự vận dụng sáng tạo hình tượng của ngôn ngữ văn học dân gian. Hình ảnh con ong cái kiến mà ta hay gặp trong ca dao tục ngữ đã trở thành hình tượng của ngôn ngữ thơ ông, nhưng nó không mang tính trữ tình như trong ca dao dân ca mà dược dùng để phê phán xã hội: Nhị kết, hoa thơm, ong đến đỗ, Mỡ bùi, mật ngọt, kiến nào đi. (Bài số 82) Hoặc: Thớt có tanh tao, ruồi đậu đến, Thất thế hương lư ngảnh mặt đi. (Bài số 53) Nhà thơ đã dùng những hình tượng của thiên nhiên để nói lên các vấn đề nhức nhối của xã hội. Với những hình ảnh thơ quen thuộc, cách dùng khẩu ngữ bình dị khiến cho thơ của ông dễ hiểu, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người. Tuy sử dụng lối nói khẩu ngữ nhưng ta vẫn tìm được trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm những câu thơ giàu hình ảnh, đậm sắc thái văn chương: Lẩn thẩn ngày qua lại tháng qua, Một năm xuân tới một phen già. (Bài số 99) Trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn sử dụng rất nhiều từ láy có giá trị biểu cảm cao, làm cho hình tượng thơ thêm nhịp nhàng, cân đối, uyển chuyển, gợi tả, sinh động: Anh anh, chú chú, mừng hơ hải, Rượu rượu, chè chè, thết tả tơi. (Bài số 74) Hoặc: Cửa trúc vỗ tay cười khúc khích, Hiên mai vắt cẳng hát nghêu ngao. (Bài số 83) Bạch Vân quốc ngữ thi là tập thơ đa chủ đề. Hầu hết các nhà chuyên môn qua những công trình nghiên cứu về Bạch Vân quốc ngữ thi tập đều cơ bản cho rằng các chủ đề chính của tập thơ này bao gồm: Chủ đề nhàn dật, chủ đề phong cảnh thiên nhiên, chủ đề thế sự, chủ đề khuyên răn con người. Các chủ đề trên dù ít hay nhiều đều có sử dụng lối nói khẩu ngữ bình dị tự nhiên. Cách làm đó của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mang lại cho tập thơ một sức sống mới. Chủ đề thiên nhiên nhờ lối sử dụng khẩu ngữ mà toát lên vẻ đẹp giản dị hồn nhiên. Chính là vì với ngôn ngữ dân tộc, nhà thơ có điều kiện phản ánh những cảnh sắc mang hồn Việt, những cảm nghĩ của nhân dân lao động cho nên lời thơ đằm thắm, cảm xúc thơ chân thành, hình tượng thơ lay động lòng người. 3.2 Cách nói ẩn ý sâu sắc Thơ văn là những giá trị tinh túy của tâm hồn - những trăn trở, nghĩ suy, cảm nhận về cuộc sống, đôi khi rất mơ hồ nhưng thể hiện sự nhạy cảm, thăng hoa của tâm hồn mới trở thành thơ. Toàn bộ sự nghiệp thơ văn nói chung, Bạch Vân quốc ngữ thi tập nói riêng là kết tinh của tất cả những tư tưởng, quan điểm cũng như tài năng của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Phần lớn các vấn đề mà Bạch Vân quốc ngữ thi tập đề cập đến là các vấn đề thế sự, nhân sinh và quan niệm sống “nhàn” gắn với thiên nhiên, tạo vật. Ngoài lối nói khẩu ngữ, bình dị tự nhiên gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, ở tập thơ này ông còn sử dụng phổ biến lối nói ẩn ý thâm trầm và sâu sắc. Mới nghe qua dường như có sự mẫu thuẫn: Bình dị, tự nhiên thì khó đạt được “độ sâu” cũng như “sức nặng” mang chứa nghĩa đằng sau những ấn tượng nghệ thuật. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây, và cũng chính điều này là một trong những lý do khiến cho thơ văn ông sống mãi đó chính là: bên cạnh và thậm chí bên trong cái khẩu khí tự nhiên “nói ra là thành thơ” của Nguyễn Bỉnh Khiêm lại chứa đựng những triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc. Nó thể hiện đúng “con người” ông ở trong thơ. Ta có thể thấy phần lớn thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là thơ ít nhiều có tính chất triết lý, mang ý nghĩa nói “chí” hoặc giáo huấn sâu sắc nhưng bằng tài năng của mình rất ít khi ông dùng giọng quyền uy, ồn ào theo lối lên gân hội, những khúc quanh hiểm hóc của lòng người, thói đời hay khuyên răn con người sống theo đạo lý thánh hiền, ca ngợi cái thú “nhàn dật”, “an bần lạc đạo”, “lánh đục về trong” thì ông đều thể hiện một cách hết sức kín đáo theo lối ẩn ý thâm trầm và sâu sắc. Trước hết, lối nói ẩn ý thâm trầm được tác giả vận dụng trong việc thể hiện chủ đề thế sự mà lồng vào đó là ngụ ý khuyên răn cũng như phơi bày thực trạng xã hội, xoáy sâu bản chất tham lam, bội bạc của một số kẻ hám lợi cũng như những kẻ cơ hội. Không nặng lời giáo huấn với riêng cho một hạng người nào, cứ thủng thẳng nhẹ nhàng những vần thơ của ông làm như không khuyên ai mà thành ra khuyên tất cả mọi người: Tay kia khéo nắm còn hơn mở, Miệng nọ hay cười có lúc ho. Có thuở được thời mèo đuổi chuột, Đến khi thất thế kiến tha bò. (Bài số 75) Nguyễn Bỉnh Khiêm cho đến năm 45 tuổi mới ra làm quan và đã hai lần lui về ở ẩn. Điều ấy giúp chúng ta phần nào hiểu được thái độ của ông với triều đình. Ông đã mạnh dạn bóc trần chân tướng của xã hội phong kiến, nhất là giai cấp thống trị nhưng lại qua một cách nói hết sức mơ hồ, bóng gió. Bộ mặt thật của những kẻ quý tộc, quan lại, gian thần nhân lúc xã hội loạn lạc mà tranh thủ “kiếm chác”, ra oai được tác giả khắc họa một cách gián tiếp qua những hình ảnh: mèo, chuột, kiến, bò, ruồi, cáo, hùm,… Có thuở được thời mèo đuổi chuột, Đến khi thất thế kiến tha bò. (Bài số 75) Hay: Cáo đội oai hùm mà nhát giống, Ruồi nương đuôi ký luống khoe người. (Bài số 91) Cuộc đời đầy những đua tranh lợi lộc, công danh khiến cho nhiều kẻ tối mắt sống tráo trở, lật lọng. Cái hiện thực đó Nguyễn Bỉnh Khiêm không nói một cách quá gay gắt, “lộ liễu” như cụ Tú Xương sau này. Những câu thơ của ông nhẹ nhàng mà như một chân lý: Đắc thời thân thích chen chân đến, Thất thế, hương lân ngoảnh mặt đi. Thớt có tanh tao ruồi đậu đến, Ang không mật mỡ kiến bò chi. (Bài số 53) Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn nhìn sự vật hiện tượng hết sức biện chứng. Ông thấy sự vật hiện tượng không chỉ ở mặt biểu hiện tĩnh tại mà còn thấy mặt phát triển, mặt tương lai của nó. Cái triết lý “giàu tìm đến, khó tìm đi” của dân gian đã được ông cụ thể hóa và nhằm vào một đối tượng không thể khác được - giai cấp thống trị, những kẻ có thể đặt lợi ích lên trên tất cả. Điều đó chứng tỏ sự phê phán, thái độ bất bình của ông đối với tầng lớp trên vẫn hết sức ý nhị, kín đáo. Mặt khác, nếu như xem những câu thơ trên là sự phản ánh thói thường của người đời thì cái ẩn ý mà ông gửi gắm trong đó thể hiện sự cám cảnh về nhân tình thế thái cũng hết sức sâu sắc. Đọc Bạch Vân quốc ngữ thi, nhiều khi ta bắt gặp những lời thơ đạt đến tính hàm xúc rất cao vì chữ ít mà nhiều ý, gợi mở biết bao ngẫm ngợi, suy tư. Câu thơ, ý thơ gọn gàng, thích đáng nên có một dáng dấp rắn rỏi, sắc nét, nhiều khi giống như một châm ngôn: Đời này nhân nghĩa tựa vàng mười, Có của thì hơn hết mọi lời… Người, của lấy cân ta thử nhắc, Mới hay rằng của nặng hơn người. . hệ thống chủ đề trong Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM 3.1 Sử dụng. số 83) Bạch Vân quốc ngữ thi là tập thơ đa chủ đề. Hầu hết các nhà chuyên môn qua những công trình nghiên cứu về Bạch Vân quốc ngữ thi tập đều cơ bản cho rằng các chủ đề chính của tập thơ. Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bạch Vân quốc ngữ thi tập) , người ta thường so sánh với thơ Nôm Nguyễn Trãi (Quốc âm thi tập) và nói tới sự giống nhau về mặt phong cách của hai thi sĩ này. Song Nguyễn

Ngày đăng: 25/07/2014, 18:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan