Mấy vấn đề dạy học văn theo hướng Thi pháp học_1 docx

6 245 0
Mấy vấn đề dạy học văn theo hướng Thi pháp học_1 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mấy vấn đề dạy học văn theo hướng Thi pháp học Thi pháp học là bộ môn khoa học cũ mà mới. Cũ là bởi vì nó đã xuất hiện ở Hy Lạp từ thời cổ đại với Nghệ thuật thi ca của Aristote. Nhưng Thi pháp học với tư cách là một bộ môn khoa học chỉ hình thành vào đầu thế kỷ XX ở Nga rồi dịch chuyển sang Âu – Mỹ và phổ biến khắp thế giới. Ở Việt Nam trước 1975, Thi pháp học đã thâm nhập vào miền Nam nhưng chưa có điều kiện phổ biến ở miền Bắc. Mãi đến sau Đổi mới, nó mới được chú ý và nhanh chóng trở thành “mốt” thời thượng được nhiều người vận dụng. Thi pháp học được dạy ở bậc Cao học, Đại học và có trong sách bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học. Tinh thần Thi pháp học đang thấm dần trong sách giáo khoa, trong giờ giảng văn và trong bài làm văn học sinh. Thi pháp học đang thu hút sự quan tâm của giới học đường. Hiện nay, có nhiều cách hiểu về Thi pháp học. Nhưng trong nhà trường, nên có một cách hiểu thống nhất vì tất cả học sinh phải học chung một sách giáo khoa, thi chung một đề, một đáp án. Có thể hiểu, thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm bám vào văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội… Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật – không gian – thời gian, kết cấu – cốt truyện – điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại… Nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính quan niệm” (Trần Đình Sử)(1). Phương pháp chủ yếu của Thi pháp học là phương pháp hình thức. Chúng ta hiểu, “Phương pháp hình thức là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mỹ của nó” (Nguyễn Văn Dân)(2). Dạy Văn theo hướng thi pháp học nghĩa là nghiêng về phân tích hình thức nghệ thuật tác phẩm. Một trong những phạm trù quan trọng hàng đầu của Thi pháp học là thể loại. Trong các công trình Thi pháp học của mình, Bakhtin rất quan tâm tới “phong cách học thể loại”(3). Trong giờ giảng văn, cần chú ý đến thể loại vì nó chi phối tất cả các yếu tố còn lại của hình thức tác phẩm. Mỗi thể loại có một đặc điểm riêng và yêu cầu phân tích theo một phương pháp riêng. Không phải ngẫu nhiên mà sách giáo khoa thường sắp xếp tác phẩm theo thể loại. Chẳng hạn, trong sách Ngữ văn 11, nâng cao, tập 1, học sinh được học và đọc thêm liền mạch các tác phẩm truyện như: Hai đứa trẻ, Cha con nghĩa nặng, Chữ người tử tù, Vi hành, Số đỏ, Việc làng, Chí Phèo, Tinh thần thể dục, Đời thừa đi kèm với bài “Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn”. Mỗi khi dạy tới một thể loại, sách giáo khoa thường nêu chú thích về đặc trưng của thể loại đó. Có một số thể loại có thể nói lướt qua nhưng cũng có thể loại cần phải học kỹ lưỡng tại lớp. Chương trình Ngữ văn có các phần dạy luật thơ để học sinh vận dụng sáng tác văn học như: Tập làm thơ bốn chữ (lớp 6), Làm thơ lục bát (lớp 7), Làm thơ bảy chữ (lớp 8), Tập làm thơ tám chữ (lớp 9), Luật thơ Đường (lớp 10), Luật thơ (lớp 12) Sách giáo khoa Lớp 10 (nâng cao) có một số câu hỏi về thể loại như: Anh (chị) hiểu thế nào là thể truyền kỳ qua tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên? Anh (chị) hiểu thế nào là văn biền ngẫu? Dạy bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, cần chỉ ra vẻ đẹp hình thức của thể văn biền ngẫu như: các vế phải đối nhau về số tiếng, thanh điệu, nhịp, nội dung, tất cả các câu đều gieo theo một vần, sử dụng nhiều điển cố và từ ngữ giàu hình ảnh…Có như vậy học sinh mới thấy được kỳ công của Nguyễn Đình Chiểu và ngưỡng mộ tài năng nghệ thuật của ông. Dạy thể loại còn phải chú ý tới “tính nội dung của thể loại”. Như thơ thất ngôn bát cú mang tính cổ kính, trang trọng, thơ lục bát đậm đà tính dân tộc, thơ tự do cho thấy tâm hồn phóng khoáng của tác giả… Nhiều nhà văn thích sử dụng một thể loại nhất định và chính điều này góp phần làm nên phong cách của nhà văn đó. Nhân vật là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Thi pháp học xem xét nhân vật ở ba khía cạnh: tính cách nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người, nghệ thuật miêu tả nhân vật. Khi phân tích tính cách nhân vật, cần lưu ý đến kiểu nhân vật để có cách phân tích cho phù hợp. Chẳng hạn, phân tích truyện ngắn hiện đại thì cần chú ý đến kiểu nhân vật tính cách, còn phân tích truyện cổ tích thì nên chú ý loại hình nhân vật chức năng. Phần quan niệm nghệ thuật về con người thường ít được đặt thành mục riêng mà chỉ nói lướt qua ở phần tiểu dẫn, chủ đề hoặc kết luận. Vì trong thực tế, không phải tác phẩm nào cũng thể hiện rõ nét nội dung này. Nhưng đối với những tác phẩm thể hiện khá rõ quan niệm nghệ thuật về con người thì cần phải đặt nó thành mục riêng, như: Số phận con người, A. Q chính truyện, thơ Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, truyện ngắn Nam Cao, Một người Hà Nội, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa… Nên lưu ý rằng, quan niệm về con người ở đây toát ra từ văn bản nghệ thuật chứ không phải áp đặt từ bên ngoài. Mặc dù biết rằng, quan niệm của tác giả về con người trong tác phẩm và ở ngoài đời có thể không thống nhất nhau. Nhưng tôn trọng tính nghệ thuật khách quan, chúng ta vẫn căn cứ vào văn bản là chính. Muốn biết được tính cách nhân vật và quan niệm về con người, cần phải phân tích nghệ thuật thể hiện nhân vật. Đó là căn cứ vào lai lịch, nghề nghiệp, hình dáng, hành động, nội tâm, ngôn ngữ nhân vật, cách xưng hô và đánh giá của tác giả và các nhân vật khác về nhân vật đó, mối quan hệ của nhân vật với mọi người và môi trường xung quanh, đồ vật mà nhân vật thường sử dụng, sở thích của nhân vật… Căn cứ vào các yếu tố này mà suy ra tính cách nhân vật và triết lý nhân sinh cũng như tài nghệ tác giả. “Hình tượng thế giới” không chỉ có nhân vật mà còn có không gian, thời gian. Thi pháp học chỉ chú ý những chi tiết không gian, thời gian nào có ý nghĩa, góp phần thể hiện cuộc sống con người, chúng vừa mang tính quan niệm lại vừa như một thủ pháp nghệ thuật (lấy cảnh tả tình). Không gian và thời gian thường gắn liền với nhau, chi phối, cộng hưởng lẫn nhau tạo ra một “thế giới mang tính quan niệm”. Cần chú ý đặc điểm của chúng trong mỗi thể loại, mỗi giai đoạn văn học, mỗi tác giả, tác phẩm. Nó có thể được phân tích ở tầm bao quát nhưng cũng có thể được phân tích ở các chi tiết nhỏ. Như lối mở đầu quen thuộc trong văn học dân gian: “Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ…”, “Chiều chiều…”. Hình tượng con đường rộng mở trong thơ Tố Hữu hay cổng nhà luôn khép kín của Hoàng (Đôi mắt). Không gian nghệ thuật gồm có: không gian sự kiện, không gian bối cảnh, không gian tâm lý, không gian kể chuyện. Thời gian nghệ thuật gồm có: thời gian được trần thuật (hình tượng thời gian) và thời gian trần thuật (thời gian kể chuyện). Tìm hiểu hình tượng thời gian, cần quan tâm ý nghĩa của các thời: quá khứ, hiện tại, tương lai, độ đo thời gian của các nhân vật…Tìm hiểu thời gian trần thuật, cần lưu ý các cấp độ thời gian như: trật tự kể với trật tự thời gian sự kiện, thời lưu (độ dài các sự kiện được tính bằng câu), tần xuất (số lần lặp lại). Và các thủ pháp thời gian như: trì hoãn, gián cách, đảo tuyến, chêm xen, hoán vị, đồng hiện, bỏ lửng, che giấu, đón trước… Có nhiều tác phẩm thể hiện yếu tố không gian, thời gian nghệ thuật khá rõ nét và nên đầu tư phân tích thích đáng. Như: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Thuốc, Ông già và biển cả, Chiếc lá cuối cùng, Vội vàng, Đây mùa thu tới, Tràng giang, Hai đứa trẻ, Đi đường, Chiều tối, Người lái đò sông Đà, Tiếng hát con tàu, Sang thu… Sách giáo khoa cũng có nhiều câu hỏi yêu cầu học sinh phân tích hình tượng không gian – thời gian như: “Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển của không gian lúc sang thu” (Bài Sang thu, lớp 9, tập 2), “Hãy tìm hiểu hai chiều của không gian và thời gian và mối quan hệ giữa chúng trong bài thơ Tràng giang” (lớp 11, tập 2, nâng cao); “Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc, nhưng thời gian nghệ thuật thì có tiến triển. Từ mùa thu “trảm quyết” đến mùa xuân Thanh minh đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả. Tìm hiểu ý nghĩa của hình ảnh vòng hoa (Bài Thuốc, lớp 12, tập 2)… Trong văn học có nhiều loại kết cấu: không gian – thời gian – điểm nhìn – nhân vật – chi tiết – ngôn từ… nhưng quan trọng hơn cả là kết cấu cốt truyện. Lâu nay, trong giờ giảng văn, thầy và trò thường có thao tác tìm hiểu bố cục tác phẩm để dễ phân tích. Bố cục tác phẩm có khi đã nằm ngay trong kết cấu thể loại, như các phần đề - thực - luận – kết trong thơ Đường. Kết cấu của thể loại hịch, cáo mang tính nghệ thuật cao, bản thân của bố cục đã mang tính hùng biện. Đó là tính nội dung của hình thức nghệ thuật. Những tác phẩm kể chuyện theo trật tự tuyến tính thì tìm bố cục rất dễ. Nhưng nhiều truyện hiện đại thường theo lối trần thuật phi tuyến tính, đa tuyến nên chia bố cục không dễ dàng. Chẳng hạn, truyện Chí Phèo không thể chia đoạn theo thời gian trần thuật được mà phải chia theo hình tượng nhân vật: Chí Phèo – Bá Kiến, rồi trong Chí Phèo lại chia theo thời gian sự kiện: lúc còn lương thiện – lúc bị lưu manh hóa – lúc ý thức phục thiện. Ngoài ra, cần phải cho thấy dụng ý của tác giả khi đảo lộn thứ tự sự kiện. Chú ý khai thác các chi tiết đắt có vai trò quan trọng trong việc tạo tình huống truyện như chi tiết bát cháo hành. . Mấy vấn đề dạy học văn theo hướng Thi pháp học Thi pháp học là bộ môn khoa học cũ mà mới. Cũ là bởi vì nó đã xuất hiện ở Hy Lạp từ thời cổ đại với Nghệ thuật thi ca của Aristote dụng. Thi pháp học được dạy ở bậc Cao học, Đại học và có trong sách bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học. Tinh thần Thi pháp học đang thấm dần trong sách giáo khoa, trong giờ giảng văn. nó” (Nguyễn Văn Dân)(2). Dạy Văn theo hướng thi pháp học nghĩa là nghiêng về phân tích hình thức nghệ thuật tác phẩm. Một trong những phạm trù quan trọng hàng đầu của Thi pháp học là thể loại.

Ngày đăng: 25/07/2014, 18:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan