Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 10 pdf

3 388 1
Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 10 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 82 A 719 Nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh nhân bị hẹp van hai lá khít: Kết quả sớm và theo dõi trung hạn trên 5700 bệnh nhân Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Quang Tuấn, Nguyễn Lân Hiếu, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Quốc Thái, Tô Thanh Lịch, Trần Văn Dương, Trịnh Xuân Hội, Phạm Thị Ngọc Oanh, Đỗ Doãn Lợi, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Ngọc Tước, Phạm Gia Khải Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam Mở đầu: N ong Van Hai Lá (N VHL) đã trở thành phương pháp điều trị không phẫu thuật rất hiệu quả cho bệnh nhân bị hẹp van hai lá khít (HHL). Đây là nghiên cứu theo trình tự thời gian ghi nhận kết quả trên một số lượng khá lớn bệnh nhân và được theo dõi dọc theo thời gian trung hạn. Mục tiêu: N ghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả sớm và theo dõi trung hạn (tính khả thi, hiệu quả, biến chứng, các yếu tố ảnh hưởng ) của N VHL bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh nhân bị HHL khít. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Từ năm 1998 đến hết tháng 6 năm 2010, chúng tôi đã tiến hành N VHL bằng bóng Inoue cho 5700 bệnh nhân bị HHL khít với tuổi trung bình 32 ± 25 years (từ 8 - 76 tuổi). Trong số bệnh nhân của chúng tôi, nữ chiếm phần đông (67%) và tuổi tương đối trẻ so với các nghiên cứu nước ngoài với 314 bệnh nhân (5.58%) dưới 20 tuổi. Rung nhĩ chiếm 41% tổng số bệnh nhân. Điểm siêu âm theo Wilkins trung bình là 7.7 ± 3.3 (5-11), trong đó có 485 bệnh nhân (8.51 %) có điểm Wilkins trên 8. N hững thông số lâm sàng, siêu âm tim, huyết động học được đánh giá trước, trong, sau thủ thuật và theo dõi dọc theo thời gian ở một số bệnh nhân. Kết quả: Thành công về kỹ thuật đạt được ở 5,659 bệnh nhân (99.28 %), kết quả tối ưu (diện tích lỗ van sau nong (MVA) > 1.5 cm 2 và không có các biến chứng nặng) đạt được ở phần lớn số bệnh nhân 5036 (88.99%). Diện tích lỗ van tăng đáng kể từ 0.7 ± 0.2 lên 1.7 ± 0.3 cm 2 (trên siêu âm 2D) và từ 0.8 ± 0,2 lên 1.8 ± 0.3 (trên siêu âm Doppler - PHT) (p < 0.0001). Chênh áp trung bình qua van hai lá cũng giảm một cách đáng kể từ (MVG) 19 ± 6 xuống 6 ± 4 mmHg. Áp lực ĐMP trung bình giảm từ 54 ± 32 xuống 32 ± 16 mmHg (P<0.001). Có sự ảnh hưởng rõ rệt của tuổi cao, điểm siêu âm Wilkins cao và sự đồng đều của 2 mép van lên kết quả N VHL. Kết quả về diện tích lỗ van (MVA) nhỏ hơn ở bệnh nhân > 55 tuổi (1.6 ± 0.2 vs. 1.8 ± 0.3 cm 2 ) (P<0.01); nhỏ hơn ở bệnh nhân có điểm Wilkins > 8 (1.5 ± 0.3 vs. 1.8 ± 0.3 cm 2 ) (P<0.01) và tỷ lệ hơ van hai lá (HoHL) nặng gặp nhiều hơn ở bệnh nhân có hai mép van không cân đối (1.35 % vs. 0.07 %) (P<0.01). Chúng tôi chưa thấy ảnh hương của giới tính, rung nhĩ, diện tích lỗ van, áp lực động mạch phổi trước nong van, tiền sử mổ tách van, sự kèm theo HoHL trước nong van lên kết quả của N VHL. Tuy nhiên có sự ảnh hưởng rõ rệt của kinh nghiệm thày thuốc làm thủ thuật với con số 300 ca đầu tiên. Các biến chứng nặng g ặp phải là: tử vong liên quan thủ thuật gặp ở 6 bệnh nhân (0.009%); có 19 bệnh nhân (0.03 %) bị tràn máu mang tim. HoHL tăng lên ở 45 % bệnh nhân, tuy vậy đều ở mức độ nhẹ và không ảnh hưởng đến kết quả; chỉ có 63 bệnh nhân (0.11 %) bị HoHL nặng trong đó có 9 bệnh nhân (0.015 %) phải mổ cấp cứu thay van hai lá. Theo dõi trung hạn trên 600 bệnh nhân với thời gian trung bình 5 ± 0.6 năm (1 – 9 năm) cho thấy MVA còn ở mức 1.65 ± 0.3 cm 2 . Tỷ lệ tái hẹp (khi MVA nhỏ đi một nửa hoặc nhỏ hơn 1 cm 2 ) gặp ở 105 (17.5 %) bệnh nhân. Đặc biệt là thủ thuật đã mang lại lợi ích đáng kể ở một số bệnh nhân đặc biệt như phụ nữ mang thai với 117 (2.05 %) bệnh nhân; đã cứu sống 57 bênh nhân Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 83 HHL rất nặng hoặc tình trạng cấp cứu phải nong van sớm; cũng có 87 bệnh nhân là trẻ em hoặc vị thành niên được N VHL thành công. Kết luận: N ong Van Hai Lá bằng bóng Inoue là phương pháp có hiệu quả và an toàn với kết quả được duy trì khá bền vững qua theo dõi trung hạn. N VHL đặc biệt tỏ ra có hiệu quả ở những bệnh nhân đặc biệt như: phụ nữ có thai, cấp cứu, trẻ em, đã có tiền sử môt tách van… Do vậy, VVHL bằng bóng Inoue nên được coi như là một phương pháp được ưu tiên lựa chọn hàng đầu trong điều trị bệnh nhân bị HHL khít. A720 Nghiên cứu hiệu quả của nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh nhân bị hẹp van hai lá trong tình trạng cấp cứu hoặc suy tim rất nặng Nguyễn Xuân Tú,Phạm Mạnh Hùng Viện Tim Mạch Quốc gia Việt Nam Phạm Thị Ngọc Oanh Bệnh viện đa khoa Đức Giang – Hà Nội Đặt vấn đề: Trong thực tế hàng ngày, nhất là tại Việt N am, chúng ta vẫn thường gặp khá nhiều bệnh nhân bị HHL khít đến bệnh viện quá muộn hoặc đang ở trong tình trạng cấp cứu nặng đòi hỏi phải có các biện pháp cấp cứu kịp thời để cứu sống tính mạng. Điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật cấp cứu còn nhiều hạn chế hoặc nguy cơ cao. Phương pháp N VHL, với những ưu điểm vượt trội tỏ ra có ưu thế hàng đầu trong điều trị những bệnh nhân bị HHL nặng trong tình trạng cấp cứu. N ghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của kỹ thuật N VHL bằng bóng qua da trong tình huống cấp cứu để điều trị bệnh nhân bị HHL khít nhập viện trong tình trạng nặng, cấp cứu hoặc suy tim nặng không có khả năng phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 12 năm 2008, có 43 bệnh nhân bị HHL khít có suy tim nặng trên lâm sàng được N VHL bằng bóng Inoue qua da cấp cứu tại Viện Tim mạch Việt N am - Bệnh viện Bạch Mai. Các thông số lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm tim, kỹ thuật, theo dõi sau can thiệp được ghi nhận đầy đủ. Kết quả: Tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật đạt được ở 93%; tỷ lệ thành công về mặt kết quả thực tế là 86,7% và theo định nghĩa là 67,4%. Các biến chứng chính (liên quan và không liên quan đến thủ thuật) nói chung là thấp và có thể chấp nhận được. Các thông số về triệu chứng cơ năng (mức độ N YHA, phù, gan to, huyết áp) cũng như các thông số về huyết động (chênh áp qua van hai lá, áp lực ĐMP) và diện tích lỗ van đều được cải thiện một cách đáng kể với p < 0,01. Một số yếu tố có ảnh hưởng không tốt đến kết quả và/ hoặc có giá trị để dự báo kết quả N ong van hai lá cấp cứu bằng bóng Inoue là: Rung nhĩ; Điểm Wilkins cao (> 8); Độ vôi hóa hai lá van cao (> 2); Diện tích lỗ van hai lá trước nong thấp (< 0,6 cm 2 ). Kết luận: N ong van hai lá cấp cứu bằng bóng Inoue qua da có thể được thực hiện như là một thủ thuật mang tính chất sống còn trong việc điều trị cấp cứu những trường hợp hẹp van hai lá khít bị suy tim nặng ở giai đoạn cấp tính hoặc có nguy cơ cao cho phẫu thuật, với tỷ lệ thành công cao, hiệu quả và an toàn. N ong van hai lá bằng bóng Inoue qua da nên được coi như là một biện pháp điều trị được lựa chọn hàng đầu để điều trị cấp cứu cho các bệnh nhân HHL khít trong tình trạng cấp cứu hoặc bị suy tim nặng trên lâm sàng thất bại với điều trị nội khoa đơn thuần, có các biến Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 84 cố nặng nguy hiểm đến tính mạng, có nguy cơ cao và không thể phẫu thuật tách hoặc thay van cấp cứu được mà có các điều kiện nong van hai lá tương đối phù hợp. A721 Nghiên cứu tính khả thi và an toàn của kỹ thuật can thiệp qua da tổn thương tắc mạn tính động mạch vành Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Quang, Phan Tuấn Đạt Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam Đặt vấn đề: Bên cạnh phương pháp phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành thì can thiệp qua da cũng là phương pháp tái tạo mạch đang được chỉ định ngày càng phổ biến trong điều trị tổn thương tắc mạn tính động mạch vành. Mặc dù trên thế giới can thiệp qua da tổn thương tắc mạn tính động mạch vành đã được tiến hành hơn 20 năm nay nhưng đây vẫn là thử thách khó khăn nhất đối với bất kỳ bác sỹ tim mạch can thiệp nào. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tính khả thi và an toàn về mặt kỹ thuật của phương pháp can thiệp qua da tổn thương tắc mạn tính động mạch vành. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 32 bệnh nhân được can thiệp qua da tổn thương tắc mạn tính động mạch vành tại Viện Tim mạch Việt N am từ 10/2009 đến 10/2010 Kết quả: Thành công về mặt thủ thuật là 84,4 %. N hánh động mạch vành bị tổn thương tắc mạn tính gặp nhiều nhất là động mạch vành phải chiếm tỷ lệ 56,3 %. Tất cả các trường hợp đều được tiến hành bằng kỹ thuật can thiệp xuôi dòng, ngoài phương pháp can thiệp kinh điển có 3 ca thực hiện kỹ thuật can thiệp tiêm cản quang đối bên, 3 ca thực hiện kỹ thuật dây dẫn song song và 4 ca thực hiện kỹ thuật can thiệp nhánh bên. Không có trường hợp nào tử vong trong quá trình thực hiện thủ thuật, duy nhất gặp 1 trường hợp bị tai biến tách thành động mạch vành (0,03%). Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của thủ thuật được khảo sát bao gồm: chiều dài và vị trí giải phẫu, góc gấp khúc của tổn thương, mức độ vôi hóa, hình dáng của mỏm cụt, sự hiện diện của miệng vào, đoạn xa, nhánh bên xuất phát từ mỏm cụt, tuần hoàn bàng hệ thì chỉ có 2 yếu tố là mức độ vôi hóa và góc gấp khúc trên 90 0 là làm giảm khả năng thành công một cách có ý nghĩa thống kê (p=0,0001). Kết luận: can thiệp qua da tổn thương tắc mạn tính động mạch vành là một biện pháp điều trị an toàn và tương đối có hiệu quả. Khả năng can thiệp thành công giảm ở những tổn thương có vôi hóa và góc gấp khúc trên 90 0 . . trong tình trạng cấp cứu hoặc bị suy tim nặng trên lâm sàng thất bại với điều trị nội khoa đơn thuần, có các biến Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 84 cố nặng nguy hiểm đến tính mạng,. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 82 A 719 Nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh nhân bị hẹp. động mạch vành tại Viện Tim mạch Việt N am từ 10/ 2009 đến 10/ 2 010 Kết quả: Thành công về mặt thủ thuật là 84,4 %. N hánh động mạch vành bị tổn thương tắc mạn tính gặp nhiều nhất là động mạch

Ngày đăng: 25/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan