Bình luận “tắt đèn, việc làng, lều chõng” của Ngô Tất Tố_4 doc

6 839 5
Bình luận “tắt đèn, việc làng, lều chõng” của Ngô Tất Tố_4 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bình luận “tắt đèn, việc làng, lều chõng” của Ngô Tất Tố Nếu không tuân theo, khi chết làng sẽ không chôn, khi làng có ăn uống, sẽ không ai ngồi chung với người ấy. Mà đối với người dân trong làng, không ai ngồi chung, không ai chôn cất mình sau khi chết là một điều sỉ nhục lớn. Lão Sửu trong câu chuyện này cũng vậy. Ông là một nông dân hiền lành, thật thà, nhờ siêng năng làm lụng mà có được bát cơm để ăn. Một lão trùm đến ngỏ ý muốn vay lúa. Bà Sửu từ chối vì biết rằng loại người ấy chỉ biết vay chứ không hề trả. Lão trùm đem lòng thù oán, tìm cách gây sự và vu cho lão Sửu chửi làng. Hắn đem câu chuyện đó đi trình làng, và làng đã liền hùa nhau bắt vạ lão Sửu. Một bữa tiệc ăn vạ như vậy, lão Sửu đã phải tốn hơn trăm bạc. Buổi sáng cả làng ăn uống linh đình vui vẻ thì đến buổi chiều lão Sửu thắt cổ tự tử. Cái chết ấy đã tố cáo tính chất vô nhân đạo của các hur tục ở nông thôn. Phần nhiều những người bị làng ăn vạ thường không có tội vạ chi, mà thực ra bọn lý dịch tìm cách “ bới bèo ra bọ’ để kiếm chác, chè chén hoặc để trả thù riêng. Qua tập phóng sự “Việc làng”, ta thấy nạn xôi thịt, rượu chè sở dĩ tồn tại ở nông thôn lâu đời như thế không chỉ do bọn cường hào trong làng duy trì để mưu lợi riêng mà còn vì người nông dân bao đời qua đã quen với những hủ tục ấy, chúng đã ăn sâu vào nếp sống hàng ngày của người nông dân ở nông thôn. Truyện “Con gà thờ” đã chỉ ra tâm lý sùng kính các hủ tục, tôn kính các lệ làng đã tồn tại ngàn năm ấy của họ. Con gà nuôi để thờ họ được mọi người chăm sóc, trọng vọng hơn cả một người mẹ già bị ốm nằm liệt giường. Chăm sóc con gà ấy rất công phu, tốn kém, khiến người ta không còn tâm trí nào để nghĩ đến chuyện khác. Bà cụ dường như cũng thấy được thân mình không quan trọng bằng con gà nên bà cũng không đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc ấy. Bà không cho đứa cháu gọi bố đến trông bà vì “ việc thờ không thể nói chơi. Cứ để thầy mày trông nom cho gà’. Con gà bị cảm, cả làng đổ đến hỏi thăm, nhưng không một ai hỏi han bà cụ. Ngày làm lễ, con gà cân nặng được bảy cân, ông ta đã sung sướng mãn nguyện với công lao chăm sóc con gà thờ ấy. Bên cạnh đó, ngoài việc bóp nặn nhân dân thì giữa nội bộ bọn chức dịch trong làng cũng có sự tranh giành, xâu xé lẫn nhau. Việc tranh giành ăn uống, tranh giành chỗ ngồi, tranh giành địa vị vẫn diễn ra hàng ngày và làng nào cũng có. Trong truyện “ Một cái lăm lợn”, chỉ vì tranh nhau ngôi chủ tế và cái lăm lợn mà đã xảy ra một cuộc hỗn chiến, nhiều người bị thương nặng. Trong đám tranh giành ấy, chúng ta thấy có những người mặc lễ phục, áo thụng lam, mũ nhiễu hoa bạc, ở nơi cửa Khổng, sân Trình ấy, những người tham chiến đều là bọn “tư văn” trong làng! Cái thành công của tập phóng sự “Việc làng” là ở chỗ tác giả đã nhin đúng sự thật. Cuộc sống ở nông thôn đã được miêu tả một cách chân thực. Dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, cuộc sống làng quê sau lũy tre xanh không có gì thơ mộng, đẹp đẽ mà là một cuộc sống đen tối, cơ cực. Đây là một bản kết án bọn thực dân phong kiến về những thủ đoạn thâm hiểm của chúng ở nông thôn. Chúng duy trì những hình thức bóc lột với mọi hình thức: trắng trợn như địa tô, sưu thuế, hay nấp sau những hủ tục của từng vùng, gieo rắc vào tư tưởng của những con người thôn quê ao tù nước đọng, chân lấm tay bùn, sự hiểu biết cũ kỹ, hạn hẹp tâm lý tôn sùng thần thánh, tôn kính các hủ tục hà khắc ấy như một vị thần để chúng có thể duy trì bộ máy thống trị phục vụ cho lợi ích riêng của chúng. Bằng tấm lòng vị tha rất phương Đông, Ngô Tất Tố đã nhìn vào hiện thực mà lên án nạn xôi thịt ở “cửa Khổng, sân Trình”. Phê phán tâm lý hiếu danh vô thực của người dân làng xã, nhưng không xem đó là bản chất của họ. Đấu tranh cho con người, Ngô Tất Tố không chỉ phê phán mà còn cảm thông với họ, nếu có điều kiện thì đề cao họ, và trực tiếp vạch mặt những kẻ gây ra cảnh khổ của họ. Từ cách chọn đề tài đầy mâu thuẫn, chọn nhân vật điển hình, chọn chi tiết để chứng minh cho kết luận của mình bằng một thái độ có trách nhiệm, cái “tôi” trong phóng sự của ông được thể hiện một cách khá rõ nét. Vì thế, phóng sự của Nguyễn Tất Tố thực ra là một hình thức văn phóng sự, một cách sáng tạo tìm tòi trong công việc sử dụng phương pháp của văn học nghệ thuật để phản ánh kịp thời những bức xúc của thời cuộc. Bằng sự thông hiểu sâu sắc về con người và cuộc sống nông thôn, bằng tấm lòng cảm thông chân thành với những nỗi thống khổ của người dân quê bị giày vò, chèn ép dưới những gánh hủ tục nặng nề, với cách nhìn sâu sắc, chân thực, ngòi bút sắc sảo, lối kể chuyện hấp dẫn, linh hoạt, ngôn ngữ giàu hình ảnh, Ngô Tất Tố đã dựng nên một bức tranh biếm họa đặc sắc về những hủ tục “quái gở, mọi rợ” ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. “Việc làng” đã tố cáo thủ đoạn của bọn cường hào, lý dịch tàn ác và đê tiện, dùng những hủ tục, luật lệ dã man và vô lý để bóc lột, nắn bóp đến xương tủy người nông dân. Đồng thời nhà văn cũng sẻ chia với nỗi nhọc nhằn, khốn khổ của người dân quê. Một số truyện đã vượt khỏi khuôn khổ phóng sự về “việc làng”, đi sâu vào phân tích giải trình cảnh thê thảm của người nông dân, tác phẩm đã đạt tới giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của nó, “Việc làng” có ý nghĩa tích cực đối lập với cách viết thi vị hóa nông thôn và cuộc sống của người dân quê sau lũy tre xanh của các nhà văn lãng mạn. “Việc làng” là một thành công nghệ thuật đáng kể của Ngô Tất Tố, biểu hiện tài năng xuất sắc của ông ở thể loại phóng sự. C. LỀU CHÕNG 1. Tóm tắt tác phẩm: “Lều chõng”đăng tải lần đầu tiên trên báo Thời vụ từ số 112 ngày 21/3/1939 đến số 155 ngày 1/9/1939. Và được xuất bản thành sách năm 1941. “ Lều chõng” ra đời trong thời đại chiến tranh thế giới thứ 2, giữa lúc thực dân Pháp đang dấy động lên phong trào phục cổ nhằm lôi cuốn trí thức văn nghệ sĩ vào con đường thoát li thực tế. “Lều chõng” là cuốn tiểu thuyết phóng sự về giáo dục và khoa cử thời phong kiến triều Nguyễn. Đào Văn Hạc – Nhân vật chính của tiểu thuyết là một nho sĩ trẻ, tài hoa, học giỏi, phóng túng, khác thường. Chàng đã phá lối học nhồi sọ, lối văn sáo rỗng, giả dối. Văn chương của Vân Hạc sắc sảo tài hoa nhưng là thứ văn bướng bỉnh, không chịu theo đúng khuôn phép. Vân hạc không ham khoa cử. Tuy vậy. chàng vẫn phải lẽo đẽo với đèn sách, lều chõng để đáp lại sự trông đợi của họ hàng, và đặc biệt chiều theo mong muốn thiết tha, khao khát được làm bà nghè bà cử của cô Ngọc _ vợ chàng. Đã mấy lần “lều chõng” thi Hương, Vân hạc và những người bạn thân của chàng vẫn bị trượt. Người do học lực yếu ( nguyễn Khắc Mẫn); người vi phạm trường quy ( Bùi Đốc Cung); còn Vân Hạc dù các bài thi đều xuất sắc nhưng vì tuổi còn quá trẻ nên bị triều đình đánh hỏng. Vân Hạc đã chán thi cử nhưng vẫn phải dùi mài đèn sách. Đến khoa thi thứ 4, Vân Hạc may mắn đỗ thủ khoa, Nguyễn Khắc Mẫn đỗ tú tài, và Bùi Đốc Cung đỗ cử nhân. Vân Hạc cùng Đốc Cung sửa soạn, vượt qua chặng đường dài vô cùng vất vả, nguy hiểm vào kinh đô Huế thi Hội. Giữa đường Đốc Cung ngã bệnh phải quay về. Còn lại một mình Vân Hạc vào cung ứng thí. Chàng đỗ Hội nguyên. Vào thi Đình, Vân hạc làm bài thi xuấy sắc. Ai cũng hi vọng chắc chắn chàng sẽ đỗ Đình nguyên. Không ngờ chàng bị bắt giam vì “phạm húy” trong bài thi. Tin dữ bay về quê Vân Hạc làm người nhà chàng xáo xác. Giữa lúc mọi người đang vật vã lo lắng thì chàng trở về. Chàng bị đánh hỏng thi và còn bị cách cả thủ khoa. Cùng lúc mọi người hay tin nghè Long từng đỗ đạt, được bổ làm tri phủ, cũng vừa bị đi đày làm lính nơi biên ải. Từ tấm gương của nghè Long và đặc biệt là từ những tai họa cay đắng trên đường khoa cử của mình, Vân hạc thấm thía thực chất vô nghĩa, phù phiếm của con đường cử nghiệp. Chàng đoạn tuyệt với cuộc đời “lều chõng”. Cô Ngọc vợ chàng cũng cùng tỉnh ngộ, từ bỏ mộng làm bà thám, bà bảng, cùng chồng tương đắc, cuộc sống ấm cúng thanh nhàn. 2. Bình Luận : Ngày nay nhắc tới hai tiếng “lều chõng” có lẽ nhiều người sẽ lấy làm lạ, vì những vật ấy từ biệt chúng ta mà đi đến chỗ mất tích. Nhưng đã một thời nó làm chủ vận mệnh giang sơn cũ kĩ mà người ta vẫn khoe là “ bốn nghìn năm văn hiến”. Những ông ngồi trong miếu đường làm rường cột cho nước nhà, những ông ở nơi tuyền thạch, làm khuôn mẫu cho đạo đức phong hóa đều ở trong đám “lều chõng” mà ra. “Vì đó nước Việt Nam một thời kì rất dài đã hiện ra nhiều cảnh tượng kì quái, có thể khiến người ta phải cười, phải khóc, phải rùng rợn hồi hộp”. Chủ nghĩa phục cổ kêu gọi trở lại với nền văn hóa giáo dục cũ với những giá trị tinh thần và tôn ti trật tự của giáo lí Khổng Mạnh, với những hủ tục ở chốn hương thôn, với quan trường và đại gia đình phong kiến. . Bình luận “tắt đèn, việc làng, lều chõng” của Ngô Tất Tố Nếu không tuân theo, khi chết làng sẽ không chôn, khi làng có. là một thành công nghệ thuật đáng kể của Ngô Tất Tố, biểu hiện tài năng xuất sắc của ông ở thể loại phóng sự. C. LỀU CHÕNG 1. Tóm tắt tác phẩm: Lều chõng” ăng tải lần đầu tiên trên báo Thời. để chứng minh cho kết luận của mình bằng một thái độ có trách nhiệm, cái “tôi” trong phóng sự của ông được thể hiện một cách khá rõ nét. Vì thế, phóng sự của Nguyễn Tất Tố thực ra là một hình

Ngày đăng: 25/07/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan