Người kể chuyện trong tiểu thuyết pdf

5 527 1
Người kể chuyện trong tiểu thuyết pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Người kể chuyện trong tiểu thuyết "Bọn làm bạc giả" Trước khi A. Gide xuất bản tiểu thuyết Bọn làm bạc giả vào năm 1926, ông đã công bố một loạt tiểu thuyết, thường được ông gọi là récit (truyện kể) như: Kẻ vô luân (L'Immoraliste, 1902); Cánh cửa hẹp (La Porte étroite, 1909); Khúc nhạc đồng quê (La Symphonie pastorale, 1919). Đặc biệt hơn là cuốn Những tầng hầm của Vatican (Les Caves du Vatican,1914), được tác giả xác định là sotie, một thuật ngữ cũ mang tính chất hài. Các truyện kể này về cơ bản đều theo lối truyện truyền thống, đơn tuyến và có mối liên hệ chặt chẽ với tiểu thuyết thế kỷ XIX. Trừ Những tầng hầm của Vatican, người kể chuyện (NKC) trong ba truyện kể: Kẻ vô luân, Cánh cửa hẹp và Giao hưởng đồng quê đều từ ngôi thứ nhất, số ít, xưng “Tôi” (Je). Kẻ vô luân bắt đầu bằng một bức thư ngắn chưa đầy bốn trang khổ nhỏ. Còn trong Cánh cửa hẹp, nhân vật "tôi" đã kể về mình: "tôi chưa đầy 12 tuổi khi cha tôi mất ". Khúc nhạc đồng quê có hình thức của nhật kí (1) . Như vậy, trong cả ba cuốn sách, ngay từ trang đầu tiên, tác giả đã cho xuất hiện nhân vật chính và lý do tồn tại của câu chuyện thông qua nhu cầu được phát ngôn của nhân vật chính đồng thời là NKC xưng "tôi", thể hiện rõ nhất qua các động từ nói, kể (parler, dire, raconter). Việc sử dụng hình thức NKC ở ngôi thứ nhất đã khiến câu chuyện mang màu sắc tự thú, bộc bạch. Điều này chúng ta có thể thấy rõ hơn qua lời bộc lộ của ông trong Lời tựa cuốn Kẻ vô luân (là một trong số rất ít cuốn sách của Gide có Lời tựa). Như chính Gide khẳng định đó là "một câu chuyện mang tính khái quát, không chỉ giới hạn là một cuộc phiêu lưu cá lẻ" (LPT nhấn mạnh). Như vậy "tầm" của cuốn sách đã được xác định rõ. Ngoài việc khẳng định "câu chuyện mang tính khái quát", trong Lời tựa Gide còn xác định rõ chỗ đứng khách quan của mình trong tác phẩm. Trong tác phẩm của mình, ông đã cố gắng không lạm dụng cái "tôi - toàn năng". Ông tôn trọng một hiện thực tồn tại ở đâu đó, một dramehiện hữu, có trước tác phẩm của nhà văn và có một cuộc sống độc lập của riêng nó mà nhà văn tránh không can thiệp một cách sống sượng, một cách chủ quan. Đây là điều khiến ông trở thành "khác người", những người cứ muốn nhà văn phải tỏ thái độ rõ ràng của mình với nhân vật này hay nhân vật khác, với cách xử thế này hay cách xử thế kia (bao gồm cả người đọc cũng như nhiều người trong giới phê bình). Những truyện kể nói trên của Gide, như chúng ta thấy, về mặt hình thức, hoàn toàn được xây dựng theo kiểu truyền thống, nhưng chứa đựng những nhân tố chuẩn bị cho các thay đổi lớn trong tiểu thuyết của nhà văn vào giai đoạn tiếp theo. Trong số những truyện kể của Gide sáng tác vào những năm đầu thế kỷ XX, Những tầng hầm của Vatican (2) có những đặc điểm riêng biệt. Trước hết, NKC không phải là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất "tôi" như ba tác phẩm vừa nêu. Nó không phải là câu chuyện có tính bộc bạch của một nhân vật Michel, Jérôme hay của "ông mục sư". Nó được kể với một NKC giấu mặt theo một cốt truyện phức tạp hơn, thể hiện qua năm phần khác nhau của cuốn sách, số lượng nhân vật cũng nhiều hơn, đa dạng hơn. Quyển thứ nhất: Anthime Armand- Dubois, mang tên của một trong các nhân vật chính quy theo đạo Cơ Đốc. Quyển thứ hai, Julius de Baraglioul, kể về gia đình của nhân vật có một đứa con ngoài giá thú tên là Lafcadio. Quyển thứ ba,Amédée Fleurissoire, kể về vụ tin đồn "Giáo hoàng đã bị bắt giam". Quyển thứ tư, Nghìn chân - tên một băng cướp -, có nhân vật chính là Amédée Fleurissoire. Phần thứ năm, gồm 65 trang sách có tên là Lafcadio kể tiếp về đoạn đời của cậu thanh niên Lafcadio sau khi nhận họ hàng. Trong những dòng cuối sách, NKC đề cập đến "một cuốn sách mới" một kết cục tươi sáng sẽ được kể tiếp tục. Với năm phần riêng biệt, kể về các nhân vật chính của từng phần kèm theo các nhân vật phụ khác, cốt truyện của tác phẩm Những tầng hầm của Vatican đã không còn đơn giản, dễ theo dõi như trong ba truyện kể Kẻ vô luân,Cánh cửa hẹp, Khúc nhạc đồng quê. Mỗi một phần trong tác phẩm có thể được coi là một câu chuyện riêng, đồng thời các phần lại liên quan với nhau bởi mối quan hệ giữa các nhân vật chính và phụ. Các cốt truyện đan xen vào nhau khá rối rắm và phức tạp. Mặc dù tác phẩm được lấy cảm hứng từ một câu chuyện có thực đăng trên báo, nhưng sức sáng tạo của tác giả thể hiện qua NKC giấu mặt đã vượt xa việc "kể lại" một hiện thực nào đó. NKC đã không làm việc của một người "sao chép" với mục đích đúng như thật. Anh ta để mặc cho sự phức tạp, rối rắm của hiện thực lôi kéo mình đi. Vậy là tác giả tiếp tục thực hiện những ý tưởng của mình trong sáng tác đã được ông tâm niệm trong Lời tựa của tác phẩm Kẻ vô luân: "Nhưng tôi không muốn coi cuốn sách này như một lời lên án hay lời biện hộ và tôi tránh việc xét đoán". Nhà văn vẫn mong muốn và cố gắng giữ vị trí khách quan của mình. Trong Những tầng hầm của Vatican, chúng ta thấy có những điểm chung với các tác phẩm Kẻ vô luân, Cánh cửa hẹp, Khúc nhạc đồng quê như vẫn còn lưu giữ những đặc tính của tiểu thuyết truyền thống (liên quan đến cốt truyện và nhân vật) và mang tính tự thuật rõ rệt (hình bóng của tác giả có thể tìm thấy qua các nhân vật Michel, Jérôme, viên mục sư, Lafcadio). Mặt khác tác phẩm đặc biệt này chứa trong mình nó những tìm tòi đổi mới của nhà văn mà một trong những điểm đáng chú ý là việc xây dựng NKC phức tạp, mang lại cho câu chuyện được kể trong tác phẩm sự đa dạng sinh động hơn các tiểu thuyết đơn tuyến khác. Những tìm tòi đổi mới trong tiểu thuyết của A.Gide thể hiện rõ nhất trong tiểu thuyết Bọn làm bạc giả (Les Faux - Monnayeurs). Ông xuất bản cuốn tiểu thuyết này vào lúc ông 57 tuổi (năm 1926) với lời đề tặng: "Tôi thân tặng Roger Martin du Gard cuốn tiểu thuyết đầu tiên của tôi, minh chứng cho một tình bạn sâu sắc". Trước khi đề cập đến những đổi mới về tiểu thuyết của A.Gide qua nghệ thuật xây dựng NKC trong tác phẩm Bọn làm bạc giả của ông, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu quan niệm mới về tiểu thuyết của nhà văn qua Nhật ký của Bọn làm bạc giả, công bố một năm sau khi cuốn tiểu thuyết ra đời. Đó là một cuốn sách viết về nghề văn, chính vì vậy nó được nhà văn tặng cho bạn của ông là Jacques de Lacretelle và tặng cho "những ai quan tâm đến các vấn đề của nghề nghiệp". Dự định về cuốn tiểu thuyết đang được thai nghén, tác giả viết: " chắc chắn sẽ là điên rồ nhóm gộp lại trong một cuốn tiểu thuyết tất cả những gì cuộc sống bày ra cho tôi và dạy tôi. Thật rậm rạp biết bao cuốn sách mà tôi mong ước, tôi chỉ nghĩ đến việc cho tất cả vào đó. Thế mà mong ước ấy vẫn cứ xâm chiếm lấy tôi. Tôi như người nhạc sĩ tìm cách đặt gối lên nhau, xếp chồng lên nhau, theo cách của César Franck, một motif thong thả, khoan thai và một motif nhanh, mạnh" (3) . Từ dự định này, tác giả đã mang đến cho bạn đọc một cuốn tiểu thuyết với sự đan xen của nhiều truyện kể, một cách phức tạp, không dễ theo dõi như trong các truyện kể đã nhắc tới ở trên. Trong thực tế, tiểu thuyết Bọn làm bạc giả không hề giống với những tác phẩm trước đó. A. Gide đã cố ý gọi đó là "cuốn tiểu thuyết duy nhất" vì nó chứa đựng những suy nghĩ trăn trở, những tìm tòi đổi mới của ông trong tiểu thuyết. A. Gide từng say sưa đọc rất nhiều tác phẩm của các nhà văn trong và ngoài nước như Goethe, Balzac, Stendhal, Tolstoi, Dostoievsky, Ibsen, v.v từng ấp ủ về một cuốn tiểu thuyết có nhiều nhân vật, nhiều tình huống phức tạp, nhiều tình tiết chằng chịt có liên quan đến nhau. Một trong những thay đổi trong nghệ thuật tiểu thuyết của Gide là nét đặc biệt của NKC. Theo trật tự của tác phẩm, tiểu thuyết Bọn làm bạc giả có ba phần được kết cấu theo lối vòng tròn: Phần thứ nhất có tiêu đề là Paris gồm mười tám chương, mở đầu bằng việc cậu học trò Bernard tình cờ phát hiện ra bí mật của cuộc đời mình: cậu không phải là con đẻ của cha cậu. Bernard quyết định bỏ nhà ra đi, cậu vô tình lấy va li của nhà văn Édouard, ông cậu của Olivier (bạn Bernard), rồi sau đó Bernard trở thành thư ký giúp việc cho nhà văn Édouard. Song song với câu chuyện về Bernard, tác giả còn kể cho chúng ta chuyện của Vincent và nhật ký của nhà văn Édouard (chiếm bốn chương trọn vẹn và một phần lớn của một chương khác). Phần thứ hai mang tên Saas-Fée (tên một vùng miền núi thuộc Thuỵ Sĩ) chỉ gồm bẩy chương (trong đó có hơn hai chương là nhật ký của Édouard) kể về chuyến đi của Édouard và Bernard sang Thụy Sỹ đón cháu bé Boris về với ông nội, thể theo nguyện vọng của ông. . Người kể chuyện trong tiểu thuyết "Bọn làm bạc giả" Trước khi A. Gide xuất bản tiểu thuyết Bọn làm bạc giả vào năm 1926, ông đã công bố một loạt tiểu thuyết, thường. các tiểu thuyết đơn tuyến khác. Những tìm tòi đổi mới trong tiểu thuyết của A.Gide thể hiện rõ nhất trong tiểu thuyết Bọn làm bạc giả (Les Faux - Monnayeurs). Ông xuất bản cuốn tiểu thuyết. truyện kể này về cơ bản đều theo lối truyện truyền thống, đơn tuyến và có mối liên hệ chặt chẽ với tiểu thuyết thế kỷ XIX. Trừ Những tầng hầm của Vatican, người kể chuyện (NKC) trong ba truyện kể:

Ngày đăng: 25/07/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan