Đồ án đầu thầu trong xây dựng và lập giá dự thầu cho 1 gói thầu (đính kèm file tính dự toán)

133 939 2
Đồ án đầu thầu trong xây dựng và lập giá dự thầu cho 1 gói thầu (đính kèm file tính dự toán)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm gần đây, công tác quản lý nền kinh tế nước ta đã có những đổi mới quan trọng. Từ cơ chế quản lý tập trung với một hệ thống kế hoạch cứng nhắc, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới công tác quản lý đã có tác dụng rõ rệt trong việc giữ thế ổn định và tạo nên mức tăng trưởng cao của nền kinh tế quốc dân.Trong xây dựng cơ bản, theo cơ chế cũ chúng ta chủ yếu quản lý bằng phương pháp giao nhận thầu theo kế hoạch. Hiện nay, theo cơ chế mới, chúng ta đang tiến hành áp dụng nhiều phương thức thích hợp với cơ chế thị trường. Ngoài các hình thức giao nhận thầu xây lắp trực tiếp như trước đây (hiện nay là chỉ định thầu cho những công trình đặc biệt), chúng ta chủ yếu sử dụng phương thức đấu thầu.Mọi người đều biết việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất cần thiết cho sự phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân. Trong khi chúng ta còn thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chúng ta không thể không sử dụng vốn có hiệu quả nhất, song chưa có phương thức quản lý nào tối ưu hơn là phương thức đầu thầu. Đấu thầu đã tạo nên sức cạnh tranh mới và lành mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Nó đã tác động lớn đến việc nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động xây dựng các công trình giao thông. Đứng ở mỗi góc độ khác nhau có những quan điểm khác nhau về đấu thầu trong xây dựng.Đứng trên góc độ của chủ đầu tư: Đấu thầu là một phương thức cạnh tranh trong xây dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu (khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị ...) đáp ứng được yêu cầu kinh tế kỹ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình.Đứng trên góc độ của nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu giành cơ hội được nhận thầu khảo sát, thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị và xây lắp công trình. Đứng trên góc độ quản lý Nhà nước: Đấu thầu là một phương thức quản lý thực hiện dự án đầu tư mà thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.

Đấu thầu trong XD và lập giá dự thầu cho một gói thầu MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: ĐẤU THẦU TRONG XÂY DỰNG 1.1. Những vấn đề chung về đấu thầu 4 1.1.1. Sự cần thiết, khái niệm, tác dụng của đấu thầu 4 1.1.2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật đấu thầu 6 1.1.3. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức thực hiện đấu thầu 7 1.1.4. Hợp đồng 11 1.2. Đấu thầu trong nước 15 1.2.1. Khái niệm đấu thầu trong nước 15 1.2.2. Nguyên tắc đấu thầu 15 1.2.3. Kế hoạch đấu thầu trong nước 17 1.2.4. Trình tự tổ chức đấu thầu trong nước 19 1.3. Đấu thầu quốc tế 25 1.3.1. Khái niệm đấu thầu quốc tế 25 1.3.2. Tác dụng của đấu thầu quốc tế 25 1.3.3. Điều kiện đấu thầu quốc tế và các ưu đãi cho nhà thầu 26 1.3.4. Các phương pháp triển khai công tác xây dựng và các hình thức đấu thầu quốc tế 28 1.3.5. Trình tự đấu thầu quốc tế 31 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LẬP GIÁ DỰ THẦU 2.1. Phương pháp xác định giá dự thầu xây lắp đối với các công trình được xây dựng bằng nguồn vốn trong nước 37 2.1.1. Các thành phần chi phí tạo thành đơn giá dự thầu 38 2.1.2. Phương pháp xác định đơn giá từng khoản mục chi phí 38 1 Đấu thầu trong XD và lập giá dự thầu cho một gói thầu 2.2. Phương pháp xác định giá dự thầu khi tham dự đấu thầu quốc tế đối với các dự án xây dựng dùng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam 46 2.2.1. Xác định chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu quốc tế 47 2.2.2. Xác định chi phí nhân công trong đơn giá dự thầu quốc tế 48 2.2.3. Xác định chi phí sử dụng máy thi công trong đơn giá dự thầu quốc tế 48 2.2.4. Xác định chi phí chung trong đơn giá dự thầu quốc tế 49 2.2.5. Xác định thu nhập chịu thuế tính trước trong đơn giá dự thầu quốc tế 49 2.2.6. Xác định thuế giá trị gia tăng trong đơn giá dự thầu quốc tế 50 CHƯƠNG III: LẬP GIÁ DỰ THẦU GÓI THẦU SỐ 7: KM344+000 – KM354+000 THUỘC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÂNG CẤP QUỐC LỘ 4 ĐOẠN NỐI HÀ GIANG – LÀO CAI 3.1. Giới thiệu về gói thầu số 7: Km344+000 - Km354+000 51 3.1.1. Giới thiệu chung 51 3.1.2. Biện pháp tổ chức thi công 54 3.1.3. Nguồn cung cấp vật liệu 62 3.2. Bảng tiên lượng mời thầu 64 3.3. Lập giá dự thầu gói thầu số 7: Km344+000 - Km354+000 thuộc dự án đầu tư nâng cấp quốc lộ 4 đoạn nối Hà Giang - Lào Cai 66 3.3.1. Căn cứ lập giá dự thầu gói thầu số 7 66 3.3.2. Lập giá dự thầu gói thầu số 7 67 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO 135 2 Đấu thầu trong XD và lập giá dự thầu cho một gói thầu LỜI MỞ ĐẦU Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, trong nhiều năm qua công tác quản lý đã có nhiều chuyển biến đáng kể, từng bước xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp, chuyển dần sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả Đầu tư và Xây dựng. Riêng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, từ cơ chế quản lý theo phương thức giao nhận thầu xây lắp theo kế hoạch nay đã chuyển sang cơ chế quản lý theo phương thức đấu thầu. Việc áp dụng phương thức đấu thầu mục tiêu là để thực hiện tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong quát trình lựa chọn các nhà thầu, đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án, phương thức đấu thầu đã đem lại nhiều lợi ích to lớn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Sau thời gian học tập tại Trường Đại học Giao thông vận tải em đã được giao nhiệm vụ làm đề tài: Đấu thầu trong xây dựng và lập giá dự thầu một gói thầu. Qua quá trình tìm hiểu kết hợp tại Công ty Cổ phần Traenco cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Lê Minh Cần em đã hoàn thành đề tài này. Trong đề tài này của em bao gồm những phần sau: Chương I: Đấu thầu trong xây dựng Chương II : Phương pháp lập giá dự thầu Chương III : Lập giá gói thầu số 7: Km344+000 - Km354+000 thuộc dự án đầu tư nâng cấp cải tạo Quốc lộ 4 đoạn nối Hà Giang - Lào Cai Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Minh Cần, các thầy cô trong bộ môn và các anh chị trong Công ty Cổ phần Traenco đã giúp em hoàn thành đề tài này. Hà Nội, tháng 5 năm 2008 CHƯƠNG I: ĐẤU THẦU TRONG XÂY DỰNG 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẤU THẦU 3 Đấu thầu trong XD và lập giá dự thầu cho một gói thầu 1.1.1. SỰ CẦN THIẾT, KHÁI NIỆM, TÁC DỤNG CỦA ĐẤU THẦU 1.1.1.1. Sự cần thiết của đấu thầu Trong những năm gần đây, công tác quản lý nền kinh tế nước ta đã có những đổi mới quan trọng. Từ cơ chế quản lý tập trung với một hệ thống kế hoạch cứng nhắc, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới công tác quản lý đã có tác dụng rõ rệt trong việc giữ thế ổn định và tạo nên mức tăng trưởng cao của nền kinh tế quốc dân. Trong xây dựng cơ bản, theo cơ chế cũ chúng ta chủ yếu quản lý bằng phương pháp giao nhận thầu theo kế hoạch. Hiện nay, theo cơ chế mới, chúng ta đang tiến hành áp dụng nhiều phương thức thích hợp với cơ chế thị trường. Ngoài các hình thức giao nhận thầu xây lắp trực tiếp như trước đây (hiện nay là chỉ định thầu cho những công trình đặc biệt), chúng ta chủ yếu sử dụng phương thức đấu thầu. Mọi người đều biết việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất cần thiết cho sự phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân. Trong khi chúng ta còn thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chúng ta không thể không sử dụng vốn có hiệu quả nhất, song chưa có phương thức quản lý nào tối ưu hơn là phương thức đầu thầu. Đấu thầu đã tạo nên sức cạnh tranh mới và lành mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Nó đã tác động lớn đến việc nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động xây dựng các công trình giao thông. Đứng ở mỗi góc độ khác nhau có những quan điểm khác nhau về đấu thầu trong xây dựng. Đứng trên góc độ của chủ đầu tư: Đấu thầu là một phương thức cạnh tranh trong xây dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu (khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị ) đáp ứng được yêu cầu kinh tế - kỹ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình. Đứng trên góc độ của nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu giành cơ hội được nhận thầu khảo sát, thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị và xây lắp công trình. 4 Đấu thầu trong XD và lập giá dự thầu cho một gói thầu Đứng trên góc độ quản lý Nhà nước: Đấu thầu là một phương thức quản lý thực hiện dự án đầu tư mà thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. 1.1.1.2. Khái niệm về đấu thầu Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước. Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước. 1.1.1.3. Tác dụng của đấu thầu Tác dụng của nhà thầu trước hết thể hiện ở chỗ thông qua đấu thầu, chủ đầu tư và các nhà thầu đều phải tính hiệu quả kinh tế cho việc xây dựng công trình trước khi ký kết hợp đồng kinh tế, nhằm tiết kiệm vốn đầu tư, đảm bảo chất lượng công trình và thời gian xây dựng, nhanh chóng đưa vào sản xuất và sử dụng, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Đối với chủ đầu tư: Nhờ đấu thầu mà chủ đầu tư có thể lựa chọn được nhà thầu có năng lực đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư về mặt kỹ thuật, trình độ thi công đảm bảo kế hoạch tiến độ và giá cả hợp lý, chống được tình trạng độc quyền về giá cả của nhà thầu và do đó trên thực tế quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn xây dựng, kích thích cạnh tranh giữa các nhà thầu. Vì vậy, về một phương diện nào đó đấu thầu có tác dụng tích cực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Đối với nhà thầu: Đấu thầu cũng mang lại lợi ích quan trọng đó là đảm bảo tính công bằng đối với các thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử giữa các nhà thầu. Do phải cạnh tranh nên mỗi nhà thầu đều phải cố gắng tìm tòi kỹ thuật, công nghệ, biện pháp và giải pháp tốt nhất để thắng thầu, phải có trách nhiệm cao đối với công việc nhận thầu nhằm giữ được uy tín đối với khách hàng, do vậy chất lượng công trình được nâng cao, giá thành xây dựng được chú trọng. 5 Đấu thầu trong XD và lập giá dự thầu cho một gói thầu Đối với Nhà nước: đấu thầu tạo cơ sở để đánh giá tiềm năng của các đơn vị kinh tế từ đó có các chính sách xã hội thích hợp. Ngăn chặn biểu hiện tiêu cực diễn ra, tránh được sự thiên vị đặc quyền đặc lợi, móc ngoặc riêng với nhau làm thất thoát vốn đầu tư của nhà nước như phương thức giao thầu trước đây. Thông qua đấu thầu tạo tiền đề quản lý tài chính của các dự án cũng như của các doanh nghiệp xây dựng một cách có hiệu quả. 1.1.2. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG LUẬT ĐẤU THẦU 1.1.2.1. Phạm vi điều chỉnh Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định về các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án sau đây: - Dự án sử dụng vốn Nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển bao gồm: + Dự án đầu tư để xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đầu tư đã xây dựng. + Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt. + Dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn. + Dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật. + Các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển. - Dự án sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang - Dự án sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình nhà xưởng đã đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước. 1.1.2.2. Đối tượng áp dụng luật đấu thầu 6 Đấu thầu trong XD và lập giá dự thầu cho một gói thầu - Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án ở trên. - Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án ở trên. - Tổ chức, cá nhân có dự án không thuộc phạm vi áp dụng trên nhưng vẫn chọn áp dụng. 1.1.3. HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU VÀ PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN ĐẤU THẦU 1.1.3.1. Hình thức lựa chọn nhà thầu Theo Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 việc lựa chọn nhà thầu có thể được thực hiện theo các hình thức sau đây: - Đấu thầu rộng rãi. - Đấu thầu hạn chế. - Chỉ định thầu. - Mua sắm trực tiếp. - Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá. - Tự thực hiện. - Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt. Đấu thầu rộng rãi: Là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Bên mời thầu phải cung cấp đầy đủ hồ sơ cho các nhà thầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Đấu thầu hạn chế: áp dụng trong các trường hợp sau: 7 Đấu thầu trong XD và lập giá dự thầu cho một gói thầu - Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu. - Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù, gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng theo yêu cầu của gói thầu. - Khi thực hiện đấu thầu hạn chế phải mời tối thiểu là 5 nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; nếu ít hơn thì phải được người có thẩm quyền xem xét quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng các hình thức lựa chọn khác. Chỉ định thầu: Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu đặc biệt, được áp dụng trong các trường hợp sau đây: - Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, sự cố cần khắc phục ngay. - Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài. - Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia, an ninh, an toàn năng lượng do Thủ tướng quyết định khi thấy cần thiết. - Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ mà trước đó đã mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua được từ các nhà thầu cung cấp khác do phải đảm bảo tính tương thích của thiết bị, công nghệ. - Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển. Mua sắm trực tiếp: Được áp dụng trong trường hợp: - Khi hợp đồng đối với gói thầu tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng. - Khi thực hiện mua sắm trực tiếp được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện đấu gói thầu có nội dung tương tự. 8 Đấu thầu trong XD và lập giá dự thầu cho một gói thầu - Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký kết hợp đồng trước đó. - Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự cùng một dự án hoặc thuộc dự án khác. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá: Phương thức này chỉ áp dụng cho những gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng. Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 bản chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu của bên mời thầu. Tự thực hiện: Hình thức tự thực hiện áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng. Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt theo quy định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tài chính. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt: Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu nêu ở trên thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu đảm bảo mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. 1.1.3.2. Phương thức đấu thầu Theo luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, tuỳ từng loại công trình chủ đầu tư có thể áp dụng một trong những phương thức sau: - Đấu thầu một túi hồ sơ. - Đấu thầu hai túi hồ sơ. - Đấu thầu hai giai đoạn. Đấu thầu một túi hồ sơ: Được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC. Khi dự thầu theo phương thức này, nhà thầu cần nộp những đề xuất về kỹ thuật, tài chính, giá bỏ thầu và những điều kiện khác trong một túi hồ sơ chung. Việc mở thầu được tiến hành 1 lần. 9 Đấu thầu trong XD và lập giá dự thầu cho một gói thầu Đấu thầu hai túi hồ sơ: Được áp dụng đối với đấu thầu rộng tãi, đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Khi dự thầu theo phương thức này, nhà thầu cần nộp những đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Túi hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá, xếp hạng. Đề xuất tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất tài chính của nhà thầu đạt điểm số kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo. Đấu thầu hai giai đoạn: Phương thức này áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho những gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật và công nghệ phức tạp đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau: - Giai đoạn thứ nhất: Các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai. - Giai đoạn thứ hai: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp đề xuất kỹ thuật và đề xuất đầy đủ các điều kiện tài chính, tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá bỏ thầu để đánh giá và xếp hạng. 1.1.4. HỢP ĐỒNG 1.1.4.1. Nguyên tắc ký hợp đồng Kết quả của quá trình đấu thầu là việc lựa chọn những nhà thầu có đủ điều kiện để thực hiện dự án. Việc ký kết hợp đồng giữa bên mời thầu và bên trúng thầu là bắt buộc và phải tuân theo nguyên tắc sau: - Tuân thủ các quy định về hợp đồng của luật pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Thể hiện đầy đủ các điều kiện cam kết của bên mời thầu và bên trúng thầu. Trường hợp nhà thầu là liên danh, trong hợp đồng ký với chủ đầu tư phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham gia liên danh. - Giá hợp đồng không được vượt quá giá trúng thầu. Trường hợp phát sinh khối lượng công việc hoặc số lượng hàng hoá nằm ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu dẫn 10 [...]... lập kế hoạch đấu thầu cho một số gói thầu để thực hiện trước 15 Đấu thầu trong XD và lập giá dự thầu cho một gói thầu Trong kế hoạch đấu thầu phải nêu rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu Nội dung của từng gói thầu bao gồm: Tên gói thầu Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án Giá gói thầu Giá gói thầu được xác định... cho một gói thầu Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu trúng thầu nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bên mời thầu chuẩn bị văn kiện hợp đồng Hợp đồng được ký kết giữa bên mời thầu và nhà thầu tại địa điểm và thời gian được ấn định trước 33 Đấu thầu trong XD và lập giá dự thầu cho một gói thầu CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LẬP GIÁ DỰ THẦU 2 .1 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ DỰ THẦU XÂY LẮP ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỢC XÂY DỰNG... xét thầu bên mời thầu thông báo bằng văn bản cho nhà thầu trúng thầu, trong đó khẳng định rằng đơn dự thầu đã được chấp nhận và giá bỏ thầu là cơ sở để bên mời thầu thanh toán Đồng thời bên mời thầu cũng báo lại cho các nhà thầu không trúng thầu và trả lại bảo lãnh dự thầu nếu các nhà thầu đó không vi phạm những quy định trong đấu thầu Bước 3: Ký hợp đồng giao thầu 32 Đấu thầu trong XD và lập giá dự thầu. .. Đơn giá dự thầu công tác xây lắp thứ i do nhà thầu lập ra theo hướng dẫn chung về lập giá xây dựng trên cơ sở điều kiện cụ thể của mình và giá cả thị trường hoặc theo mặt bằng giá được ấn định trong hồ sơ mời thầu + n: Số lượng công tác xây lắp do chủ đầu tư xác định lúc mời thầu 2 .1. 1 CÁC THÀNH PHẦN CHI PHÍ TẠO THÀNH ĐƠN GIÁ DỰ THẦU Đơn giá dự thầu bao gồm các chi phí sau: 34 Đấu thầu trong XD và lập. .. cùng một 24 Đấu thầu trong XD và lập giá dự thầu cho một gói thầu đồng tiền để so sánh phải căn cứ vào tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền nước ngoài theo quy định trong hồ sơ mời thầu Các loại chi phí trong nước phải được chào bằng đồng tiền Việt Nam Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và các tài liệu trao đổi giữa bên mời thầu và các nhà thầu là tiếng Việt, tiếng Anh 1. 3.4 CÁC PHƯƠNG... lượng Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng Chủ đầu tư thanh toán 11 Đấu thầu trong XD và lập giá dự thầu cho một gói thầu cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng Hình thức hợp đồng theo đơn giá: Được áp dụng cho những phần công việc chưa đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng hoặc khối lượng Chủ đầu tư thanh toán... thể đánh giá xếp hạng nhà thầu theo tiến độ thi công và giá dự thầu: Giả sử tiến độ thi công của bên mời thầu dự kiến là T 0 Giá dự thầu và thời gian thi công của các nhà thầu đưa ra là G i và Ti Bên mời thầu sẽ tính đổi giá dự thầu của các nhà thầu (được gọi là giá dự thầu có điều chỉnh) theo công thức sau: Gđci = Gi Ti T0 Nếu giá dự thầu điều chỉnh của nhà thầu nào nhỏ nhất sẽ được chọn thắng thầu. .. ký hợp đồng để tính toán bổ sung các công việc phát sinh và báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định Trường hợp thoả thuận không thành thì nội dung công việc phát sinh đó hình thành một gói thầu mới và tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu 13 Đấu thầu trong XD và lập giá dự thầu cho một gói thầu 1. 2 ĐẤU THẦU TRONG NƯỚC 1. 2 .1 KHÁI NIỆM ĐẤU THẦU TRONG NƯỚC Đấu thầu trong nước... quả đấu thầu không phải giải thích lý do đối với nhà thầu không trúng thầu 1. 2.4.6 Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng 1 Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu phải dựa trên cơ sở sau đây: a Kết quả đấu thầu được duyêt b Mẫu hợp đồng đã điền đầy đủ các thông tin cụ thể của gói thầu 21 Đấu thầu trong XD và lập giá dự thầu cho một gói thầu c Các... đóng thầu đối với các hồ sơ dự thầu được nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu - Thông tin chính nêu trong hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu phải được công bố trong buổi mở thầu, được ghi lại trong biên bản mở thầu có chữ ký xác nhận của đại diện bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diện cơ quan liên quan tham dự 1. 2.4.3 Đánh giá hồ sơ dự thầu 1 Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bước 1: Mời thầu sơ tuyển

  • Bước 2: Phát và nộp văn kiện sơ tuyển

  • Bước 1: Chuẩn bị văn kiện đấu thầu (Hồ sơ mời thầu)

  • Bước 4: Sửa đổi các văn kiện đấu thầu

  • Bước 5: Thắc mắc của nhà thầu

  • Bước 6: Nộp và nhận đơn thầu

  • Bước 1: Mở hồ sơ dự thầu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan