Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối lương thực thực phẩm của công ty Cổ phần Lương thực Thái Nguyên

32 473 3
Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối lương thực thực phẩm của công ty Cổ phần Lương thực Thái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THÁI NGUYÊN. 2.1 Thực trạng cấu trúc kênh phân phối của công ty cổ phần Lương thực Thái Nguyên. 2.2 Thực trạng hoạt động của hệ thống phân phối trong công ty 2.2.1 Một số kết quả hoạt động của kênh phân phối qua các năm. 2.2.2 Thực trạng các dòng chảy qua kênh 2.2.3 Thực trạng quản lý hệ thống kênh phân phối và giải quyết xung đột 2.2.4 Các chính sách thúc đẩy thành viên kênh hoạt động CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THÁI NGUYÊN 3.1 Đánh giá thành tựu và hạn chế của kênh phân phối. 3.1.1 Những thành tựu đạt được. 3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại 3.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty 3.2.1 Quản lý các thành viên trong kênh hoạt động một cách hiệu quả 3.2.2 Tăng cường biện pháp giảm xung đột kênh 3.2.3 Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng 3.2.4 Hoàn thiện hệ thống thông tin trong kênh PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

BÁO CÁO THỰC TẾ  LỜI MỞ ĐẦU Với nền kinh tế thị trường đầy biến động như hiện nay, mỗi lĩnh vực mỗi ngành nghề kinh doanh đều có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp, mọi chủng loại hàng hóa đều có sự cạnh tranh quyết liệt và gay gắt. Thị trường là vấn đề quan trọng và ý nghĩa quyết định sự sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trên thị trường và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài, doanh nghiệp cần làm tốt công tác tổ chức và quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Nội dung cốt lõi của hoạt động tiêu thụ sản phẩm chính là tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân phân phối. Để đưa các sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng cuối cùng, các doanh nghiệp phải sử dụng đến các “trung gian Marketing”. Chính những người làm nhiệm vụ phân phối kênh trung gian này đã tạo nên hệ thống kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, đây là một trong bốn yếu tố quan trọng bậc nhất của hệ thống Marketing - Mix. Để đạt được mục tiêu phân phối rộng rãi sản phẩm của doanh ngiệp trên thị trường các doanh nghiệp cần vận dụng linh hoạt các chính sách về sản phẩm, giá cả, xúc tiến hỗn hợp, phân phối sao cho phù hợp với sự biến động không ngừng của thị trường. Thực tế cho thấy, vấn đề về phân phối sản phẩm là một trong những khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Do đó, việc ứng dụng những triết lý của Marketing trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng phổ biến. Lương thực là một ngành nghề kinh doanh chính và có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Lương Thực Thái Nguyên. Trong những năm gần đây, thị trường của công ty không ngừng mở rộng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài tỉnh cũng như nhu cầu của bạn hàng trong nước và ngoài nước. Việc mở rộng thị trường kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và đứng vững trên thị trường có tính cạnh tranh cao như hiện nay đòi hỏi phải có hệ thống kênh 1 BÁO CÁO THỰC TẾ  phân phối phù hợp, linh hoạt và có sự ăn khớp trong các hoạt động của công ty. Trong thời gian 4 tuần thực tập môn học, nhóm chúng em được đến thực tập tại Công ty Cổ phần Lương thực Thái Nguyên. Đây là cơ hội giúp sinh viên chúng em có thể tiếp cận, tìm hiểu và làm quen với môi trường làm việc thực tế, là điều kiện để vận dụng những kiến thức đã được học tập ở trường để phân tích, nghiên cứu hoạt động của công ty, đặc biệt là các hoạt động về lĩnh vực Marketing. Hơn thế nữa, đây cũng là cơ hội cho nhà trường nhìn nhận đánh giá, được đúng, khách quan hiệu quả đào tạo của mình, cũng như đánh giá trình độ, khả năng tiếp thu, học lực của mỗi sinh viên. Trong thời gian thực tế tại công ty, em nhận thấy có một số vướng mắc trong vấn đề quản trị kênh phân phối của công ty, do đó em xin mạnh dạn đi sâu, phân tích về hệ thống kênh phân phối lương thực của công ty với đề tài : “Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối lương thực thực phẩm của công ty Cổ phần Lương thực Thái Nguyên” làm đề tài thực tập môn học. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp để hệ thống kênh phân phối của công ty hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả hơn. Nội dung chuyên đề được chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Lương Thực Thái Nguyên. Chương 2: Thực trạng hệ thống kênh phân phối của Công ty CP Lương thực Thái Nguyên. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối cho công ty CP Lương thực Thái Nguyên. Với kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót, do vậy, rất mong nhận được sự chỉ bảo đóng góp của các thầy cô trong trường cùng các cô chú, anh chị trong công ty để bài báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn! 2 BÁO CÁO THỰC TẾ  CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THÁI NGUYÊN. 1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1.1.1. Tên và địa chỉ của công ty Công ty Cổ phần Lương thực Thái Nguyên là đơn vị trực thuộc của Tổng công ty lương thực Miền Bắc. Đơn vị có bề dày hơn 50 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Lương thực Thái Nguyên có đủ khả năng tài chính, nhân lực, tổ chức quản lý, công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại cho hoạt động quản lý, kinh doanh lương thực và thực phẩm. - Tên Công Ty: Công Ty Cổ Phần Lương Thực Thái Nguyên - Tên giao dịch quốc tế: THAI NGUYEN VINA FOOD I JONT – STOCK COMPANY. - Tên viết tắt: TN VINA FOOD I JSC - Địa chỉ trụ sở chính đặt tại : Số 1, Đường Minh Cầu, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. - Điện thoại: 02803 752 413 – Fax: 02803 857 574 - Số tài khoản giao dịch: 8500211010045 - Email : thainguyenfood@vnn.vn/ httfood@yahoo.com - Website : http://www.thainguyenfood.com.vn - Logo của công ty: 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Trải qua 55 năm thành lập và phát triển để phù hợp với đặc điểm và tính chất của từng thời kỳ mà công ty đã nhiều lần đổi tên và hình thức sở hữu:  Chỉ sở kho thóc Thái Nguyên (1959)  Ty lương thực bắc thái (1968)  Sở lương thực bắc thái (1985)  Công ty lương thực bắc thái (1992)  Công ty lương thực Thái Nguyên (1997)  Công ty Lương thực Hà Tuyên Thái (2002)  Công ty cổ phần lương thực Hà Tuyên Thái (2004) 3 BÁO CÁO THỰC TẾ   Công ty cổ phần lương thực Thái Nguyên (2007) • Công ty lương thực Bắc Thái được thành lập theo quyết định số 782 ngày 26/12/1992 của UBND tỉnh Bắc Thái. Năm 1996 Công ty trở thành thành viên của công ty lương thực Miền Bắc theo QĐ số 43A-TCT-HĐQT- QĐ ngày 2/5/1996 của Hội đồng quản trị Công ty lương thực Miền Bắc về việc tiếp nhận công ty lương thực Bắc Thái làm thành viên. • Năm 1997 sau khi tách tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo QĐ số 394NN-TCCB/QĐ ngày 24/4/1997 của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc đổi tên Công ty lương thực Bắc Thái thành Công ty Lương thực Thái Nguyên. • Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế với chính sách mở cửa của chính phủ, Tổng công ty lương thực Miền Bắc đã quyết định thành lập Công ty lương thực Hà Tuyên Thái trên cơ sở hợp nhất của 3 công ty lương thực Thái Nguyên theo QĐ số 4354/QĐ/BNN-TCCB ngày 16/10/2002 của thủ tướng chính phủ phê duyệt phương án tổng thế sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty lương thực Miền Bắc giai đoạn 2002-2005. • Ngày 9/12/2004 Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ra quyết định số 4456/QĐ/BNN-TCCB chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty lương thực Hà Tuyên Thái thành Công ty cổ phần lương thực Hà Tuyên Thái nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy được sức mạnh nội lực và huy động thêm các nguồn lực từ bên ngoài nhằm củng cố và phát triển công ty. Giá trị thực tế của công ty cổ phần lương thực Hà Tuyên Thái tại thời điểm cổ phần là 43.161.191.655đ ( trong đó giá trị thực tế phần vốn góp của nhà nước tại công ty là 12.666.836.378đ). Lao động tại thời điểm cổ phần là 145 người. • Trong quá trình hoạt động, để nâng cao hiệu lực quản lý ngày 8/6/2007, hội đồng thành viên Công ty cổ phần lương thực Hà Tuyên Thái đã họp và quyết định chia Công ty cổ phần lương thực Hà Tuyên Thái theo địa giới 4 BÁO CÁO THỰC TẾ  hành chính tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Theo quyết định số: 3/2007/LTHTT/HĐQT-QĐ quy định rõ tại điều 1: “Tổ chức lại công ty cổ phần lương thực Hà Tuyên Thái, trụ sở số 1, đường Minh Cầu, Phường Phan Đình Phùng, Thành Phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên theo hình thức chia công ty thành 3 công ty cổ phần mới theo địa giới hành chính tỉnh trong đó công ty lương thực tại Thái Nguyên sẽ được tổ chức thành : Công ty cổ phần lương thực Thái Nguyên”. • Từ ngày thành lập công ty đến nay công ty đã liên tục phát triển trở thành công ty lương thực nòng cốt của Tổng công ty lương thực miền bắc, chiếm được lòng tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân địa phương. Hoạt động chủ yếu của công ty là kinh doanh bán buôn, bán lẻ các mặt hàng lương thực, vật tư, phân bón. Tuy nhiên công ty luôn thực hiện chiến lược đa dạng hoá các mặt hàng trên nhiều lĩnh vực nhằm mở rộng thị trường, phát triển kinh doanh siêu thị, hàng thời trang, kinh doanh sắt thép, vật liệu xây dựng, vận tải 1.2. Tên, ngành kinh doanh và thị trường của công ty 1.2.1. Tên, ngành kinh doanh Là công ty có bề dày lịch sử hoạt động hơn 50 năm, Công ty cổ phẩn Lương thực Thái Nguyên hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, với các ngành nghề kinh doanh đa dạng, phong phú nhằm thực hiện mục tiêu đem lại sự thịnh vượng, an khang cho khách hàng của mình. Tính đến nay, công ty kinh doanh 16 ngành nghề, cụ thể : Bảng 1.1: Các lĩnh vực kinh doanh của công ty STT Tên Ngành Nghề 1 Xay xát chế biến gạo 2 Mua bán thức ăn gia súc, thuỷ sản 3 Nuôi trồng thuỷ sản nội địa 4 Mua bán, XNK gạo, thực phẩm, hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản 5 Mua bán xăng, dầu, gas, than, mua bán rượu bia, sản phẩm thuốc lá 6 Mua bán vật liệu xây dựng và các thiết bị nội thất 7 Bán lẻ hàng hoá trong siêu thị và trung tâm thương mại, cửa hàng 8 Mua bán phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư nông nghiệp 9 Kinh doanh nhà hang, các dịch vụ ăn uống, các dịch vụ khách sạn 10 Vận tải hàng hoá đường bộ, dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng hoá 5 BÁO CÁO THỰC TẾ  11 Cho thuê văn phòng 12 Kinh doanh siêu thị và trung tâm thương mại 13 Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi 14 Mua bán thép phế liệu 15 Mua bán đồ điện gia dụng, điện tử, điện lạnh 16 Mua bán hàng thời trang, mỹ phẩm ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 1.2.2. Sản phẩm chính Công ty cổ phần lương thực Thái Nguyên kinh doanh nhiều loại mặt hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường, trong đó chủ yếu là các sản phẩm lương thực sau: 6 BÁO CÁO THỰC TẾ  Bảng 1.2: Sản phẩm chính và năng lực sản xuất. STT Tên sản phẩm Năng lực sản xuất (ĐVT: tấn/ năm) 1 Gạo 200.000 2 Chè 1.000 3 Ngô 10.000 4 Sắn 10.000 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) 1.2.3. Thị trường của công ty Với tiêu chí luôn cung cấp cho quý khách hàng những sản phẩm với chất lượng dịch vụ, giá cả tốt nhất. Trong nhiều năm, công ty có những hoạt động chính: - Quản lý đảm bảo an ninh lương thực toàn tỉnh - Chế biến, sản xuất nông sản - Xuất nhập khẩu lương thực Trải qua 55 năm hình thành và phát triển, công ty Cổ phẩn Luownt hực Thái Nguyên đã cung cấp lương thực cho quý khách hàng trong tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận như : Cao Bằng, Bắc Cạn, Đồng thời, công ty cũng là bạn hàng uy tín, lâu năm với nhiều quốc gia. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty đó là : - Trung Đông - Châu Phi - Đông Nam Á - Trung Quốc - Nga - Hàn Quốc 1.3. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 1.3.1. Chức năng của công ty Là công ty cổ phần theo hình thức cổ phần nội bộ, kinh doanh đa dạng các loại mặt hàng, thực hiện kế hoạch đặt ra, công ty có chức năng chính sau: 7 BÁO CÁO THỰC TẾ  - Kinh doanh lương thực, nông lâm sản; các sản phẩm chế biến từ lương thực, thức ăn gia súc, hàng tiêu dùng, - Kinh doanh chế biến, xuất khẩu trực tiếp, cung ứng và ủy thác xuất khẩu mặt hàng gạo tiêu chuẩn xuất khẩu Việt Nam ( 5% tấm, 10% tấm, ) - Xay sát, nuôi trồng, chế biến lương thực, nông, lâm, hải sản. - Đầu tư kinh doanh bất động sản. Cho thuê văn phòng - Kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại,…. 1.3.2. Nhiệm vụ của công ty - Thực hiện các hoạt động mua bán các loại hàng hoá về lương thực thực phẩm, vật liệu xây dụng, sắt thép, kinh doanh siêu thị, …. - Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận và đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng trong tỉnh và các tỉnh lân cận. - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước như : bảo hiểm xã hội, chấp hành quy định của Nhà nước, nộp thuế theo quy định, - Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho cán bộ công nhân viên trong công ty, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty. - Tạo mối quan hệ tốt với bạn hàng, mở rộng và ổn định kinh doanh sản xuất, tạo việc làm và thu nhập ổn định. 8 BÁO CÁO THỰC TẾ  1.3.3. Cơ cấu tổ chức 1.3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Chú thích: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ kiểm soát: (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Danh sách 8 chi nhánh trực thuộc công ty 1) Chi nhánh thành phố 2) Siêu thị Minh Cầu 3) Chi nhánh Sông Công 4) Chi nhánh Phổ Yên 5) Chi nhánh Đồng Hỷ 6) Chi nhánh Đại Từ 7) Chi nhánh Phú Lương 8) Chi nhánh Đồng Tháp 1.3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị  Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. • Giám đốc (Ông: Nguyễn Bá Hoan): Là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp có quyền điều hành cao nhất trong doanh nghệp và chịu trách nhiệm pháp luật về việc điều hành hoạt động trong doanh nghiệp. • Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty. Giám đốc quyết định các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, các biện pháp khuyến khích sản xuất. • Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định và quy định theo điều lệ của công ty. 9 8 chi nhánh trực thuộc HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG CÔNG TY BAN KIỂM SOÁT BAN GIÁM ĐỐC Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng phân phối BÁO CÁO THỰC TẾ  • Tổ chức các hoạt động kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, bảo toàn và phát triển vốn. • Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; • Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; • Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc (Tổng giám đốc); + Phó giám đốc (Ông: Nguyễn Quang Trường, Trần Huy Luân): • Là người được giám đốc công ty phân công chịu trách nhiệm chính về công tác để san sẻ bớt gánh nặng cho giám đốc đồng thời phó giám đốc thay mặt giám đốc giải quyết một số công việc khi được uỷ quyền. • Ông Nguyễn Quang Trường phụ trách mảng kinh doanh, ông Trần Huy Luân phụ trách mảng tài chính. • Đối với lĩnh vực công tác được phân công phụ trách, phó giám đốc có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn nhân viên thực hiện. Trường hợp công việc phát sinh hoặc luật pháp chưa quy định thì phải báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của giám đốc trước khi quyết định .  Trưởng các phòng ban • Kế toán trưởng, trưởng phòng tài chính kế toán: là người giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính, thông tin kinh tế cho toàn bộ công ty theo quy chế quản lý mới và theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê điều lệ tổ chức kế toán của nhà nước và những quy định của công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác kế toán tài chính của công ty. 10 [...]... ty cổ phần Lương thực Thái Nguyên 2.1.1 Cấu trúc kênh phân phối của công ty Sản phẩm của công ty có thể đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua các hệ thống kênh theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Cấu trúc kênh phân phối công ty cổ phần Lương thực Thái Nguyên Công ty Cổ phần Lương thực Thái Nguyên Tổng đại lý, chi nhánh Nhà bán buôn ( Nguồn : Phòng Phân phối) Hiện tại, công ty cổ phần Lương thực Thái Nguyên. .. bản của bộ máy quản trị 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN 15 2 PHỐI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THÁI 2.1 NGUYÊN Thực trạng cấu trúc kênh phân phối của công ty cổ phần 15 2.2 Lương thực Thái Nguyên Thực trạng hoạt động của hệ thống phân phối trong công 16 2.2.1 ty Một số kết quả hoạt động của kênh phân phối qua các 16 2.2.2 2.2.3 năm Thực trạng các dòng chảy qua kênh Thực trạng quản lý hệ thống. .. thống kênh phân phối và giải quyết 18 19 xung đột Các chính sách thúc đẩy thành viên kênh hoạt động CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN 21 24 2.2.4 THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG 31 BÁO CÁO THỰC TẾ -   - 3.1 3.1.1 3.1.2 3.2 TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THÁI NGUYÊN Đánh giá thành tựu và hạn chế của kênh phân phối Những thành tựu đạt được Những hạn chế còn tồn tại Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện. .. triển hệ thống kênh phân phối để có thể đạt được lợi thế trong dài hạn Hệ thống kênh phân phối hoàn thiện, một chính sách phân phối đúng đắn sẽ giúp cho doanh nghiệp thành công trong kinh doanh Là một đơn vị trực thuộc của Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Công ty cổ phần Lương thực Thái Nguyên đang cố gắng mở rộng thị trường tiêu thụ, để tiêu thụ được nhiều sản phẩm công ty cần có chính sách tổ chức kênh. .. viên kênh Công ty muốn nhà phân phối bán theo giá cam kết nhưng các nhà phân phối là muốn phá giá để thu lợi nhuận 3.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty 3.2.1 Quản lý các thành viên trong kênh hoạt động một cách hiệu quả • Tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn với các đại lý: Với mục tiêu bao phủ thị trường, đại lý là kênh trung tâm phân phối sản phẩm của công ty Công ty. .. trường của từng huyện Vấn đề khen thưởng sẽ giúp các kênh thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn, tạo điều kiện để mối quan hệ giữa các kênh diễn ra tốt hơn 22 BÁO CÁO THỰC TẾ -   - CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THÁI NGUYÊN 3.1 Đánh giá thành tựu và hạn chế của kênh phân phối 3.1.1 Những thành tựu đạt được - Nhìn chung, công ty đã tổ... trông ty, an toàn tài sản công ty; bộ phận phục vụ thực hiện các công việc như: bữa trưa cho cán bộ nhân viên có nhu cầu, tiếp đãi khách hàng hay các cơ quan, tổ chức, cá nhân đến thăm và làm việc tại công ty và đảm bảo vệ sinh nơi công sở 12 BÁO CÁO THỰC TẾ -   - CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THÁI NGUYÊN 2.1 Thực trạng cấu trúc kênh phân phối của công. .. nhất của khách hàng về sản phẩm mới trên cơ sở đó công ty sẽ đưa ra những quyết định về kinh doanh và phân phối sản phẩm mới  Kênh 1 cấp Để sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng, công ty thông qua hệ thống chi nhánh tại các huyện trong tỉnh của công ty như: chi nhánh Thành phố, Sông Công, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ,… Kênh phân 13 BÁO CÁO THỰC TẾ -   - phối này chiếm 8-10% doanh số của. .. phát triển của công ty Tên và địa chỉ của công ty Lịch sử hình thành và phát triển Tên, ngành kinh doanh và thị trường của công ty Tên, ngành kinh doanh Sản phẩm chính Thị trường của công ty Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của công 4 4 4 6 6 7 8 8 1.3.1 1.3.2 1.3.3 1.3.3 ty Chức năng của công ty Nhiệm vụ của công ty Cơ cấu tổ chức Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 9 9 10 10... do cho công 16 BÁO CÁO THỰC TẾ -   - ty Trước năm 2008 thực hiện giao dịch qua Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nông thôn AgriBank Sau đó, công ty mở thêm giao dịch tại Ngân hàng VietinBank 2.2.3 Thực trạng quản lý hệ thống kênh phân phối và giải quyết xung đột 2.2.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý hệ thống kênh phân phối: Việc tổ chức quản lý và điều hành mọi hoạt động phân phối sản phẩm của công ty thuộc . của bộ máy quản trị  Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. • Giám đốc (Ông: Nguyễn Bá Hoan) : Là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp có quyền điều hành cao nhất trong doanh nghệp và chịu

Ngày đăng: 25/07/2014, 10:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan