Khổ vì trí tuệ hay là bi kịch của Hamlet của William Shakespears_1 docx

8 597 3
Khổ vì trí tuệ hay là bi kịch của Hamlet của William Shakespears_1 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khổ vì trí tuệ hay là bi kịch của Hamlet của William Shakespears 1. Không hiểu vì sao, cho đến nay ở nước ta, trong hầu hết sách giáo khoa, giáo trình của các trường cao đẳng, đại học có đào tạo môn văn vẫn tiếp tục tồn tại một cách lí giải không mấy thuyết phục về bi kịch Hamlet của William Shakespeare (1564 - 1616). Trong các sách giáo khoa, giáo trình ấy, nhân vật Hamlet được phân tích như một mẫu mực của sự hoàn thiện. Hamlet là sự gắn bó hữu cơ giữa con người trí tuệ và con người hành động. Đó là hình tượng kì vĩ, là con người khổng lồ của thời đại Phục hưng . Đây cũng là cách phân tích từng thống trị nhiều năm trong nghiên cứu, phê bình ở Liên-Xô trước kia. Phân tích như thế là lí tưởng hoá Hamlet một cách thái quá, khiến người ta không hiểu được đâu là bi kịch Hamlet, vì sao gọi Hamlet của Shakespeare là tác phẩm thể hiện sự tan vỡ của lí tưởng nhân văn. Sinh thời, C. Marx đã từng đấu tranh chống lại mọi ý đồ đẽo gọt Hamlet, nặn ra một Hamlet “mà trong đó không những không có nỗi buồn thê lương của chàng hoàng tử Đan Mạch, mà ngay cả chàng hoàng tử Đan Mạch này cũng không có nốt” . Vậy Hamlet là người như thế nào? Viết Hamlet, Shakespeare muốn nói với ta điều gì? Phải đặt tác phẩm vào mảnh đất lịch sử mà nó đã sinh ra mới hi vọng trả lời được những câu hỏi ấy. 2. Hamlet của Shakespeare ra đời vào năm 1601. Tác phẩm mở ra cả một thời đại phát triển mới của bi kịch. Trước đó, Shakespeare chủ yếu viết hài kịch và kịch lịch sử. Những vở kịch này đã vạch trần sự tàn bạo, thối nát của chế độ phong kiến lỗi thời. Có điều, khi đấu tranh chống lại những tàn dư của chế độ phong kiến, cũng như những nhà nhân văn chủ nghĩa khác, Shakespeare vẫn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của xã hội. Nhưng từ những năm 90 của thế kỉ XVI, tình hình nước Anh bắt đầu thay đổi. Chính thể chuyên chế từng giữ vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại tình trạng phong kiến cát cứ, ngày càng trở nên thối nát, đốn mạt. Giai cấp thống trị bộc lộ bản chất phản nhân dân của nó. Những tệ nạn thời trung cổ được hồi sinh dưới những hình thức còn khủng khiếp hơn trước rất nhiều. Quan điểm xã hội và triết học của Shakespeare vì thế cũng trở nên phức tạp. Ông nhận ra những mâu thuẫn của chế độ chuyên chế tư sản. Ông muốn phân tích, khám phá bản chất của những mâu thuẫn ấy. Và sáng tác của Shakespeare đã phản ánh một cách thiên tài toàn bộ sự lạc điệu của đời sống xã hội đương thời. Trước khi bi kịch Hamlet ra đời, Shakespeare đã có Giuliut Xeda (1599). Hệ thống nhân vật trong tác phẩm này được chia thành hai tuyến: bên này là các chiến sĩ Cộng hoà La Mã chống lại bên kia là vua Xeda cùng toàn bộ chế độ quân chủ do y dựng nên. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ tự do, các chiến sĩ Cộng hoà đụng độ với một sức mạnh dường như không gì bẻ gẫy nổi. Dù có nhiều phẩm chất cá nhân của những trang tuấn kiệt, những đấng quân tử, những bậc anh hào, các chiến sĩ Cộng hoà vẫn lần lượt bị đàn áp, đè bẹp bởi bước đi lên tất yếu của lịch sử. Có thể thấy, các tuyến nhân vật trong Giuliut Xeda đã phản ánh một tương quan lực lượng xã hội kiểu mới. Xung đột lịch sử này đã hé lộ ánh sáng để ta hiểu Hamlet và cái mà Shakespeare muốn nói qua bi kịch này. Phần mở đầu bi kịch Hamlet cũng chính là phần mở ra một tình thế lịch sử. Ấn tượng đầu tiên mà nó mang lại khi ta xem vở kịch là sự lo âu, kinh hoàng, là linh cảm về những biến động dữ dội rồi sẽ xẩy ra. Việc hồn ma xuất hiện đã làm nổi bật bầu không khí bao trùm đất nước Đan Mạch. Cả đất nước sống trong lo âu, sợ hãi. Hoàn cảnh rất bất lợi. “Có cái gì đang thối nát trong đất nước Đan Mạch này”. “Hồn ma hiện lên có ý gì, tôi chẳng rõ, nhưng đại khái theo chỗ tôi hiểu thì đây là điều báo trước một tai họa kinh hoàng cho đất nước ta” (lời Horalio). Quả là những gì đang xẩy ra trong tác phẩm Hamlet có liên quan tới những vấn đề trọng đại mang tầm cỡ quốc gia. Vua Đan Mạch Claudius và cả triều đình của y hiệp lực, du lại với nhau thành một liên minh ma quái. Mình Hamlet phải đương đầu với cả khối liên minh ma quái ấy. Hamlet thực sự trở thành kẻ đơn độc. Hoàn cảnh, không khí vây bủa quanh Hamlet thù địch với Hamlet biết dường nào! 3. Đã hơn bốn trăm năm nay, nhân loại mải miết đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Hamlet là người thế nào? Để giải đáp câu hỏi ấy, người ta thường bắt đầu bằng việc tìm lời giải đáp cho một câu hỏi khác: Hamlet đã chống lại hoàn cảnh ra sao? Ai cũng biết là Shakespeare không bịa ra cốt truyện cho vở bi kịch. Kịch bản của Shakespeare phỏng theo một truyện dân gian Đan-Mạch, được thầy tu Saxo Grammaticus sao chép lại từ ba thế kỷ trước (vào quãng năm 1200); đến năm 1572, nhà biên soạn Pháp tên là Louis de Belleforest dựa vào đó mà viết Câu chuyện bi thảm thứ năm trong tập truyện của ông. Có thể tóm tắt nội dung như sau: Chú Amleth giết cha chàng rồi đoạt lấy ngôi vua. Amleth thông minh và khôn ngoan đã giả vờ điên để đánh lừa chú và triều thần. Cuối cùng, Amleth giết được chú và khôi phục ngai vàng. Đây là cốt truyện hết sức phổ biến dưới thời trung cổ được truyền bá trong dân gian xứ Dớt-lan, nó phản ánh chế độ dã man xa xưa. Ta còn biết một vở bi kịch nữa về hoàng tử Hamlet. Tác phẩm không còn, nhưng tác giả của nó chắc chắn là Thomas Kit, người thuộc thế hệ đàn anh của Shakespeare. Kit đã viết một vở bi kịch trả thù đẫm máu. Mở đầu tác phẩm cũng có hồn ma hiện về. Hồn ma kể lại cho bạn bè hay những người họ hàng gì đấy là mình bị những kẻ phản bội giết chết. Một người họ hàng hay người bạn gì đấy đã trả thù cho người bị giết . Do Shakespeare đã vay mượn cốt truyện có sẵn để viết Hamlet, nên nhiều người từng cho rằng, tác phẩm của ông cũng chỉ xoay quanh chủ đề trả thù. Ngày nay không ai hiểu một cách đơn giản như thế. Nhưng cũng không thể phủ nhận, trả thù là một trong những đề tài hết sức quan trọng trong Hamlet của Shakespeare. Có đến ba nhân vật được đặt trước nhiệm vụ trả thù. Thứ nhất là hoàng tử Na Uy, Fortinbras. Chàng phải trả thù cho cha, người đã bị Hamlet phụ vương giết chết. Fortinbras từ chối nhiệm vụ này. Chàng khởi hành sang Ba Lan để chiếm một mảnh đất mà chẳng ai cần đến. Thứ hai là Laertes. Khác với Fortinbras, Laertes đã làm tất cả để trả thù cho cha. Hắn xông vào Hamlet lúc gặp chàng ngoài nghĩa địa. Hắn thách đấu với Hamlet rồi tẩm thuốc độc vào kiếm với ý đồ phải giết cho bằng được kẻ thù của mình. Cuối cùng là Hamlet. Hamlet đứng vào quãng giữa giữa hai nhân vật trên. Hamlet thề với hồn ma sẽ trả thù, nhưng sau đó chàng luôn luôn trì hoãn công việc này. Hamlet là nhân vật lí trí, là con người trí tuệ. Đây là điều hết sức quan trọng. Biến nhân vật trả thù thành nhân vật trí tuệ, Shakespeare đã sáng tạo ra một kiệt tác có ý nghĩa xã hội vô cùng lớn lao. Tại sao Hamlet trì hoãn việc trả thù? Hình như bất kì nhà Shakespeare học nào cũng đặt ra câu hỏi như thế. Phê bình lãng mạn thế kỉ XVIII cho rằng, Hamlet trì hoãn trả thù vì con người này có tâm hồn yếu đuối. Đặt nhiệm vụ trả thù lên vai Hamlet chẳng khác gì đem cây đại thụ trồng vào chậu cảnh, rốt cuộc chậu vỡ, cây chết. Bielinski và phê bình Nga, phê bình Đức thế kỉ XIX lại khẳng định, Hamlet là một hiệp sĩ, đại diện của đẳng cấp cao nhất thời trung cổ. Chàng có cả một bầu máu nóng sục sôi hành động và một cánh tay mạnh đủ sức san phẳng mọi bất bình . Cho nên, Hamlet trì hoãn trả thù không phải vì bản chất yếu đuối. Mỗi lần Hamlet trì hoãn đều có một lí do chính đáng. Chẳng hạn, nghe xong lời của hồn ma, Hamlet liền bắt tay hành động. Việc làm đầu tiên của Hamlet là buộc sĩ quan và binh lính có mặt ở đó phải tuyên thệ. Rồi Hamlet quyết định giả điên. Chàng làm như thế không phải là không có sự tính toán. Hamlet nghĩ cách trả thù. Muốn thế, Hamlet phải làm sao để kẻ thù không xem chàng là kẻ đáng sợ. Giả điên là cách tốt nhất để tránh sự nghi ngờ. Với kẻ điên, người ta chỉ có thể thương hại hoặc chẳng xem ra gì. Hamlet còn bịa ra một màn kịch diễn cho vua xem. Chàng phải kiểm tra lại những điều hồn ma báo cho biết. Hamlet quả là người biết lập luận chặt chẽ và tính toán kĩ lưỡng trước mọi công việc. Hamlet muốn khám phá mối quan hệ đích thực giữa mình và hồn ma. Trong quan niệm của Hamlet, trả thù không đơn giản là chém giết, lấy máu đền máu. Biết chắc vua mới là kẻ có tội, Hamlet không giết hắn, vì thấy hắn đang cầu kinh. Giết một người đang cầu kinh cũng có nghĩa là đưa hắn lên thiên đường. Trong khi đó, Hamlet nhất quyết buộc kẻ phản bội phải xuống địa ngục. Nghị lực và khả năng hành động của Hamlet thể hiện rõ nhất trong chuyến qua Anh quốc. Người ta đưa Hamlet qua Anh để mượn tay vua Anh giết Hamlet. Hamlet đánh tráo thư, biến Rosencranlz và Guildenstern thành những kẻ thế mạng. Hamlet chuyển qua tàu khác rồi trở về Đan Mạch. Hamlet không chỉ có sức mạnh, có nghị lực và khả năng hành động. Chàng có cả khả năng hành động một cách khôn khéo, thậm chí “tráo trở”. Nghĩa là chân lí hoàn toàn thuộc về những ai khẳng định bản chất mạnh mẽ và khả năng hành động của Hamlet. Vậy tại sao Hamlet không trả thù? Xem ra, muốn giải đáp câu hỏi ấy, phải tìm hiểu bản chất trí tuệ và quan niệm của Hamlet về cuộc đời, chứ không thể loanh quanh với chuyện Hamlet có, hay không có khả năng hành động. Là hoàng tử, dĩ nhiên Hamlet thuộc về đẳng cấp cao nhất của xã hội quý tộc. Nhưng nhờ được giáo dục, dạy giỗ trong trường đại học, Hamlet còn là gương mặt tiêu biểu cho lớp người tiên tiến của thời đại Phục hưng, đầu óc thấm đẫm những tư tưởng nhân văn. Hamlet chia xẻ niềm vui với nhân loại vừa thoát khỏi ngục tù của chế độ trung cổ. Trước mắt Hamlet là cả một viễn cảnh huy hoàng, con người trở thành trung tâm của vũ trụ, ngày càng hoàn thiện, rạng rỡ. Hamlet nhìn đời bằng đôi mắt tràn trề tinh thần lạc quan. Vậy mà, trở về Đan Mạch, Hamlet phải chạm trán ngay với một thực tại qúa phũ phàng. Đâu đâu cũng có cảnh rượu chè, thô bỉ. Cuộc đời quá ư ô trọc. Hamlet vô cùng kinh hoàng trước sự dối trá, thói giả nhân giả nghĩa nghiễm nhiên ngự trị khắp chốn cung đình. Cái gì cũng khiến Hamlet phải thất vọng. Hamlet thất vọng vì thấy cuộc hôn nhân quá vội vàng của mẹ. Rồi những kẻ từng là bạn của Hamlet từ thuở ấu thơ nay thành lũ tay sai chuyên rình mò lo lỏm. Nhìn thấy Claudius và Polonius đứng sau lưng Ophelia, Hamlet quả quyết, cả Ophelia cũng đang âm mưu chống lại chàng. Không phải Hamlet chỉ giả vờ điên. Tâm hồn Hamlet đã bị chấn động dữ dội. Cái vẻ ngoài điên dại của Hamlet rất hợp với nội tâm đang bị chấn động dữ dội của nhân vật. Trong bi kịch của Shakespeare có rất nhiều nhân vật điên. Lear điên. Macbet điên. Ophelia điên. Nhân loại phải trải qua những biến động dữ dội quá! Trước mắt những con người vừa thoát khỏi tình trạng tù túng, trì trệ của thời trung cổ là cả cái bể khôn cùng của những tội ác, lừa đảo, bội bạc. Trí tuệ của họ không chịu đựng nổi. Nhiều người hoá điên là vì thế. Shakespeare đã để cho những chấn động trong tâm hồn Hamlet diễn ra trùng khớp với bước ngoặt lớn trong cuộc đời một con người. . Khổ vì trí tuệ hay là bi kịch của Hamlet của William Shakespears 1. Không hiểu vì sao, cho đến nay ở nước ta, trong hầu hết sách giáo khoa, giáo trình của các trường cao. thuyết phục về bi kịch Hamlet của William Shakespeare (15 64 - 16 16). Trong các sách giáo khoa, giáo trình ấy, nhân vật Hamlet được phân tích như một mẫu mực của sự hoàn thiện. Hamlet là sự gắn. tích như thế là lí tưởng hoá Hamlet một cách thái quá, khiến người ta không hiểu được đâu là bi kịch Hamlet, vì sao gọi Hamlet của Shakespeare là tác phẩm thể hiện sự tan vỡ của lí tưởng nhân

Ngày đăng: 25/07/2014, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan