Khảo sát tình hình sử dụng thức uống có chứa cồn ở công nhân nhà máy sản xuất xi măng long thọ tỉnh thừa thiên huế

47 1.9K 6
Khảo sát tình hình sử dụng thức uống có chứa cồn ở công nhân nhà máy sản xuất xi măng long thọ   tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cam đoan Tôi xin cam đoan những số liệu nghiên cứu được trình bày trong luận văn nầy là của riêng mình. Kết quả nghiên cứu chưa được công bố. Số liệu nghiên cứu đã được thu thập xử lý chính xác. Huế, ngày tháng 5 năm 2011 Người cam đoan Lê Thị Thạc 1 Lời Cảm Ơn Với lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn : - Ban giám hiệu trường Đại học Y Dược Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khoá học. - Lãnh đạo Sở Y tế Kon Tum, lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập. - Qúi thầy cô trường Đại hoc Y Dược Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập. - Giảng viên : Thạc Sỹ. Bác sỹ chuyên khoa cấp II Nguyễn Thị Xuân Tịnh bộ môn Nội tiêu hóa trường Đại học Y Dược Huế - Người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. - Ban lãnh đạo cùng toàn thể công nhân nhà máy sản xuất xi măng Long Thọ-tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu. - Cha mẹ tôi, chồng con tôi, Anh chị em và bạn bè đồng nghiệp đã giành nhiều thời gian quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện hoàn thành luận văn này. Huế, tháng 5 năm 2011 Lê Thị Thạc 2 KÝ HIỆU VIẾT TẮT GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) LDR : Lạm dụng rượu NR : Nghiện rượu SDRB : Sử dụng rượu bia SK : Sức khỏe RB : Rượu bia TCYTTG : Tổ chức Y tế thế giới TNGT : Tai nạn giao thông WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) TH : Trung học THCS : Trung học cơ sở PTTH : Phổ thông trung học 3 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Một số thuật ngữ liên quan 3 1.2. Tình hình sử dung rượu bia 6 1.3. Hậu quả của lạm dụng rượu bia 8 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 2.1. Đối tượng nghiên cứu 13 2.2. Phương pháp nghiên cứu 14 2.3. Xử lý số liệu 16 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 17 3.2. Tình hình tiêu thụ thức uống có cồn 20 3.3. Nhận thức về thức uống có cồn 23 Chương 4: BÀN LUẬN 27 4.1. Tình hình tiêu thụ thức uống có chứa cồn trong công nhân 27 4.2. Nhận thức về thức uống có chứa cồn 30 KẾT LUẬN 37 KIẾN NGHỊ 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 4 ĐẶT VẤN ĐỀ Thức uống có chứa cồn được sử dụng rộng rãi như một thứ nước giải khát hoặc dùng để tiêu khiển. Sử dụng nó đúng lúc, đúng lượng và an toàn sẽ đem lại sự thoải mái và làm tăng hiệu quả công tác. Lạm dụng nó sẽ gây nên những hậu quả trước mắt cũng như lâu dài, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, gây nhiều bệnh tật, điều trị tốn kém và ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả lao động. Các loại thức uống có chứa cồn lên men đã được biết đến từ thời tiền sử. Người Ai Cập và người Sumer là những người đầu tiên sử dụng các loại men hoang dã để sản xuất bia và sau đó là rượu vang. Họ cũng là những người đầu tiên dùng rượu trong y học. Có giả thuyết cho rằng, người Trung Hoa đã sản xuất rượu từ 5000 năm trước Công nguyên, rượu được dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong y học từ thời đó. Rượu mạnh bắt đầu gia nhập vào châu Âu khoảng giữa thế kỷ XII và từ giữa thế kỷ XIV, lượng rượu sử dụng bắt đầu tăng vọt. Số lượng người sử dụng rượu bia trên thế giới khá lớn, chỉ đứng sau cà phê và lượng rượu mà nhân loại sử dụng luôn lớn hơn các loại tiền chất khác. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 1/3 dân số thế giới (2 tỷ người) có sử dụng rượu, trong đó 77 triệu người lạm dụng rượu. Sử dụng rượu bia là một thói quen mang đậm nét văn hoá truyền thống tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sử dụng rượu bia với mức độ hợp lý có thể đem lại cho con người cảm giác hưng phấn, khoan khoái, lưu thông huyết mạch Song rượu bia lại là chất kích thích, gây nghiện, do vậy người sử dụng rất dễ bị lệ thuộc và tình trạng lạm dụng chúng ngày càng tăng. Nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gây tử vong có liên quan đến rượu bia là 3,2% (1,8 triệu ca tử vong) và 4% mang thương tật. Những ảnh hưởng của việc sử dụng rượu ở mỗi cá nhân là phổ biến và đáng chú ý trong mọi lĩnh vực (thể chất, tâm lý, xã hội và kinh tế ) [27]. Không chỉ thế, lạm dụng rượu bia còn khiến cho con người không làm chủ được hành vi, là nguyên nhân trực tiếp của nhiều vấn đề xã hội nguy hiểm như nghèo đói, tai 5 nạn giao thông, bạo lực, tội phạm, tự tử Chi phí cho lạm dụng rượu bia cũng tạo gánh nặng cho nền kinh tế, nhất là ở các nước đang phát triển. Theo số liệu thống kê ở nhiều nước, phí tổn do rượu bia (bao gồm cả việc dung nạp và giải quyết hậu quả do rượu bia gây ra) thường chiếm 2 - 8% GDP của quốc gia [5]. Ở nước ta, quá trình đổi mới và phát triển kinh tế trong những năm gần đây đã giúp cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Xu hướng sử dụng rượu bia trong sinh hoạt hàng ngày, trong những dịp lễ hội, trong quan hệ công việc đang ngày càng gia tăng. Tình trạng sử dụng rượu bia tràn lan ở một số nơi đã làm cho trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông trở thành những vấn đề đáng báo động. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, trên phạm vi cả nước, các nghiên cứu về sử dụng rượu bia chỉ được thực hiện với quy mô nhỏ và chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến tình hình sử dụng thức uống có cồn trong công nhân trực tiếp sản xuất: là lực lượng lao động chính tạo ra của cải cho xã hội nhưng cũng là đối tượng thường tiếp xúc với một hay nhiều yếu tố độc hại như với công nhân xí nghiệp sản xuất xi măng chẳng hạn. Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát tình hình sử dụng thức uống có chứa cồn ở công nhân nhà máy sản xuất xi măng Long Thọ - Tỉnh Thừa Thiên Huế”, nhằm 2 mục tiêu 1. Xác định tỷ lệ sử dụng và cách thức sử dụng thức uống có chứa cồn của công nhân đang làm việc tại nhà máy sản xuất xi măng Long Thọ. 2. Thái độ và nhận thức của công nhân về việc sử dụng thức uống có chứa cồn. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số thuật ngữ có liên quan 1.1.1. Khái niệm về rượu bia Rượu là đồ uống có chứa cồn etylic, sản phẩm của sự lên men các loại ngũ cốc, khoai củ, hoa quả, rỉ đường, có thể qua chưng cất hoặc không chưng cất. Rượu không qua chưng cất như rượu vang nho, táo, rượu lê, bia… Rượu qua chưng cất từ ngũ cốc, khoai củ, hoa quả lên men rượu đã được tinh chế như rượu lúa mới, rượu trắng, rượu vốt ca [21]. Bia là một đồ nước uống giải khát có độ cồn thấp, được sản xuất bằng quá trình lên men của đường lơ lửng trong môi trường lỏng và không được chưng cất sau lên men. 1.1.2. Phân loại rượu bia Các tiêu chí dùng để phân loại rượu thường là: - Theo mục đích sử dụng Theo tiêu chí này, người ta chia rượu ra làm hai loại: + Rượu dùng để sản xuất dung môi chất tẩy (methyl alcohol, isopropyl) được sản xuất với khối lượng lớn, giá thành rẻ. + Rượu dùng để uống (ethanol). - Theo WHO Các loại đồ uống có chứa cồn được chế biến qua quá trình lên men và chưng cất gồm các loại: Tên của thức uống có chứa cồn Nồng độ cồn (%) Branđi 40-55 Whisky (Scotch) 40-55 Rum 40-55 Port, Sherry, Champagne… 10-22 7 Bia 4-8 Rượu nấu bằng gạo 50-60 Nhựa của cây kê 5-10 Vodka 35-60 Gin 40-50 Breezer 3-5 [26]. 1.1.3. Thế nào là một đơn vị rượu/cốc chuẩn? " Đơn vị rượu " là một đơn vị đo lường dùng để quy đổi các loại rượu, bia với nhiều nồng độ khác nhau. Hiện chưa có một quy ước hay thoả thuận nào về việc xác định một đơn vị rượu chuẩn chung cho mọi quốc gia. Tuy nhiên, gần đây các nước trên thế giới đã áp dụng tiêu chuẩn: 1 đơn vị rượu thường có từ 10 gam rượu nguyên chất (pure ethanol) chứa trong dung dịch đó . Bảng 1.1. Đơn vị rượu được áp dụng tại một số quốc gia Quốc gia Đơn vị chuẩn (grams ethanol) Vương quốc Anh 8 Hà Lan 9,9 Úc, Áo, New Zealand, Ba Lan, Tây Ban Nha 10 Phần Lan 11 Đan Mạch, Pháp, Italy, Nam Phi 12 Canada 13,6 Bồ Đào Nha, Mỹ 14 Nhật Bản 19,75 Đơn vị rượu hay áp dụng nhất là: một đơn vị rượu tương đương với 10g rượu nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy: 1 đơn vị rượu sẽ tương đương 1 lon bia 330ml nồng độ 5%, 1 cốc rượu vang 125ml nồng độ 11%, 1 ly rượu mạnh 75ml nồng độ 20%, 1 chén rượu mạnh 40ml nồng độ 40% [1]. 1.1.4. Mức an toàn trong sử dụng rượu bia 8 Mức độ an toàn trong sử dụng rượu được đề ra theo những căn cứ từ kết quả nghiên cứu về các nguy cơ do rượu gây ra đối với sức khoẻ. Với mức độ dung nạp này, những hậu quả của rượu đối với sức khoẻ thường ở mức tối thiểu. Lý tưởng nhất vẫn là không nên uống rượu; theo WHO nếu đã uống chỉ nên giữ ở mức không quá 3 đơn vị rượu/ngày đối với nam và không quá 2 đơn vị rượu/ngày đối với nữ trong điều kiện sức khoẻ tốt, không mắc bệnh mãn tính nào [4]. 1.1.5. Lạm dụng rượu LDR được xác định theo qui chuẩn của WHO: Nam uống trên 3 đơn vị rượu/ngày (một đơn vị rượu tương đương 10gram rượu nguyên chất chứa trong dụng dịch uống-pure unit of alcohol = 01 cốc chuẩn. 1 cốc chuẩn tương đương: 1 lon bia 330ml 5%, 1 cốc rượu vang 125ml nồng độ 11%, 1 chén rượu mạnh 30ml nồng độ 30%) hoặc 21 đơn vị rượu/tuần; Nữ uống trên 2 đơn vị/ngày hoặc 14 đơn vị/tuần [16]. 1.1.6 Các loại rượu bia thường được sử dụng Trên thế giới, có 4 loại rượu bia thường được sử dụng bao gồm: - Rượu bia truyền thống tự nấu tại nhà/sản xuất thủ công: nấu từng mẻ với số lượng ít, sử dụng các nguyên liệu có sẵn ở địa phương, phân phối thường chỉ giới hạn đến các hộ gia đình, các vùng nông thôn lân cận. - Rượu bia truyền thống sản xuất công nghiệp: tại nhiều nơi trên thế giới, loại rượu bia này được sản xuất phù hợp với khẩu vị người địa phương, sử dụng các nguyên liệu sẵn có, sản xuất với số lượng lớn, mạng lưới phân phối có thể mở rộng trên địa bàn hàng trăm km, giá thấp và chất lượng ổn định. - Rượu bia theo mẫu/cách của châu Âu được địa phương hoá: có giá rẻ, thường có tên/nhãn, mác gần giống với các nhãn rượu bia quen thuộc/nổi tiếng trên thế giới. - Rượu bia sản xuất công nghiệp có tính toàn cầu: sản xuất và phân phối bởi các tập đoàn đa quốc gia, các công ty xuyên quốc gia, có tên hiệu riêng, kiểm soát và chiếm lĩnh thị trường qua các chiến lược quảng cáo và tiếp thị có tính chất toàn cầu. 9 Các nước châu Âu chủ yếu sử dụng rượu vang và bia được sản xuất công nghiệp với sản lượng lớn bởi các công ty, tập đoàn lớn, có truyền thống lâu đời như rượu vang Pháp, rượu wishky của Anh, các công ty bia xuyên quốc gia như Heineken, Carlberg, Giới trẻ có khuynh hướng sử dụng bia, các đồ uống có ga nồng độ cồn thấp và rượu mạnh trong khi những người lớn tuổi thường hay uống rượu nhẹ (rượu vang). Bia được giới trẻ ở những quốc gia này ưa chuộng bởi giá cả phù hợp, vị ngọt và các hình ảnh quảng cáo hấp dẫn. Tỷ lệ sử dụng đồ uống có cồn ở các quốc gia châu Âu là: 50% bia, 35% rượu nhẹ và 15% rượu mạnh. Những quốc gia uống nhiều bia là: Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Hà Lan, Anh; những quốc gia ưa chuộng uống rượu nhẹ (rượu vang) là Pháp, Hy Lạp, Ý, Đan Mạch, Tây Ban Nha và những quốc gia thích uống rượu mạnh là Bungaria, Hungary, Balan, Rumani, Nga và Slovakia. Ngược lại, hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới chủ yếu sử dụng loại rượu bia truyền thống do chính nước họ sản xuất (thường là những loại rượu/bia tự nấu tại nhà hoặc sản xuất thủ công) như Hàn Quốc thường uống rượu truyền thống là rượu soju và rượu makkolli, Nhật Bản uống rượu sake, Malaysia uống rượu Arak, Toddy hay Samsu, Việt Nam uống rượu trắng Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển, khuynh hướng sử dụng các đồ uống sản xuất công nghiệp bởi các công ty đa quốc gia đang dần tăng lên do quá trình toàn cầu hóa. Chỉ riêng 10 công ty sản xuất bia hàng đầu thế giới (phần lớn có trụ sở chính tại châu Âu và Mỹ) đã sản xuất tới 42% lượng bia trên toàn thế giới [2]. 1.2. Tình hình sử dụng rượu bia: 1.2.1. Tình hình sử dụng rượu bia tại Việt Nam Theo điều tra y tế quốc gia, tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên có uống rượu 1 lần trở lên trong tuần là 18,8%, khoảng 53% các hộ gia đình có người uống rượu bia hằng tuần. Tỷ lệ nam giới từ 15 tuổi trở lên có uống rượu bia từ một lần trở lên trong 1 tuần là 46% và có 2% là nữ. Tỷ lệ nam giới uống rượu bia tăng mạnh trong nhóm tuổi dưới 25 trong khi đó tỷ lệ ở nữ giới rất thấp và tăng theo lên tuổi nhưng vẫn không vượt quá 10% ở bất kể lứa tuổi nào. Tỷ lệ uống rượu bia cao trong độ tuổi lao động có thể cho thấy việc uống 10 [...]... ý kiến 13,77% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0,01) Chương 4 BÀN LUẬN 31 4.1 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THỨC UỐNG CÓ CHỨA CỒN 4.1.1 Tỷ lệ và tình huống sử dụng thức uống có chứa cồn Qua điều tra tình hình sử dụng thức uống có chứa cồn trong 305 công nhân xí nghiệp sản xuất xi măng Long Thọ - tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi nhận thấy: Tỷ lệ công nhân sử dụng thức uống có chứa cồn là 241 chiếm tỷ lệ khá... dụng: trong số 241 công nhân sử dụng thức uống có cồn, sử dụng rượu có 17 công nhân, sử dụng bia có 183 công nhân, sử dụng bia + rượu là 41 công nhân Lượng thức uống có cồn trong nhóm người uống bia, dưới 660ml có 98 công nhân (53,55%) từ 660-1320ml có 53 công nhân (28,96%), trên 1320-1980ml có 20 công nhân (10,93%), trên 1980ml có 12 công nhân (6,56%) Có tỷ lệ cao (53,55%) công nhân uống với lượng cho... người sử dụng thức uống có cồn và không sử dụng thức uống có cồn có ý nghĩa thống kê ( p < 0,01) Bảng 3.8 Tình hình sử dụng thức uống có cồn liên quan đến giới tính Giới Nam Nữ p Có uống Không uống 186 27 37 55 2 χ = 72,53 , p < 0,01 Tổng cộng 213 92 Khảo sát tình hình sử dụng thức uống có cồn thì chúng ta nhận thấy có sự chênh lệch rõ rệt ở các giới, số công nhân nam uống gấp 5,03 lần so với số công nhân. .. thì có 135 công nhân sử dụng dưới 5 lần trong một tháng chiếm tỉ lệ 56,02%; như vậy tình bình quân mỗi tuần chỉ uống từ 1 đến 1,2 lần, số công nhân sử dụng thức uống có cồn 610 lần/tháng là 64 chiếm 26,56%, số công nhân sử dụng thức uống có cồn 11-15 lần/tháng là 24 chiếm 9,96%, số công nhân sử dụng thức uống có cồn trên 15 lần/tháng là 18 chiếm 7,47% Loại thức uống có cồn được sử dụng: trong số 241 công. .. 2.2.3.3 Đánh giá tình hình sử dụng thức uống có cồn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ + Sử dụng thức uống có cồn - Thường xuyên - Thỉnh thoảng + Tình trạng sử dụng thức uống có cồn - Cưới hỏi, sinh nhật - Ngày lễ, tết 21 - Gặp bạn bè, người thân - Khi buồn chán + Lần/tháng sử dụng thức uống có cồn - Dưới 5 lần - Từ 6 – 10 lần - Từ 11 – 15 lần - Trên 15 lần + Loại thức uống có cồn sử dụng trong tháng - Rượu... hoá mỡ ở gan, viêm tuỵ,…hệ tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp; hệ thần kinh như viêm đa dây thần kinh, rối loạn nước điện giải Suy kiệt do khi uống rượu thường chán ăn, ít ăn thức ăn khác [14] Qua kết quả nghiên cứu khảo sát tình hình sử dụng thức uống có chứa cồn ở công nhân nhà máy sản xuất xi măng Long Thọ - Tỉnh Thừa Thiên Huế phần lớn công nhân đã nhận thức được những ảnh hưởng không... tỷ lệ sử dụng rượu bia ở công nhân nhà máy sản xuất xi măng Long Thọ là cao hơn, với những mục đích sử dụng khá phù hợp và đa số họ dùng không thường xuyên, thỉnh thoảng mới sử dụng vào các ngày lễ tết, tiệc cưới, sinh nhật, gặp bạn bè người thân (72,79%), chỉ một số ít là dùng thường xuyên (6,23%) 4.1.2 Tình trạng và thời gian sử dụng thức uống có cồn Trong số 241 công nhân sử dụng thức uống có cồn. .. uống có cồn Bảng 3.13 Thời gian sử dụng ( n=241) Thời gian sử dụng các thức uống có cồn < 5 năm 6-10 năm > 10 năm Tổng n Tỷ lệ % P 45 66 130 241 18,67 27,39 53,94 100,00 χ2 = 73,21 p < 0,01 Tỷ lệ sử dụng thức uống có cồn > 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (53,94%).( p < 0,01) 3.3 NHẬN THỨC VỀ THỨC UỐNG CÓ CỒN 3.3.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng thức uống có cồn Bảng 3.14 Ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng. .. uống có cồn 2.2.3.1 Phần hành chính 20 - Họ và tên - Tuổi - Giới - Dân tộc - Trình độ học vấn - Điều kiện kinh tế - Tình trạng sức khoẻ - Nơi sinh sống 2.2.3.2 Tình hình tiêu thụ thức uống có cồn và nhận thức về thức uống có cồn - Có sử dụng thức uống có cồn không - Bình quân trong một tháng dùng mấy lần - Sử dụng loại thức uống nào - Lượng thức uống có cồn dùng trong một lần khoảng - Thời gian đã sử dụng. .. đó chỉ có số ít ( chiếm 6,56%) uống với lượng rất lớn Như vậy có thể nói rằng đại đa số công nhân đều nhận ra tác hại của việc sử dụng quá chén và lạm dụng rượu bia Thời gian sử dụng thức uống có cồn: Trong số 241 công nhân sử dụng thức uống có cồn thì có tới 130 trường hợp sử dụng trên 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 53,94%, có 66 trường hợp sử dụng từ 6-10 năm, trong khi đó chỉ có một só ít sử dụng . với công nhân xí nghiệp sản xuất xi măng chẳng hạn. Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát tình hình sử dụng thức uống có chứa cồn ở công nhân nhà máy sản xuất xi măng. măng Long Thọ - Tỉnh Thừa Thiên Huế , nhằm 2 mục tiêu 1. Xác định tỷ lệ sử dụng và cách thức sử dụng thức uống có chứa cồn của công nhân đang làm việc tại nhà máy sản xuất xi măng Long Thọ. 2 17 3.2. Tình hình tiêu thụ thức uống có cồn 20 3.3. Nhận thức về thức uống có cồn 23 Chương 4: BÀN LUẬN 27 4.1. Tình hình tiêu thụ thức uống có chứa cồn trong công nhân 27 4.2. Nhận thức về thức uống

Ngày đăng: 25/07/2014, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan