Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của cán bộ, công nhân công ty quản lý đường sắt bình trị thiên

67 1.1K 3
Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của cán bộ, công nhân công ty quản lý đường sắt bình trị thiên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIO DC V O TO B Y T I HC HU TRNG I HC Y - DC HONG MINH TUN NGHIÊN CứU TìNH HìNH TĂNG HUYếT áP CủA CáN Bộ, CÔNG NHÂN VIÊN CÔNG TY QUảN Lý ĐƯờNG SắT BìNH TRị THIÊN LUN VN CHUYấN KHOA CP I Hu, 2011 1 B GIO DC V O TO B Y T I HC HU TRNG I HC Y - DC HONG MINH TUN NGHIÊN CứU TìNH HìNH TĂNG HUYếT áP CủA CáN Bộ, CÔNG NHÂN VIÊN CÔNG TY QUảN Lý ĐƯờNG SắT BìNH TRị THIÊN LUN VN CHUYấN KHOA CP I CHUYấN NGNH : Y T CễNG CNG Mó s: 60 72 76 Ngi hng dn khoa hc ThS. BS. CKII. HONG TH LIấN Hu, 2011 LI CAM OAN 2 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có gì sai trái tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. NGƯỜI CAM ĐOAN HOÀNG MINH TUẤN 3 KÝ HIỆU VIẾT TẮT CBNN : Cán bộ nhà nước CBYT : Cán bộ y tế CĐ-ĐH : Cao đẳng – Đại học GĐ : Giai đoạn HATT : Huyết áp tâm thu HATTr : Huyết áp tâm trương HTL : Hút thuốc lá TBMMN : Tai biến mạch máu não TĐHV : Trình độ học vấn THA : Tăng huyết áp THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông 4 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HUYẾT ÁP 3 1.2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP 6 1.3 TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH 11 1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TĂNG HUYẾT AP 13 1.5. SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 15 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 16 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 22 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 24 3.2. TỶ LỆ MẮC BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở CÁN BỘ, CÔNG NHÂN CÔNG TY QUẢN LÝ ĐƯỜNG SẮT BÌNH TRỊ THIÊN 25 3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA YẾU TỐ NGUY CƠ Ở CÁC ĐỐI TƯỢNG TĂNG HUYẾT ÁP 32 3.4. NHẬN THỨC VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP 36 Chương 4. BÀN LUẬN 40 4.1. TỶ LỆ MẮC BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở CÁN BỘ, CÔNG NHÂN CÔNG TY QUẢN LÝ ĐƯỜNG SẮT BÌNH TRỊ THIÊN 40 4.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG HUYẾT ÁP 47 KẾT LUẬN 52 KIẾN NGHỊ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 5 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý tim mạch phổ biến, thường gặp và đang trở thành mối đe doạ đến sức khoẻ cho cộng đồng trên toàn thế giới. Tỷ lệ tàn phế và tử vong vào loại hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong của bệnh tật [4], [5]. Bệnh tăng huyết áp trước đây chủ yếu chỉ ở các nước có nền kinh tế phát triển, nền công nghiệp phát triển, ngày nay bệnh này lại chiếm một tỷ lệ khá cao trong nhiều Quốc gia, ngay cả ở các nước chận phát triển, đang phát triển và đang có xu hướng gia tăng đe doạ tính mạng, sức khoẻ cộng đồng. Ở châu Âu và bắc Mỹ chiếm khoảng 20% dân số, riêng Hoa Kỳ chiếm khoảng 24% dân số [4],[5], [7]. Trong khoảng thập niên trở lại đây, ở nước ta cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống ngày được nâng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá dẫn đến sự thay đổi cách sống và môi trường làm việc, tỷ lệ tăng huyết áp ngày càng tăng cũng như tỷ lệ tàn tật, tử vong do biến chứng của tăng huyết áp ngày càng cao. Vì vậy đã có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu vấn đề này nhằm tìm ra các biện pháp dự phòng, điều trị kịp thời và hiệu quả. Công trình điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp trên toàn Quốc của viện tim mạch học năm 1992 cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp chiếm 11,7%, cao gấp nhiều lấn so với tỷ lệ 2,3% mà viện điều tra năm 1960. Gần đây,theo tac giả Phạm Gia Khải và cộng sự (năm 1999) cho biết tại Hà Nội tỷ lệ tăng huyết chung là 16,05%, tỷ lệ mắc ở nam là 17,99%và ở nữ là 14,51%. Độ tuổi càng cao tỷ lệ tăng huyết áp càng tăng, nam giới ở lứa tuổi trên 55 tuổi xấp xỉ một nửa số người bị tăng huyết áp và nữ giới tỷ lệ đó là 65 tuỏi trở lên [14], [15]. Một số công trình nghiên cứu của Viện lão khoa về bệnh tăng huyêt áp từ năm 1991 ở một số tỉnh miền Bắc tỷ lệ này khoảng 25%, tại một số tỉnh đồng 6 bằng sông Cửu Long tỷ lệ này khoảng 21%, đồng tời tỷ lệ này có xu hướng gia tăng theo tuổi. Đặc biệt ở độ tuổi trên 60 tỷ lệ chiếm khoảng trên 30%. [27],[30]. Có thể coi tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng, bệnh thường ít có biểu hiện lâm sàng nên người bị THA thường không biết bị bệnh đồng thời thường xẩy ra những biến chứng nguy hiểm dễ gây tử vong. Người bệnh thường thiếu nhận thức, hiểu biết cơ bản về bệnh, không được phát hiện kip thời, không được điều trị đúng, đủ, đều nên hay xẩy ra biến cố hoặc tổn thương cơ quan đích. Điều trị tăng huyết áp tốt có thể làm giảm khoảng 40% nguy cơ đột quỵ và 15% nguy cơ nhồi máu cơ tim. Thực tế tăng huyết áp vẫn chưa được điều trị đầy đủ. Tại việt Nam, biến chứng của tăng huyết nguy hiểm và thường gặp nhất là đột quị rồi bệnh lý mạch vành [20],[21]. Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của cán bộ, công nhân công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên". Việc nghiên cứu nhằm mục đích: 1. Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở cán bộ, công nhân công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tình hình tăng huyết áp ở cán bộ, công nhân công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HUYẾT ÁP 1.1.1. Khái niệm về huyết áp Áp suất động mạch là lực của máu tác dụng trên một đơn vị diên tích thành mạch. Trong một chu chuyển tim, áp suất động mạch tăng tới một trị số tối đa gọi là huyết áp tâm thu (HATT) và giảm tới một trị số tối thiểu gọi là huyết áp tâm trương (HATTr) [4]. Trên lâm sàng, có 4 thông số huyết áp (HA) thường được ứng dụng là huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, huyết áp trung bình (HATB) và huyết áp hiệu số (HAHS). HATT là trị số huyết áp động mạch lúc cao nhất trong kỳ tâm thu của chu kỳ tim, bình thương huyết áp tâm thu trong khoảng từ 90mmHg đến 140mmHg, HATT dưới 90mmHg là huyết áp thấp, trên 140mmHg là huyết áp tăng. HATTr là trị số huyết áp động mạch lúc thấp nhất trong kỳ tâm trương của chu kỳ tim, HATTr phản ánh trạng thái trương lực thành mạch, bình thương huyết áp tâm trương 50mmHg và 90mmHg, là hai mốc đánh giá HA thấp hay HA tăng. HATB là áp suất máu trung bình trong chu kỳ tim của đoạn mạch. Vì kỳ tâm thu ngắn hơn tâm trương nên HATB hơi thấp hơn trung bình cộng của HATT và HATTr. HATB = (2HATTr+HATT)/3. HAHS là hiệu số áp suất giữa HATT và HATTr, bình thường hiệu áp vào khoảng 50mmHg. Tổng số này phản ánh hiệu lực một lần tống máu của tim. Huyết áp được đo bằng đơn vị milimet thuỷ ngân (mmHg), hay centimet (cm) nước, (1mmHg =1,36 cm nước). Ngày nay, đơn vị đo lường 8 Pascal thống nhất quốc tế hệ SI được dùng, ký hiệu là Pa và Kpa 1mmHg =0,133Kpa. Huyết áp được đo trực tiếp bằng chọc trực tiếp vào động mạch nối với áp kế thuỷ ngân, ngày nay còn huyết áp kế điện tử để ghi huyết áp như thí nghiệm đo HA của Ludwig. Thực tế trên lâm sàng, HA thường được đo bằng phương pháp gián tiếp bằng máy đo huyết áp [4],[17],[20]. 1.1.2. Tăng huyết áp 1.1.2.1. Định nghĩa và phân độ tăng huyết áp - Định nghĩa: Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế [4]: + Huyết áp bình thường nếu huyết áp tâm thu (HATT)< 140 mmHg và huyết áp tâm trương (HATTr)< 90 mmHg. + Tăng huyết áp nếu huyết áp tâm thu≥ 140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. - Phân độ huyết áp: + Theo WHO/ISH - 2003: Bảng 1.1. Phân độ HA của WHO/ISH- 2003 Phân độ HATT (mmHg) HATTr (mmHg) HA tối ưu <120 <80 HA bình thường <130 <85 HA bình thường nhẹ 130-139 85-89 Tăng HA độ I (nhẹ) 140-159 90-99 Tăng HA độ II (trung bình) 160-179 100-109 Tăng HA độ III (nặng) ≥ 180 ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 <90 + Theo tiêu chuẩn của Liên ủy ban quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá bệnh THA lần thứ VII (JNC VII), 2003 [4]: Bảng 1.2. Phân độ HA theo JNC VII, 2003 [4], [20] Phân độ HATT (mmHg) HATTr (mmHg) Bình thường <120 <80 Tiền tăng HA 120-139 80-89 9 Tăng HA giai đoạn 1 140-159 90-99 Tăng HA giai đoạn 2 ≥ 160 ≥ 100 1.1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế tăng huyết áp - Nguyên nhân tăng huyết áp Khoảng trên 90% các trường hợp tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, các trường hợp này được gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Dưới 10% các trường hợp tăng huyết áp có nguyên nhân và được gọi là tăng huyết áp thứ phát. Các nguyên nhân chính của tăng huyết áp thứ phát gồm: - Nguyên nhân thận: viêm thận cấp, viêm thận mãn, thận đa nang, ứ nước bể thận, hẹp động mạch thận - Nguyên nhân nội tiết: hội chứng Cushing, cường Aldosterone thứ phát (hội chứng Conn), phì đại thượng thận bẩm sinh, tăng calci máu, - Các nguyên nhân khác: Hẹp eo động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén - Cơ chế tăng huyết áp - Vai trò của hệ renin-angiotensin: Ở người có ba loại THA kèm theo tăng tiết renin, đó là THA do hẹp động mạch thận. Có loại THA kèm theo giảm tiết renin, điển hình là hội chứng cường aldosteron tiên phát (hội chứng Conn). - Vai trò của hệ thần kinh: Trong hệ thống giải phóng catecholamin cần có sự tham gia của tyrosinhydroxylase) L-dopa-decarboxylase, dopamin beta- hydroxylase-phénylethanolamin-N methyltransferase xúc tác. Trong hệ thống giải phóng setoronin cần có sự tham gia của tryptophahydroxylase và decarboxylase xúc tác. - Vai trò của natri: Một số chế độ ăn nhiều natri (thức ăn có 2% muối và nước uống có 1% là muối) sẽ gây tăng huyết áp. Trong điều kiện bình 10 [...]... vị sản xuất có cán bộ y tế và mạng lưới vệ sinh viên được đào tạo 21 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1 Chọn đối tượng nghiên cứu Toàn thể cán bộ công nhân viên công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên 2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên số 8 đường Lịch Đợi Thành phố Huế - Thời gian nghiên cứu: Từ 30 /06... ngưỡng THA của cán bộ, công nhân công ty - Tỉ lệ biết THA là bệnh nguy hiểm của cán bộ, công nhân công ty - Tỉ lệ nhận biết các yếu tố nguy cơ của bệnh THA - Tỉ lệ quan tâm kiểm tra huyết áp định kỳ của người tăng huyết áp - Tỉ lệ điều trị đúng, điều trị không thường xuyên, tự ý bỏ nửa chừng và không điều trị của người tăng huyết áp 2.2.6 Các bước tiến hành nghiên cứu Bước 1: Chuẩn bị cho nghiên cứu: -... nhất (42,9%) - Công nhân chiếm 85,0% - Đa số đối tượng nghiên cứu đã có vợ (chồng) chiếm 75,8% - Tỷ lệ từng mắc bệnh THA chiếm 20,2% 3.2 TỶ LỆ MẮC BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở CÁN BỘ, CÔNG NHÂN CÔNG TY QUẢN LÝ ĐƯỜNG SẮT BÌNH TRỊ THIÊN 3.2.1 Tỷ lệ tăng huyết áp chung 30 Bảng 3.2 Tỷ lệ tăng huyết áp chung THA n 158 550 708 Có THA Không THA Tổng Tỷ lệ % 22,3 77,7 100 Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ tăng huyết áp chung Trong... 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang 2.2.2 Cỡ mẫu Điều tra toàn bộ 708 cán bộ công nhân viên công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên 2.2.3 Tiêu chí loại trừ -Đối tượng bị bệnh đang nằm viện, nghỉ phép hoặc đi công tác thời gian dài tại thời điểm điều tra Bệnh nhân đang trong thời kỳ điều trị một số loại thuốc ảnh đến chỉ số huyết áp -Phụ nữ... cách lần một 30 giây, lấy trung bình cộng 2 lần đo, (trị số hai lần đo không được chênh lệch nhau 5 mmHg) - Chẩn đoán xác định Tăng huyết áp dựa trị số huyết áp đo được sau khi đo huyết áp đúng, khi ấy nếu huyết áp đo được có trị số huyết áp tâm thu(tối đa).≥ 140mmHg và/hoặc trị số huyết áp tâm trương (tối thiểu )≥ 90mmHg thì người xếp vào nhóm có tăng huyết áp -Tăng huyết áp tâm thu đơn độc khi HA tâm... biết của người bệnh: chỉ có 14,29% người biết khá rõ, còn lại biết sơ sài hoặc không biết gì; Tình trạng tuân thủ điều trị: 23,8% tuân thủ tốt ; 46% tuân thủ sơ sài và 30,2% hoàn toàn không điều trị và lý do bỏ điều trị vì không hiểu biết về bệnh là 52,6% 1.5 SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên nhiệm vụ quản lý đường sắt trên địa bàn hai tỉnh Quảng trị và Thừa Thiên. .. theo phân độ huyết áp theo các độ tuổi và giới - Tỉ lệ THA tâm trương, tâm thu đơn độc theo độ tuổi và giới - Tỉ lệ THA ở các nhóm BMI 2.2.5.2 Nghiên cứu các yếu tố liên quan của bệnh tăng huyết áp ở người tăng huyết áp - Mối liên quan giữa THA với béo phì, tình trạng hút thuốc, thói quen ăn mặn, uống rượu, tiền sử gia đình, công việc, stress 2.2.5.3 Nghiên cứu nhận thức của người tăng huyết áp - Tỉ lệ... hiệu nhiễm độc thai nghén 2.2.4 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu Mẫu thuận tiện, chọn mẫu toàn bộ lên danh sách cuối cùng sau khi đã loại trừ các đối tượng không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu 22 2.2.5 Nội dung nghiên cứu 2.2.5.1 Nghiên cứu các chỉ số huyết áp - Chỉ số trung bình của HATT ở nhóm có HA bình thường theo tuổi, giới - Chỉ số trung bình của HATTr ở nhóm có HA bình thường theo tuổi, giới - Tỉ lệ THA... Tổng số cán bộ công nhân viên là: 751trong đó nữ 112 chiếm tỷ lệ 14,91% Biên chế thành các đội sản xuất như sau: Cơ quan quản lý công ty :66 người, xí nghiệp xây lắp: 54 người, đội 2: 111 người đội 3: 161 người, đội 4: 198 người, đội 5: 161 người Đặc điểm công việc: sửa chữa và xây lắp đường xe lửa, tuần đường, tuần cầu, tuần hầm và cán bộ quản lý kỹ thuật Công tác y tế gồm: phòng y tế công ty, tại... biết bệnh tăng huyết áp, kiểm tra huyết áp định kỳ, biết THA có nguy hiểm hay không, biết các yếu tố nguy cơ làm cho huyết áp tăng cao, - Các thông tin về hành vi thực hiện các yếu tố nguy cơ gây THA như: hút thuốc lá, uống rượu bia, chế độ ăn, hoạt động thể lực, trạng thái tinh thần, 2.2.7.2 Kỹ thuật đánh giá mức độ tăng huyết áp - Dụng cụ đo huyết áp: Máy đo huyết áp thuỷ ngân hiệu ALRK2 của Nhật . "Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của cán bộ, công nhân công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên& quot;. Việc nghiên cứu nhằm mục đích: 1. Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở cán bộ, công nhân. cán bộ, công nhân công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tình hình tăng huyết áp ở cán bộ, công nhân công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên. 7 Chương. Y T I HC HU TRNG I HC Y - DC HONG MINH TUN NGHIÊN CứU TìNH HìNH TĂNG HUYếT áP CủA CáN Bộ, CÔNG NHÂN VIÊN CÔNG TY QUảN Lý ĐƯờNG SắT BìNH TRị THIÊN LUN VN CHUYấN KHOA CP I Hu, 2011 1 B GIO DC V

Ngày đăng: 25/07/2014, 08:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TĂNG HUYẾT AP 13

  • 1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TĂNG HUYẾT AP

  • 36. Basendale C. (2000), “An overview of essential hypertention in American as a multifactorial phenomenon: interaction of biologic and environmental factor”, Prog-Cardioviasc-Nurs, 15(2), pp. 43-90.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan