Vấn đề chăm sóc răng miệng của học sinh ở trường tiểu học cơ sở a – hà nội

50 4.1K 16
Vấn đề chăm sóc răng miệng của học sinh ở trường tiểu học cơ sở a – hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam, báo cáo “Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc” của Viện Răng Hàm Mặt TPHCM thực hiện đã đưa ra những kết quả hết sức bất ngờ. Cụ thể, tỷ lệ trẻ bị sâu răng trong nhóm tuổi 6-8 là 25.4%, tỷ lệ này càng tăng lên theo từng nhóm tuổi như 54.6% trẻ ở độ tuổi 9-11, 64.1% của nhóm 12-14 tuổi và với 15-17 tuổi có 68.6% ca sâu răng. Theo báo cáo về vấn đề chăm sóc răng miệng của trường tiểu học cơ sở (THCS) A – là một trong 12 trường THCS của một quận nội thành Hà Nội, thực trạng về vấn đề răng miệng cũng không mấy khả quan, theo số liệu của phòng y tế trường học, trong tổng số 1.190 học sinh của trường thì 100% em có mảng bám răng; tỷ lệ sâu răng sữa là 75% (cao nhất ở khối lớp 2 với 42%); tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 59,78%(cao nhất ở khối lớp 5 với 45%); tỷ lệ mắc viêm lợi đối với học sinh là 87,89%( cao nhất ở khối lớp lớp 5 với 31%). Về kiến thức vệ sinh răng miệng có 45% các em học sinh đạt mức khá và tốt, còn lại chỉ ở mức trung bình. Còn về thực hành chải răng đúng cách thì việc theo dõi thực hành chải răng và vệ sinh răng miệng đúng cách còn nhiều hạn chế tại trường, vì thực tế hoạt động này chủ yếu diễn ra tại gia đình các em. Hầu hết các em không được cha mẹ dẫn đi kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần và quan trọng hơn cả là các em chưa có được ý thức trong việc tự chăm sóc răng miệng, chưa biết cách tự bảo vệ và phòng sâu răng. Qua những con số và một vài phân tích trên chúng ta có thể nhận định được tính nghiêm trọng của vấn đề cũng như sự cấp thiết của việc phải xây dựng và thực hiện một cách nghiêm túc chương trình nâng cao sức khỏe răng miệng với sự phối hợp hành động chặt chẽ giữa các đối tượng và các bên liên quan. Căn cứ vào tình hình và các đặc điểm của trường cũng như điều kiện chung của gia đình học sinh, nhóm chúng tôi xin được đưa ra một bản kế hoạch bao gồm các bước cụ thể nhằm mục đích nâng cao sức khỏe răng miệng cho học sinh của trường. Chương trình tập trung vào đối tượng chính là các em học sinh, và một số đối tượng khác cũng có vị trí khá quan trọng, đó là các thầy cô và phụ huynh học sinh. Do còn nhiều yếu kém về kinh nghiệm cũng như hạn chế về kĩ năng và kiến thức nên bản báo cáo này còn mắc nhiều sai sót, hi vọng nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô và các bạn sinh viên để bản báo cáo được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn! Nhóm 1 – K6C 1 NỘI DUNG I. Mục tiêu 1. Nêu các yếu tố quyết định vấn đề sức khỏe răng miệng. 2. Phân tích hành vi chăm sóc sức khỏe cụ thể và đặc điểm của nhóm đối tượng đích. 3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi chăm sóc sức khỏe cụ thể là chải răng và vệ sinh răng miệng đúng cách. 4. Phân tích các cách tiếp cận nâng cao sức khỏe nên được áp dụng để thay đổi hành vi sức khỏe đã xác định và xác định chiến lược hành động nâng cao sức khỏe để giải quyết vấn đề sức khỏe. 5. Xây dựng kế hoạch cho chương trình nâng cao sức khỏe tại trường học nhằm cải thiện vấn đề sức khỏe và xác định các chỉ số chính để đánh giá chương trình nâng cao sức khỏe tại trường học. II. Tổng quan chung về vấn đề răng miệng tại Việt Nam Các bệnh liên quan đến răng miệng đang là mối lo của toàn xã hội khi tỷ lệ người mắc ngày một tăng lên. Theo số liệu từ Viện Răng Hàm Mặt Việt Nam vừa công bố, cả nước có trên 60% dân số mắc bệnh sâu răng, trong đó lứa tuổi từ 6 - 12 tuổi chiếm trên 85% (trung bình mỗi trẻ em lứa tuổi học đường thường có 5-6 răng sâu). Tình trạng bệnh sâu răng ở Việt Nam tăng theo tuổi. Theo đó, càng lớn, tỷ lệ sâu răng càng cao. Đặc biệt từ độ tuổi 45 trở đi có trên 90% số người bị sâu răng (trung bình mỗi người có trên 8 chiếc răng sâu). Ngoài tình trạng sâu răng, các bệnh liên quan đến răng khác cũng tăng đáng kể. Đó là các bệnh viêm lợi, viêm chân răng, viêm nha chu ở trẻ từ 15 - 17 tuổi là 47%. Cũng căn bệnh này, nhưng ở người trên 45 tuổi là 85%. Số người có bệnh quanh răng gần 97%. Số liệu Viện Răng Hàm Mặt đưa ra cũng cho thấy, cả nước có trên 60% trẻ em và trên 50% người lớn chưa từng được đi khám răng miệng. Thống kê từ Cục Y tế Dự phòng cho thấy trên 80% học sinh tiểu học Việt Nam mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng, ở lứa tuổi lớn hơn tỉ lệ này cũng lên đến 60-70% và đang có dấu hiệu tăng lên trong thời gian gần đây. Số trẻ mắc bệnh răng miệng lại cao hơn hẳn ở khu vực thành phố, đô thị, vốn được cho là nhóm trẻ được vệ sinh răng miệng tốt hơn, nhưng lại là khu vực sử dụng nhiều thức ăn ngọt như bánh kẹo các loại, đường. Vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng học đường ở Việt Nam chưa được đầu tư đúng mức khi cơ sở hạ tầng phục vụ cho chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh còn rất hạn chế, nhiều trường tiểu học chưa có phòng nha học 2 đường. Chương trình Nha Học Đường tuy đã triển khai khá lâu nhưng vẫn còn chưa phủ rộng và thường xuyên tại các trường học. Chính vì thế vẫn còn nhiều trẻ chưa được chăm sóc răng chu đáo. Việc triển khai rộng nha học đường ở Việt Nam là một yêu cầu rất cấp thiết để giúp giảm tỷ lệ trẻ em Việt Nam bị sâu răng. 1. Các nhóm đối tượng có nguy cơ bị viêm lợi và sâu răng Các bệnh về răng miệng có thể xảy ra ở tất cả mọi đối tượng nếu không có cách chăm sóc răng miệng hợp lý. Trong đó lứa tuổi học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học (từ 6 đến 10 tuổi) có nguy cơ bị sâu răng cao nhất. Các nguyên nhân được xác định là do: - Đây là lứa tuổi mà men răng dễ bị tổn thương nhất, vi khuẩn gây hại dễ dàng tấn công và gây ra các bệnh răng miệng, đặc biệt là các bệnh như sâu răng, viêm lợi. - Trong quá trình mang thai, người mẹ không cung cấp đủ các chất cho sự phát triển của răng đặc biệt là calxium, thì những đứa trẻ được sinh ra sẽ không có cấu trúc răng vững chắc, dễ mắc các bệnh về răng miệng. - Những trẻ có thói quen ăn nhiều bánh kẹo, đồ ăn sẵn chứa nhiều đường, tinh bộ…nhưng lại không có chế độ chăm sóc răng hợp lý tạo ra những mảng bám trên răng, là môi trường cho các vi khuẩn gây hại phát triển gây ra sâu răng, viêm lợi. - Những trẻ có thói quen xấu như hay dùng tay lung lay răng sữa trong quá trình thay răng cũng có nguy cơ cao bị các bệnh về lợi do trong quá trình lung lay răng, các em đã vô tình đưa các vi khuẩn có hại vào miệng, gây tổn thương lợi. - Những trẻ đã có tiền sử bị sâu răng sữa, nếu không có cách vệ sinh răng miệng hợp lý sẽ có nguy cơ rất cao bị sâu răng vĩnh viễn, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ sau này. Ngoài ra, ở các độ tuổi khác nhau, nếu không có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý, gây ra những tổn thương về mặt cơ học cho răng đều có thể là các nguyên nhân gây ra sâu răng và các bệnh về lợi. 2. Tác hại của bệnh răng miệng đối với sức khỏe Các bệnh răng miệng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người: - Răng sâu gây sưng, đau nhức, khó nhai, thậm chí là chảy máu, sốt. Ở trẻ nhỏ, răng sâu còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xương quai hàm và viêm tủy xương hàm ở trẻ. 3 - Thay răng không được chăm sóc tốt, sâu răng, răng bị “sún” làm cho nhiều trẻ có hàm răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và còn là điều kiện cho mảng bám, vi khuẩn phát triển ở những chỗ răng mọc chen chúc, răng mọc lệch khiến quá trình đánh răng không làm sạch được, sẽ gây ra các bệnh răng miệng sau này. - Đi cùng với bệnh sâu răng sữa là tình trạng viêm lợi. Khi lợi bị viêm sẽ đỏ và sưng tấy, dễ chảy máu, miệng có mùi hôi. - Viêm lợi còn là giai đoạn đầu của bệnh nha chu, khi bệnh đã nặng thì lợi sẽ không còn bám chắc vào răng nữa mà hình thành các túi lợi, các dây chằng của răng và xương bị vi khuẩn xâm nhập, phá hủy. Trong các túi lợi chứa đầy mảng bám cao răng và vi khuẩn. Quá trình này diễn ra lâu và không được điều trị sẽ làm lung lay và rụng răng - Các bệnh về răng sữa có thể làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của răng vĩnh viễn: răng sữa (kết cấu không bền vững, mềm và dễ bị tác động của vi khuẩn trong miệng) rất hay bị sâu. Nếu không được điều trị tốt, răng sữa bị sâu sẽ lây lan nhanh sang các răng lành khác và là điều kiện thuận lợi làm cho các răng vĩnh viễn mọc sau đó tiếp tục mắc phải căn bệnh này. 3. Các hành vi sức khỏe liên quan đến nguy cơ bị sâu răng Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi (từ những trẻ răng sữa đến người già). Ngoài việc gấy đau nhức và những biến chứng viêm tủy, viêm quanh chân răng, sâu răng còn gây ra những trở ngại và giao tiếp như hơi thở hôi, ngả màu men răng…Vì thế chúng ta cần hiểu biết thật rõ ràng những hành vi sức khỏe liên quan đến nguy cơ bị sâu răng để phòng ngừa và điều trị sớm nếu mắc bệnh. - Ăn vặt, ăn nhiều đường, mứt, kẹo và các thức ăn chứa nhiều đường làm tăng lượng acid có hại cho răng. - Ăn đồ ngọt nhưng không vệ răng miệng trước khi đi ngủ. - Uống nhiều các loại nước hoa quả, nước giải khát có chứa đường, trà và cà phê chứa đường, đặc biệt là uống nhẩn nha trong thời gian dài. - Không thường xuyên kiểm tra răng ở nha sĩ (ít nhất 6 tháng 1 lần) - Chải răng và vệ sinh răng miệng không đúng cách: đánh răng không đủ chải ba mặt, đánh răng với quá nhiều kem đánh răng, đánh răng không đủ ít nhất 2 lần một ngày, không súc miệng bằng nước diệt khuẩn sau khi đánh răng … - Thở bằng đường miệng ở trẻ em dễ gây sâu răng. 4 - Trẻ bú bình khi ngủ. III. Vấn đề Nha học đường tại trường tiểu học cơ sở A 1. Tổng quan Trường Tiểu học cơ sở (THCS) A. là một trong 12 trường THCS của một quận nội thành Hà Nội. Trường có một bề dày lịch sử hơn 30 năm xây dựng và phát triển: nhiều năm đạt danh hiệu Trường THCS xuất sắc cấp Thành phố. Trường có nhiều thầy cô giáo đạt các giải thi giáo viên giỏi cấp Thành phố; đạt các giải thưởng vì sự nghiệp Giáo dục Theo số liệu hiện có của Phòng Y tế trương học (từ đánh giá của Phòng Y tế quận năm 2008), trong số 1.190 học sinh thì 100% các em có mảng bám răng; tỷ lệ sâu răng sữa 75%; tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 59.78%; tỷ lệ mắc bệnh viêm lợi là 87.89%. Các tỷ lệ này phân bố theo các khối lớp như sau: TT Vấn đề răng miệng Tỷ lệ theo các khối lớp (%) Tổng (%) Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 1 Mảng bám răng 12 16 23 28 21 100 2 Sâu răng sữa 15 42 38 5 0 100 3 Sâu răng vĩnh viễn 0 10 12 33 45 100 4 Viêm lợi 9 14 18 28 31 100 Nha học đường thật sự là vấn đề nổi cộm tại trường Tiểu học cơ sở A. Nó đòi hỏi các cơ quan chức năng, ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể phụ huynh học sinh trong toàn trường phải đưa ra các kế hoạch can thiệp nhằm giảm thiểu những hậu quả xấu của nó đến sức khỏe cũng như đến chất lượng cuộc sống của học sinh, của gia đình và cộng đồng. Chính vì vậy, vấn đề sức khỏe ở đây là “Vấn đề chăm sóc răng miệng của học sinh ở trường tiểu học cơ sở A – Hà Nội”. 2. Các yếu tố quyết định vấn đề sức khỏe răng miệng của học sinh tiểu học Bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG Địa điểm hàng quán gần cổng trường. Điều kiện kinh tế gia đình khá giả. Môi trường bán trú tập trung không được theo dõi. Chương trình CSRM thực hiện chưa hiệu quả. Phụ huynh chưa quan tâm đến CSRM. YẾU TỐ DI TRUYỀN / SINH HỌC Quá trình mang thai thiếu dinh dưỡng. Kết cấu răng của trẻ không bền vững. Đặc điểm của bệnh khó phát hiện. YẾU TỐ HÀNH VI / LỐI SỐNG Chưa có ý thức chăm sóc răng miệng Thói quen ăn uống gây ảnh hưởng tới răng miệng Không có thói quen kiểm tra răng Chưa có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên. YẾU TỐ DỊCH VỤ Y TẾ Thiếu nhân lực Phòng y tế hoạt động kém hiệu quả 5 a. Yếu tố hành vi/ lối sống - Chưa có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên: Quá trình vệ sinh răng miệng không sạch và không thường xuyên nên trong quá trình ăn uống, các mảng thức ăn dính lại trên các kẽ răng nếu không được làm sạch sẽ lên men và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có trong vòm miệng phát triển tấn công răng và lợi. - Thói quen ăn uống gây ảnh hưởng tới răng miệng: Các em học sinh là lứa tuổi hay ăn quà vặt, các loại bánh kẹo, đồ ăn sẵn chứa nhiều đường, tinh bột nhưng hầu hết khi ăn các loại thức ăn này răng miệng các em đều không được làm sạch ngay, các mảng thức ăn còn sót lại trên răng lên men làm cho vi khuẩn răng miệng phát triển. - Không có thói quen kiểm tra răng: 6 + Hầu hết trẻ không có thói quen kiểm tra tình trạng răng của mình, chỉ đến khi đau, sưng, chảy máu trẻ mới báo cho cha mẹ biết, lúc đó thường là răng đã sâu nhiều, lợi bị viêm nặng. + Khi lợi bị viêm đỏ và sưng tấy, dễ chảy máu, miệng có mùi hôi gây cảm giác đau nên nhiều trẻ không chịu đánh răng thường xuyên làm cho tình trạng viêm lợi tiếp tục nặng hơn và tạo điều kiện cho sâu răng phát triển, nếu đã sâu răng rồi thì sâu răng sẽ nặng hơn. + Trong thời gian thay răng, nhiều trẻ có thói quen lung lay răng sữa bất kể khi nào, thậm chí kể cả khi đang chơi. Tay trẻ không sạch khi đưa vào miệng để lung lay răng đã đưa vi khuẩn vào miệng, chỗ răng bị lung lay đang bị tổn thương ít nhiều trở thành yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm sưng lợi cũng như các vị trí khác trong khoang miệng. - Chưa có ý thức chăm sóc răng miệng: Các em học sinh chưa có được ý thức trong việc tự chăm sóc răng miệng, chưa biết cách tự bảo vệ và phòng sâu răng. b.Yếu tố di truyền/sinh học - Quá trình mang thai thiếu dinh dưỡng: Nhiều trẻ sinh ra kết cấu răng không đủ vững chắc do trong quá trình mang thai, người mẹ không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất có lợi cho răng. Vì thế làm cho chất lượng răng của trẻ cũng bị ảnh hưởng, làm cho răng của trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng. - Kết cấu răng sữa không bền vững: + Răng sữa xuất hiện ở những trẻ chưa hoặc bắt đầu thay sang răng vĩnh viễn, là lứa tuổi bắt đầu đến trường. Đặc điểm của răng sữa là kết cấu không bền vững, mềm và dễ bị tác động của vi khuẩn trong miệng, do vậy răng sữa rất hay bị sâu. Nếu không điều trị tốt, răng sữa bị sâu sẽ lây lan nhanh sang các răng lành khác và là điều kiện thuận lợi làm cho các răng vĩnh viễn mọc sau đó tiếp tục bị sâu. + Nhiều trẻ có hàm răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, ảnh hưởng đến thẩm mĩ và là điều kiện cho mảng bám, vi khuẩn phát triển ở những chỗ răng mọc chen chúc, răng mọc lệch khiến quá trình đánh răng không là sạch được, sẽ gây ra các bệnh răng miệng sau này. - Đặc điểm của bệnh khó phát hiện: + Khi bắt đầu sâu, trên răng sữa của trẻ xuất hiện những đốm màu sậm như cà phê rồi trở nên đen. Các vết đen này ngày một ăn sâu vào trong thân răng làm mòn răng gây 7 đau nhức, khó nhai, thậm chí là sốt, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương quai hàm và viêm tủy xương hàm ở trẻ. + Đi cùng với sâu răng sữa là tình trạng viêm lợi, nó còn là giai đoạn đầu của quá trình viêm quanh chân răng (bệnh nha chu), khi bệnh đã nặng thì lợi sẽ không còn bám chắc vào răng nữa mà hình thành các túi lợi, các dây chằng của răng và xương bị vi khuẩn xâm nhập, phá hủy. Trong các túi lợi chứa đầy mảng bám cao răng và vi khuẩn. Quá trình này diễn ra lâu và không được điều trị sẽ làm lung lay và rụng răng. c. Yếu tố dịch vụ y tế - Phòng y tế hoạt động kém hiệu quả: Phòng y tế trường học có một nữ nhân viên là y tá (trung cấp y) đã được đào tạo về thực hành vệ sinh răng miệng đúng cách. - Thiếu nhân lực: Trường có một phòng nha nhưng đã ngưng hoạt động do thiếu nhân lực. d.Yếu tố môi trường - Địa điểm hàng quán gần cổng trường: Cách cổng trường khoảng 30m là một khu dịch vụ liên hoàn: cửa hàng giải khát, nhà hàng bán đồ ăn nhanh, cửa hàng trò chơi điện tử, cửa hàng bán đồ văn phòng phẩm và dịch vụ photocopy tạo điều kiện cho các em học sinh có thể dễ dàng mua được các loại thức ăn ưa thích nhưng không tốt cho răng miệng. - Điều kiện kinh tế gia đình khá giả: Hầu hết học sinh đều là con em gia đình cán bộ, viên chức hoặc buôn bán, có điều kiện kinh tế khá giả nên rất thoải mái đối với trẻ về vấn đề ăn uống. - Môi trường bán trú không được theo dõi: +Do nhu cầu của cha mẹ học sinh, trường đã mở các lớp bán trú cho các em học sinh. Tuy nhiên, trong môi trường bán trú, các em có thể học tập thói quen của nhau trong đó có cả thói quen chăm sóc răng miệng. + Tại trường có khu vực bố trí các chậu rửa để các em có thể rửa tay, rửa mặt, đánh răng nhằm khuyến khích các em chăm sóc răng miệng. - Chương trình chăm sóc răng miệng chưa hiệu quả: + Chương trình chăm sóc răng miệng được đưa vào chương trình sách giáo khoa lớp 1 và có thêm một số tranh tuyên truyền phòng chống bệnh răng miệng dán tại phòng y tế nhà trường làm tăng khả năng nhận thức chăm sóc răng miệng của học sinh. + Trường đã triển khai chương trình răng miệng với sự hỗ trợ của Phòng y tế Quận được 2 năm trở lại đây với việc khám răng miệng và súc miệng bằng flour cho toàn bộ học sinh. Tuy nhiên, như vậy là quá sơ sài so với những gì được Bộ Y tế yêu 8 cầu thực hiện trong chương trình chăm sóc răng miệng cho học sinh. + Việc theo dõi thực hành chải răng và vệ sinh răng miệng đúng cách còn nhiều hạn chế tại trường vì thực tế hoạt động này chủ yếu diễn ra tại gia đình. - Phụ huynh chưa quan tâm đến vấn đề răng miệng: + Hầu hết các em không được cha mẹ dẫn đi kiểm tra răng miệng định kì 6 tháng 1 lần nên không phát hiện sớm được các bệnh răng miệng khiến cho tình trạng xấu ảnh hưởng đến chữa trị và phục hồi. + Phụ huynh còn chủ quan, chưa thật sự quan tâm, theo dõi, nhắc nhở, hướng dẫn các em chăm sóc răng miệng. + Nhiều phụ huynh quan niệm rằng răng trẻ em là răng sữa và sẽ rụng đi, thay mới trong khi từ khi 6 tuổi, một số răng hàm vĩnh viễn, nếu không được chăm sóc sẽ làm răng hỏng dần. 3.Các yếu tố ảnh hưởng đến “hành vi chải răng và vệ sinh răng miệng không đúng cách” - Học sinh chưa ý thức được vấn đề chải răng và vệ sinh răng miệng - Thiếu kiến thức để tự vệ sinh răng miệng đúng cách. - Bố mẹ cho trẻ sử dụng loại kem đánh răng và bàn chải không phù hợp với lứa tuổi của trẻ. - Gia đình và người thân chưa hướng dẫn và nhắc nhở trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách: cách đánh răng, bảo vệ răng… - Gia đình chưa quan tâm đến sức khỏe răng miệng của con cháu mình. - Gia đình chưa tác động mạnh đến nhà trường để kiểm tra và nhắc nhở học sinh về vấn đề chải răng và vệ sinh răng miệng - Chưa có điều kiện thật tốt để vệ sinh răng miệng đúng cách - Phong trào vệ sinh răng miệng ở trường học còn kém. - Nhiều người không coi trọng vấn đề vệ sinh răng miệng 4.Bảng phân tích đối tượng đích BẢNG PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG ĐÍCH Phân tích Học sinh tiểu học Đặc điểm nhân khẩu học + Có 1190 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 (6-11 tuổi). + Số nam là 570 và số nữ là 620. + Là con em gia đình cán bộ, viên chức hoặc buôn bán sống trên địa bàn thành phố. + Học sinh bắt đầu nhận thức, tập đọc viết và chưa có kĩ năng cần 9 [...]... huynh học sinh tham gia hiểu được tầm quan trọng c a chăm sóc răng miệng 95% phụ huynh học sinh tham gia biết về các bệnh răng miệng và các vấn đề chăm sóc răng miệng 90% phụ huynh thực hành chăm sóc răng miệng đúng cách 90% phụ huynh cam kết hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ Giải pháp 3: Giáo dục kiến thức chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh c a trường Chuẩn bị cơ sở vật chất 01 – 20 Nhóm Nhà... bệnh răng miệng Tỷ lệ trẻ điều trị các bệnh răng miệng tại cơ sở y Định ngh a Phương pháp đánh giá Công cụ Đánh giá sự tham gia c a học sinh vào buổi khám răng Số học sinh tham gia Danh sách khám răng / Tổng số học sinh tham học sinh c a trường gia buổi khám răng Đánh giá hiệu quả Số học sinh được khám Phiếu khám c a chương trình răng / Tổng số học sinh răng khám răng tham gia khám răng Đánh giá độ bao... với chủ đề chăm sóc sức khỏe răng miệng + Thực hiện tư vấn cho học sinh về vấn đề răng miệng 19 về tầm quan trọng c a chăm sóc răng miệng + Tổ chức thảo luận trong phụ huynh về chăm sóc răng miệng cho con em họ + Tư vấn cho cha mẹ học sinh về cách thức khuyến khích trẻ chăm sóc răng miệng sự cần thiết chăm sóc răng miệng cho học sinh + Đòi hỏi sự cam kết thực hiện các chương trình chăm sóc răng miệng. .. nâng cao sức khỏe 1 Mục tiêu - Mục tiêu chung Nâng cao thực hành chăm sóc răng miệng cho học sinh trường Tiểu học cơ sở A – Hà Nội - Mục tiêu cụ thể + 100% các em học sinh c a trường được giảng dạy kiến thức về chăm sóc răng miệng theo giáo trình thống nhất và phối hợp gi a hai ngành y tế và giáo dục- đào tạo + 90% các em học sinh c a trường từ lớp 1 đến lớp 5 c a trường có kiến thức về vệ sinh răng miệng. .. răng miệng vào chương trình học c a học sinh Nhà trường, thầy cô định hướng cho trẻ các hành vi chăm sóc răng miệng Tiếp cận trao quyền +Tổ chức các buổi học ngoại kh a cho học sinh tìm hiểu về vấn đề sức khỏe răng miệng + Tô chức cho học sinh thảo luận về vấn đề chăm sóc răng miệng + Sử dụng các hình ảnh minh h a về hậu quả c a việc chăm sóc răng miệng không đúng cách nhằm nâng cao nhận thức c a các... dõi chăm sóc răng miệng cho con 4 Chương trình hoạt động cụ thể Tên hoạt động: Buổi truyền thông về chăm sóc răng miệng cho học sinh lớp 5 tại trường tiểu học A Đối tượng: học sinh lớp 5 c a trường tiểu học A Mục tiêu: 100% học sinh lớp 5 trường tiểu học A tham gia buổi truyền thông, 90% có kiến thức và 80% có kĩ năng thực hành chăm sóc răng miệng Thời gian: ngày 25/01/1010 Đ a điểm: sân trường Tiểu. .. tham gia + 95% các thầy cô có kiến thức đúng về chăm sóc răng miệng + 85% các thầy cô thực hành chăm sóc răng miệng đúng cách 3 4 5 6 7 8 đ a ra kế hoạch giáo dục chăm sóc răng miệng cho học sinh Truyền thông về chăm sóc răng miệng cho toàn bộ phụ huynh Tổ chức cho phụ huynh thảo luận trao đổi về vấn đề chăm sóc răng miệng cho học sinh Truyền thông giáo dục chăm sóc răng miệng cho học sinh lớp 1 –. .. ấn, học đồng) 23 90% học sinh có kiến thức về chăm sóc sức khỏe răng miệng 95% thầy cô thực hiện chương trình lồng ghép có hiệu quả 2 3 4 Hướng dẫn thực hành chăm sóc răng miệng cho học sinh lớp 1 – 2 Hướng dẫn thực hành chăm sóc răng miệng cho học sinh lớp 3 – 4 Hướng dẫn thực hành chăm sóc răng miệng cho học sinh lớp 5 Chuyên gia Nhà 01/03/2010 chăm trường 30/04/2010 sóc Nhóm răng sinh viên miệng. .. được tầm quan 05 – 07 chăm Nhóm in ấn, tế Quận 3.000.000 đ 3 trọng c a chăm sóc răng trọng c a chăm sóc T 01/2010 sóc sinh viên thiết bị và Phòng (Ba triệu miệng cho học sinh răng miệng cho học răng văn Y tế đồng) sinh miệng phòng Trường 90% thầy cô thực hành Truyền thông về thực hành 08 – 12 hỗ trợ 4 chăm sóc răng miệng chăm sóc răng miệng T 01/2010 đúng cách Xây dựng được bản kế Đ a ra kế hoạch thực... Phòng y tế trường 100% học sinh được phát phiếu theo dõi đánh răng hàng ngày Phiếu điền Nhóm 4: Chăm sóc y tế 1 2 3 4 5 6 1 Tổ chức khám răng cho học sinh c a trường Tổ chức súc miệng bằng dung dịch flo cho học sinh Giới thiệu trẻ mắc bệnh răng miệng đến các cơ sở điều trị Tư vấn chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh Tăng cường cán bộ y tế cho phòng Nha c a trường Nâng cao cơ sở vật chất trang thiết . chăm sóc răng miệng c a học sinh ở trường tiểu học cơ sở A – Hà Nội . 2. Các yếu tố quyết định vấn đề sức khỏe răng miệng c a học sinh tiểu học Bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG Đ a. khi ngủ. III. Vấn đề Nha học đường tại trường tiểu học cơ sở A 1. Tổng quan Trường Tiểu học cơ sở (THCS) A. là một trong 12 trường THCS c a một quận nội thành Hà Nội. Trường có một bề dày lịch. sai về vấn đề - Nhà trường: + Ch a thực sự quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng c a học sinh. + Ch a lồng ghép được việc giáo dục chăm sóc răng miệng vào chương trình học c a học sinh. + Phòng

Ngày đăng: 25/07/2014, 08:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan