Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946 20/7/1954)_1 ppt

8 317 0
Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946 20/7/1954)_1 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946 - 20/7/1954) I. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CỦA ĐẢNG Hành động của thực dân Pháp mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương hòng đặt lại ách thống trị thực dân không phải là việc bất ngờ đối với Đảng và nhân dân ta. Ngay tại Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào, Đảng ta chỉ rõ, đế quốc Pháp lăm le khôi phục lại địa vị của chúng ở Đông Dương. Ngày 16-12-1946, những tên trùm thực dân Pháp ở Đông Dương đã họp tại Hải Phòng bàn triển khai kế hoạch đánh chiếm Hà Nội và khu vực Bắc vĩ tuyến 16. Ngày 17 và 18-12-1946 tại Hà Nội, quân Pháp khiêu khích, tàn sát đồng bào ta ở các phố Yên Ninh, Hàng Bún. Ngày 18-12- 1946, đại diện Chính phủ Pháp cắt đứt mọi liên hệ với đại diện Chính phủ ta. Cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp đang lan ra cả nước. Nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với bao khó khăn: nước ta vốn là nước thuộc địa, nửa phong kiến mới được giải phóng, đất không rộng, người không đông, với một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lại bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá và bị chủ nghĩa đế quốc bao vây bốn phía. Pháp là một nước đế quốc có nền kinh tế công nghiệp phát triển, có một quân đội chính quy, trang bị hiện đại, có sẵn 100.000 quân đóng tại đất nước ta, có kinh nghiệm chiến tranh xâm lược thuộc địa, lại được đế quốc Mỹ, Anh giúp sức Tuy nhiên, chúng ta cũng có những thuận lợi nhất định: nhân dân ta đã giành được quyền làm chủ trong cả nước. Là người làm chủ đất nước, nhân dân ta quyết tâm bảo vệ đến cùng chế độ mới. Dân tộc Việt Nam có truyền thống chống xâm lược rất vẻ vang. Đảng ta và nhân dân ta đã có 16 tháng chuẩn bị cho kháng chiến. Lực lượng vũ trang của ta tuy non trẻ nhưng là lực lượng vũ trang cách mạng từ nhân dân mà ra, có lòng yêu nước nồng nàn và chí căm thù giặc sâu sắc. Đảng ta nắm vững quyền lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo Nhà nước. Pháp là một đế quốc bị bại trận và bị kiệt quệ trong chiến tranh, lại tiến hành xâm lược một nước ở xa nước Pháp hàng vạn kilômét. Mâu thuẫn trong nội bộ nước Pháp ngày càng sâu sắc, phong trào đấu tranh cho độc lập dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa Pháp đang phát triển mạnh mẽ. Cuộc kháng chiến toàn quốc của nhân dân ta lại diễn ra trong lúc phong trào độc lập dân tộc, hoà bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội đang dâng lên mạnh mẽ, nhân dân ta cùng nhân dân hai nước Lào và Campuchia đấu tranh chống một kẻ thù là thực dân Pháp xâm lược. Đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, nhất định thắng lợi thể hiện trong Chỉ thịToàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 12-12-1946. Từ tháng 3-1947, qua thực tiễn những ngày đầu của cuộc chiến đấu, đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng đã viết một loạt bài làm sáng tỏ thêm đường lối kháng chiến của Đảng; những bài này sau được xuất bản thành tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi. Mục tiêu của cuộc kháng chiến là giành độc lập và thống nhất. Cuộc kháng chiến là sự tiếp tục của cách mạng dân tộc dân chủ bằng hình thức chiến tranh, cho nên còn có mục tiêu vì dân chủ, tự do, vì hoà bình thế giới. Đường lối chung của cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh. Về chính trị, đoàn kết toàn dân, thực hiện quân, chính, dân nhất trí, động viên nhân lực, vật lực, tài lực của cả nước; đoàn kết với hai dân tộc Lào, Campuchia anh em, với nhân dân Pháp, với các nước châu Á và các dân tộc bị áp bức, các dân tộc yêu chuộng hoà bình, dân chủ trên thế giới, cô lập kẻ thù, tranh thủ thêm nhiều bầu bạn; củng cố chế độ cộng hoà dân chủ, lập ra uỷ ban kháng chiến các cấp. Về quân sự, cuộc kháng chiến sẽ trải qua ba giai đoạn: phòng ngự, cầm cự, phản công; triệt để dùng "du kích vận động chiến", tiến công địch ở khắp nơi, vừa đánh địch vừa xây dựng lực lượng; tản cư nhân dân ra xa vùng chiến sự. Về kinh tế, toàn dân tăng gia sản xuất, tự túc tự cấp, xây dựng kinh tế theo hướng "vừa kháng chiến vừa kiến quốc"; ra sức phá kinh tế địch, không cho chúng lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. Về văn hoá, đánh đổ văn hoá nô dịch, ngu dân, xâm lược của thực dân Pháp, xây dựng nền văn hoá mới, xoá nạn mù chữ; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; động viên các nhà văn hoá tham gia kháng chiến. Ta chủ trương đánh lâu dài để làm cho những chỗ yếu cơ bản của địch ngày càng bộc lộ, chỗ mạnh của địch ngày một hạn chế; chỗ yếu của ta từng bước được khắc phục, chỗ mạnh của ta ngày một phát huy. Tự lực cánh sinh là dựa vào sức lực của toàn dân, vào đường lối của Đảng, vào các điều kiện nhân hoà, địa lợi, thiên thời của đất nước ta, đồng thời ra sức tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế để chiến thắng kẻ thù. Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh raLời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người nói: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc Thắng lợi nhất định về dân tộc ta!". II. MỞ ĐẦU KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC, CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC Đêm 19-12-1946, cuộc chiến đấu của nhân dân ta nổ ra ở Thủ đô Hà Nội, các thành phố, thị xã (Nam Định, Hải Dương, Vinh, Huế, Đà Nẵng ) Tiêu biểu cho cả nước là cuộc chiến đấu ngoan cường của quân và dân Thủ đô Hà Nội. Trong hai tháng (từ ngày 19-12-1946 đến ngày 17-2- 1947) quân và dân trong nội thành cũng như ngoại thành đã anh dũng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giành giật với địch ở nhiều nơi. Với nhiều cách đánh sáng tạo, linh hoạt, quân dân Thủ đô đã tiêu diệt, tiêu hao hơn 2.000 tên giặc, bảo vệ các cơ quan lãnh đạo của ta, tạo điều kiện cho hàng vạn đồng bào ra khỏi thành phố, di chuyển nhiều máy móc, nguyên liệu ra vùng tự do. Từ ngày 3 đến ngày 6-4-1947, Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tậpHội nghị cán bộ Trung ương, Hội nghị nhận định bốn tháng kháng chiến chứng tỏ địch không thể khuất phục được nhân dân ta, toàn dân ta hăng hái kháng chiến làm cho địch mới chỉ chiếm được một số ít thành phố. Hội nghị nhấn mạnh nhiệm vụ mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp, củng cố chính quyền nhân dân ở vùng bị địch chiếm, phát động phong trào du kích chiến tranh, tổ chức căn cứ địa, đẩy mạnh công tác ngoại giao và tăng cường công tác xây dựng Đảng. Đất nước đã kịp thời chuyển sang thời chiến và bước đầu triển khai thế trận chiến tranh nhân dân. Các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận chuyển lên căn cứ địa Việt Bắc. Các cơ quan dân, chính, đảng địa phương cũng về đóng nơi tạm thời an toàn. Bộ máy chính quyền các cấp được kiện toàn. Trong Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ và Thư gửi các đồng chí Trung Bộ (tháng 3 - 1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên tu dưỡng, gương mẫu về đạo đức, trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ, một lòng, một dạ vì dân, chống bệnh chủ quan, quan liêu, mệnh lệnh, địa phương chủ nghĩa, bè phái, vô kỷ luật. Để tăng cường lực lượng lãnh đạo của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương mở đợt phát triển đảng viên "Lớp tháng Tám". Hàng nghìn công nhân, nông dân, trí thức cách mạng và chiến sĩ lực lượng vũ trang ưu tú đã gia nhập Đảng. Cuối năm 1947, tổng số đảng viên có trên 70.000 người. Lực lượng vũ trang được chăm lo xây dựng, công tác Đảng trong quân đội được tăng cường một bước. Riêng mùa hè năm 1947 có tới 35.000 người tình nguyện nhập ngũ. Bộ đội chủ lực cũng phát triển từ 80.000 lên 120.000 chiến sĩ. Lực lượng dân quân tự vệ lên tới 1 triệu người. Nhiều căn cứ địa kháng chiến ở địa phương được xây dựng. Để động viên toàn dân tham gia kháng chiến, Đảng và Chính phủ tìm mọi biện pháp ổn định đời sống nhân dân và xây dựng những cơ sở ban đầu của nền kinh tế và văn hoá kháng chiến. Đảng cũng quan tâm lãnh đạo công tác đối ngoại để tranh thủ sự đồng tình của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến, đặt cơ quan đại diện ở Thái Lan, Miến Điện và cử đoàn đại biểu đi dự các hội nghị quốc tế. Sau khi chiếm được một số thành phố, thị xã ở Bắc Bộ, quân Pháp tổ chức tiến công ở Trung Trung Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ hòng mở rộng khu vực chiếm đóng và tạo vành đai giữ các thành thị. Quân và dân ta chặn đánh địch khắp nơi, tiêu hao sinh lực địch, làm chậm bước tiến của chúng, giữ gìn và phát triển lực lượng. Ở Nam Bộ, quân và dân ta tiến công quấy rối, phá hoại, đánh nhiều trận, diệt từng trung đội, đại đội địch, phá nhiều đoàn tàu quân sự. Bị thiệt hại nhiều mà không tiêu diệt được quân chủ lực ta, tháng 5-1947 quân Pháp tạm co về thành thị chúng mới chiếm được và chuẩn bị kế hoạch xâm lược mới. . Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19 /12 /19 46 - 20/7 /19 54) I. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CỦA ĐẢNG Hành động của thực dân Pháp mở rộng chiến tranh ra toàn Đông. Ngày 18 -12 - 19 46, đại diện Chính phủ Pháp cắt đứt mọi liên hệ với đại diện Chính phủ ta. Cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp đang lan ra cả nước. Nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống thực. tranh chống một kẻ thù là thực dân Pháp xâm lược. Đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, nhất định thắng lợi thể hiện trong Chỉ th Toàn dân

Ngày đăng: 25/07/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan