Quan điểm dịch thuật của Antoine Berman docx

6 294 0
Quan điểm dịch thuật của Antoine Berman docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quan điểm dịch thuật của Antoine Berman Xu hướng kéo dài Tường minh hóa hay hợp lý hóa làm cho bản dịch có xu hướng dài hơn bản gốc. Antoine Berman nhận định rằng xu hướng kéo dài có thể làm phương hại tới nhịp điệu của tác phẩm. Xem xét đoạn “Hai thái cực” (Les deux infinis) của Pascal mà Phạm Quỳnh dịch sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về xu hướng này. Bản gốc tiếng Pháp: “… Car enfin qu’est-ce que l’homme dans la nature? Un néant à l’égard de l’infini, un tout à l’égard du néant, un milieu entre rien et tout. Infiniment éloigné de comprendre les extrêmes, la fin des choses et leur principe sont pour lui invinciblement cachés dans un secret impénétrable; également incapable de voir le néant d’où il est tiré, et l’infini où il est englouti”. Bản Việt ngữ của Phạm Quỳnh: “Vì rút lại thì người ta trong cảnh vật này là gì? Đối với cái thái cực thì người ta là một cái hư vô, đối với cái hư vô thì người ta là một cái thái cực, nghĩa một khoảng giữa cái có và cái không. Người ta còn xa lắm mới hiểu được cái cùng cực, cho nên cái nhẽ cứu cánh cùng cái nguyên lý vạn vật còn bí mật không tài nào khám phá được; không thể biết được cái hư vô ở đấy mà ra, mà cũng không thể biết được cái thái cực tiêu diệt về đấy” (4) . Qua việc so sánh văn bản gốc và văn bản nguồn, chúng ta có thể thấy bản Việt ngữ dài hơn bản gốc. Bản tiếng Pháp dài 66 từ trong khi bản Việt ngữ dài đến 104 từ. Dịch giả Phạm Quỳnh đã thêm đại từ, lặp lại động từ để chuyển tải được nghĩa của văn bản nguồn và bảo đảm một tiếng Việt uyển chuyển và phong phú. Chẳng hạn trong bản gốc, l’homme (con người) chỉ xuất hiện một lần nhưng trong bản dịch “người ta” xuất hiện đến bốn lần. Như vậy, để hợp với tư duy công chúng đích, để trở nên dễ hiểu, rõ ràng thì bản dịch phải dài hơn bản gốc. Đây là một xu hướng khó tránh khỏi. Thẩm mỹ hóa Về hình thức, bản dịch có xu hướng “nhã” hơn bản gốc. Các dịch giả văn học thường cố dịch cho hay, cho uyển chuyển cho nên khi dịch thơ thì họ thi vị hóa, dịch văn thì họ tu từ hóa. Antoine Berman cho rằng tu từ hóa, thẩm mỹ hóa nhằm dùng những lời văn thanh nhã bằng cách sử dụng bản gốc như một nguyên liệu. Từ nguyên liệu này dịch giả thêm “hoa lá cành” để bản dịch của mình hay hơn. Lâu nay người ta khen ông này dịch hay, chê ông kia dịch dở thực chất là khen chê về khả năng ngôn ngữ và văn chương của dịch giả. Còn để nhận xét về một bản dịch thì điều kiện tối thiểu là phải biết cả ngữ đích và ngữ nguồn. Những người khen ông Thúy Toàn dịch thơ Nga hay, tán dương ông Huỳnh Lý dịch văn Pháp giỏi chắc gì đã đọc cả bản gốc lẫn bản dịch? Khi đọc bài sonnet trích trong tập thơ Mes heures perdues của Félix Arvers qua bản Việt ngữ của Khái Hưng, chúng ta thấy bản dịch có vẻ thơ mộng hơn, trữ tình hơn, nhiều chất thơ hơn bản gốc: Lòng ta chôn một khối tình Tình trong giây phút mà thành thiên thu Tình tuyệt vọng, nghĩa thảm sầu Mà người gieo thảm cơ hầu không hay Hỡi ơi, người đó ta đây Sao ta thui thủi tháng ngày chiếc thân Dẫu ta đi trọn đường trần Tình ta dễ đã một lần hé môi Người dù ngọc nói hoa cười Nhìn ta như thể nhìn người không quen Đường đời lặng lẽ gót tiên Ngờ đâu chân đạp lên trên khối tình Một niềm tiết liệt đoan trinh Xem thơ nào biết có mình ở trong Xem rồi lòng lại hỏi lòng Người đâu tả ở mấy dòng thơ đây? (5) Bằng thể lục bát uyển chuyển đặc trưng Việt Nam, bằng những hình ảnh ước lệ rất phương Đông, bằng những câu chữ trau chuốt, bóng bẩy, trữ tình, bản dịch này là một ví dụ tiêu biểu cho xu hướng thẩm mỹ hóa trong dịch thơ nói riêng và dịch văn học nói chung. Ở Việt Nam, theo thiển ý, xu hướng thẩm mỹ hóa trong dịch thuật được thể hiện rõ nhất ở dịch giả Bùi Giáng. Thi sĩ- dịch giả này không ngần ngại thi hóa một cách tối đa bản dịch của mình. Trong bản dịch Cõi người ta (Terre des hommes), Bùi Giáng “luồn” cả thơ của mình vào bản dịch để mang lại cho dịch phẩm độ thi tính (poéticité) cao nhất. Chẳng hạn như ông dịch câu: “Parfois l’esclave noir, s’accroupissant devant la porte, goûte le vent du soir. Dans ce corps pesant de captif, les souvenirs ne remontent plus” bằng: “Đôi phen người da đen nô lệ, ngồi khoanh chân trên khoeo trước cửa, phơi linh hồn phiểu điệu trong làn gió hây hây. Hoàng hôn êm ái như ru. Lặng nghe dễ khiến thân tù tội mê. Nặng sao vòng hãm tư bề. Làn xanh kỷ niệm không về bãi hoang. Chỉ nghe hiu hắt đôi hàng. Phút giây giờ cũ pha càn đòn đau. Kêu xin, nài nỉ nơi nào. Bàn tay ai đẩy tôi vào chốn nay” (6) . Chúng ta thấy Bùi Giáng chỉ dịch câu đầu, còn câu sau ông dịch bằng một tứ thơ lục bát tuyệt hay, khiến ai không thuộc Truyện Kiều cũng tin ngay khi người ta bảo tứ thơ này được trích ra từ Truyện Kiều! Mặt trái của xu hướng thẩm mỹ hóa là khi dịch đoạn văn mang tính thông tục, dịch giả thường dùng một thứ tiếng lóng giả tạo, ít dung tục hơn và như thế không phản ảnh đúng tinh thần của bản gốc. Trong dịp tranh luận về vấn đề “Tín, Đạt, Nhã”, dịch giả Trần Thiện Đạo (người đã lên án cách dịch của Vân Mồng - bút danh của Bùi Giáng - trong bản dịch Khung cửa hẹp (La Porte étroite) của André Gide, có nêu quan điểm của mình như sau: “Nhã là nếu trong tác phẩm, có những câu hết sức lủng củng, thì tôi dịch cũng lủng củng. Nhã là phải tôn trọng văn phong của tác giả. Tôi muốn nói thêm là không phải tác giả nào có tiếng thì cái gì cũng hay cả. Camus có những đoạn viết rất lủng củng, có những chữ rất xoàng nữa. Như thế mà một dịch giả lại “nâng cao” những chỗ ấy thì đó không phải là dịch mà là phản”. Đây rõ ràng là quan điểm chống lại xu hướng thẩm mỹ hóa thái quá trong dịch thuật. Một dịch phẩm hay, nên thơ chưa hẳn là một bản dịch trung thành với tác phẩm gốc. Giảm chất Bản dịch thường bị “nghèo hóa” về chất lượng, tức là nó không đảm bảo được cái hay của phong cách, sự phong phú tượng thanh, tượng hình của ngôn từ, của ngữ điệu hay cách nói, sự giàu có về ngữ nghĩa, v.v… Đặc biệt, khi chúng ta dịch những tác phẩm văn thơ từ tiếng Việt sang tiếng Anh hay tiếng Pháp, khả năng không bảo toàn sự giàu đẹp của tiếng Việt là rất lớn. Ta có thể nhận xét rằng, tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ rất giàu chất thơ. Efim Etkind, một nhà phê bình dịch thuật, cho rằng tiếng Nga là một trong những thứ tiếng giàu chất thơ nhất. Ta cũng có thể khẳng định như vậy đối với tiếng Việt giàu đẹp của mình. Một trong những đặc trưng của tiếng Việt là từ láy. Cho nên khi dịch các từ này sang tiếng Pháp chẳng hạn thì xu hướng giảm chất trong quá trình chuyển dịch được thể hiện rất rõ ràng: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. (Nguyễn Khuyến) Trong hai câu thơ này, các từ láy “lạnh lẽo”, “tẻo teo”, rất tượng hình, rất đặc trưng. Bản dịch sang tiếng Pháp trong cuốnMille ans de littérature vietnamienne (NXB P. Picquier, 2000) không diễn tả được các từ ấy: Une mare automnale morne et froide Sur l'onde limpide, un petit sampan, tout menu Từ “froide” (lạnh, rét) trong tiếng Pháp không đúng sắc thái của “lạnh lẽo”. Tương tự như vậy đối với từ “petit” (nhỏ) và tiếp theo nó là “tout menu” (rất nhỏ) không thể diễn tả được từ “tẻo teo” trong tiếng Việt. Dịch văn học vốn là một hoạt động đầy rủi ro vì người dịch có khả năng không trung thành với bản gốc về phong cách hay thẩm mỹ, ngữ nghĩa hay ngôn từ, nội dung hay hình thức. Các xu hướng biến dạng đã trình bày ở trên chưa phải là tất cả nhưng đã thể hiện phần nào mặt trái của tấm huân chương mà các dịch giả, dù cho tầm cỡ nhất, thường mang trên mình. Thế đôi ngảmà dịch giả thường phải đối diện là: Bản dịch của mình hoặc trở thành một cô gái đẹp mà không chung thủy (Belle infidèle, theo cách nói của G. Mounin) hoặc trở thành một cô gái chung thủy mà không ưa nhìn. Trong phần lớn trường hợp, dịch giả thường đi theo con đường của cô gái đẹp, và như thế, họ thường mắc phải những xu hướng biến dạng trên trong dịch thuật, những xu hướng “giết chết” lạ tính của bản gốc. Antoine Berman rất hiểu sự giằng co của người dịch giữa ngữ đích và ngữ nguồn, giữa văn hóa Người và văn hóa Ta. Hẳn vì thế mà ông đã trích câu nói sau của Wilhelm von Humbold ngay trong những trang đầu của cuốn L’Épreuve de l’Étranger: “Mỗi dịch giả tất yếu phải gặp một trong hai trở ngại sau: hoặc anh ta quá bám sát vào bản gốc, làm mất đi thị hiếu và ngôn ngữ của dân tộc mình, hoặc anh ta quá chú trọng đến tính độc đáo của dân tộc mình, làm thất thoát tác phẩm mình dịch” (Thư gửi Schlegel, 23 tháng Bảy năm 1796). Hiểu thế nhưng Antoine Berman cực lực công kích khuynh hướng biến dạng trong dịch thuật. Dịch phẩm đã được hoàn thành theo khuynh hướng này, theo ông, là một bản dịch tồi: “Tôi gọi một bản dịch tồi là bản dịch thường đội lốt khả năng chuyển tải để phủ nhận một cách có hệ thống lạ tính của một tác phẩm văn học nước ngoài” (7) . Qua đây, chúng ta thấy rằng, ở Việt Nam, chúng ta cần xem lại cách phê bình một bản dịch văn học. Không ít người đánh liều khen hay chê một dịch phẩm mà chưa đọc, hoặc chỉ đọc qua loa bản gốc. Cũng không ít người đánh giá bản dịch theo quan điểm dân tộc vi trung, tức là theo họ, bản dịch nào cũng phải nhuần nhuyễn tiếng Việt và văn hóa Việt. Nhưng chúng ta cũng phải nhận thức rằng, để cho ra đời một dịch phẩm vừa sát với bản gốc về mặt văn hóa và ngôn ngữ, vừa không gây sốc cho độc giả bản dịch thì dịch giả ắt hẳn phải nhuần nhuyễn cả hai ngôn ngữ và hai nền văn hóa cũng như thuần thục trong các thao tác dịch. Tuy nhiên, ở nước ta, số lượng dịch giả thuộc tầm cỡ này chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay. Điều đó giải thích vì sao trên thị trường sách dịch hiện nay, số lượng dịch phẩm hay thì nhiều còn những bản dịch vừa đúng vừahay thì chẳng được bao nhiêu . Quan điểm dịch thuật của Antoine Berman Xu hướng kéo dài Tường minh hóa hay hợp lý hóa làm cho bản dịch có xu hướng dài hơn bản gốc. Antoine Berman nhận định. Đạt, Nhã”, dịch giả Trần Thiện Đạo (người đã lên án cách dịch của Vân Mồng - bút danh của Bùi Giáng - trong bản dịch Khung cửa hẹp (La Porte étroite) của André Gide, có nêu quan điểm của mình. liệu này dịch giả thêm “hoa lá cành” để bản dịch của mình hay hơn. Lâu nay người ta khen ông này dịch hay, chê ông kia dịch dở thực chất là khen chê về khả năng ngôn ngữ và văn chương của dịch

Ngày đăng: 25/07/2014, 05:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan