Quan điểm dịch thuật của Antoine Berman _2 doc

6 270 0
Quan điểm dịch thuật của Antoine Berman _2 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quan điểm dịch thuật của Antoine Berman Antoine Berman là một triết gia, nhà dịch thuật học nổi tiếng ở Pháp cũng như ở phương Tây. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về dịch thuật nói chung và dịch văn học nói riêng. Chúng ta có thể kể đến cuốn Thử thách từ nước ngoài(L’Épreuve de l’Étranger) trong đó tác giả đã nghiên cứu lý thuyết dịch thuật của các văn nghệ sĩ theo trường phái lãng mạn Đức và nêu ra tầm quan trọng của dịch văn học trong việc hình thành nền văn học và bản sắc văn hóa nước Đức. Ngoài ra ông còn thành công với cuốn Hướng tới phê bình dịch thuật: John Donne (Pour une critique des traductions: John Donne) và cuốn Bản dịch và bản gốc hay quán trọ từ miền xa (La Traduction et la lettre ou l’auberge du lointain). Quan điểm dịch thuật xuyên suốt các công trình nghiên cứu của Antoine Berman có thể được gói gọn ở thái độ chống lại xu hướng dân tộc vi trung trong dịch thuật. Đối với Berman, dịch thuật học không có nghĩa là xây dựng một lý thuyết dịch thuật tổng quan mà là nghiên cứu về những hình thức dịch thuật sẵn có. Ông đưa ra khái niệm “vượt nghĩa” (dépassement de sens) như là phạm vi nghiên cứu của dịch thuật học: dịch có nghĩa là chuyển một văn bản từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Trong những công trình nghiên cứu của mình, Antoine Berman luôn tìm cách chứng minh rằng không có nền văn hóa nào có thể thu mình trong tháp ngà của chính nó, nền văn hóa nào cũng được cấu thành từ những nền văn hóa khác. Dịch thuật với ông không chỉ mở mang biên thùy của tri thức, của ngôn ngữ và tư tưởng mà nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối chiếu với nước ngoài, với Tha nhân. Antoine Berman xem xét dịch thuật dưới ba góc độ: về văn hóa, dịch thuật mang tính dân tộc vi trung; về mặt văn học, dịch thuật mang tính siêu văn bản; về mặt triết học, dịch thuật theo học thuyết Platon. Tính chất dân tộc vi trung, siêu văn bản và platon tính bao gồm và che đậy một tính chất sâu xa hơn, đó vừa là đạo đức học, thi học và đồng thời mang một tư tưởng nhất định. Phân tích dịch thuật là phê bình về thuyết dân tộc vi trung, siêu văn bản học và học thuyết Platon. Chính vì thế mà theo ông, trong dịch thuật, không nên xóa mờ bản gốc và cũng không nên quên mình là ai. Quan điểm dịch thuật của Antoine Berman do vậy có thể được thâu tóm ở thái độ chống thuyết dân tộc vi trung trong dịch thuật. Ông cho rằng chỉ có việc phân tích hoạt động dịch thuật mới có thể cho phép dịch giả vô hiệu hóa xu hướng dân tộc vi trung, kiểm soát nó theo nghĩa phân tâm học. Antoine Berman định nghĩa tính dân tộc vi trung như sau: “đưa tất cả về nền văn hóa của riêng mình, về những chuẩn mực và giá trị của mình, xem những gì nằm ngoài nền văn hóa đó - Cái Lạ - là tiêu cực hoặc chỉ để thôn tính, cải biên để làm giàu nền văn hóa này” (Antoine Berman, 1999). Dịch thuật dân tộc vi trung sinh ra tại Rome. Lúc đầu văn hóa La Mã là văn hóa dịch thuật. Sau thời kỳ các tác giả La Tinh viết bằng tiếng Hy Lạp đến thời kỳ các văn bản viết bằng tiếng Hy Lạp được dịch sang tiếng La Tinh. Quá trình dịch này diễn ra thông qua việc thôn tính một cách có hệ thống các văn bản, hình thức và vốn từ vựng bằng tiếng Hy Lạp. Antoine Berman cụ thể hóa khuynh hướng dịch thuật này như sau: “Bất cứ nền văn hóa nào cũng kháng lại hoạt động dịch thuật, ngay cả khi nền văn hóa đó rất cần đến hoạt động này. Đích hướng tới của dịch thuật - là thông qua văn bản để mở ra một mối quan hệ nào đó với Cái Khác, làm giàu TA thông qua NGƯỜI - phải thẳng thừng công kích cấu trúc dân tộc vi trung của mọi nền văn hóa, hoặc tính duy ngã (Narcissisme) thường khiến cho mọi xã hội đều muốn mình trở thành một tổng thể thuần khiết và không hỗn tạp. […] Nền văn hóa nào cũng có mưu cầu tự mãn để từ sự đầy đủ tưởng tượng này mà vừa tỏa rạng hơn so với những nền văn hóa khác, vừa lĩnh hội di sản của những nền văn hóa đó” (1) . Dịch thuật dân tộc vi trung được thực hiện theo hai nguyên tắc. Nguyên tắc thứ nhất, đó là một dịch phẩm khi đến với độc giả thì nó không bị xem như là một dịch phẩm nữa, mà là một tác phẩm. Điều này có nghĩa là trong dịch phẩm dân tộc vi trung, không còn dấu ấn của ngữ nguồn, hoặc nếu có thì cũng ở mức độ rất thấp và được che đậy một cách rất khéo léo, bản dịch này phải được viết bằng một thứ ngôn ngữ chuẩn mực, nó loại trừ mọi “lạ tính” về từ vựng cũng như về cú pháp. Nguyên tắc thứ hai, đó là bản dịch phải là một văn bản mà nếu viết bằng ngữ đích thì tác giả ngoại quốc cũng đã viết như vậy. Điều này có nghĩa là tác phẩm phải tạo cho độc giả đích cùng một “ấn tượng” như nó tạo ra với độc giả nguồn. Nếu như tác giả sử dụng những từ thông dụng thì dịch giả cũng phải sử dụng những từ thường dùng. Hai nguyên tắc dịch thuật này, suy cho cùng, có quan hệ tương liên với nhau: dịch giả phải dịch thế nào đó để cho bản dịch không mang dấu vết của một bản dịch. Khuynh hướng dịch thuật này được Antoine Berman gọi là khuynh hướng dịch biến dạng (tendance déformante). Ngay đầu chương có tên “Phân tích học dịch thuật và phân loại sự biến dạng”, trong cuốn La Traduction et la lettre ou l’auberge du lointain, Antoine Berman thông báo: “Tôi sẽ nghiên cứu ngắn gọn cách thức biến dạng văn bản gốc trong tất cả các bản dịch và làm cho bản dịch không đạt được mục tiêu đích thực của nó” (2) . Các xu hướng biến dạng tạo thành một thể thống nhất và có mục đích là phá đi một cách có hệ thống bản gốc để bảo toàn “nghĩa” và “hình thức đẹp”. Điều này có nghĩa là khi dịch một văn bản, ta chỉ quan tâm đến việc chuyển tải được nghĩa của văn bản gốc và diễn đạt nó bằng một ngữ đích trong sáng, trau chuốt, hợp lời ăn tiếng nói của độc giả bản dịch (chúng tôi tạm gọi làcông chúng đích). Quan niệm về dịch thuật như thế này không có gì xa lạ vì xưa nay, bất cứ ở nước nào, phần lớn mọi người đều hướng tới một bản dịch như vậy. Bởi thế các dịch giả Việt Nam thường lấy quy tắc dịch của Nghiêm Phục “Tín, Đạt, Nhã” làm phương châm của mình. Tuy nhiên, kiểu dịch “dân tộc trung tâm” (ethnocentriste) này không phải khi nào cũng làm cho giới phê bình dịch thuật hài lòng vì các thao tác biến dạng của các dịch giả. Antoine Berman liệt kê được một số xu hướng biến dạng trong dịch thuật. Đó là: hợp lý hóa, tường minh hóa, xu hướng kéo dài, thanh cao hóa, tầm thường hóa, giảm chất, giảm lượng, thuần nhất hóa, phá nhịp điệu, phá lớp nghĩa hàm ẩn, phá tính hệ thống của văn bản, phá hệ phương ngữ, phá thành ngữ, tục ngữ… Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một số xu hướng chủ yếu: Xu hướng hợp lý hóa Đây là xu hướng thay đổi cấu trúc cú pháp của các câu văn hoặc đoạn văn của bản gốc để sắp xếp lại theo một trình tự hợp lý hơn với tư duy công chúng đích. Theo Antoine Berman, các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận, thường có cấu trúc rườm rà theo hình cây (nhiều câu lặp lại, nhan nhản các quan hệ từ và phân từ quá khứ, câu dài, câu không có động từ) và chúng hoàn toàn đối lập với tư duy lôgic theo đường thẳng. Chính vì thế mà một dịch giả tác phẩm Anh em nhà Karamazovcủa Dostoievski đã viết: “Văn phong nặng nề của Dostoievski đặt ra cho dịch giả một vấn đề nan giải. Việc tái tạo các câu văn rườm rà của nhà văn này là điều không thể mặc dù nội dung rất phong phú”. Đặc điểm của văn xuôi là “đầy bụi rậm”. Ngôn ngữ văn xuôi có đặc điểm là đa lôgic. Hợp lý hóa trong dịch thuật triệt tiêu điều đó. Thông thường, việc hợp lý hóa trong dịch thuật biến cái cụ thể trong bản gốc thành cái trừu tượng, biến cái riêng thành cái chung để sắp xếp lại cấu trúc cú pháp theo đường thẳng. Điều này được thể hiện bằng việc dịch động từ bằng danh từ hoặc dịch hai danh từ bằng một danh từ khác chung nhất. Ví dụ khi dịch câu: “Tôi đi săn về” sang tiếng Pháp. Người dịch có xu hướng danh từ hóa việc đi săn và chỉ giữ lại động từ “về”: “Je reviens de la chasse” (Ví dụ của Cadière). Xu hướng tường minh hóa Nhà thơ Galway Kinnel có một nhận xét rất xác đáng và có thể coi như là định nghĩa của xu hướng này: “Bản dịch thường có xu hướng rõ hơn bản gốc” (The translation should be a little clearer than the original). Như thế, khi mà dịch giả gặp trong bản gốc câu nào đó, hoặc đoạn nào đó tối nghĩa, khó hiểu hoặc là hàm ẩn thì dịch giả thường giải nghĩa ra, diễn đạt lại. Kết quả là bản dịch dễ hiểu hơn, dễ tiếp cận hơn. Antoine Berman khẳng định có một xu hướng tường minh hóa tích cực và một xu hướng tường minh hóa tiêu cực. Tường minh hóa tích cực là nói rõ cái gì đó không hiển nhiên, ẩn giấu, kìm nén trong bản gốc. Nhận xét sau đây của Heidegger biện minh một cách thuyết phục cho kiểu dịch này: “Qua việc dịch thì tư duy được chuyển tải vào tinh thần của ngôn ngữ khác và khả năng bị biến đổi là không tránh khỏi. Nhưng sự biến đổi này có thể trở nên phong phú vì nó làm cho trung tâm của vấn đề xuất hiện dưới một ánh sáng mới” (3) . Nhưng chúng ta đều biết là nhiều khi tác giả cố tình đưa vào tác phẩm những chỗ khó hiểu, hàm ẩn và điều đó có thể tạo nên phong cách hoặc thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả. Khi đó tường minh hóa sẽ mang ý nghĩa tiêu cực. Việc chuyển từ văn bản đa nghĩa sang văn bản đơn nghĩa hay việc dịch theo kiểu giải thích đều là kiểu dịch tường minh hóa mà ta vừa nêu ra. . Quan điểm dịch thuật của Antoine Berman Antoine Berman là một triết gia, nhà dịch thuật học nổi tiếng ở Pháp cũng như ở phương Tây. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về dịch. là ai. Quan điểm dịch thuật của Antoine Berman do vậy có thể được thâu tóm ở thái độ chống thuyết dân tộc vi trung trong dịch thuật. Ông cho rằng chỉ có việc phân tích hoạt động dịch thuật mới. nhân. Antoine Berman xem xét dịch thuật dưới ba góc độ: về văn hóa, dịch thuật mang tính dân tộc vi trung; về mặt văn học, dịch thuật mang tính siêu văn bản; về mặt triết học, dịch thuật theo

Ngày đăng: 25/07/2014, 05:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan