Vết tích vật chất thời An Dương Vương trong nhóm di chỉ khảo cổ học Đường Cồ_1 potx

7 467 1
Vết tích vật chất thời An Dương Vương trong nhóm di chỉ khảo cổ học Đường Cồ_1 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vết tích vật chất thời An Dương Vương trong nhóm di chỉ khảo cổ học Đường Cồ Mấy năm nay, khảo cổ học đã phát hiện và khai quật một số di chỉ khảo cổ học có những đặc điểm chung, phân bố tập trung ở hai tỉnh Hà Tây và Hà Nội, hiện được quen gọi là “nhóm Đường Cồ“. Đó là các di chỉ: Đường Cồ (huyện Phú Xuyên), Đại Áng (huyện Thường Tín), Nam Chính huyện Ứng Hòa),Vinh Quang, Chiền Vậy huyện Hoài Đức), Hoàng Ngô huyện Quốc Oai) thuộc Hà Tây; Gò Chùa Thông (huyện Thanh Trì), Đình Chàng, Đường Mây (huyện Đông Anh) thuộc Hà Nội. Ý kiến bàn về nhóm Đường Cồ tới nay đã khá phong phú. Có ý kiến cho rằng nhóm này là loại hình văn hóa Đông Sơn ở đồng bằng Bắc Bộ và nó có những điểm giống đồng thời cũng có những điểm khác với loại hình văn hóa Đông Sơn ở bắc Trung Bộ (1 Hoàng Xuân Chinh và Chứ Văn Tần gọi loại hình ở Bắc Bộ là loại hình Vinh Quang và loại hình ở bắc Trung Bộ là loại hình Thiệu Dương). Có ý kiến cho rằng nhóm Đường Cồ phát triển trực tiếp từ văn hóa Gò Mun và là một văn hóa khảo cổ riêng, không thuộc văn hóa Đông Sơn. Có ý kiến cho nhóm Đường Cồ là một giai đoạn phát triển của văn hóa Văn Lang và Âu Lạc. Về thời gian tồn tại của nhóm Đường Cồ, trên căn bản của ý kiến đều thống nhất, cho là từ khoảng thế kỷ thử 4 trước Công nguyên đến thời gian đầu sau Công nguyên. Những hiện vật khảo cổ của nhóm Đường Cồ có thể là những tài liệu tốt giúp chúng ta tìm hiểu thời kỳ An Dương Vương và nước Âu Lạc. Tập thể Tổ nghiên cứu 3 Viện Khảo cổ học đã tiến hành nghiên cứu, kết quả cụ thể như sau: Đặc điểm của các hiện vật thuộc nhóm di tích Đường Cồ 1.Đặc điểm về đồ đá. Ở các di chỉ trong nhóm Đường Cồ đều phát hiện được các công cụ bằng đá như rìu, bàn mài, chủ yếu là rìu tứ diện, làm bằng loại đá hơi mềm, ráp, rìu mài không được nhẵn. Đây là loại rìu thấy phổ biến trong các di chỉ có niên đại sớm hơn nhóm Đường Cồ, như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun , nhưng kỹ thuật chọn đá, chế tác rìu không được chú ý như trước và số lượng cũng ít hơn. Điều này phản ánh công cụ đá đã dần dần được công cụ kim loại thay thế. 2.Đặc điếm về đồ đồng. Đồ đồng trong nhóm Đường Cồ chủ yếu là loại công cụ như lao, giáo, rìu xéo mũi tên. Những hiện vật này có thể kiêm hai chức năng: có thể được dùng trong sản xuất nông nghiệp, trong săn bắn chim thú, đồng thời khi chiến tranh xảy ra có thể được dùng làm vũ khí. Ở di chỉ Vinh Quang (lớp trên) và di chỉ Đình Chàng (lớp trên) phát hiện được loại rìu xéo gót vuông có trang trí hoa văn hình vuông lồng nhau thành dải chạy theo mép lưỡi từ gót đến mũi rìu, ở giữa có hình chiếc thuyền và hình người chèo thuyền, hình 2 con hươu. Công cụ này vẫn có thể sử dụng bình thường như các công cụ khác, nhưng mặt khác nó được trang trí đẹp đẽ và công phu hơn có thể nó đã dần dần mất tác dụng sử dụng và trở thành một vật tượng trưng hoặc vật kỷ niệm lưu truyền từ đời này qua đời khác của một tầng lớp người nào đó trong xã hội đương thời. Một hiện tượng đáng chú ý, ở thời kỳ sớm hơn, người ta thường đem những công cụ, đồ vật đang dùng chôn theo người chết. Nhưng đến thời kỳ này, người ta đã sản xuất ra một loại riêng, loại di vật này có kích thước rất nhỏ, mô phỏng hình dáng của công cụ hoặc đồ dùng hàng ngày. Những di vật này không thể sử dụng, trong sản xuất cũng như trong chiến đấu chỉ còn mang tính chất tượng trưng. Đó là những vật tùy táng (minh khí) trong một số ngôn mộ thuộc nhóm Đường Cồ ở Đình Chàng và một số di chỉ trong nhóm Đường Cồ. Số lượng mũi tên đồng phát hiện trong các di chỉ không nhiều lắm, có thể đó là vì mũi tên là một loại vũ khí hao phí, sử dụng nó thường chỉ được một lần, rồi mất đi. Qua những di vật bằng đồng đã nêu ở trên, có thể thấy được rằng khối lượng đồng và kỹ nghệ đúc đồng ở thời kỳ này khá phong phú và ở trình độ cao. Ở những di chỉ như Vinh Quang, Đình Chàng, công cụ đồng nhiều hơn hẳn công cụ đá. Ở một loạt di chỉ khác như Đường Cồ, Đường Mây, Chiền Vậy, số lượng công cụ đồng và công cụ đá không chênh lệch nhiều, nhưng ở những di chỉ này chúng ta lại tìm được những công cụ bằng sắt. Nhìn chung, đồ đồng ở các di chỉ trong nhóm Đường Cồ có một số đặc điểm như kích thước, kiểu dáng giống đồ đồng ở di chỉ Thiệu Dương và Đông Sơn (Thanh Hóa), đồng thời cũng có một số đặc điếm giống di chỉ thuộc thời đại đồng thau ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Hoa văn hình thuyền, người bơi thuyền, văn hình học trang trí trên những chiếc rìu đồng là những đặc điểm truyền thống của thời đại đồng thau nước ta. Đó là những hoa văn chủ yếu trang trí trên các loại trống đồng, thạp đồng. Nhưng rõ ràng loại hoa văn này đã đơn giản dần, không còn những thô mô típ hoa văn phức lạp, phong phú của thời đại đồng thau cực thịnh mà tiêu biểu là những chiếc trống loại 1 Hê-gơ. 3.Đặc điểm về đồ sắt Trong các di chỉ thuộc nhóm Đường Cồ, công cụ sắt phát hiện được không nhiều. Chỉ có một vài di chỉ như Đường Mây, Chiền Vậy, Đình Chàng, là có tìm thấy công cụ sắt. Nhưng kỹ thuật chế tác công cụ sắt thì lại đã phát triện cao. Theo kết quả phân tích kim tướng học, lưỡi cuốc được chế tạo bằng phương pháp rèn rồi bổ thép. 4.Đặc điểm về đồ gốm Đồ gốm của nhóm Đường Cồ làm bằng đất sét pha cát mịn, SiO2 chiếm khoảng 70%, nguyên liệu được chọn cẩn thận, ít tạp chất, độ nung cao nên gốm cứng, kết luyện tốt, it thấm nước, màu sắc thường là trắng mốc, hồng nhạt, vàng nhạt hoặc đỏ hơi sẫm, tốt hơn hằn đồ gốm của các di chỉ tồn tại thuộc giai đoạn Gò Mun. Về kiểu dáng, thì miệng gốm chủ yếu là loại miệng loe, thành miệng hơi khum hình lòng mảnh mép miệng thường có rãnh giữa, chiều cao thành miệngtương đối đều nhau. Loại miệng có thành thẳng đứng, số lượng không nhiều lắm. Có một số loạt miệng loe ngang (gãy khúc), gần giống loại miệng kiểu Gò Mun. Chân đế thấp hoặc không có chân đế, đáy tròn lồi. Hoa văn thường được trang trí ở bên ngoài từ cổ xuống đến đáy, chủ yếu là loại văn thừng, loại văn thừng tương đối thô in ngang dọc tạo thành những ô trám, ô vuông, chữ nhật to nhỏ không đều nhau. Có loại văn thừng thô, to, lỗ chỗ như tổ ong, còn gọi là văn “nhăn làn ong”. Ngoài ra, đồ gốm ở một số di chỉ như Vinh Quang, Đường Mây, Gò Chùa Thông được trang trí văn khắc vạch, văn sóng nước, văn dấu nổi, văn dấu đan, nhưng số lượng ít, thường được kết hợp trang trí với văn thừng. Ở văn hóa Gò Mun, loại hình gốm điển hình là loại miệng loe gãy mặt trong miệng gốm có trang tri văn khắc vạch hình tam giác, hình tròn nhỏ, vạch song song. Trong nhóm Đường Cồ, có loại miệng loe nhưng không gãy như gốm Gò Mun, mép miệng cũng có rãnh và mặt trong miệng không có trang trí hoa văn. Cá biệt, có mảnh chỉ trang trí ở mặt trong. Trang trí hoa văn trên đó gốm cũng đơn giản dần, không phong phú như gốm thuộc văn hóa Gò Mun. Niên đại của nhóm Đường Cồ và thời gian tồn tại của nước Âu Lạc 1.Về niên đại của nhóm Đường Cồ Theo báo cáo khai quật về các lớp đất ở hai di chỉ Vinh Quang và Chiền Vậy, thì những di tích thuộc nhóm Đường Cồ đều nằm trên những di tích thuộc văn hóa Gò Mun. Ở di chỉ khác như Đình Chàng, loại gốm Đường Cồ xuất hiện khá sớm, ngay trong lớp đất có loại gốm Gò Mun, và dần dần thay thế loại gốm Gò Mun. Trong khoảng tiếp giảp giữa loại gốm của văn hóa Gò Mun và loại gốm của nhóm Đường Cồ, tới nay chưa thấy có loại gốm của một văn hóa khác nào xuất hiện. Chỉ đến lớp trên cùng của tầng văn hóa thuộc nhóm Đường Cồ, mới thấy xuất hiện mội số mảnh gốm có trang trí văn ô vuông, văn trám lồng, mảnh “bản sứ”; đó là những loại di vật tồn tại phổ biến trong thời thuộc Hán. Theo nhận xét sơ bộ của chúng tôi, ở di chỉ Gò Chùa Thông mà chúng tôi vừa khai quật xong, trong lớp đất văn hóa mà loại gốm kiểu Gò Mun chiếm tuyệt đại đa số, đã bắt đầu xuất hiện những mảnh gốm kiểu Đường Cồ. Càng lên các lớp ở trên, loại gốm Gò Mun càng giảm dần và loại gốm Đướng Cồ càng tăng dần. Đến một lớp nhất định, loại gốm Gò Mun biến mất và chỉ còn gốm Đường Cồ. Trong di chỉ này, chúng tôi không thấy có hiện tượng cách biệt hoàn toàn giữa hai loại gốm Gò Mun và Đường Cồ, giống như ở Đình Chàng, cũng cùng ở địa phận Hà Nội. Điều đó có thể phản ánh sự chuyển biến liên tục từ Gò Mun đến Đường Cồ, mà không có sự thay thế đột ngột giữa văn hóa Gò Mun và nhóm Đướng Cồ. Trong một vài di tích thuộc nhóm Đường Cồ, đã phát hiện được một số ngôi mộ có hiện vật chọn theo là loại di vật thuộc thời đại muộn (thời Hán), như vò tráng men, cốc đốt trầm bằng đất sét trắng tráng men, vò gốm có văn trám lồng, đồng thời, trong cùng những ngôi mộ đó cũng có một số hiện vật giống đồ gốm Đường Cồ. Như vậy là hai nhóm di vật bản địa và ngoại lai song song tồn tại trong cùng một ngôi mộ. . Vết tích vật chất thời An Dương Vương trong nhóm di chỉ khảo cổ học Đường Cồ Mấy năm nay, khảo cổ học đã phát hiện và khai quật một số di chỉ khảo cổ học có những đặc điểm. của nhóm Đường Cồ và thời gian tồn tại của nước Âu Lạc 1. Về niên đại của nhóm Đường Cồ Theo báo cáo khai quật về các lớp đất ở hai di chỉ Vinh Quang và Chiền Vậy, thì những di tích thuộc nhóm. Đó là những vật tùy táng (minh khí) trong một số ngôn mộ thuộc nhóm Đường Cồ ở Đình Chàng và một số di chỉ trong nhóm Đường Cồ. Số lượng mũi tên đồng phát hiện trong các di chỉ không nhiều

Ngày đăng: 25/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan