Cái dân tộc và cái nhân loại trong vũ trụ của Gogol _1 ppt

7 290 1
Cái dân tộc và cái nhân loại trong vũ trụ của Gogol _1 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cái dân tộc và cái nhân loại trong vũ trụ của Gogol Trên kia, ta đã thấy Gogol nhạo cười chất nhà quê - tỉnh lẻ tự mãn như thế nào. Song trong thế giới của Gogol, chủ nghĩa tỉnh lẻ thống ngự không chỉ ở các tỉnh, huyện của nước Nga, mà còn ở ngay Peterburg - kinh đô hoành tráng và tối tân của một đế chế to lớn và giàu có nhất thế giới. Còn gì tỉnh lẻ hơn cái tủ kính của Peterburg - đại lộ Nevski, như nó được mô tả trong truyện cùng tên của Gogol. Còn gì tỉnh lẻ hơn vị quan lớn đứng đầu một cơ quan trung ương trong truyện Chiếc áo khoác, suốt đời quen huyênh hoang quát nạt cấp dưới và chỉ bắt đầu có vẻ hối hận sau khi bị “ma” sát phạt, lột áo đại hàn! Còn gì tỉnh lẻ hơn một viên chức mạt hạng Khlestakov, chịu đói ngày này qua ngày khác mà không bán “bộ cánh Peterburg” đi, bởi vì chỉ trong bộ cánh ấy y mới hòng chinh phục trái tim các tiểu thư và mệnh phụ tỉnh lẻ. Nhưng Peterburg của Gogol nực cười không chỉ ở những nét dễ thấy ấy. Trong Đêm Giáng sinh có một trường đoạn đặc sắc tả anh thợ rèn và họa sĩ Vakula (mà ta đã quen biết) lên kinh đô và tình cờ lọt vào tận cung điện của nữ hoàng Ekaterina Đại đế. Tất nhiên, anh ta không khỏi bị choáng ngợp bởi cảnh quan tráng lệ và nhịp sống dồn dập của đô thành, bởi những tác phẩm kiến trúc, điêu khắc, hội họa của những danh nhân thế giới mà anh ta được thấy nhiều đến thế trong hoàng cung. Nhưng khi mấy người kôdắc đồng hương hỏi cảm tưởng của anh, anh trả lời với giọng dửng dưng: “Một tỉnh nổi tiếng mà! Ai mà chả biết: nhà cửa to tát, tranh tượng bệ vệ, tỉ lệ kỳ quặc! Tường vách đầy chữ (hoa văn - P.V.C.) bằng vàng ròng lóa mắt!”. Cái cười đối với Peterburg và nghệ thuật Peterburg ở đây là cái cười sự kiêu ngạo của kinh thành coi khinh tỉnh lẻ, sự tự cao tự đại của sáng tác chuyên nghiệp không muốn biết đến sáng tác nghiệp dư (một khuyết tật mà Gogol không hề mắc, ông suốt đời tham cứu sáng tác và ngôn ngữ dân gian và vì thế mà đã trở thành một nghệ sĩ ngôn từ vĩ đại và độc đáo vô song). Nhân tiện nói thêm: nhạy cảm với tính hợm hĩnh vì giàu sang và quyền lực của kinh đô nước mình, Gogol khi sang Paris, thủ đô nước Pháp và trung tâm chính trị của thế giới phương Tây thời ấy, cũng phát hiện ra ở nó nét hợm hĩnh tinh thần thể hiện sự nông cạn của ý thức xã hội Tây Âu đương thời và trong thiên truyện tuyệt hay Roma (1841), ông cùng nhân vật chính đã chạy trốn khỏi thủ đô của mọi thứ tân thời ấy về Roma - La Mã, tỉnh lẻ của châu Âu chính trị - kinh tế, nhưng trung tâm đích thực của châu Âu văn hóa - lịch sử. Và ông đã sống mười hai năm trời ở cái thành đô vĩnh cửu ấy, hiểu biết nó đến tận chân tơ kẽ tóc và từ đấy hướng mắt về nước Nga thân yêu của mình, suy ngẫm về bản chất, hiện tại và tương lai của nó. Cái nước Nga ấy, với Ukraina là bộ phận hữu cơ, hiện ra trên những trang sách của Gogol cũng từ nhiều góc nhìn, rất hay đối nghịch. Trong việc tái hiện đất nước mình, có lẽ hơn ở đâu hết, Gogol áp dụng tập trung phương pháp dung hợp nhiều điểm nhìn, nó cho phép ông trong những khung khổ văn bản không rộng lớn lắm nặn đắp những hình nổi đa chiều phức tạp, khuấy động tâm não người đọc. Một thí dụ. Con sông Dnepr ở Ukraina, còn xa mới là con sông lớn nhất nước Nga chứ chưa nói lớn nhất thế giới, dưới ngòi bút của Gogol hiện ra mênh mông như biển cả. “Hiếm có con chim nào bay ra được đến giữa dòng Dnepr” - Gogol viết trong truyện Cuộc báo thù khủng khiếp, biết chắc chắn (và dĩ nhiên ý thức được rằng độc giả của ông cũng biết) rằng chim có khả năng bay qua đại dương, cho nên sông Dnepr ngay ở chỗ rộng nhất cũng không là gì đối với chúng. Nhưng hình như chính vì thế mà hình tượng ngoa dụ này lại truyền đạt cái cảm giác mê hồn trước không gian bao la của nước Nga tốt hơn hàng trăm câu thơ ngợi ca hùng hồn, hàng chục trang văn xuôi mô tả chân thực. Nhưng đây, một hình tượng ngoa dụ khác, cũng cốt truyền đạt kích thước khổng lồ của nước Nga. “Từ đây, dù phóng ngựa ba năm cũng không tới một biên giới nào cả” - viên thị trưởng trong kịch Quan thanh tra nói, và trong miệng y câu nói ấy đã mang hàm nghĩa đổi khác. Peterburg, kinh đô nước Nga, nằm trên biên giới, và như vậy cần hiểu rằng, tên quan tham nhũng khét tiếng này cứ tha hồ lộng hành ở thị trấn của mình, chính quyền trung ương rất khó với tới. Một tên lưu manh lõi đời khác của Gogol, Chichikov, cũng không bỏ lỡ cơ hội nào để tán tụng tổ quốc vô biên của y, chắc bởi vì lẩn khuất trong một tổ quốc như thế không khó khăn gì (và đây là yếu tố cấu thành cốt truyện Những linh hồn chết). Nếu từ những hệ quả xã hội tiêu cực nằm trên bề nổi chuyển sang “phép siêu hình của không gian” như nó được diễn tả trong sáng tác của Gogol, thì chúng ta sẽ lại phải tiếp cận với nhiều hiện tượng tương phản. Giang sơn kỳ vĩ sản sinh ra những nhân vật, nhân cách kỳ vĩ - chiều thuận của phép siêu hình ấy biểu lộ rất rõ trong văn hóa Nga, kết tinh sớm trong ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ thường nhật. Những từ ngữ - giá trị trong văn học dân gian Nga như “udal”, “udalstvo” (khí phách anh hùng; tính ngang tàng, ngông cuồng) phát sinh trực tiếp từ “dal” (khoảng xa); từ “bogatyr” (dũng sĩ, tráng sĩ) là biến thể của từ “bogatyi” (giàu có) hàm chứa một quan niệm dân tộc rằng người giàu có trước hết phải giàu sức khỏe và lòng dũng cảm. Tần số của những từ ngữ này, với nhiều sắc thái ngữ nghĩa sáng tạo, không nhỏ trong sáng tác của Gogol, đặc biệt trong Những linh hồn chết. Ở một trong những đoạn ngoại đề trữ tình nổi tiếng của tiểu thuyết - trường ca này, Gogol viết, nói trực tiếp với đất nước mình: “ còn đầy ngỡ ngàng, tôi đứng sững ( ) tư duy tê liệt trước không gian của người. Cảnh vô biên này báo hiệu cái gì? Lẽ nào bên trong người lại không nảy sinh một tư tưởng bao la, khi mà bản thân người bao la vô tận? Lẽ nào nơi đây lại không ra đời một anh hùng tráng sĩ, khi mà có đủ chỗ để con người ấy rộng bước tung hoành? ”. Ba cha con nhà Bulba là những anh hùng tráng sĩ như thế, anh thợ rèn Vakula trong Đêm Giáng sinh, xách như chơi hai bao tải lớn, trong đó chứa bốn người đàn ông - những tình nhân của mụ phù thủy, mẹ anh ta - và cưỡi quỷ bay trong đêm đông từ miền Nam lên tận cực Bắc nước Nga, cũng là tráng sĩ. Nhưng cả trong Những linh hồn chết cũng có những tráng sĩ, đương nhiên đã hơi biến dạng. Một Sobakevich chén một mạch nửa con cừu hay cả một con cá hồi nặng mấy cân chẳng là “tráng sĩ” hay sao? Và cả một Nozdrev hai má luôn luôn đỏ ửng, tóc và râu quai nón rậm như rừng, chỉ uống mà không quan tâm đến ăn, đinh ninh rằng “thức ăn nào dạ dày Nga cũng tiêu hóa được”, cũng là một tráng sĩ Nga trong gương nghệ thuật nghịch dị của Gogol. Ngay cả ngoại hình của những nhân vật ấy cũng mang dấu ấn của thiên nhiên Nga bao la và hoang sơ. Ta không thể không cười khi đọc đoạn tả mặt mũi của “con gấu nâu cỡ vừa” Sobakevich: “Ai ai cũng biết, trên thế gian này có những bộ mặt mà tạo hóa chẳng buồn gia công, gọt đẽo lâu, bỏ hết dũa, khoan và mọi công cụ tinh vi khác, mà chỉ dùng lưỡi rìu chém một nhát - là đã thành cái mũi, một nhát nữa - thành đôi môi; hai nhát đục là khoét xong đôi mắt, rồi không gọt, không bào ném ra giữa thế gian và nói: “Thế là sống rồi đấy!”. Thân hình thô mộc và chắc nịch của Sobakevich cũng như vậy ”. Đáng để ý là cả hình ảnh người phụ nữ Nga, mà sắc đẹp được cả thế giới biết đến, cũng không tránh khỏi cái gương nghịch dị của Gogol. Đây, một phác thảo hiếm hoi về sắc đẹp Nga trong Những linh hồn chết - cô tiểu thư con gái quan tỉnh trưởng: “ Bà tỉnh trưởng không đứng một mình. Bà khoác tay một thiếu nữ tươi trẻ mới mười sáu tuổi, tóc vàng, nét mặt đều đặn, thanh tú, cái cằm thon thon, khuôn mặt trái xoan thật duyên dáng; kiểu mặt ấy các họa sĩ thích lấy làm mẫu để vẽ hình Đức Mẹ, nhưng lại rất hiếm gặp ở Nga, là nơi mà tất cả mọi thứ: từ núi, rừng, thảo nguyên đến mặt, môi, chân - tất cả đều thích hiện ra với quy mô rộng lớn”. “Ở Nga mọi vật đều muốn nở ra hơn là co lại” - tác giả Những linh hồn chết viết. Cái quảng tính không biết thỏa mãn của một đất nước “choáng nửa thế giới” chuyển hóa trong sáng tác của Gogol thành những đam mê vô độ của những linh hồn. Thật khó gặp những con người hiếu khách như cặp “điền chủ kiểu xưa” trong truyện cùng tên hay, còn hơn nữa, như tên địa chủ Petukh trong phần hai Những linh hồn chết. Nhưng càng khó tìm thấy một anh hà tiện như Pliushkin - so với y, Garpagon của Molière hay Grandet của Balzac chỉ là những hình tượng văn học mờ nhạt; ở chúng, sự hà tiện, keo kiệt chỉ là một đặc điểm tuy nổi trội của tính cách, nhưng chưa biến thành một đam mê hút thu tất cả và hủy tiêu tất cả như ở Pliushkin. Và cả Chichikov với ý chí làm giàu không gì bẻ gẫy, bao phen thất bại vẫn không sờn lòng, luôn luôn nghĩ ra những phương kế làm giàu mới, cũng mang trong mình “bản tính Nga” - không phải ngẫu nhiên một nhân vật “chính diện” trong phần hai tiểu thuyết gọi y là một “vĩ nhân”. Nhưng ở “vĩ nhân” ấy chỉ có một mơ ước - trở nên giàu sang, có gia đình đề huề như hàng ngàn, hàng vạn kẻ tầm thường vô tích sự nhưng sống chỗm chệ chỉ vì được thừa hưởng gia sản. Cái kỳ vĩ của một đam mê ti tiện! Thế còn lòng yêu tự do, quan hệ sâu kín với không gian rộng lớn phi thường của nước Nga và đã tỏ ra nồng cháy đến thế ở những người chiến sĩ Nga cổ mà những hình tượng khó quên được Gogol khắc họa trong Taras Bulba? Như ta biết, vấn đề tự do ở Nga thời Gogol trở nên hết sức gay cấn do chế độ nông nô còn giam giữ hai mươi triệu công dân của nước này trong tình cảnh những công cụ lao động sống, những vật sở hữu mua bán được (đây là cơ sở pháp lý cho cốt truyện Những linh hồn chết). Chính trong tiểu thuyết tố cáo chế độ nông nô này ta đọc những lời ngoan ngoãn hết mức của một nông nô, anh xà ích Selifan, nói với chủ của mình, Chichikov, khi ông chủ ấy dọa cho y một trận roi: “Tùy ý quan lớn, cần đánh roi thì cứ đánh, con bằng lòng. Tại sao lại không đánh, nếu đáng đánh, tất cả ở ý muốn của chủ. Nếu tên mugic làm bậy, thì phải đánh cho nó một trận ra hồn ”. Dĩ nhiên, đây là những lời say rượu, song chúng vẫn phần nào nói lên tâm lý cam chịu cảnh nô lệ ở người nông dân Nga. Trong sách Trích thư từ gửi bạn bè thì chính Gogol đã hoàn toàn nghiêm túc khuyên các địa chủ Nga đừng đánh đập vô ích, mà tìm những lời mắng chửi cho đau những nông nô biếng nhác, cẩu thả, thí dụ như: “Hỡi mày, cái mõm (lợn) không lau rửa ”, khiến Belinski phải phẫn nộ một cách chính đáng. Phải chăng chính tác giả Những linh hồn chết quan niệm rằng người nông dân Nga chưa có đủ nhân phẩm để hưởng tự do? Nhưng nếu thế thì những ai có đủ? Chắc không phải những địa chủ và quan chức trong tiểu thuyết của ông. Tính ngang tàng, ngông cuồng (udal) của người Nga được minh họa thêm trong tiểu thuyết bằng câu chuyện về một anh điền chủ, láng giềng của Pliushkin, vô danh tiểu tốt nhưng sống sang, chơi hoang hơn các bậc vương công đương vị (chương 6). Song cũng tác giả tiểu thuyết ấy cho biết: những đồng bào của ông rất sùng mộ chức tước, khúm núm trước kẻ quyền quý mà không biết tôn trọng những con người bình thường. “Con người Nga vốn thế: khao khát được làm quen với bất cứ ai cao hơn mình dù chỉ một bậc, ưa thích sự quen biết qua quít với bá tước này, công tước nọ hơn là mọi quan hệ bằng hữu thân thiết” (chương 2). “Dân Nga không ưa chết một cách tự nhiên”, song trong cái tỉnh lỵ N.N. được mô tả trong tiểu thuyết, có hàng chục, hàng trăm cư dân sống suốt đời như chuột, như chồn trong hang ổ của chúng, và chỉ những sự kiện quá bất thường mới khiến họ xuất đầu lộ diện nơi công cộng (chương 9). Đã là người Nga, Gogol nói, thì ai cũng thích phi ngựa, phóng xe như bay, nhưng những người Nga của ông cũng lười nhác, ngại xê dịch, thích nằm suốt ngày trên lò sưởi hay trên cái đệm cỏ hôi hám giống như Petrushka, đầy tớ của Chichikov. Người Nga hiếu kỳ, nhưng không ham hiểu biết. Người Nga có máu liều, nhưng cũng sợ hãi đủ mọi thứ trên đời. Người Nga yêu đức hạnh, trọng luật pháp nhưng cũng có đủ khả năng làm những điều vô luân nhất, phạm pháp nhất. Và cuối cùng, người Nga kiêu hãnh đã đánh bại tên xâm lăng Napoléon với đạo quân “hai chục tiếng nói” của hắn (niềm kiêu hãnh này bộc lộ đặc biệt rõ qua câu chuyện được kể trong tiểu thuyết về một đại úy thương binh tên là Kopeikin (Đồng Xu) lên kinh đô Peterburg đòi đền thưởng cho công giữ nước của mình), nhưng chẳng bao lâu sau chiến thắng oanh liệt, ở cuối phần hai Những linh hồn chết quan thống đốc toàn quyền được cử về một tỉnh để tiễu trừ nạn tham nhũng cùng những tệ nạn xã hội khác, đã phải từ chức vì bất lực, trước khi từ chức nói với những thuộc hạ của mình rằng “nước Nga đang tử vong không bởi hai mươi ngôn ngữ (dân tộc) ngoại xâm, mà bởi chính người Nga”, rằng “đã đến lúc chúng ta phải cứu vớt tổ quốc chúng ta khỏi chính chúng ta”. . Cái dân tộc và cái nhân loại trong vũ trụ của Gogol Trên kia, ta đã thấy Gogol nhạo cười chất nhà quê - tỉnh lẻ tự mãn như thế nào. Song trong thế giới của Gogol, chủ nghĩa. nông cạn của ý thức xã hội Tây Âu đương thời và trong thiên truyện tuyệt hay Roma (18 41) , ông cùng nhân vật chính đã chạy trốn khỏi thủ đô của mọi thứ tân thời ấy về Roma - La Mã, tỉnh lẻ của châu. nghĩa sáng tạo, không nhỏ trong sáng tác của Gogol, đặc biệt trong Những linh hồn chết. Ở một trong những đoạn ngoại đề trữ tình nổi tiếng của tiểu thuyết - trường ca này, Gogol viết, nói trực tiếp

Ngày đăng: 25/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan