Mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả _3 docx

5 534 2
Mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả _3 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả Đề cập đến mối quan hệ người kể chuyện - tác giả cũng đồng nghĩa với việc phải tiến hành khảo sát những tương tác nảy sinh trong mối quan hệ văn bản - tác giả. Từ văn bản, việc xác định vị trí và vai trò của người kể chuyện tương đối rõ ràng. Người kể chuyện xác lập vai trò và quyền năng của anh ta trong quan hệ với các yếu tố cấu trúc văn bản như điểm nhìn, tiêu điểm, tiêu cự, ngôn ngữ, nhân vật, không gian, thời gian, người quan sát, người tiêu điểm hóa, người được tiêu điểm hóa, trật tự… Tuy nhiên, từ khi sự tương tác giữa các bậc giao tiếp của nghệ thuật trần thuật được chú trọng thì bên cạnh những quan hệ với các yếu tố thuộc cấu trúc nội tại tác phẩm, người kể chuyện còn được khảo sát trong quan hệ với các yếu tố thuộc nhiều cấp độ khác nhau trong truyện kể như: người nghe chuyện, tác giả hàm ẩn, tác giả thực và độc giả thực. Chúng ta biết rằng, vai trò và uy quyền của một thực thể luôn được đặt trong các mối quan hệ và chỉ trong các mối quan hệ tương tác lẫn nhau bản chất của thực thể hay yếu tố mới bộc lộ. Đối với người kể chuyện, mối quan hệ với hàng loạt các yếu tố thuộc cấu trúc nội tại tác phẩm cho phép anh ta hiện hữu như là yếu tố trung tâm của truyện kể, xác lập phương thức kể và có thể trực tiếp bộc lộ tư tưởng của nhà văn. Nhìn từ bất kỳ góc độ nào, chúng ta vẫn phải thừa nhận sự tác động của người kể đối với thế giới truyện sắp được kể ra là rất lớn. Người kể chuyện đồng thời đảm nhiệm hai vai trò: vai trò giới thiệu và dẫn dắt câu chuyện (chức năng trần thuật) và vai trò điều khiển (chức năng kiểm soát). Không một truyện kể nào có thể tồn tại nếu thiếu người kể chuyện, song người kể chuyện đã trần thuật và điều khiển các tình huống truyện kể như thế nào thì lại là vấn đề không dễ thâu tóm và lý giải tường tận. Mỗi truyện kể sẽ có một cách thức riêng và những cách thức đó được tạo ra nhờ sự lựa chọn chi tiết, ngôn từ, cách sắp đặt các sự kiện, việc bố trí tình huống, các thủ pháp dồn nén không gian, thời gian nhằm mục đích biểu đạt ý thức hệ tư tưởng của nhà văn. Từ cấu trúc văn bản truyện kể, việc xác định vị trí và vai trò của người kể chuyện tương đối rõ ràng, đôi khi hứa hẹn những khám phá mới mẻ. Vì vậy các nghiên cứu truyện kể tập trung nhiều vào việc khảo sát đối tượng từ hướng nghiên cứu này. Mối quan hệ giữa người kể chuyện với các yếu tố cấu trúc nội tại tác phẩm dường như trở thành dấu hiệu định lượng trước khi khẳng định một kỹ thuật hay thủ pháp kể chuyện nào đó có hiệu quả hoặc đạt đến một giá trị nhất định. Tuy nhiên, từ khi ý thức về chủ thể sáng tạo ngày càng trở nên mạnh mẽ, mối quan hệ giữa người kể chuyện với các yếu tố phi văn bản truyện kể cũng bắt đầu được khảo sát một cách kỹ lưỡng. Người ta nhìn thấy những phương diện khác được hé lộ khi khảo sát các quan hệ này. Những yếu tố như người nghe chuyện, tác giả hàm ẩn, tác giả thực và độc giả thực… chiếm được sự quan tâm không nhỏ. Thực tế cho thấy, những quan hệ này có tác động khá lớn tới việc xác lập hình tượng người kể chuyện trong truyện kể. Mỗi một yếu tố sẽ có những quan hệ với người kể chuyện ở từng bình diện khác nhau, xác lập những quy định, phụ thuộc hoặc bổ sung lẫn nhau. Chẳng hạn, trong mối quan hệ với người nghe chuyện, theo G. Prince (1) , người nghe chuyện có vai trò tạo lập cầu nối giữa người kể chuyện và người đọc, góp phần tạo nên khung truyện tự sự, phục vụ cho việc mô tả tính cách người kể chuyện, nhấn mạnh những chủ đề nhấn định và góp phần vào việc khai triển cốt truyện, trở thành người phát ngôn cho đạo đức của tác phẩm (2) . Như thế, đối với mỗi yếu tố, khi được quan tâm và khảo sát sâu sắc sẽ tạo ra các cơ hội bổ sung những phương diện khác nhau, giúp chúng ta nhận thức rộng hơn cách thức vận động và ý nghĩa của tác phẩm tự sự. Cụ thể, ở mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả không chỉ đơn thuần là mối quan hệ giữa người sáng tạo và sản phẩm sáng tạo mà quan trọng hơn đó là mối quan hệ giữa các yếu tố của một chỉnh thể nghệ thuật. Người kể chuyện và tác giả là hai thuật ngữ được xác định bởi những thành tố đặc thù, riêng biệt song quy định lẫn nhau. Vùng giao thoa của hai phạm trù này tương đối lớn, vì vậy, trong thực tế đã xảy ra không ít nhầm lẫn. Nhiều nhà nghiên cứu đồng nhất người kể chuyện với tác giả (3) . Ở thế giới truyện kể, người kể chuyện xuất hiện trong cùng bậc giao tiếp với người nghe chuyện. Anh ta thực chất là những “sinh thể” trên giấy, tồn tại trong thế giới hư cấu và tưởng tượng. Người kể chuyện là nhân vật do tác giả sáng tạo ra có nhiệm vụ tổ chức kết cấu tác phẩm và môi giới, dẫn dắt người đọc tiếp cận văn bản. Trong khi đó, tác giả là chủ thể sáng tạo. Anh ta ở bên ngoài tác phẩm. Như vậy, việc đồng nhất hoặc tách biệt hoàn toàn hai yếu tố thuộc hai bậc giao tiếp khác nhau sẽ không thỏa đáng, hạn chế khả năng hiểu sâu các vấn đề đặt ra trong quá trình giải mã tác phẩm. Đề cập đến mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả, ít nhất chúng tôi muốn nhắc đến một số khái niệm như: tác giả thực (tác giả tiểu sử), tác giả kinh nghiệm, tác giả hàm ẩn, tác giả suy luận, hình tượng tác giả hay tác giả hư cấu… Có thể nói, hàng loạt các thuật ngữ liên quan đến tác giả ít nhất đã cho mỗi người ý thức về sự hiện hữu của “con người” này. Vốn là một hiện tượng của văn hóa nghệ thuật, gữi vai trò “trung tâm tổ chức nội dung – hình thức của cái nhìn nghệ thuật” (4) , vấn đề tác giả đã và đang được khảo sát ở nhiều khía cạnh (5) . Theo M. Bakhtin (6) , có hai bình diện: tác giả tiểu sử và tác giả sáng tạo ra tác phẩm. Chúng tôi sẽ không đề cập đến tác giả tiểu sử, bởi bản thân nó đã rất rõ ràng. Tác giả sáng tạo luôn ở ngoài tác phẩm và có vai trò hết sức quan trọng. Anh ta sáng tạo ra người kể chuyện, đồng thời tạo dựng hình ảnh về chính bản thân mình - tác giả được sáng tạo, hình tượng tác giả, tác giả hư cấu Ở đây, tác giả được sáng tạo sẽ hiện hữu ở từng chi tiết nhỏ nhất trong văn bản. Tuy nhiên, dù xuất hiện ở vai trò nào thì tác giả sáng tạo hay tác giả được sáng tạo cũng chỉ được xác định qua sự đọc của độc giả. Nói cách khác, hành động đọc của độc giả là yếu tố then chốt trong việc tạo dựng hình ảnh tác giả. Đến Booth (7) , chúng ta thấy xuất hiện khái niệm tác giả hàm ẩn. Tác giả hàm ẩn được xác lập với những diễn giải khá hấp dẫn. Chẳng hạn, Booth cho rằng tác giả hàm ẩn luôn khác với “con người hiện thực”, với tác giả bằng xương bằng thịt ở ngoài đời. Tất cả các cuốn tiểu thuyết thành công đều khiến chúng ta tin vào một tác giả mà người ta giải thích như một dạng của “cái tôi thứ hai”. “Cái tôi thứ hai này trình bày thường xuyên nhất một văn bản về con người cực kỳ tinh tế và được thanh lọc, sáng suốt hơn, dễ cảm xúc hơn, dễ cảm thụ hơn là trong hiện thực” (8) . S. Chatman (9) thì nhấn mạnh: “các chuẩn mực trần thuật” do tác giả hàm ẩn xác lập, không thể có tính cách giá trị hay đạo đức, và tương ứng, nhà văn không phải chịu trách nhiệm về các quan điểm của mình. Còn theo H. Link (10) : “Nó là “điểm tích hợp” tất cả các thủ pháp tự sự và các đặc tính của văn bản, nó là cái ý thức mà trong đó tất cả các yếu tố hình tượng của văn bản đều có nghĩa” (11) …vv. Như thế, các nhà nghiên cứu đều đi tìm một tiếng nói chung nhằm tách biệt tác giả tiểu sử (tác giả thực) với tác giả sáng tạo và những kiểu tác giả khác hiện diện trong văn bản tác phẩm. Nếu chúng ta hình dung về tác giả như một chủ thể sáng tạo thì theo Booth, tác giả hàm ẩn là khái niệm gần với nó nhất. Tác giả hàm ẩn nằm trong các phạm trù giao tiếp của tác phẩm nghệ thuật, còn tác giả thực là một con người cụ thể, xác định mà chúng ta có thể hoặc không thể khâm phục về đạo đức, tài năng, chính trị hay đời tư. . Mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả Đề cập đến mối quan hệ người kể chuyện - tác giả cũng đồng nghĩa với việc phải tiến hành khảo sát những tương tác nảy sinh trong mối. động và ý nghĩa của tác phẩm tự sự. Cụ thể, ở mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả không chỉ đơn thuần là mối quan hệ giữa người sáng tạo và sản phẩm sáng tạo mà quan trọng hơn đó là mối. giải mã tác phẩm. Đề cập đến mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả, ít nhất chúng tôi muốn nhắc đến một số khái niệm như: tác giả thực (tác giả tiểu sử), tác giả kinh nghiệm, tác giả hàm

Ngày đăng: 25/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan