Phác thảo về mối quan hệ văn học Xô viết và văn học Việt Nam thế kỷ XX doc

7 489 0
Phác thảo về mối quan hệ văn học Xô viết và văn học Việt Nam thế kỷ XX doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phác thảo về mối quan hệ văn học Xô viết và văn học Việt Nam thế kỷ XX C. Ximônốp là tác giả sớm đến với bạn đọc Việt Nam qua bản dịch Đợi anh về nổi tiếng của Tố Hữu. Một bản dịch thật đẹp trong sự giản dị và thân thương của lời Việt - đã diễn tả thật đúng và thật trúng tâm trạng không phải chỉ người lính ở chiến trường, mà là cả một dân tộc trong khăng khít gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương, trước hết là những người vợ, người mẹ không lúc nào không mong người chồng, người con rồi sẽ trở về. “Đợi anh, anh sẽ về!” - một niềm tin ngỡ như duy tâm, thế mà ai đọc cũng muốn được tin tưởng. Ximônốp từng được biết như là tác gia lớn của văn học Xôviết về chiến tranh, với những tiểu thuyết đặc sắc như Ngày và đêm viết trong chiến tranh; và bộ tứ: Bạn chiến đấu, Những người sống và những người chết, Người ta sinh ra không phải đã là lính, Mùa hè cuối cùng, viết sau chiến tranh; và thật là gần gũi và chia sẻ: tập thơ Việt Nam, mùa đông năm bảy mươi. Ông còn là người lãnh đạo Hội Nhà văn Liên Xô, nhiều lần sang thăm Việt Nam, có tình bạn với nhiều tác giả Việt Nam; nhưng chỉ cần một Đợi anh về đủ để đưa ông vào tên tuổi những người bạn thân thiết nhất với văn học Việt Nam. A. Phađêep - nổi tiếng với Chiến bại viết thời nội chiến, càng được đón nhận với bạn đọc Việt Nam trong chiến tranh qua bộ ba Đội cận vệ thanh niên, bởi sự khai thác chất liệu anh hùng trong đời thực - người thực - việc thực. Chủ nghĩa anh hùng trong chiến tranh ở Liên Xô, cũng như ở Việt Nam là hiện thực một trăm phần trăm, bởi đó là cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ phẩm giá làm người. Và Phađêep đã không bỏ phí những chất liệu mình có để đưa vào cấu trúc tiểu thuyết một tác phẩm xứng đáng với tầm vóc của sự kiện, và với những con người xứng đáng được tôn vinh. Ở tư cách tác giả, Phađêep là thuộc số người được biết sớm và được yêu mến trong bạn đọc Việt Nam, kể từ Chiến bại; nhưng còn trong tư cách người lãnh đạo cao nhất của Hội Nhà văn Liên Xô, với bi kịch dẫn tới cái chết - tự sát, năm 1956, thì phải đến thời Cải tổ mới được hiểu - để thấy số phận thật nghiệt ngã đối với những nhà văn có phẩm cách và lương tâm trung thực. Nói đến Đội cận vệ thanh niên của Phađêep lại không thể không nói đến Người chân chính của B. Polêvôi, cùng khai thác chất liệu là cuộc đời và chiến công của những người anh hùng. Với Polêvôi, đó là anh hùng phi công Maretxép; và qua Maretxép là chiến công chung của tất cả những anh hùng có tên hoặc không tên, trong tên gọi chung là Người Xôviết, như tên một tập truyện khác: Người Xôviết chúng tôi, được dịch từ rất sớm ở Việt Nam, và được in lại nhiều lần, khiến cho Pôlêvôi luôn luôn là cái tên quen thuộc đối với bạn đọc Việt Nam. Phải nói là bạn đọc và người viết Việt Nam trong chiến tranh đã rất hào hứng với việc đón nhận nội dung và cách viết của Polêvôi trong tư cách phóng viên chiến tranh, biết tìm đến những tấm gương tiêu biểu, vừa là để ghi nhận chiến công của họ, vừa là với ý nguyện nhân rộng ra sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng, trong một cuộc chiến rất cần đến chủ nghĩa anh hùng để giành chiến thắng trước mọi kẻ thù, và trong mọi thử thách của hoàn cảnh. I. Êrenbua, theo tôi nghĩ có lẽ là tác giả được đọc nhiều trong giới trí thức Việt Nam, bởi tư chất một nhà văn hóa, nhà chính luận, nhà báo, nhà tiểu thuyết Là tác giả những bài báo mà Hồng quân Liên Xô được lệnh phải giữ gìn và chuyền tay, chứ không được xé ra để hút thuốc, tùy bút của Êrenbua, như trong Thời gian ủng hộ chúng ta không chỉ quen thuộc, mà còn là được “thuộc” trong giới bạn đọc trẻ tuổi Việt Nam một thời. Chạm vào cõi thiêng là lòng yêu nước, tôi nghĩ không ít người đọc thuộc thế hệ tôi ít ai không thuộc đoạn văn đi tìm một định nghĩa cụ thể cho lòng yêu nước ở Êrenbua - đó là “lòng yêu những gì bình thường nhất. Yêu cái cây trồng ở trước nhà. Yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông. Yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh ”. Cảnh là cảnh Nga, nhưng cũng chẳng có gì là xa lạ với chúng ta. Chỉ cần thay đổi tên sông, tên phố, tên cây lá, tên các địa danh là đã có thể xem đó là áng văn cho mình, của người nước mình Êrenbua trong Con người - năm tháng - cuộc đời - một tùy bút thật khoáng đạt mà sâu sắc trong ý tưởng, ai tiếp xúc mà không thấy mình “vỡ ra” hoặc “khôn” hơn lên một chút. Rồi Cơn bão táp - cũng với tầm vóc hoành tráng như Mùa xuân trên ông Ô đecủa Kazakiêvit, viết về cuộc chiến chống phát xít trên một không gian rộng gồm gần khắp địa bàn châu Âu, với số phận chìm nổi hoặc bi kịch của nhiều lớp người Tôi nghĩ, mùa gặt đầu tiên trong văn xuôi mở đầu những năm 60 với những tiểu thuyết nhiều tập như của Nguyễn Huy Tưởng (mới có Tập I), Nguyễn Đình Thi (2 Tập), Nguyên Hồng (4 Tập), Chu Văn (2 Tập) dường như có dấu ấn ảnh hưởng bởi những bộ ba như Cơn bão táp Thuộc số các nhà văn Xôviết đến với văn học Việt Nam trong chiến tranh, và để lại dư âm khá sâu nơi ký ức người đọc, đó còn là Pautopxky trong Bông hồng vàng, Bình minh mưa, và những truyện ngắn gợi rất nhiều bâng khuâng về những gặp gỡ thật ngẫu nhiên trong đời, về những gì có thể xẩy ra không ngờ mà như đã được chuẩn bị. Những truyện ngắn mở rộng không gian cho biết bao ước mơ, suy tưởng khiến cuộc đời trở nên rất đáng sống. Có thể nói nếu có một chất thơ đích thực nhưng khó nắm ở đời thì Pautovski chính là bậc thầy cao nhất để nhận ra và lưu giữ được nó, khiến cho mỗi chuyện đời bình dị qua ông bỗng trở nên lung linh một áng cổ tích, như trong Tuyết, Cô gái làm ren, Lẵng quả thông Với Pautovski, hoặc với Prisơvin, Olga Becgon bên cạnh Sôlôkhốp, Êrenbua, đó là những phong cách rõ nét đứng bên nhau, chứ không phải với trật tự lớn nhỏ, trước sau. Một âm hưởng hoặc dư vị Pautovski - dường như là có nguồn mạch trong văn học hiện đại Việt Nam, kể từ Thạch Lam, Hồ Dzếnh đến Đỗ Chu, Nguyễn Ngọc Tấn, Lưu Quang Vũ Bối cảnh hoành tráng, chất sử thi hòa quyện với trữ tình, các kiểu xung đột giữa các thế lực đối nghịch hoặc giữa cá nhân và hoàn cảnh rất dồi dào trong văn học Xôviết, cùng với chất lạc quan trong bi kịch của nó đã tìm được sự đón nhận và gieo cấy trong văn học Việt Nam. Những gì làm nên đặc trưng và phẩm chất của văn học Việt Nam 1945-1975 trong phần ưu việt của nó đều có sự bắt nguồn từ văn học Xôviết, qua một số đại biểu như trên. Tất nhiên, bi kịch con người trong chiến tranh, rộng ra, trong mọi chuyển động của thời cuộc, hoặc bao trùm là cõi nhân sinh; những “con đường đau khổ”; những dằn vặt tinh thần trong xác định hướng đi và đến cho cuộc đời - nó là đề tài muôn thuở của văn học, đã và sẽ được viết theo nhiều cách khác nhau và với tài năng không ai giống ai. Thế nhưng nếu văn học Việt Nam đã hào hứng tiếp nhận bộ ba Con đường đau khổ của A. Tonxtôi, thì lại không thể đón nhận Bác sĩ Zivagô của B. Pastecnac; và đó cũng là một hiện tượng đáng lưu ý, trong sự phát triển đầy mâu thuẫn và nghịch lý của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, ở chính quê hương của nó trong hơn nửa thế kỷ tồn tại Đón nhận những tác phẩm viết về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Liên Xô trong chiến tranh Vệ quốc, văn học Việt Nam 1945-1975 đã tìm được một của kho dồi dào và một kiểu mẫu quý giá để xây dựng những tác phẩm mang âm hưởng anh hùng, xứng đáng với một thời vẻ vang và khốc liệt bậc nhất của dân tộc. Chúng ta đã hướng về văn học Xôviết để tìm bạn, tìm đồng chí, và cả những bậc thầy cho mình. Nhưng khi cuộc chiến đấu ở Việt Nam diễn ra khốc liệt nhất thì Liên Xô đã có hoà bình sau 10 năm, rồi 20 năm, và 30 năm. Liên Xô đã bước vào nhiều kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, rồi chủ nghĩa xã hội phát triển, để thành một cường quốc về kinh tế và quân sự. Để đóng vai trò đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa. Để với quyết tâm đi lên chủ nghĩa cộng sản Do vậy, những kinh nghiệm về phát triển kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất, tổ chức xã hội, cách mạng khoa học kỹ thuật, và đấu tranh tư tưởng đặt ra trong các tác phẩm đều được chúng ta tiếp nhận như là những mô hình gương mẫu để vận dụng. Trong số những tác phẩm viết về cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội được dịch, qua chọn lọc, cho hợp với yêu cầu của ta, có thể kể ở hàng đầu, đó là Đất vỡ hoang của Solokhov, Mùa gặt của Nicôlaiêva, Kỹ sư Lôbanốp của Granin, Rừng Nga của Lêônốp, Xa Mạc Tư Khoa của Ajaép, Chuyện thường ngày ở huyện của Ôvetxkin Thế nhưng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1945-1975, hoặc nói đúng hơn từ 1960-1975, là chủ nghĩa xã hội chỉ diễn ra trên một nửa đất nước, và trong hoàn cảnh chiến tranh, nên bức tranh về nó, trong tất cả các góc khuất của nó, không dễ được phát hiện, và do thế chưa thể là một diện mạo trọn vẹn; càng không có độ sâu của những tìm kiếm và phát hiện những gì là bắt chước, là giáo điều, và sai quy luật Nếu có manh nha một ít tìm kiếm ở các góc khuất này thì rồi dễ rơi vào “tai nạn”. Không kể những “vụ” lớn như Nhân văn- Giai phẩm, hoặc “xét lại” Cái chủ nghĩa xã hội đậm đặc ý chí luận được áp dụng từ mô hình Liên Xô và toàn phe này rồi sẽ được nhận diện và sửa sai sau khi chiến tranh kết thúc ngót 10 năm; cùng lúc với sự nghiệp Cải tổ ở Liên Xô, khiến cho không ít kiểu mẫu trong khu vực chính thống, các Giải thưởng lớn nhỏ từng được giới thiệu rất sớm và đề cao ở Việt Nam hầu như đều bị giảm nhẹ giá trị; và công phát hiện gắn với những tiên tri về con đường đi của lịch sử đã phải trả lại cho những tên tuổi bị quên lãng hoặc vùi dập trong nhiều chục năm như Bungacôp, Platônôp, Grôtxman, Patxternac, Xôngiênhitxưn những tên tuổi chưa một lần cho bạn đọc được làm quen, thậm chí có người còn bị “đánh hôi” trong văn học miền Bắc trước 1975. Đã và vẫn cần tiếp tục ghi nhận một danh sách dài những tác gia Xôviết đến với văn học Việt Nam sau 1975, rồi những năm 80. Những tác gia lớn của văn học Nga, như Bêlov, Bưcốp, Abramov, Vassiliev, Astaphiev, Bondarep, Baklanov, Ratxputin, Zalưghin, Sucxsin bên cạnh những tác gia đặc sắc của các dân tộc nhỏ khác trong Liên bang Xôviết như Aimatov, Gamdatov, Dumbatzê, Bạn đọc và văn học Việt Nam trong những năm Đổi mới đã có dịp đón làn gió mới của sự nghiệp Cải tổ với biết bao sự thật được phát hiện mới, hoặc được nhìn nhận lại, để cho sự vật được trở về với gương mặt đích thực của nó. Nhưng đó là chuyện của một giai đoạn mới; và với nó, văn học Việt Nam cũng tiếp tục nhận được những chỉ dẫn và kinh nghiệm từ văn học Nga Xôviết để giúp cho sự nhìn nhận lại chính bản thân mình. * Ba mươi năm (1945-1975) trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, văn học Xôviết đã đóng vai trò thật là tích cực cho sự hình thành một nền văn học Việt Nam mới, chọn con đường giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội làm mục tiêu theo đuổi. Do mô hình hiện đại, trên tiến trình hiện đại hoá, để chuyển văn học Việt Nam từ trung đại sang hiện đại đã thực hiện xong trong khoảng trên dưới 30 năm trước 1945, với vai trò hàng đầu của văn học Pháp, nên từ sau 1945, trên đường ray đã có, văn học Việt Nam cần tiếp tục một chọn lựa mới; một chọn lựa tuỳ thuộc vào sự chọn lựa về thể chế chính trị, về nền tảng kinh tế, về hệ tư tưởng, về mô hình lý luận và sáng tác Và lịch sử đã sắp xếp cho dân tộc và văn học dân tộc Việt Nam đi theo quỹ đạo Liên Xô. Và do vậy, những dấu ấn mà nền văn học Xôviết đa dân tộc ở Liên Xô để lại cho văn học Việt Nam, trong phần tích cực của nó là không nhỏ. Ghi nhận cái phần Được cho văn học dân tộc, qua mối quan hệ gắn bó giữa những người anh em trên cùng một mục tiêu chung, trong hơn nửa thế kỷ qua, đó là chủ ý của người viết bài này. Bên cạnh đó, do có độ lùi thời gian, và trên các sự kiện đã diễn ra đưa tới sự đổ vỡ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, ta cũng sẽ không quên những giá trị lớn, nằm trong cái phần thiếu, phần khuất còn chưa được biết đến, do hoàn cảnh chiến tranh hoặc do một cách nhìn chật hẹp khó tránh ở ta; và do chính những vận động nội tại, với rất nhiều nghịch lý, mâu thuẫn bên trong bản thân văn học Xôviết để cho sự vật cuối cùng đã được hiện ra trong diện mạo đích thực của nó, và cuộc sống được phát triển thuận theo quy luật . Phác thảo về mối quan hệ văn học Xô viết và văn học Việt Nam thế kỷ XX C. Ximônốp là tác giả sớm đến với bạn đọc Việt Nam qua bản dịch Đợi anh về nổi tiếng của. đã sắp xếp cho dân tộc và văn học dân tộc Việt Nam đi theo quỹ đạo Liên Xô. Và do vậy, những dấu ấn mà nền văn học X viết đa dân tộc ở Liên Xô để lại cho văn học Việt Nam, trong phần tích cực. nhân và hoàn cảnh rất dồi dào trong văn học X viết, cùng với chất lạc quan trong bi kịch của nó đã tìm được sự đón nhận và gieo cấy trong văn học Việt Nam. Những gì làm nên đặc trưng và phẩm

Ngày đăng: 25/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan