Phong cách nghị luận, bút chiến của Phan Khôi _4 pdf

5 271 2
Phong cách nghị luận, bút chiến của Phan Khôi _4 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phong cách nghị luận, bút chiến của Phan Khôi Hoạt động báo chí của Phan Khôi sôi nổi nhất vào những năm 20, 30 của thế kỷ trước. Những nhà viết sử gọi đó là giai đoạn giao thời: giai đoạn Đông Tây đụng độ, tân cựu giao tranh, giai đoạn tư tưởng và văn hoá dân tộc đang cần xác định phương hướng đúng đắn để tiến lên cho kịp thời đại. Thời cuộc ấy đã đẻ ra ngòi bút Phan Khôi. Ông đã xông xáo vào trường văn trận bút để đáp ứng yêu cầu đó của thời cuộc. Sự độc đáo khác thường của Phan Khôi là tuy xuất thân nho học mà lại là người chống Nho giáo quyết liệt nhất, quyết liệt hơn cả nhiều cây bút Tây học. Chính ông đã tự nhận như vậy “… tôi đọc sách họ Khổng từ lúc lên sáu tuổi, đẻ ra và lớn lên trong cửa ngài, mà đến lúc chia tay, chẳng được một giọt nước mắt gọi là có” (1) . Ủng hộ tân học, hướng hẳn về phương Tây hiện đại, ngòi bút Phan Khôi tung hoành ngang dọc, được coi là bướng bỉnh, ngang tàng nổi tiếng một thời. Ông viết mỗi năm hàng trăm bài nghị luận, bút chiến, thể hiện một cá tính, một phong cách khác thường. Phong cách ấy có thể khái quát thành mấy điểm cơ bản sau đây: 1. Cảm hứng “gây sự” Có thể nói phần lớn những cuộc tranh cãi về tư tưởng, về học thuật nổ ra trong giai đoạn giao thời đều do Phan Khôi khởi xướng. Mà thường khởi xướng với một thái độ có thể gọi là gây sự. Nghĩa là cố tình khiêu khích dư luận – hình như cứ phải như thế Phan Khôi mới có hứng viết. Hễ dư luận nói xuôi thì ông phải nói ngược. Chẳng hạn Võ Tắc Thiên (tức Võ Hậu), một nữ hoàng đế đời Đường (Trung Quốc), dư luận nói chung, dù ở Tầu hay ở ta, đều coi là một dâm phụ ghê gớm, một nữ chúa tàn bạo. Phan Khôi bèn viết bài “Xoá một cái án trong lịch sử: Thân oan cho Võ Hậu”. Trong bài viết, chẳng những ông phản đối dư luận mà ông cho là bất công đối với Võ Hậu, mà còn xưng tụng bà như một người “thông minh, có học thức, nói thiệt tình nếu bà là đàn ông thì chắc người ta đã tôn cho là ông vua thánh” (2) . Vào khoảng những năm 20, 30 của thế kỷ trước, có một hiện tượng từng gây chấn động xã hội, gọi là “dịch tự tử” của nhiều nam nữ thanh niên, đặc biệt là những cô gái trẻ. Dư luận nói chung không tán thành. Nhẹ ra thì chê là dại dột, nặng hơn thì kết tội bất hiếu, cướp công cha mẹ và vô trách nhiệm đối với xã hội. Phan Khôi viết bài “Luận về phụ nữ tự sát” (3) . Ông phân tích nguyên nhân và ý nghĩa của những cái chết tự nguyện ấy và đánh giá rất cao như là những hành vi dũng cảm “đáng kính đáng trọng”. Đó là sự tuẫn tiết vì mình và vì người. Vì mình: chết để thoát khỏi cuộc đời nhơ bẩn; vì người: chết để chống lễ giáo phong kiến, lên án “cái xã hội giết người”, giúp đàn em sau này may ra được nới tay hơn “cái từ tâm ấy, cái khổ hạnh ấy, tôi nhìn rằng nếu chẳng phải là bậc thánh triết thì cũng là của trang chí sĩ nhân nhân”. Trong cuộc đụng độ về tư tưởng và văn hoá giữa Đông và Tây, nói chung ai nấy đều phải thừa nhận ưu thế của văn minh phương Tây hiện đại. Tuy nhiên dư luận của số đông trí thức cho rằng, dù phải chấp nhận nền văn minh ấy, vẫn không thể vất bỏ hoàn toàn truyền thống văn hoá phương Đông, vẫn phải giữ lấy quốc hồn quốc tuý Annam. Chủ trương tân cựu điều hoà, thổ nạp Á Âu của Phạm Quỳnh được nhiều người tán thưởng. Phan Khôi bèn viết một loạt bài dứt khoát phản đối. Hồi ấy cuộc xung đột tư tưởng này nổ ra xung quanh vấn đề quốc học giữa một bên là Phan Khôi với bên kia là Phạm Quỳnh, Lê Dư, Trịnh Đình Rư… Nguyễn Trọng Thuật nhân đó muốn đứng ra hoà giải. Ông đọc một bài diễn văn gọi là “Điều đình cái án quốc học”. Lập tức Phan Khôi viết bài “Bất điều đình” (4) , cho điều đình là “vô giá trị”, là “tâm lý hèn”, là thuyết trung dung lỗi thời của Khổng Tử, “điều đình là có hại cho tiến bộ”. Phan Khôi cho truyền thống dân tộc ta chẳng có gì đáng giá cả. Ông viết một loạt bài vạch ra những chỗ hèn kém của dân tộc so với văn minh phương Tây. Nào là cười một cách vô ý thức (“Cái cười của con Rồng cháu Tiên”) (5) , nào là không biết quý sách vở (“Người Việt Nam với sách”) (6) , nào là ngôn ngữ nghèo nàn vì tư tưởng tù mù (“Những tiếng xưa dùng mà nay không dùng nữa”) (7) , nào là xây dựng thành phố không có quy hoạch gì, thể hiện một dân tộc vô học, thiếu văn hoá (“Cảm tưởng trong khi trải qua mấy thành phố cũ”) (8) , nào là một dân tộc không chân thật “giả dối có tiếng” (Sự ngay thật của học giả) (9) , nào là sống tuỳ tiện “Cơm vua ngày trời” nên không biết quý thời gian, đeo đồng hồ chỉ để diện cho sang mà thôi (Cái đồng hồ của người Việt Nam) (10) , v.v… Đặt vấn đề và cách ăn nói có tính khiêu khích như vậy, lại được tác giả cố tình đẩy lên đến mức cực đoan (Phan Khôi quan niệm “đại phàm sự học nhờ ở sự cực đoan mà mới có tiến bộ”), thêm vào đó là cái giọng cả quyết, nói gì cũng như đinh đóng cột, như dao chém đá, càng khiến nhiều người không chịu nổi. Họ cho ông là “hay nói bướng”, “lập dị”, “thích cãi vã”, “kiêu ngạo, tự đắc”, v.v… Ông biết như vậy, nhưng “bỏ ngoài tai hết” (11) . Đó là khẩu khí Phan Khôi. Tôi gọi thế là “cảm hứng gây sự”. Vì xem chừng ông rất khoái chí khi gây ra được những cú sốc như thế đối với dư luận. Mà có vậy, văn Phan Khôi mới nổi góc nổi cạnh lên được. Dĩ nhiên đó là một cái tật của ông – có tài thường có tật. Nhưng xét về ý hướng chung của các bài viết, thì phải nói là tích cực, là tiến bộ. Những bài nghị luận, bút chiến của ông quả đã là những cú hích quan trọng góp phần thúc đẩy tư tưởng học thuật, thúc đẩy nền văn hoá, văn học Việt Nam tiến mạnh lên phía trước trên đường hiện đại hoá. 2. Chỉ nói lý, không nói tình, duy lý cực đoan, coi “Luận lý học cai trị mọi sự ở đời” Chỉ nói lý, không nói tình. Phải có thái độ hoàn toàn khách quan khi biện luận – đó là nguyên tắc cứng rắn và nhất quán của Phan Khôi khi nghị luận, bút chiến. Nguyên tắc này ông nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần: “Người mình lại hay thiên trọng về cảm tình, tôi thấy nhiều việc đáng lấy lý mà nói, nhưng người ta cũng cứ tình mà thôi” (12) . “Người Việt Nam ta thuở nay theo cái học cũ, mọi việc ít hay xét xử bằng lý trí (raison) mà cứ bằng tình cảm (sentiment)” (13) . “Cái lối văn thuộc về tình cảm nó nuốt người ta mạnh lắm, có khi nó cướp mất cả phần lý trí” (14) . “Những nhà nho như ông Trần Trọng Kim bất cứ trong sự gì cũng trọng tình cảm hơn lý trí luôn luôn” (15) . … v.v. và v.v… . Phong cách nghị luận, bút chiến của Phan Khôi Hoạt động báo chí của Phan Khôi sôi nổi nhất vào những năm 20, 30 của thế kỷ trước. Những nhà viết. đại, ngòi bút Phan Khôi tung hoành ngang dọc, được coi là bướng bỉnh, ngang tàng nổi tiếng một thời. Ông viết mỗi năm hàng trăm bài nghị luận, bút chiến, thể hiện một cá tính, một phong cách khác. đại. Thời cuộc ấy đã đẻ ra ngòi bút Phan Khôi. Ông đã xông xáo vào trường văn trận bút để đáp ứng yêu cầu đó của thời cuộc. Sự độc đáo khác thường của Phan Khôi là tuy xuất thân nho học mà

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan